Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

A/ Mục tiêu :

 - Kĩ năng : - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.

 - Kiến thức : Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện. Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho các mạng .

 - Thái độ : Kính yêu bà Nguyễn Thị Định .

B/ Đồ dùng dạy học :

 - Tranh ảnh minh hoạ bài học .

C – Các PP/KT dạy học:

 - Hỏi đáp trước lớp.

 - Động não /Tự bộc lộ.

 - Đọc sáng tạo.

 

doc 38 trang loandominic179 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 tháng 04 năm 2017
Ngày soạn: 08/04/2017
Ngày dạy: 10/04/2017
Chào cờ – Triển khai công việc
 trong tuần 31
	 I./Mục tiêu:
 - Quát triệt những việc còn tồn tại trong tuần 30 và triển khai công tác của tuần 31.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .
 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II./ Lên lớp :
 1/ Chào cờ đầu tuần :
 2/Triển khai những việc cân làm trong tuần :
 - Thực hiện đúng chương trình tuần 31
 - Lao động dọn vệ sinh sân trường & lớp học 
 - Cần ăn mặt sạch sẽ khi đi học
 - các em cần đi học đúng giờ và duy trì nề nếp học tập.
 - Đảm bảo nội qui HS, nội qui trường lớp.
 - Đảm bảo an toàn giao thông ở mọi nơi mọi lúc .
 - Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn học yếu, chưa nắm được kiến thức bài vừa học trong tuần (Chiều thứ năm).
 III./ Một số việc cần thông báo thêm:
Tiết 2 : Âm nhạc 
( Đã có GV dạy chuyên )
Ngày soạn: 08/04/2017
Ngày dạy: 10/04/2017
Tiết 3 : Tập đọc 
Công việc đầu tiên
A/ Mục tiêu :
 - Kĩ năng : - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.
 - Kiến thức : Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện. Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho các mạng .
 - Thái độ : Kính yêu bà Nguyễn Thị Định .
B/ Đồ dùng dạy học :
	- Tranh ảnh minh hoạ bài học .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo. 
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra :
- Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II/ Bài mới :
1.Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng , bà Nguyễn Thị Định .
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- Chia đoạn :
Đoạn 1 : Từ đầu đến giấy gì .
-Luyện đọc các tiếng khó :giao việc 
Đoạn 2 : Từtiếp theo .đếnchạy rầm rầm .
-Luyện đọc các tiếng khó :truyền đơn, chớ rủi, mã tà, thoát li 
Đoạn 3: Còn lại. Mỹ Lồng .
- Luyện đọc các tiếng khó :
- GV đọc mẫu toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
GV Hướng dẫn HS đọc.
Đoạn 1 :
H: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? 
Giải nghĩa từ : truyền đơn 
Ý 1:Chị Út tham gia cách mạng .
Đoạn 2 : 
H: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ?
Giải nghĩa từ :hồi hộp .
+ Chị Út nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn
Ý 2:Tâm trạng của chị Út khi nhận công việc nguy hiểm .
Đoạn 3:
H: Vì sao Út muốn được thoát li ?
Giải nghĩa từ :
Ý 3:Ước muốn của Út .
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
c) Đọc diễn cảm :
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : 
Anh lấy từ mái nhà xuống .
- Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
III/ Củng cố , dặn dò :
- Gọi vài HS nêu nội dung bài 
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần . - Chuẩn bị tiết sau :"Bầm ơi ".
4/
1/
10/
12/
10/
3/
- 2HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nộidung bài.
- Lớp nhận xét .
- HS lắng nghe .
- 1HS đọc toàn bài .
- HS đọc thành tiếng nối tiếp .
- Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
- HS lắng nghe .
- 1HS đọc đoạn + câu hỏi 
+ Rải truyền đơn .
-1HS đọc lướt + câu hỏi .
+ Bồn chồn, thấp thỏm ngủ không yên.
+ Giả đi bán cá, Tay bê rổ cá, truyền đơn giắt lưng quần, truyền đơn từ từ rơi xuống đất .
- 1HS đọc đoạn + câu hỏi
+ Út yêu nước, muốn làm việc cho cách mạng 
- HS nêu: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của bà Nguyễn Thị Định .
- HS lắng nghe .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
- HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
- HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
- HS nêu: 
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 08/04/2017
Ngày dạy: 10/04/2017
Tiết 4 : Toán
 Tiết 151: Phép trừ
A/ Mục tiêu :
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải toán có lời văn.
