Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

I/MỤC TIÊU:

- KT: Giúp HS hiểu biết về Làng Ba - tên gọi Phú Riềng Đỏ - một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống thực dân Đế quốc của công nhân cao su nói riêng và của cách mạng Việt Nam nói chung;

 - KN: Thuật lại diễn biến chính đợt đấu tranh đầu tiên của công nhân 5 làng.

 - TĐ: Tự hào về Bình Phước anh hùng.

II/CHUẨN BỊ:

 - GV: Bản đồ Bình Phước

 - Tư liệu về địa danh lịch sử tỉnh Bình Phước.

 - HS: Xem trước bài.

III/CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Ổn định:

2. Bài cũ: (4’)

- Bài: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới: (28’)

a/ Giới thiệu: (1’) GV giới thiệu bài, ghi tựa lên bảng

b/ Tìm hiểu bài: (27’)

HĐ1: (9’)

Tìm hiểu về địa danh Phú Riềng Đỏ

Kể chuyện lịch sử

- GV kể chuyện. (Có tư liệu kèm theo) kết hợp chỉ bản đồ.

- Tóm tắt bằng sơ đồ.

Thời gian-> tên nhân vật->sự kiện chính->kết quả

HĐ 2: (9)

Những nét chính của về cuộc đấu tranh của công nhân 5 làng

* Hoạt động cá nhân

 - GV thuật lại những nét chính về cuộc đấu tranh của nhân dân 5 làng.

 - Cho HS thuật lại.

Giáo dục: Cảm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân cao su Phú Riềng Đỏ dưới ách thực dân.

- Gv và cả lớp nhận xét.

HĐ3: (9’

Chơi trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch)

Hoạt động nhóm

- Gv nhận xét – kết luận.

 

