Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng

I. Mục tiêu:

- KT: Mở rộng, làm giàu vốn từ thuộc chủ điểm Nam và nữ. Cụ thể: Biết những từ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của Nam, những từ chỉ những phẩm chất quan trọng của nữ, Giải thích được nghĩa cùa các từ đó, Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người Nam, một người Nữ cần có.

- KN: Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đứng đắn: không coi thường phụ nữ.

- GD: Tôn trọng giới tính của bạn, không phân biệt giới tính.

II. Chuẩn bị:

 GV: Bài soạn. Giấy trắng khổ A4 đủ để phát cho từng học sinh làm BT1 b, c (viết những phẩm chất em thích ở 1 bạn nam, 1 bạn nữ, giải thích nghĩa của từ).

HS: Từ điển học sinh (nếu có).

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1) Ổn định(1’):

2) Bài cũ(5’):

** Kiểm tra 2 học sinh làm lại các BT3 của tiết Ôn tập về dấu câu.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

3) Bài mới(30’) :

 a) Giới thiệu bài mới(1’):

- Mở rộng, làm giàu vốn từ gắn với chủ điểm Nam và Nữ.

- Gv ghi tựa bài lên bảng.

 b) Hướng dẫn tìm hiểu (29’):

 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.

+ Bài 1:

- Gv gọi hs đọc đề bài.

- Tổ chức cho học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi.

- Gv gọi hs lần lượt nêu ý kiến của mình và giải thích.

- Gv nhận xét, sửa bài.

 + Bài 2:

- Gv gọi hs đọc bài.

+ Em có suy nghĩ gì về phẩm chất chung và riêng của hai nhân vật chính trong truyện?

- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

4) Củng cố(4’)

- Giáo viên cho học sinh nêu những phẩm chất tốt của nam và nữ.

- GDHS có ý thức bình đẳng giới trong cuộc sống.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

 