B/ Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
 -Thực hành luyện tập.
D/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS làm lại bài tập 2, 3.
 - Nhận xét, sửa chữa .
II - Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : Phép trừ 
2) Hoạt động : 
HĐ1: Ôn tập phép trừ và các tính chất của phép trừ .
GV viết phép tính a - b = c.
Y/c HS nêu các thành phần của phép tính
H: a - b còn được gọi là gì ?
GV viết bảng: a – a = 
 a – 0 = .
- Y/c HS điền vào chỗ chấm.
- Gọi vài HS phát biểu bằng lời tính chất trên.
HĐ 2: Thực hành- Luyện tập
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Cho HS thảo luận, tìm hiếu cách làm.
Đặt tính: 5746
 - 1962
 3784 
 Gọi 1 HS tính rồi thử lại:
 3784
 +1962
 5746
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở.
+ HS khác nhận xét,.
+ GV xác nhận kết quả.
Đối với phép trừ hai phân số, thực hiện các bước tương tự như phép cộng. Y/c thảo luận bài mẫu trước khi làm.
 Thực hiện phép trừ:
Nêu cách thử lại.
Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, chữa bài.
Trừ đối với STP. Tương tự.
Gọi HS lên bảng làm ví dụ, giải thích bài mẫu.
Gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính.
HS làm vào vở, gọi HS chữa bài.
- Gọi HS nhận xét.
 Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV viết đề bài lên bảng.
- Y/c HS xác định các thành phần chưa biết trong phép các tính?
- HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài . 
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét và sửa chữa 
Bài 3:
HS đọc đề bài.
HS tóm tắt đề bài.
HS làm bài vào vở.
Chữa bài:
+ Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
III - Củng cố :
- Gọi HS nêu các tính chất của phép trừ .
- Nêu cách cộng hai phân số, số thập phân.
IV - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
5/
1/
12/
17/
3/
1/
- 2 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
- a số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu. 
 - a + b cũng gọi là hiệu.
- a - a = 0
 a - 0 = a
+ Một số bất kì trừ đi chính nó bằng 0.
+ Một số bất kì trừ đi 0 bằng chính nó .
- Tính rồi thử lại theo mẫu. 
- Thực hiện trừ sau đó thử lại bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ.
- HS làm bài.
- HS chữa bài.
- HS theo dõi. 
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- chữa bài.
- HS làm ví dụ và giải thích cách làm.
- HS nêu.
- HS làm bài.
- Tìm x.
a) Số hạng chưa biết.
b) Số bị trừ.
a) x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,28
b) x – 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35
 x = 2,9
- HS chữa bài.
- HS đọc.
- Đất trồng lúa: 540,8 ha
Đất trồng hoa: ít hơn đất trồng lúa 385,5 ha.
Hỏi tổng diện tích đất trồng lúa và trồng hoa.
- HS làm bài .
Bài giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 -385,5 = 155,3 (ha)
Tổng diện tích đất trồng lúa và hoa:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số: 696,1 ha.
- HS chữa bài.
HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 08/04/2017
Ngày dạy: 10/04/2017
Tiết 5 : Đạo đức 
Bài : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (Tiết 2)
(Tích hợp GD-BVMT mức độ:Toàn phần)
A/ Mục tiêu:
 - Kiến thức : HS biết Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người .
 - Kỹ năng : Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
 - Thái độ: Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
B/ Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
	- KN ra quyết định: Biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
	- KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
C/ Các PP/KT dạy hoc tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận nhóm; Xử lí tình huống.
- Động não; Trình bày 1 phút; Hoàn tất 1 nhiệm vụ
D – Đồ dùng dạy học :
 - GV: Sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
 - HS: Tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động của GV 
TL 
Hoạt động của HS 
HĐ 1: Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (Bài tập 2 SGK)
* Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước .
* Cách tiến hành :
- GV cho HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết (có thể kèm theo tranh, ảnh minh hoạ)
- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
(Giáo dục HS biết cách sử dụngtiết kiệm, hợp lý tài nguyên TN là hành động góp phần BVMT)
HĐ 2: Làm bài tập 4 SGK .
* Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
* Cách tiến hành : 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập.
- Cho đại diện từng nhóm lên trình bày.
(Giúp HS Hình thành KN ra quyết định: Biết ra quyết định đúng trong các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên)
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung.