doc 36 trang loandominic179 3310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 31
(Từ 11/4/ -> 15/4/2016)
THỨ
MÔN HỌC
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Đ/ CHỈNH
TÍCH HỢP
HAI
11/ 4 
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
31
61
150
31
31
Tuần 31
Công việc đầu tiên
Phép trừ
Lịch sử địa phương
Bảo vệ tài nguyên TN ( t 2)
KNS
-BVMT
-TKNL
=>(ĐĐ)
BA
12/4 
LTVC
Toán
Khoa học
Kỹ thuật Thể dục
61
152
61
31
61
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
Luyện tập 
Ôn tập: Thực vật, động vật.
Lắp rô bốt (tiết 2) 
Môn TTTC. TC Lăn bóng...
-Ko làm bài 3.
(LT& C )
 Ko làm bt3(T)
TƯ
13/ 4
Tập đọc
Chính tả Toán
Địa lý 
Âm nhạc
62
31
153
31
31
Bầm ơi
N-V: Tà áo dài Việt Nam 
Phép nhân
Địa lý địa phương 
 Tiết học địa phương.
Bt 1 bỏ cột trong(T)
BVMT 
 (ĐL)
NĂM
14/4
TLV
Toán
Khoa học 
K/ chuyện Thể dục
62
154
62
31
62
Ôn tập về tả cảnh 
Luyện tập
Môi trường
Kể chuyện được....tham gia 
 Môn TTTC. TC Lăn bóng...
Bỏ bt 4(T)
-BVMT 
(KH)
SÁU
15/4 
TLV
Toán
LTVC
Mỹ thuật
SHTT
62
155
62
31
31
Ôn tập về tả cảnh 
Phép chia
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) VTM. Vẽ tĩnh vật(vẽ màu)
Tuần 3 1
-Tập vẽ tranh đề tài:Ước mơ của em.
-Bỏ bt4(T)
Kí duyệt của BGH (Khối trưởng)
Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2016
Tiết 2
TẬP ĐỌC
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. Mục tiêu:
-KN: Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại Biết đọc diễn cảm bài văn, thể hiện đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi dầu làm việc cho cách mạng. 
-KT: Hiểu các từ ngữ khó trong bài, diễn biến của truyện. 
Nội dung: Nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
- GD: Học tập tốt góp phần xây dựng đất nước.
II. Chuẩn bị:
+GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Bảng phụ viết sẵn một đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): KTSS, sinh hoạt đầu giờ
2) Bài cũ(4’): 
 Giáo viên kiểm tra 3HS đọc bài: Tà áo dài Việt Nam, trả lời các câu hỏi về nội dung:
-Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho ý phục truyền thống của Việt Nam?
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới (30’):
 a) Giới thiệu bài mới(1’): 
Trong giờ học hôm nay, bài đọc Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết tên tuổi của một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng - bà Nguyễn Thị Định. Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài đọc là trích đọan hồi kí của bà - kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho cách mạng.
Gv ghi tựa bài lên bảng.
b) Phát triển bài(29’): 
v	 Luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc bài văn.
+ Bài văn được chia làm mấy đoạn? Nêu rõ?
- Gv gọi hs nối tiếp đọc bài lần 1.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc lần 2, kết hợp giả nghĩa từ khó.
Giáo viên giúp các em giải nghĩa thêm những từ các em chưa hiểu.
Gv cho hs luyện đọc theo cặp.
Gv cho hs thi đọc
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1.
v	Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1.
Công việc đầu tiên anh Ba giao cho Út là gì?
Học sinh đọc thầm đoạn 2
Những chi tiết nào cho thấy út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này?
Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
Vì sao Út muốn được thoát li?
- Tìm nội dung bài văn?
- Nhận xét, ghi bảng.
v	Đoc diễn cảm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc bài văn.
Hướng dẫn học sinh tìm kĩ thuật đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau:
Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, / rồi hỏi to: //
Út có dám rải truyền đơn không? // 
Tôi vừa mừng vừa lo, / nói: //
Được, / nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, / em mới làm được chớ! //
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. // Cuối cùng anh nhắc: // 
Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng / có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. // Em không biết chữ nên không biết giấy gì. //
Giáo viên đọc mẫu đoạn đối thoại trên.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4) Củng cố(4’):
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung bài văn.
- GDHS có ý thức học tập tốt để góp phần xây dựng đất nước.
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.
5) Dặn dò(1’): 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Chuẩn bị: Bầm ơi.