doc 35 trang loandominic179 3860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 30 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 30
(Từ 04/4 -> 8/4/2016)
THỨ
TÊN MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
Đ/CHỈNH
T/HỢP
HAI
04 /4
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
 30
59
146
30
30
Tuần 3
Thuần phục sư tử
Ôn tập về đo diện tích
Xây dựng thủy điện Hòa Bình.
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( t1)
-Không dạy (TĐ)
-BVMT
-TKNL
-KNS 
 (ĐĐ )
-TKNL
 (LS )
BA
05/4
LTVC
Toán
Khoa học
Kỹ thuật Thể dục
59
147
30
30
59
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
Ôn tập về đo thể tích.
Sự sinh sản của thú 
Lắp rô bốt (tiết 1) 
Môn TTTC. Tc “Lò cò tiếp sức”...
-Không làm BT 3(LT&C )
-Bỏ bt2 cột trong(T).
TƯ
06/4
Tập đọc
Chính tả
Toán
Địa lý 
Âm nhạc
60
30
148
30
30
Tà áo dài Việt Nam
N-V: Cô gái của tương lai
Ôn tập về đo diện tích , thể tích.
Châu Đại Dương trên thế giới 
Học hát bài Dàn đồng ca mùa hạ
-Bỏ bt 3b(T)
-BVMT
-MTBĐ
=>(ĐL)
NĂM
07/4
TLV
Toán
Khoa học 
Kể chuyện Thể dục
59
149
60
30
60
Ôn tập về tả con vật
Ôn tập về thời gian
Sự sinh sản con của thu 
Kể chuyện đã nghe , đã đọc.
 Môn TTTC. Tc “Lò cò tiếp sức”...
BVMT
(KH)
SÁU
08/4
TLV
Toán
LTVC
Mỹ thuật
SHTT
60
150
60
30
30
Trả con vật ( KTV)
Ôn tập về phép cộng.
Ôn tập về dấu câu( dấu phẩy) 
Vẽ trang trí, TT đầu báo tường.
Tuần 30
Tập trang trí báo tường (MT)
KÍ DUYỆT CỦA BGH (Khối trưởng)
Thứ hai ngày 04 tháng 4 năm 2016
Tiết 2
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP CÁC BÀI TẬP ĐỌC ĐÃ HỌC CỦA TUẦN 28, 29.
I. Mục tiêu:
- KN: Đọc lưu loát các bài tập đọc đã học trong tuần 28, 29.
- KT: Hiểu các từ ngữ trong khó và nắm vững nội dung của các bài tập đọc đã học.
- TĐ: GDHS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, một số thăm cho HS dùng. 
HS: SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’) KTSS, sinh hoạt đầu giờ.
2) Bài cũ(5’): Con gái.
 Giáo viên kiểm 2 học sinh đọc bài trả lời những câu hỏi trong bài đọc.
* Đọc câu chuyện này, em nghĩ gì về vấn đề sinh con gái, con trai
** Nêu nội dung câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới (30’):
a) Giới thiệu bài mới(1’): 
Giáo viên giới thiệu bài, ghi tựa bài.
b) Luyện đọc(29’): 
v	 Yêu cầu học sinh lần lượt lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Hai bài tập đọc trong tuần 29 nói về vấn đề gì?
- Liên hệ: Các em đối xử với bạn mình như thế nào? 
- GDHS yêu quý bạn bè, biết quan tâm, chăm sóc bạn khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Sống không trọng nam khinh nữ.
4. Củng cố: (5’)
Giáo viên cho hs nhắc lại nội dung các bài TĐ.
- GDHS trong cuộc sống phải biết kiên nhẫn, có tính dịu dàng, không trọng nam khinh nữ.
Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò: (1’) 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Tà áo dài Việt Nam”.
Báo cáo, hát.
Học sinh lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi 
Sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó có ngoan ngoãn, hiếu thảo, chăm học, chăm làm để giúp đỡ cha mẹ, làm cha mẹ vui lòng hay không. Dân gian có câu: Trai mà chi, gái mà chi/ Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
Học sinh nêu.
- 1 học sinh nhắc lại tựa bài 
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
-* HS nêu....
** HS nêu...
- Nhắc lại.
- Nghe và làm theo.
Tiết 3
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:
- KT: Củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích( với các đơn vị đo thông dụng). 
- KN: Rèn kĩ năng chuyển đổi các số đo diện tích. Bt 1; 2(cột 1); 3 (cột 1)/154.
- TĐ: GDHS tính cẩn thận khi làm toán.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn, xem bài trước.
HS: Bảng con, Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2) Bài cũ(5’): Ôn tập về độ dài và đo độ dài.
Gv gọi 4 học sinh nêu thứ tự bảng đơn vị đo độ dài 
Hai đơn vị đo độ dài ở liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Gv nhận xét.
3) Bài mới(30’) :
 a) Giới thiệu bài mới(1’):
 - Ôn tập về đo diện tích.
® Ghi tựa.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’): 
v	 Đọc bảng đơn vị đo diện tích.
- Gv gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc bảng đơn vị đo diện tích.