- GV kết luận : 
+ a,d,e là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
+ b,c,d không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .
+ Con người còn biết cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đê phục vụ cho cuộc sống, không làm tổn hại đến thiên nhiên .
GD cho HS Bảo vệ TNTN là góp phần BVMT. Mỗi HS tùy theo khả năng của mình sẽ thực hiện những hành vi tích cực nhất để BVMT. Có như vậy mới làm cho MT xung quanh chúng ta luôn được trong sạch, con người mới khỏe mạnh
HĐ 3:Làm bài tập 5 SGK .
* Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp, ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
* Cách tiến hành :
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm :Tìm biện pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như tiết kiệm điện, nước, chất đốt, giấy viết 
- Cho đại diện từng nhóm lên trình bày .
- Cho các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình .
(H.Dẫn cho HS thấy được: Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là một việc làm góp phần rất tốt vào việc giữ gìn cho môi trường luôn trong lành, sạch sẽ, )
HĐ nối tiếp:Dặn HS Về nhà thực hiện những điều đã học áp dụng vào cuộc sống.
12/
06/
10/
02/
- HS làm việc cá nhân .
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 6.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung .
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi .
- Đại diện từng nhóm lên trình bày .
(HS tự hình thành được KN trình bày suy nghĩ/ ý tưởng của mình về bảo vệ tài nguyên TN)
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Thứ ba ngày 11 tháng 04 năm 2017
Ngày soạn: 08/04/2017
Ngày dạy: 11/04/2017
Tiết 1 : Toán
 Tiết 152 : Luyện tập
A - Mục tiêu :
- Ôn các quy tắc cộng, trừ số tự nhiên, phân số, số thập phân.
- Củng cố và vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
 -Thực hành luyện tập.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS làm lại bài tập 2, 3.
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
1) Giới thiệu bài : Luyện tập 
2) Hoạt động : 
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài. Tự làm bài vào vở.
a) - Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở.
+ HS khác nhận xét,.
+ GV xác nhận kết quả.
b) – Gọi 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở.
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, chữa bài.
 Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài . 
- Gọi HS giải thích cách làm và các tính chất đã vận dụng.
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài bạn; chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét và sửa chữa 
IV - Củng cố :
- Gọi HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số và tìm giá trị phần trăm của một số cho trước.
V - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
1/
5/
1/
15/
13/
3/
1/
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
- 2 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
HS đđđọc đề.
- HS làm bài.
- HS chữa bài.
Đáp số:
578,69 + 281,78 = 860,47
594,72 + 406,38 – 329,47 
 = 1001,1 – 329,47
 = 671,63
- Chữa bài.
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- HS làm bài.
- HS giải thích.
- HS chữa bài.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 08/04/2017
Ngày dạy: 11/04/2017
Tiết 2 : Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ : Nam và Nữ
A/ Mục tiêu :
 - Kiến thức : HS mở rộng vốn từ : Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam .
 - Kĩ năng : Tích cưc hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó .
 - Thái độ : Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt .
B/ Đồ dùng dạy học :	
 - Bút dạ + Bảng phụ kẻ nội dung Bt 1a, Bt1b + băng dính .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo cặp.
	- Lập sơ đồ tư duy.
	- Hỏi đáp trước lớp.
 - Luyện tập/Thực hành.
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I/Kiểm tra :
- Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II/ Bài mới :
1. Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng HS mở rộng vốn từ: Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam .
2) Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1:
- GV Hướng dẫn HS làm BT1.
- GV phát phiếu cho HS .
- Nhận xét, chốt kết quả đúng .
Bài 2:
- GV Hướng dẫn HS làm BT2.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng .
Bài 3:
- GV Hướng dẫn HS làm BT3.
Nhắc HS hiểu đúng yêu cầu BT :
+ Đặt câu có sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ nêu ở BT2 .
+ Không chỉ đặt một câu là sử dụng được ngay các tục ngữ .
- Nhận xét, chốt kết quả đúng .
IV/ Củng cố , dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục ghi nhớ các từ ngữ, tục ngữ .
3/
1/
12/
10/
10/
3/
- 2 HS tìm ví dụ nói về 3 tác dụng của dấu phẩy .
- Lớp nhận xét .
- HS lắng nghe .
- HS đọc yêu cầu BT1 .
- HS làm vào vở, trả lời lần lượt các câu hỏi a,b .
- HS làm trên phiêu lên bảng dán và trình bày kết quả .