-Báo cáo, hát.
** Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam./ Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài./ Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài 
- Hs nhận xét 
- Nghe.
- 1 hs nhắc lại.
* 2 học sinh đọc bài.
** Có thể chia bài làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Từ đầu ... không biết giấy tờ gì.
Đoạn 2: Tiếp theo ... chạy rầm rầm.
Đoạn 3: Còn lại.
** Học sinh tiếp nối nhau đọc lần 1, sửa lỗi phát âm.
** Học sinh tiếp nối nhau đọc lần 2, giải nghĩa từ khó.
- Hs đọc cặp đôi 
* Hs thi đọc
- Hs bình bầu, nhận xét.
- Nghe.
Học sinh đọc bài.
** Rải truyền đơn.
Cả lớp đọc thầm lại
** Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nữa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
** Giả đi bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
** Vì Út đã quen việc, ham hoạt động, muốn làm nhiều việc cho cách mạng.
* Nêu: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
* Nhắc lại.
Giọng kể hồi tưởng chậm rãi, hào hứng.
- Lắng nghe.
Nhiều học sinh luyện đọc.
Học sinh thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn.
- Hs nêu:
Bài văn là một đoạn hồi tưởng lại công việc đầu tiên bà Định làm cho cách mạng. Qua bài văn, ta thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 3 
TOÁN
PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu:
-KT: Giúp học sinh củng cố có kĩ năng thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ và giải bài toán có lời văn.
- KN: Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp. Bt 1, 2, 3/159.
- TĐ: Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
+GV: Bài soạn, xem bài trước.
 +HS: Bảng con. SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2) Bài cũ (4’): Phép cộng.
* Gv gọi hs nêu lại các tính chất phép cộng. 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới: (23’) 
a) Giới thiệu bài(1’): 
-“Ôn tập về phép trừ”.
® Ghi tựa.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’) : 
v Luyện tập.
 - Học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ.
Nêu các tính chất cơ bản của phép trừ? Cho ví dụ?
+ Bài 1:
Giáo viên yêu cầu đọc lại đề bài.
Nêu các đặc tính và thực hiện phép tính trừ (Số tự nhiên, số thập phân)
Nêu cách thực hiện phép trừ phân số?
Yêu cầu học sinh làm vào bảng con
- Gv nhận xét, tuyên dương.
 + Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết
Yêu cần học sinh giải vào vở nháp theo nhóm đôi.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
 + Bài 3:
- Gv gọi hs đọc đề bài.
+ Đề bài y/c gì?
* Diện tích đất trồng lúa và hoa có chưa? Là bao nhiêu?
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm vào vở.
Gv gọi 1 hs làm bài vào bảng phụ.
Yêu cầu học sinh nhận xét cách làm gọn.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4) Củng cố(4’)
- Nêu lại các kiến thức vừa ôn?
-	Thi đua ai nhanh hơn?
-	Ai chính xác hơn? (trắc nghiệm)
Đề bài :
1) 45,008 – 5,8
A. 40,2	C. 40,808
B. 40,88	D. 39,208
2) – có kết quả là:
A. 1	C. 
B. 	D. 
3) 75382 – 4081 có kết quả là:
A. 70301	C. 71201
B. 70300	D. 71301
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
	5) Dặn dò(1’):
- Về ôn lại kiến thức đã học về phép trừ. 
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Chuyển tiết.
- Hs nêu: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, cộng với 0.
Học sinh nhận xét.
- 1 hs nhắc lại.
**Học sinh nhắc lại
a- b = c
a: là số bị trừ
b: là số trừ
c: hiệu.
* Hs tự nêu ví dụ theo y/c.
Số bị trừ bằng số trừ thì hiệu bằng 0.
Số bị trừ trừ đi số 0 thì hiệu bằng chính số bị trừ
* Hs đọc đề và xác định yêu cầu.
**Học sinh nêu.
***Học sinh nêu 2 trường hợp: trừ cùng mẫu và khác mẫu.
Học sinh làm bài.
Nhận xét.
** Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
** 2 hs làm bài vào bảng. Lớp làm theo nhóm đôi.
a) x + 5.84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,32
b) x – 0,35 = 2,25
 x = 2,25 + 0,35
 x = 2,6
Học sinh sửa bài.
* Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
** Tính tổng diện tích đất trồng lúa và hoa.
- Có DTT lúa có: 540,8 ha
DTT hoa chưa có ...
- Hs làm bài vào vở, 1 em lên bảng.
Giải :
Diện tích đất trồng hoa là :
540,8 – 385,5 = 155,3 ( ha)
Tổng diện tích đất trồng hoa và lúa là :
540,8 + 155,3 = 696,1 ( ha).
Đáp số:696,1 ha
Học sinh sửa bài.
* Học sinh nêu
- Học sinh dùng bảng con lựa chọn đáp án đúng nhất.
D
B
C
- Nghe và thực hiện.
Tiết 4 
LỊCH SỬ