 + Hai đơn vị đo diện tích ở liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
* Hai đơn vị đo S liền nhau hơn kém nhau 100 lần.
+ Khi đo diện tích ruộng đất người ta còn dùng đơn vị a – hay ha.
a là dam2:
ha là hm2 
v Luyện tập thực hành.
+ Bài 2.
- Gv gọi 1 hs đoc y/c bài.
+ Đề bài y/c gì?
Nhận xét: Nêu cách đổi ở dạng thập phân.
Đổi từ đơn vị diện tích lớn ra bé ta dời dấu phẩy sang phải, thêm 0 vào mỗi cột cho đủ 2 chữ số.
- Gv gọi 2 hs lên bảng.
- GDHS cẩn thận khi tính toán.
- Gv nhận xét, sửa bài.
 + Bài 3:
- Gv gọi 1 hs đọc y/c bài.
+ Đề bài y/c gì?
* Cho hs nhắc lại mối quan hệ ccủa hai đơn vị đo liền kề.
+ Lưu ý viết dưới dạng số thập phân.
Chú ý bài nối tiếp từ m2 ® a ®ha 6000 m2 = 60a = ha = 0, 6 ha. 
- GDHS cẩn thận khi tính toán.
- Gv cho lớp làm bài vào vở. 
- Gv thu vở nhận xét, tuyên dương
 4) Củng cố(5’)
- Gv chia lớp nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích, mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn dò(1’): 
- Về học bài.
Chuẩn bị: Ôn tập về đo thể tích.
- Chuyển tiết.
- Học sinh đọc kết quả tiếp sức.
- Hơn ( kém) nhau 10 lần
Hs nhận xét.
- 1 học sinh nhắc lại tựa bài 
* Học sinh nối tiếp đọc bảng đơn vị đo diện tích.
** Hơn kém nhau 100 lần 
Học sinh nhắc lại.
* Hs đọc bài, cả lớp theo dõi.
** Viết số thích hợp vào chỗ trống.
** Hs lên bảng, lớp làm vào vở nháp.
a)1 m2 = 100 dm2 = 10000 cm2 = 1000000mm2
1 ha = 100 m2
1 km 2 = 100 ha = 10000m2
b) 1m2 = 0,01 dam 2 = 0,0001 ha 
 1m2 = 0,000001 km2 
 1 ha = 0,01 km 2
 4 ha = 0,04 km2
- Hs nhận xét.
- Hs đọc bài, cả lớp theo dõi.
- Viết số đo dưới dạng héc ta
Nhắc lại mối quan hệ của hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần.
- 2 Hs làm bài bảng lớp, lớp làm vở.
a) 65000 m2 = 6,5 ha ; 864 000 m2 = 86,4 ha
 5000 m2 = 0,5 ha
b) 6 km2 = 600 ha ; 9,2 km2 = 920 ha 
 0,3 km2 = 30 ha
- Hs nhận xét.
* 3 HS nhắc lại.
- Nghe và làm theo.
Tiết 4
LỊCH SỬ
XÂY DỰNG NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu:
- KT: Học sinh biết thuật lại những nét chính về việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình .Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một trong những thành tựu nỗi bật của công cuộc xây dựng CNXH trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
- KN: Thuật lại việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
-TĐ: Giáo dục sự yêu Lao động, tiết kiệm điện trong cuộc sống hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
GV: Anh trong SGK, bản đồ Việt Nam ( xác định vị trí nhà máy)
HS: SGK, đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2) Bài cũ(5’): Hoàn thành thống nhất đất nước.
* Gv gọi 2 hs lên bảng đọc bài và TLCH:
Nêu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên quốc hội khoá VI?
Ý nghĩa của cuộc bầu cử và kỳ họp quốc hội khoá VI?
® Nhận xét bài cũ, tuyên dương
3) Bài mới: (30’)
a) Giới thiệu bài mới: 
 - Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Ghi tựa bài.
b) Hướng dẫn tìm hiểu:
vSự ra đời của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình..
Giáo viên nêu câu hỏi:
 + Nhà may thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? 
- Ở đâu? 
- Trong thời gian bao lâu?
=> Sở dĩ phải dùng từ “chính thức” bởi vì từ năm 1971 đã có những hoạt động đầu tiên, ngày càng tăng tiến, chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy. Đó là hàng loạt công trình chuẩn bị: kho tàng, bến bãi, đường sá, các nhà máy sản xuất vật liệu, các cơ sở sửa chữa máy móc. Đặc biệt là xây dựng các khu chung cư lớn bao gồm nhà ở, cửa hàng, trường học, bệnh viện cho 3500 công nhân xây dựng và gia đình họ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ vị trí xây dựng nhà máy. 
® Giáo viên nhận xét + chốt+ ghi bảng.
 “Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng từ ngày 6/11/1979 đến ngày 4/4/1994”
v Quá trình làm việc trên công trường.
Giáo viên nêu câu hỏi:
+Trên công trường xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, công nhân Việt Nam và chuyên gia liên sô đã làm việc như thế nào?
v	Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Giáo viên cho học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi.
- Tác dụng của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