- Lớp nhận xét .
- HS đọc yêu cầu Bt2, suy nghĩ, phát biểu ý kiến .
- HS nhẩm thuộc lòng các câu tục ngữ .
- Thi đọc thuộc lòng . 
- HS đọc yêu cầu Bt3, suy nghĩ cách làm.
- HS khá, giỏi nêu ví dụ .
- Làm theo cặp BT .
- Lớp nhận xét .
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 08/04/2017
Ngày dạy: 11/04/2017
Tiết 3 : Chính tả (Nghe – viết)
Tà áo dài Việt Nam
( Từ Áo dài phụ nữ đến chiếc áo dài tân thời )
A/ Mục đích yêu cầu :
 1- Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả bài Tà áo dài Việt Nam .
 2- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương .
B/ Đồ dùng dạy học : 
 - 04 tờ giấy khổ to viết tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương.
 - 03 bảng nhóm kẻ bảng nội dung bài tập 2.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Thảo luận nhóm.
	- Luyện tập/Thực hành.
D/ Hoạt động dạy và học :	
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ : 02 HS lên bảng viết : Huân chương Sao vàng, Huân chương quân công, Huân chương Lao động? Đó là những huân chương như thế nào? Dành tặng cho ai?
II/ Bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ viết chính tả bài Tà áo dài Việt Nam, tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương của nước ta.
2) Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc bài “Tà áo dài Việt Nam”.
-Hỏi: Nội dung bài chính tả là gì? 
- Hướng dẫn HS viết đúng những từ HS dễ viết sai: vạt áo, cổ truyền, thế kỉ XX.
- GV đọc bài chính tả cho HS viết.
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi.
3) Chấm bài chữa lỗi:
+ GV chọn chấm một số bài của HS.
+ Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm. 
- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp.
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :-1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- GV lưu ý: Sau khi xếp tên các huy chương, huân chương , viết lại các tên cho đúng.
- GV dán từ phiếu viết các cụm từ in nghiêng.
- GV cho HS làm việc cá nhân.
- GV phát 03 phiếu cho 03 HS làm bài tập.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu bài tập 3.
- GV cho HS đọc lại các tên danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in trong bài.
- GV dán 4 từ giấy khổ to, cho các nhóm thi tiếp sức.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm sửa đúng, nhanh.
III/ Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học, nhớ quy tắc viết tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. - Chuẩn bị bài sau nhớ - viết: Bầm ơi. 
04/
01/
22/
4/
08/
02/
- 02 HS lên bảng viết : Huân chương Sao vàng, Huân chương quân công, Huân chương Lao động 
(cả lớp viết nháp)
-HS lắng nghe.
- HS theo dõi SGK và lắng nghe.
- HS: Đặc điểm của 2 loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của TK 20, chiếc áo dài áo dài cổ truyền được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời.
- HS viết từ khó trên giấy nháp.
- HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi.
- 2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
- HS lắng nghe.
- 1 HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm SGK.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS làm bài tập trên phiếu à dán trên bảng.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS đọc lại các tên danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương được in trong bài.
- Làm việc nhóm.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
 HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 08/04/2017
Ngày dạy: 11/04/2017
Tiết 4 : Khoa học
ÔN TẬP : Thực vật và động vật
A – Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng :
 - Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật & động vật thông qua một số đại diện .
 - Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng .
 - Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con . 
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV :.Hình minh hoạ trang 124 ,125 ,126 SGK .
 2 – HS : Hình trang 124 ,125 ,126 SGK .
 C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Thí nghiệm theo nhóm nhỏ.
	- Động não.
	- Trình bày 1 phút.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Kiểm tra bài cũ : “ Sự nuôi và dạy con của một số loài thú “
+ Mô tả cảnh hổ mẹ dạy hổ con săn mồi.
+Tại sao hươu con khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
- Nhận xét, KTBC
II – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “ Ôn tập : Thực vật và động vật “
 2 – Hoạt động : 
 - Căn cứ vào 5 bài tập trang 124, 125, 126 SGK. GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân 
- GV theo dõi để giúp đỡ HS làm hoàn thành các bài tập.
- Lần lượt gọi HS trình bày kết quả bài làm trước lớp.
IV – Củng cố : Nhắc lại nội dung bài
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Bài sau “Môi trường”
4/
1/
32/
2/
1/
- HS trả lời .
- HS nghe .
- HS lắng nghe.