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I/MỤC TIÊU:
- KT: Giúp HS hiểu biết về Làng Ba - tên gọi Phú Riềng Đỏ - một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống thực dân Đế quốc của công nhân cao su nói riêng và của cách mạng Việt Nam nói chung;
 - KN: Thuật lại diễn biến chính đợt đấu tranh đầu tiên của công nhân 5 làng.
 - TĐ: Tự hào về Bình Phước anh hùng.
II/CHUẨN BỊ: 
 - GV: Bản đồ Bình Phước
 - Tư liệu về địa danh lịch sử tỉnh Bình Phước.
 - HS: Xem trước bài.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: (4’)
- Bài: Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: (28’)
a/ Giới thiệu: (1’) GV giới thiệu bài, ghi tựa lên bảng
b/ Tìm hiểu bài: (27’)
HĐ1: (9’)
Tìm hiểu về địa danh Phú Riềng Đỏ 
Kể chuyện lịch sử 
- GV kể chuyện. (Có tư liệu kèm theo) kết hợp chỉ bản đồ.
- Tóm tắt bằng sơ đồ.
Thời gian-> tên nhân vật->sự kiện chính->kết quả
HĐ 2: (9)
Những nét chính của về cuộc đấu tranh của công nhân 5 làng 
* Hoạt động cá nhân 
 - GV thuật lại những nét chính về cuộc đấu tranh của nhân dân 5 làng. 
 - Cho HS thuật lại.
Giáo dục: Cảm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân cao su Phú Riềng Đỏ dưới ách thực dân.
- Gv và cả lớp nhận xét.
HĐ3: (9’
Chơi trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch)
Hoạt động nhóm
- Gv nhận xét – kết luận.
4. Củng cố : (4’)
- Nhận xét tiết học
- Dặn: Tìm hiểu những anh hùng trên quê hương Bình Phước, những bài hát ca ngợi chiến thắng Phước Long.
5) Dặn dò(1’) :
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau
- Chuyển tiết
- 2 HS trả lời câu hỏi 1 và 2 trong sgk.
Nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi
Theo di
- Vài HS xung phong thuật lại
- Các nhóm tự viết lời thoại để giới thiệu về địa danh tỉnh Bình Phước.
- Các nhóm lên trình bày.
- Bình chọn nhóm có bạn đóng vai làm hướng dẫn viên du lịch xuất sắc nhất.
Lắng nghe
Tiết 5 
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu
- KT: Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
-KN: Biết tại sao phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
-TĐ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Hs biết được trách nhiệm của mình trong việc tham gia và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phù hợp với khả năng).
Biết sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
Có các KNS:
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên nước ta.
+ Tư duy phê phán
+ Ra quyết định.
II.PP_ KT dạy học:
Thảo luận nhóm
Xử lí tình huống
Động não
Trình bày 1 phút.
III. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ (HĐ2 – tiết 2), (HĐ3 – tiết 2);
Phiếu thực hành (HĐ thực hành);
Phiếu bài tập (HĐ1 – tiết 2), 
IV. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Ổn định (1’):
Bài cũ(4’):
** Gv gọi hs lên bảng đọc ghi nhớ và TLCH :
+ Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới(30’) :
a) GTB(1’): - Chúng ta đã biết được các nguồn tài nguyên không phải là vô hạn, Vậy khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào thì tiết học này cô, trò ta cùng tìm hiểu. 
 - Gv ghi tựa bài lên bảng
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’):
+Hoạt động 1: (8’) 
 Việc làm nào góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên;
 - Phát cho HS các phiếu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, xác định việc làm nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, việc làm nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nhận xét, chốt ý d
PHIẾU BÀI TẬP
Hãy cho biết việc làm nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, việc nào không bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng cách đánh dấu x vào ô phù hợp;
Các việc làm
Bảo vệ tài nguyên
Không bảo vệ tài nguyên
1. Không khai thác nước ngầm bừa bãi
x
2. Đốt rẫy làm cháy rừng
x
3. Vứt rác thải, xác động vật chết vào nước ao hồ
x
4. Phun nhiều thuốc trừ sâu vào đất trồng
x
5. Xả nhiều khói vào không khí
x
6. Săn bắt, giết các động vật quý hiếm
x
7. Trồng cây gây rừng.
x
8. Sử dụng điện hợp lí
x
9. Phá rừng đầu nguồn
x
10. Sử dụng nước tiết kiệm
x
11. Xây dựng, bảo vệ các khu bảo tồn quốc gia, vườn quốc gia thiên nhiên
x
- GDHS có ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và có được các KNS cơ bản.
+ Hoạt động 2: (7’) 
 Xử lí tình huống
- GV yêu cầu HS nêu các tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để giải quyết các tình huống :