 4. Củng cố(4’).
- Nêu lại tác dụng của nhà máy thuỷ điện HB?
® Nhà máy thuỷ điện hoà bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm qua của đất nước ta.
- GDHS ý thức sử dụng điện tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
5. Dặn dò:(1’) 
Học bài.
Chuẩn bị: Ôn tập.
Chuyển tiết.
- 2 học sinh lên bảng trả bài
+Tên nước: Nước CHXHCN Việt Nam
+Quyết định Quốc huy.
+ Quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng.
+ Quốc ca là bài Tiến quân ca.
+ Thủ đô Hà Nội
+ Đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành TP Hồ Chí Minh.
- Thể hiện sự thống nhất đất nước cả mặt lãnh thổ và Nhà nước. 
- Hs nhận xét.
-Học sinh nhắc lại tựa bài 
Học sinh thảo luận nhóm 4, trình bày:
(đọc sách giáo khoa, gạch dưới các ý chính)
- Nhà máy được chính thức khởi công xây dựng tổng thể vào ngày 6/11/1979.
- Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thị xã Hoà Bình.
- Sau 15 năm thì hoàn thành (từ 1979 ®1994)
- Học sinh chỉ bản đồ.
- Học sinh đọc SGK, thảo luận nhóm đôi, gạch dưới các ý chính.
- Suốt ngày đêm có 3500 người và hàng ngàn xe cơ giới làm việc hối hả trong những điều kiện khó khăn, thiếu thốn.
- Thuật lại cuộc thi đua” cao độ 81 hay là chết!” nói lên sự hy sinh quên mình của những người xây dựng...
- Học sinh làm việc cá nhân, gạch dưới các ý cần trả lời.
®1 số học sinh nêu
* Học sinh nêu
- Nghe và làm theo.
Tiết 5
ĐẠO ĐỨC
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: 
- KT: Giúp học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
-KN: Học sinh biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
-GD: Học sinh có thái độ bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
 Hs biết được trách nhiệm của mình trong việc tham gia và bảo vệ tài nguyên 
thiên nhiên (phù hợp với khả năng).
Biết sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
Có các KNS:
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên nước ta.
+ Tư duy phê phán
+ Ra quyết định.
II. PP_ KT dạy học:
Thảo luận nhóm
Xử lí tình huống
Động não
Trình bày 1 phút.
III. Chuẩn bị: 
GV: Bài soạn. Một số tranh, ảnh về thiên nhiên (rừng, thú rừng, sông, biển )
HS: SGK.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’):
2) Bài mới (30’):
a) Giới thiệu bài mới(1’): 
- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta cũng như ở địa phương em có phải là vô hạn không?
- Nếu con người khai thác và sử dụng không đúng cách thì hậu quả như thế nào?
- Địa phương em có nguồn tài nguyên nào?
- Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu là “Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)”.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(5’): 
v Thảo luận tranh trang 44/ SGK.
Giáo viên chia nhóm học sinh.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh quan sát hình và thảo luận theo các câu hỏi:
Tại sao các bạn nhỏ trong tranh say sưa ngắm nhìn cảnh vật?
Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho con người?
Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
v Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày.
=> Tất cả đều là tài nguyên thiên nhiên trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bào đảm cuộc sống trẻ em được tốt đẹp, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Quyền trẻ em đã quy định.
v	Học sinh làm bài tập 4/ SGK.
=> Việc làm đ, e là đúng.
v Học sinh làm bài tập 3/ SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm bàn.
Kết luận:
Các ý kiến c, đ là đúng.
Các ý kiến a, b là sai.
4) Củng cố (4’): 
- Cho hs nhắc lại ghi nhớ.
+ Bạn đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường sống?
+ GDHS ý thức BVMT, TK khi sử dụng các nguồng tài nguyên của địa phương cũng như của nước nhà.
5) Dặn dò(1’): 
Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hoặc của địa phương.
Chuẩn bị: “Tiết 2”.
Nhận xét tiết học. 
- Chuyển tiết.
* ...không phải là vô hạn.
**...làm cạn kiệt nguồn tài nguyên hiện có.
*... đập nước NT9...
- 1 hs nhắc lại.
- Thành lập nhóm.
Quan sát, thảo luận.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK.
Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh đại diện trình bày.
- Nghe.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Học sinh trình bày trước lớp.