- HS làm bài tập có nội dung trong SGK:
 Bài 1: 1-c; 2-a; 3-b; 4-d.
 Bài 2: 1-nhụy; 2-nhị.
 Bài 3:
 H2: Cây hoa hồng có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
 H3:Cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
 H4: Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió.
Bài 4: 1-e; 2-d; 3-a; 4b; 5-c
Bài 5: Những động vật đẻ con : Sư tử, hươu cao cổ.
Những động vật đẻ trứng: Chim cánh cụt, cá vàng.
- HS lần lượt trình bày
- HS nghe.
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ tư ngày 12 tháng 04 năm 2017
Ngày soạn: 10/04/2017
Ngày dạy: 12/04/2017
 Tiết 1 : Toán 
 Tiết 153 : Phép nhân
A - Mục tiêu :
Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải toán.
B - Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
 -Thực hành luyện tập.
D - Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I- Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS làm lại bài tập2, 3.
 - Nhận xét, sửa chữa .
II - Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : Phép nhân
2) Hoạt động : 
HĐ1: Ôn tập phép nhân và các tính chất của phép nhân.
GV viết phép tính a x b = c.
Y/c HS nêu các thành phần của phép tính
HS thảo luận nhóm, tìm các tính chất của phép nhân.
Gọi đại diện các nhóm lên nêu kết quả thảo luận.
GV gắn bảng mô hình như SGK.
- Gọi vài HS nêu lại các tính chất ở bảng.
HĐ 2: Thực hành- Luyện tập
Bài 1:
 Gọi 1 HS đọc đề bài.
a) Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Gọi HS nêu cách đặt tính và tính.
b) Gọi 1 HS lên bảng nêu quy tắc nhân hai phân số rồi làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
Gọi HS nêu cách nhân.
Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
 Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài . 
- Chữa bài:
+ Gọi HS nhận xét bài của bạn; chữa bài vào vở.
Bài 3:
HS đọc đề bài, tự làm.
Gọi 4 HS lên bảng làm bài; mỗi em 1 câu.
+ HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tóm tắt và giải bài toán.
- Gọi 1HS lên bảng giải, HS dưới lớp làm bài vào vở.
III - Củng cố :
- Gọi HS nêu các tính chất của phép nhân .
IV - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập 
4/
1/
12/
19/
3/
1/
- 2 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS nghe .
- a, b là thừa số .
- c, a x b là tích.
- HS thực hiện.
- Tính chất giao hoán: a xb = b x a
- Tính chất kết hợp: 
 (a xb) x c = a x (b x c)
- Nhân một tổng với một số:
 (a + b) x c = a x c + b x c
- Phép nhân có thừa số bằng 1:
 1 x a = a x 1 = a
- HS theo dõi.
- 2, 3 HS đọc.
- HS đọc đề.
4802 x 324 = 1 555 848
6120 x 205 = 1 254 600
- HS nêu.
b) 
- HS nêu.
 35,4 x 6,8 = 240,72
 21,76 x 2,05 = 44,6080
- HS đọc.
 - HS làm bài.
a) 3,25 x 10 = 32,5
 3,25 x 0,1 = 0,325
b) 417,56 x 100 = 41756
 417,56 x 0,01 = 4,1756
c) 28,5 x 100 = 2850
 28,5 x 0,01 = 0,285
- HS chữa bài.
Tính bằng cách thuận tiện nhất.
a) (2,5 x 4) x 7,8 = 10 x 7,8 = 78
 b) 0,5 x 9,6 x 2 = 9,6 x (0,5 x 2)
 = 9,6 x 1 = 9,6
c) 8,36 x 5 x 0,2 = 8,36 x (5 x 0,2)
 = 8,36 x 1 = 8,36
d) 8,3 x 7,9 x 7,9 x 1,7 
 = 7,9 x (8,3 +1,7) =7,9 x 10 =79
- HS theo dõi. 
- HS đọc đề .
- HS theo dõi.
- HS làm bài (chọn 1 trong 2 cách)
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 10/04/2017
Ngày dạy: 12/04/2017
Tiết 2 : Tập đọc
Bầm ơi
A/ Mục tiêu :
 - Kĩ năng : -Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài thơvới giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu yhương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
 - Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thăm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con ở nơi quê nhà .
 -Thái đo : Kính yêu mẹ .
B/ Đồ dùng dạy học :
 - Tranh ảnh minh hoạ bài học .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo. 