1. Lớp em được đến tham quan vườn quốc gia. Trước khi về các bạn rủ em hái mấy bông hoa quý trong rừng về làm kỉ niệm, em sẽ làm gì?
2. Nhóm bạn An đi picnic ở biển, vì mang nhiều đồ ăn nặng quá, An đề nghị các bạn vứt rác xuống biển cho đỡ phải đi tìm thùng rác. Nếu có mặt trong nhóm bạn An em sẽ làm gì?
- Yêu cầu các nhóm sắm vai thể hiện cách xử lí tình huống.
- Cho HS trình bày kết quả.
-=> Chúng ta cần làm gì với tài nguyên thiên nhiên để sử dụng được lâu dài?
-Với hành động phá hoại tài nguyên thiên nhiên, chúng ta phải có thái độ thế nào? 
Với hành động bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên chúng ta phải có thái độ thế nào?
+ Hoạt động 3: (9’) 
 Báo cáo vệ tình hình bảo vệ tài nguyên ở địa phương
- Yêu cầu HS trình bày kết quả bài tập thực hành.
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng sau:
Tài nguyên thiên nhiên
Biện pháp bảo vệ
-----------------
-----------------
-----------------
------------------
------------------
------------------
- Cho HS trình bày.
- Yêu cầu HS nhắc lại các tài nguyên ở địa phương và những biện pháp bảo vệ.
=> Các em hãy gương mẫu thực hiện bảo vệ tài nguyên ở quê hươn.
+ Hoạt động 4: (7')
 Thực hành xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện nước
-Yêu cầu HS tự lên kế hoạch sử dụng tiết kiệm điện và nước ở gia đình và nhà trường trong thời gian 1 tuần và ghi kết quả vào phiếu sau (ghi chữ tiết kiệm hoặc không tiết kiệm phù hợp với cách sử dụngcủa mình vào các ô thứ): 
- GV xác nhận kế hoạch.
- GV yêu cầu HS thực hiện theo kế hoạch và đánh dấu x để theo dõi sự thực hiện qua mỗi ngày trong tuần. 
4) Củng cố (4’):
- Gv gọi hs đọc lại nd bài.
 + GV tổng kết môn học: Trong năm học vừa qua, chúng ta đã tìm hiểu những bài đạo đức hay, bổ ích. Cô mong rằng các em luôn ghi nhớ những bài học đó. Dù ở đâu, bất cứ khi nào, các em hãy luôn nhớ mình là chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam, Là những người góp phần xây dựng đất nước trong tương lai. Các em cần thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu hoà bình của mình. Các em hãy cố gắng vượt qua những khó khăn để học tập, vươn lên xứng đáng với lòng mong mỏi, với công lao dạy dỗ của cha mẹ, của thầy cô
- Nhận xét tiết học, tyuên dương.
5) Dặn dò: (1’) 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: Ôn tập 
- Chuyển tiết.
-Hs tự nêu.
- 1 hs nhắc lại.
- HS nhận phiếu bài tập.
- HS làm bài tập theo phiếu để có kết quảsau: 
 Nghe và thực hiện.
- HS đọc tình huống.
* 1HS nêu.
- HS thảo luận nhóm, giải quyết tình huống.
1. Em sẽ khuyên các bạn không hái hoa để bảo vệ rừng. Chọn và nhặt vài chiếc lá rụng làm kỉ niệm cũng được, hoặc chụp ảnh bông hoa đó.
2. Em sẽ khuyên các bạn sau khi ăn uống phải thu gom rác lại rồu tìn thùng rác để vứt. Động viên nhau cùng cố gắng đi tiếp. Làm như thế sẽ bảo vệ biển không bị ô nhiễm, giữ được cảnh biển sạch sẽ.
- Các nhóm HS phân công các vai để xử lí tình huống.
- Các nhóm HS đại diện trình bày. Các nhóm khác theo dõi, góp ý, bổ sung.
 - Chúng ta cần bảo vệ tài nguyên, sử dụng hợp lí, tiết kiệm.
- Cần nhắc nhở để mọi người không phá hoại tài nguyên thiên nhiên, nếu cần phải báo với công an và chính quyền.
- Cần ủng hộ và thực hiện theo. 
- HS đưa ra kết quả thực hành, 3 HS thực hành trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
- Mỗi HS nêu một tài nguyên.
- HS lắng nghe. 
- HS lên kế hoạch ngay ở trên lớp 
* Hs nối tiếp đọc bài.
Hs lắng nghe.
- Nghe và làm theo.
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2016
Tiết 1
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. Mục tiêu:
 Kiến thức: Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Nam và Nữ: Biết được các từ chỉ phẩm chất đáng quý cùa phụ nữ Viẹt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
 Kĩ năng: Tích cực hoá vốn từ bằng cách tìm được hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ đó.
 Thái độ: Tôn trọng giới tính của bạn, chống phân biệt giới tính.
II. Chuẩn bị:
+ GV: - Bút dạ 
 + Một số tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT1a để học sinh các nhóm làm bài BT1a, b, c.
 + HS: Xem bài trước ở nhà, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định(1’): 
2. Bài cũ (4’):
 Kiểm tra 3 học sinh.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới(30’)
a.Giới thiệu bài mới(1’): 
 Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Nam và Nữ. Ghi tựa bài lên bảng.