Học sinh cả lớp trao đổi, nhận xét.
Học sinh thảo luận nhóm bài tập 3.
Đại diện mỗi nhóm trình bày đánh giá về một ý kiến.
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
Học sinh đọc câu Ghi nhớ trong SGK.
- Hs nêu: giữ gìn vệ sinh nơi ở, không xả rác bừa bãi 
- Học sinh về điều tra tìm hiểu về thiên nhiên ở địa phương.
- Sưu tầm tranh ảnh ,tư liệu 
__________________________________________________
Thứ ba ngày 05 tháng 4 năm 2016
Tiết 1
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ 
I. Mục tiêu:
- KT: Mở rộng, làm giàu vốn từ thuộc chủ điểm Nam và nữ. Cụ thể: Biết những từ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của Nam, những từ chỉ những phẩm chất quan trọng của nữ, Giải thích được nghĩa cùa các từ đó, Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người Nam, một người Nữ cần có.
- KN: Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đứng đắn: không coi thường phụ nữ.
- GD: Tôn trọng giới tính của bạn, không phân biệt giới tính.
II. Chuẩn bị:
 GV: Bài soạn. Giấy trắng khổ A4 đủ để phát cho từng học sinh làm BT1 b, c (viết những phẩm chất em thích ở 1 bạn nam, 1 bạn nữ, giải thích nghĩa của từ).
HS: Từ điển học sinh (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2) Bài cũ(5’): 
** Kiểm tra 2 học sinh làm lại các BT3 của tiết Ôn tập về dấu câu.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới(30’) :
 a) Giới thiệu bài mới(1’): 
- Mở rộng, làm giàu vốn từ gắn với chủ điểm Nam và Nữ.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
 b) Hướng dẫn tìm hiểu (29’): 
v Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Bài 1:
- Gv gọi hs đọc đề bài.
Tổ chức cho học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến lần lượt theo từng câu hỏi.
Gv gọi hs lần lượt nêu ý kiến của mình và giải thích.
- Gv nhận xét, sửa bài.
 + Bài 2:
- Gv gọi hs đọc bài.
+ Em có suy nghĩ gì về phẩm chất chung và riêng của hai nhân vật chính trong truyện?
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4) Củng cố(4’)
Giáo viên cho học sinh nêu những phẩm chất tốt của nam và nữ.
GDHS có ý thức bình đẳng giới trong cuộc sống.
Gv nhận xét, tuyên dương.
5 ) Dặn dò(1’): 
Học bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập về dấu câu: Dấu phẩy”.
- Nhận xét tiết học
Chuyển tiết.
Mỗi em làm 1 bài( Hs tự đặt câu theo y/c của bài )
Hs nhận xét. 
- 1 hs nhắc lại.
** Học sinh đọc toàn văn yêu cầu của bài.
Lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm việc cá nhân.
Có thể sử dụng từ điển để giải nghĩa (nếu có).
 Câu a là đúng` vì: tốt bụng, không ích kỉ là những từ gần nghĩa với từ cao thượng.
+ Câu b,c: 
- Phẩm chất của nam là: dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng với mọi hoàn cảnh...
- Phẩm chất của người phụ nữ là: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn 
- Hs nhận xét.
* Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm lại truyện “Một vụ đắm tàu”, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
Hs làm bài cá nhân.
Học sinh phát biểu ý kiến.
* Nêu...
- Nghe và làm theo.
Tiết 2
TOÁN
ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH 
I. Mục tiêu:
-KT: HS biết được mối quan hệ giữa mét khối, đề xi mét khối, xăng ti mét khối.
- KN: Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân. Chuyển đổi số đo thể tích.
- TĐ: GDHS tính cẩn thận khi học toán.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài soạn. Bảng đơn vị đo thể tích.
HS: Bảng con, Vở toán...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’) 
2)Bài cũ(5’): Ôn tập về số đo diện tích .
* * Gv gọi 2 hs lên bảng.
+ Đọc bảng đơn vị đo diện tích?
+ Nêu quan hệ giữa các đơn vị?
- Gv nhận xét, tuyên dương
3) Bài mới (30’):
a)Giới thiệu bài mới: 
- Ôn tập về đo thể tích.
® Ghi tựa.
b) Hướng dẫn tìm hiểu:
v	 Quan hệ giữa m, dm3, cm3.
+Bài 1:
- Gv kẻ bảng đơn vị đo diện tích.
+ Đề bài y/c gì?
+ Kể tên các đơn vị đo thể tích.
+ Hai đơn vị đo thể tích liền nhau gấp (Kém) nhau bao nhiêu lần?
Giáo viên chốt:
m3, dm3, cm3 là đơn vị đo thể tích.
Mỗi đơn vị đo thể tích liền nhau hơn kém nhau 1000 lần.
v Viết số đo thể tích dưới dạng thập phân.
+Bài2:
- Gv gọi 1 hs đọc đề bài.
+ Đề bài y/c gì?
* Lưu ý đổi các đơn vị thể tích từ lớn ra nhỏ.