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II/ Kiểm tra :
- Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III/ Bài mới :
1) Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tình cảm yêu thương sâu nặng giữa 2mẹ con người chiến sĩ Vệ quốc quân
2) Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc :
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- Chia đoạn : 4 đoạn thơ .
- Luyện đọc từ khó : bầm, đon .
-Gv đọc mẫu toàn bài .
b) Tìm hiểu bài :
GV Hướng dẫn HS đọc.
Khổ :" Ai về .. 
 .. mạ non "
H:Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhờ tới mẹ, nhất là hình ảnh nào ? 
Giải nghĩa từ : bầm, run 
Ý 1:Anh chiến sĩ nhớ tới mẹ .
Khổ 3 : 
H:Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu nặng .
Giải nghĩa từ : ruột gan, mưa phùn 
Ý 2:Tình cảm mẹ con thắm thiết .
Khổ 4:
H:Anh chiến sĩ đã dùng cách nói nào để làm yên lòng mẹ ?
Giải nghĩa từ :tái tê .
Ý 3:Anh chiền sĩ nói cho mẹ yên lòng .
+ Em nghĩ gì về người mẹ và anh chiến sĩ?
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
c) Đọc diễn cảm :
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn thơ 
 " Ai về thăm mẹ .
 ..thưong bầm bấy nhiêu .
- GV Hướng dẫn HS đọc nhẩm thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ .
- Hướng dẫn HS thi đọc TL bài thơ .
IV/ Củng cố , dặn dò :
- Gọi HS nêu nội dung bài .
* GV dựa vào nội dung bài tích hợp cho HS nhận thấy được sự hy sinh cua những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Từ đó nâng cao ý thức An ninh quốc phòng cho HS.
-Cho HS về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc lòng . Chuẩn bị tiết sau : Út Vịnh .
1/
4/
1/
10/
12/
9/
3/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- HS đọc lại bài Công iệc đầu tiên, trả lời câu hỏi về bài học .
- Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
- 1HS đọc toàn bài .
- HS đọc thành tiếng nối tiếp .
- Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
- HS lắng nghe .
- 1HS đọc đoạn + câu hỏi 
+ Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc. Nhất là hình ảnh: mẹ lội xuống ruộng cấy mạ non, rét run .
- 1HS đọc lướt + câu hỏi .
+ Nêu cho được tình cảm của mẹ với con và của con với mẹ .
- 1HS đọc + câu hỏi
+ Cách nói so sánh 
 " Con đi ..
 ..đời bầm sáu mươi."
+ Mẹ là người phụ nữ Việt Nam điển hình, con là người hiếu thảo .
- HS nêu: Ca ngợi tình mẹ con thăm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con ở nơi quê nhà .
- HS lắng nghe .
- HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
- HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm.
- HS đọc .
- HS thi đọc thuộc trước lớp.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và áp dụng vào thực tế bản thân.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 10/04/2017
Ngày dạy: 12/04/2017
Tiết 3 : Lịch sử
Lịch sử địa phương
Bài 1 :
An Lão trong thời kì kháng chiến
 chống thực dân Pháp (1945 - 1949)
(1 tiết)
 I- Đoàn kết các dân tộc , xây dựng chính quyền cách mạng :
 Để củng cố xây dựng chính quyền cách mạng, thực hiện chính sách đại đoàn kết của Mặt trận Việt Minh. Vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10/1945, Tỉnh uỷ lâm thời, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Bình Định đã điều động một số cán bộ người Kinh lên công tác “thượng du vận”. Lúc đầu dựa vào các ông trị sở, thuộc của Pháp cũ để tuyên truyền, triệu tập quần chúng biểu tình, tổ chức lễ “đoàn kết” tại bãi Bà Nà thôn Hóc Quãng (An Dân) (nay là xã An Trung). Đồng bào H’ re, Ba na, Kinh ăn thề quyết tâm đánh đổ chính quyền cũ và diệt trừ giặc Pháp .