b. Phát triển bài(29’): 
v	Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1:
Giáo viên phát bút dạ và phiếu cho 3 học sinh.
Giáo viên nhận xét bổ sung chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2:
Nhắc các em chú ý: cần điền giải nội dung từng câu tục ngữ.
Sau đó nói những phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam thể hiện qua từng câu.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trên.
GDHS theo từng nội dung của các câu tục ngữ.
 Bài 3:
Nêu yêu của bài.
Giáo viên nhận xét, kết luận những học sinh nào nêu được hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ đúng và hay nhất.
Chú ý: đáng giá cao hơn những ví dụ nêu hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ với nghĩa bóng.
4. Củng cố: (4’)
- Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” tìm những câu ca dao, tục ngữ ca ngợi phẩm chất đáng quý của người phụ nữ.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò(1’): 
Yêu cầu học sinh học thuộc lòng các câu tục ngữ ở BT2.
Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
- Chuyển tiết.
**3 học sinh tìm ví dụ nói về 3 tác dụng của dấu phẩy.
- Nhắc lại tựa bài.
*1 học sinh đọc yêu cầu a, b, c của BT.
Lớp đọc thầm.
Làm bài cá nhân.
* Học sinh làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
1 học sinh đọc lại lời giải đúng.
Sửa bài.
* Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Lớp đọc thầm,
Suy nghĩ trả, trả lời câu hỏi.
Trao đổi theo cặp.
Phát biểu ý kiến.
* Hs nêu.
 Học sinh suy nghĩ, làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
Chơi trò chơi tìm thêm những tục ngữ, ca dao ca ngợi phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
-Nghe và làm theo.
Tiết 2
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
-KT: Củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
-KN: Rèn kĩ năng tính và giải toán đúng. Bt1, 2/160
- TĐ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận khi làm toán.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, bài soạn.
HS: Vở toán, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2) Bài cũ: Phép trừ.
- Gv gọi 3 hs lên bảng kiểm tra bài Phép trừ.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới(30’) :
 a) Giới thiệu bài mới(1’): 
-Luyện tập.
® Ghi tựa.
b) Hướng dẫn tìm hiểu : 
v Thực hành.
+ Bài 1:
Gv gọi hs đọc đề.
Nhắc lại cộng trừ phân số.
Nhắc lại qui tắc cộng trừ số thập phân.
Giáo viên chốt lại cách tính cộng, trừ phân số và số thập phân.
Gv yêu cầu hs làm bảng con.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
 + Bài 2:
- Đề bài y/c gì?
Muốn tính nhanh ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý: Giao hoán 2 số nào để khi cộng số tròn chục hoặc tròn trăm.
Gv chi lớp làm bài vào vở.
- GDHS tính cẩn thận khi làm toán.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4) Củng cố: (4’)
Cho HS nhắc lại kiến thức luyện tập.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5 ) Dặn dò(1’): 
Làm bài 3, 4, 5 ở VBT.
Chuẩn bị: Phép nhân.
- Chuyển tiết.
** Hs nêu lại các thành phần, các tính chất của phép trừ.
- Hs nhận xét.
- 1 hs nhắc lại.
**Học sinh đọc yêu cầu đề, cả lớp theo dõi 
**Học sinh nhắc lại cách thực hiện.
Làm bảng con.
Sửa bài.
**Tính bằng cách thuận tiện nhất.
* Học sinh trả lời: giáo hoán, kết hợp.
Học sinh làm bài, 1 em lên bảng lớp.
- Nộp vở nhận xét.
Sửa bài.
	* 3 em nhắc lại.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 3
KHOA HỌC
ÔN TẬP THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu:
 Kiến thức:	
 Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện;
 Kĩ năng: Nêu được ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật.
 Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn. Phiếu học tập.
HS: - SGK, xem bài trước.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định(1’): 
2. Bài cũ(4’): Sự nuôi và dạy con của một số loài thú.
** Kể tên một số loài thú đẻ một lứa 1 con.
** Kể tên một só loài thú đẻ một lứa 2 - 5 con.
* Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ những loài thú hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng?
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Giới thiệu bài mới: (1’)	
 “Ôn tập: Thực vật - động vật.
4. Phát triển các hoạt động: (29’) 
v	Hoạt động 1(14’): Làm việc với phiếu học tập.
Giáo viên yêu cầu từng cá nhân học sinh làm bài thực hành trang 116/ SGK vào phiếu học tập.
Số thứ tự
Tên con vật
Đẻ trứng
Trứng trải qua nhiều giai đoạn
Trứng nở ra giống vật trưởng thành
Đẻ con
1
Thỏ 
x
2
Cá voi
x
3
Châu chấu
x
4
Muỗi 
x
5
Chim 
x
6
Ếch
x
- Cho Hs trình bày.
® Giáo viên nhận xét, kết luận:
Thực vật và động vật có những hình thức sinh sản khác nhau.
v Hoạt động 2(15’): Thảo luận.
Giáo viên yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi
+ Nêu ý nghĩa của sự sinh sản của thực vật và động vật?
- Cho Hs trình bày.
® Giáo viên kết luận:
Nhờ có sự sinh sản mà thực vật và động vật mới bảo tồn được nòi giống của mình.
4. Củng cố: (4’)
Thi đua kể tên các con vật đẻ trừng, đẻ con.
Gia đình em có nuôi những con vật nào?
Em chăm sóc chúng ra sao?
GDHS có ý thức chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
 5.Dặn dò(1’): 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Môi trường”.
- Báo cáo, hát.
3Học sinh trả bài:
...trâu, bò...
 Chó, lợn, hổ, ...
- Hs nêu.
- Nhắc lại tựa bài.
Học sinh làm bài.
- Một số em trình bày, lớp nhận xét.
- Thảo luận theo nhóm 4.
Thực vật và động vật sinh sản nhằm duy trì nòi giống.
Học sinh trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thi đua kể tên các con vật.
- HS nêu...
- Nghe và làm theo.
Tiết 4
KỸ THUẬT
LẮP RÔ BỐT (tiết2)
I/ Mục tiêu: 
 KT: 
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt 
 -Thực hành lắp được rô bốt đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
 KN: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
Hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu.
 TĐ: 
 GDHS ý thức tự phục vụ;
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động 3: (20’) HS THỰC HÀNH LẮP RÔ BỐT
a/ Chọn chi tiết:
- GV yêu cầu HS chọn đúng, đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
- GV kiểm tra phần chọn các chi tiết.
b/ Lắp từng bộ phận.
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK, quan sát kỹ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- GV yêu cầu HS thực hành kết hợp uốn nắn. GV lưu ý HS trình tự lắp ráp .
c/ Lắp ráp rô bốt ( H1 SGK) 
- GV yêu cầu lắp ráp theo các bước trong SGK.
- GV quan sát, uốn nắn.Nhắc HS kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của tay rô bốt.
- HS thực hành chọn chi tiết.
* 01 HS đọc phần ghi nhớ 
- HS quan sát các hình, đọc nội dung các bước lắp ráp trong SGK.
- HS thực hành.
- HS thực hành lắp ráp. 
Hoạt động 4(5’) ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM 
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nhắc lại tiêu chuẩn đánh gía theo mục 3 SGK.
- Yêu cầu HS đánh giá sản phẩm của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức.
- Yêu cầu HS tháo các chi tiết, xếp vào hộp.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS lắng nghe 
- HS nêu ý kiến đánh giá.
- HS thực hành tháo các chi tiết theo quy trình ngược với quy trình lắp ráp và cẩn thận xếp các chi tiết vào hộp theo nhóm.
IV/ Nhận xét dăn dò:
- GV nhận xét ý thức và kỹ năng lắp ghép máy bay trực thăng của HS
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài “Lắp ghép mô hình tự chọn”
______________________________________________
Tiết 5
THỂ DỤC
GIÁO VIÊN CHUYÊN
_______________________________________________________
Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2016
Tiết 1
TẬP ĐỌC
BẦM ƠI
I. Mục tiêu:
 Kĩ năng:
 Đọc diễn cảm, lưu toàn bài; Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, 
 Kiến thức:
 Hiểu một số từ ngữ khó trong bài; Hiểu nội dung bài: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam (trả lời một số câu hỏi ở SGK, thuộc lòng bài thơ).
 Thái độ: GDHS có tình thương thắm thiết với người thân cũng như những người mẹ VN anh hùng. 
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bài soạn tranh minh hoạ bài đọc trong SGK Bảng phụ để ghi những khổ thơ cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
+ HS: SGK, vở, xem lại bài.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định(1’): 
2. Bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc lại truyện Thuần phục sư tử, trả lời câu hỏi về bài đọc.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới(30’)
a. Giới thiệu bài mới: (1’) Bầm ơi.
b. Phát triển bài(29’): 
v	Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Yêu cầu 2 học sinh đọc cả bài thơ.
- Cho hs chia đoạn.
- Cho hs đọc nối tiếp đoạn lần 1, sửa lỗi phát âm.
- Cho hs đọc nối tiếp đoạn lần 2, giải nghĩa từ.
- Cho hs đọc nối tiếp đoạn theo nhóm đôi.