 	II- Tăng gia sản xuất, đẩy lùi nạn đói, giải quyết khó khăn về tài chính :
 Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, cùng cả nứớc, An Lão phát động phong trào tăng gia sản xuất lúa gạo, hoa màu để phòng chống cứu đói. Những ruộng đất hoang, những khu đồi, dãi đất ven đường đều được khai phá để trồng bắp, mì, lang,. Có nơi như Long Khánh, đồng bào còn chặt phá vườn cau để sản xuất lương thực. Đồng bào nhốt trâu, bò trong chuồng để lấy phân bón cho hoa màu, Các ngành nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt, được khôi phục. Một số xí nghiệp, công xưởng của Khu V như Đài phát thanh Nam Bộ, công binh xưởng, xưởng giấy Việt Thắng đã được thành lập và hoạt động tại Xuân Phong, An Hoà. Xưởng giấy Việt Thắng với trên 100 công nhân đã sản xuất các loại giấy thường giấy bạc tín phiếu , 
 Về tài chính : Bên cạnh việc thu thuế điền thổ, phụ thu kháng chiến, huyện chủ trương lập công quỹ xã và thu được kết quả. An Đồng thu được 35 000 đồng và 90 giạ lúa, An Dân thu được 17 000 đồng và 85 giạ lúa. Toàn dân nhiệt liệt hưởng ứng “Tuần lễ vàng” , “Tuần lễ đồng”.
 	 III- Tích cực chống giặc dốt, vận động đời sống mới :
 Các lớp bình dân học vụ được tổ chức khắp các thôn, xóm, nhất là An Hòa (An Tân, An Hòa ngày nay). Giáo viên là những người biết chữ tự nguyện hướng dẫn cho đồng bào không kể già, trẻ, gái, trai, ai chưa biết chữ đều đi học. Đến đầu năm 1949 An Hòa thanh toán nạn mù chữ. Trường Tiểu học An Lão được thành lập tại xã An Đồng có khoảng 30 HS và 1 giáo viên 
 Trong các xã kiểu mẫu đường sá được sửa sang, nhà cửa được quét dọn, sắp xếp ngăn nếp. Chuồng trâu, bò, heo bố trí xa nhà. Đồng bào miền núi hớt tóc ngắn, thường xuyên tắm giặt, ăn bằng dũa, uống nước đun sôi để nguội. Việc mê tín, kiêng kị, cúng tế đã giảm bớt , 	
IV- Xây dựng lực lượng vũ trang :
	An Hoà, An Tân xây dựng lực lượng vũ trang : dân quân, du kích, nữ dân quân bạch đầu quân Xã đội bộ dân quân được thành lập để giúp cấp uỷ và chính quyền chỉ đạo việc xây dựng lực lượng, huấn luyện chiến đấu, bố phòng bảo vệ thôn xóm .
Đầu năm 1948, Huyện đội được thành lập. Đến tháng 9/1949, An Lão xây dựng một trung đội bộ đội địa phương huyện . 
Câu hỏi :
1- An Lão đã làm cách nào để đẩy lùi giặc đói ?
2- Nêu những thành tựu mà An Lão đã đạt được trong công cuộc chống giặc dốt 
vận động đời sống mới ?
	3- Lực lượng vũ trang An Lão đã lớn mạnh như thế nào ?
	An Lão đoàn kết các dân tộc, xây dựng chính quyền, quyết tâm tăng gia sản xuất, đẩy lùi nạn đói. Đồng thời tích cực chống giặc dốt, vận động xây dựng đời sống mới .
Ngày soạn: 10/04/2017
Ngày dạy: 12/04/2017
Tiết 4 : Tập làm văn
Ôn tập về tả cảnh
A/ Mục đích yêu cầu : 
 1) Liệt kê các bài văn tả cảnh đã học trong HKI, trình bày được dàn ý của 1 trong những bài văn đó.
 2) Đọc 1 bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả .
B/ Đồ dùng dạy học : 
 GV : 02 tờ phiếu kẻ bảng chưa điền nội dung .
 HS : Xem trước bài ở nhà, chuẩn bị các dan bài ôn tập.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Viết tích cực.
	- Rèn luyện theo mẫu. 
D/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I/ Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
II/ Bài mới :
1) Giới thiệu bài : Trong tiết học này, các em sẽ ôn tập để khắc sâu kiến thức về văn tả miêu tả cảnh, Củng cố kiến thức về văn tả cảnh: Về cấu tạo của 1 đoạn văn, cách quan sát chọn lọc chi tiết, sự thể hiện tình cảm thái độ của người miêu tả đối với cảnh được tả.
2) Hướng dẫn làm bài tập :
* Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 .
- GV nhắc lại yêu cầu :
+ Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết tập đọ, luyện từ và câu, tập làm văn từ tuần 1à tuần 11 ( Sách TV 5 – tập 1) .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2016_2017_vo_ngoc_hon.doc