- Cho hs thi đọc trong nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: giọng cảm động, trầm lắng - giọng của người con yêu thương mẹ, thầm nói chuyện với mẹ.
v	Tìm hiểu bài.
Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi: 
* Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? 
**Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ?
=> Mùa đông mưa phùn gió bấc – thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh lòng nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn lúc gió mưa.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 2.
* Cách nói so sánh ấy có tác dụng gì?
** Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
* Giáo viên yêu cầu học sinh nêu nội dung bài thơ.
= > Ca ngợi tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam
v	Đọc diễn cảm. 
Giáo viên treo bảng phụ, hướng dẫn học sinh biết đọc diễn cảm bài thơ.
Giọng đọc của bài phải là giọng xúc động, trầm lắng.
Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng các khổ thơ.
Giáo viên đọc mẫu 2 khổ thơ.
Cho HS đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố(4’)
Giáo viên yêu cầu nhắc lại nội dung bài. 
Liên hệ, gdhs yêu quý người thân trong gia đình...
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò(1’): 
Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ, đọc trước bài “Luật BV, CS và GD trẻ em” chuẩn bị cho tiết học mở đầu tuần 32.
- Chuyển tiết.
Học sinh lắng nghe.
** 2Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Nhắc lại.
* 2 học sinh đọc.
** Chia đoạn bài thơ.
**Học sinh đọc nối tiếp kết hợp sửa lỗi phát âm sai.
** Đọc lần 2, giải nghĩa từ khó.
Đọc nhóm.
Thi đọc trong nhóm.
- Bình chọn bạn đọc hay.
- Lắng nghe.
Học sinh đọc lướt, trao đổi, trả lời các câu hỏi:
Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà.
 Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét.
Cả lớp thảo luận nhón đôi, nêu:
- Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
Con đi trăm núi ngàn khe.
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
Con đi đánh giặc mười năm.
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
+ Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể sánh với những vất vả, khó nhọc mẹ đã phải chịu.
Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con .
Dự kiến: 
Bài thơ ca ngợi người mẹ chiến sĩ tần tảo, giàu tình yêu thương con.
Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ biết yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước.
- Hs nhắc lại.
Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm bài thơ, đọc từng khổ, cả bài.
Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
Cả lớp nhận xét.
* 3 em nhắc lại.
- Nghe và làm theo.
Tiết 2
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
 TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM 
I. Mục tiêu: 
Kiến thức:	 
 Tiếp tục ôn tập quy tắc viết h oa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
Kĩ năng: 
 Nắm vững quy tắc để làm đúng các bài tập, chính tả, trình bày đúng bài chính tả.
 Thái độ:
 - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bài soạn, xem bài trước.
+ HS: SGK, vở...
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định(1’): 
2. Bài cũ(4’): KT bài 2 học sinh.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới(30’)
a. Giới thiệu bài mới(1’): 
b. Phát triển các hoạt động: 
v	Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
Giáo viên yêu cầu HS đọc bài văn.
- Nêu nội dung đoạn viết chính tả.
- GDHS cần giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Cho HS viết từ khó ra bảng con.
- Giải nghĩa một số từ ngữ.
- Đọc bài yêu cầu hs viết.
- Cho HS sửa lỗi.
- Chấm điểm, nhận xét.
v	 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 2:
Giáo viên lưu ý học sinh: Tên các huân chương, giải thưởng đặt trong ngoặc đơn viết hao chưa đúng, sau khi xếp tên danh hiệu vào dòng thích hợp phải viết hoa cho đúng quy tắc.
Giáo viên chốt, nhận xét.
 Bài 3:
Giáo viên nhận xét, chốt.
4. Củng cố(4’).
Hệ thống lại nội dung bài.
Liên hệ, giáo dục HS biết giữ gìn truyền thống dân tộc.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò(1’): 
- Về học bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa (tt)”.
- Chuyển tiết.
* Học sinh làm lại bài tập 2, 3 ở bảng lớp.
Lớp nhận xét.
* 2 học sinh đọc bài

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2016_2017_nguyen_van.doc