* Nhấn mạnh cách đổi từ lớn ra bé.
- Gv gọi hai học sinh làm bảng , lớp làm vở.
- Gv nhận xét, tuyên dương
 + Bài 3: 
- Gv gọi 1 hs đọc đề bài.
+ Đề bài y/c gì?
+ Các đơn vị đo liền kề nhau gấp kém nhau ntn? Ưng mấy chữ số?
=> Các đơn vị đo thể tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 1000 lần vì thế mỗi hàng đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số.
Gv cho lớp làm bài vào vở, yêu cầu 1 HS lên bảng lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương
4 ) Củng cố(5’)
-Gv cho học sinh nhắc lại bảng đo thể tích, quan hệ giữa các đơn vị.
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.
5) Dặn dò(1’): 
Về nhà học lại bảng đơn vị đothể tích ,quan hệ giữa các đơn vị 
Chuẩn bị: Ôn tập về số đo thời gian.
- Chuyển tiết.
Lần lượt từng học sinh trả lời.
- Hs nhận xét
-Nhắc lại tựa bài 
* Đọc đề bài.
** Viết số thích hợp vào chỗ trống.
** Hs đọc xuôi, đọc ngược.
** Nhắc lại mối quan hệ:
- Mỗi đơn vị đo thể tích liền nhau hơn kém nhau 1000 lần.
* Đọc đề bài.
**Viết số thích hợp vào chỗ trống.
** 2 HS lên bảng, lớp làm vở nháp.
1 m3 = 1000 dm 3; b) 1dm3 = 1000cm3
7,268 m3 = 7286 dm3; 4,351 dm3 = 4351 cm3
0,5 m3 = 500 dm3; 0,2 dm3 = 200 cm3 
3m3 2 dm3 = 3002 dm3; 1dm39cm3= 1039cm3
Sửa bài.
* Đọc đề bài. 
** Viết các số đo dưới dạng số TP.
** Các đơn vị đo thể tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 1000 lần vì thế mỗi hàng đơn vị đo thể tích ứng với 3 chữ số.
* 1Học sinh làm bảng lớp, lớp làm vở.
6m3272dm3 =6,272m3
2105dm3 =2,105m3
3m3 82dm3 =3,082m3 
8dm3 439cm3 =8,439dm3
3670cm3 =3,670dm3 
5dm3 77cm3 =5,077 dm3 
- Hs nhận xét.
- Nộp vở tổ 2.
-Học sinh nhắc lại. 
- Làm theo.
Tiết 3
KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA THÚ 
I. Mục tiêu:
- KT: Bào thai của thú phát triển trong bụng mẹ. Kể tên một số thú đẻ một con một lứa, một số thú đẻ từ 2 đến 5 con một lần, một số thú đẻ trên 5 con một lứa.
-KN: So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong quá trình sinh sản của thú và chim.
- TĐ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
GV: Hình vẽ trong SGK trang 112, 113. Phiếu học tập.
HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2) Bài cũ(5’): 
 - Sự sinh sản và nuôi con của chim.
* Gv gọi 3 hs lên bảng đọc bài và TLCH.
Bạn có nhận xét gì về những con chim non mới nở, chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Ai nuôi chúng?
Giáo viên nhận xét.
3) Bài mới(30’):
a) Giới thiệu bài mới(1’):
-“Sự sinh sản của thú”.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’): 
v	Hoạt động 1(10’): Quan sát giúp hs chỉ và nói tên một số bộ phận của thai so sánh sự sinh sản của thú và của chim,
- Gv chia lớp làm 4 nhóm: Y/c hs quan sát các hình 1, 2 trang 112 SGKvà TLCH.
+ Chỉ vào bào thai trong hình.
+ Bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy.
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con mới ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
® Giáo viên kết luận.
Thú là loài động vật đẻ con và nuôi con bằng sửa.
Thú khác với chim là:
+ Chim đẻ trứng rồi trứng mới nở thành con
Báo cáo, hát.
Học sinh trả lời:
+ Chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay.Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi, cho đến khi mọc đủ lông, cánh mới có thể tự đi kiếm ăn.
- Hs nhận xét. 
- 1 hs nhắc lại.
Thành lập nhóm, nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình 1, 2 trang 112 SGK
- Hs nối tiếp chỉ trong hình.
Đại diện trình bày.
Các nhóm khác bổ sung
+ Ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú non sinh ra đã có hình dạng như thú mẹ.
- Cả chim và thú đều có bản năng nuôi con tới khi con của chúng có thể tự đi kiếm ăn.
v Hoạt động 2(20’):
 Làm việc với phiếu học tập.
Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm.
- GDHS không săn bắt thú rừng cũng như chim non.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
 4. Củng cố: (4’)
Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
- GDHS có ý thức chăm sóc những con vật nuôi trong gia đình và biết bảo vệ các loài động vật có ở địa phương.
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.
 5. Dặn dò: (1’) 
Xem lại bài.
- Chuẩn bị:
 “Sự nuôi và dạy con của một số loài thú”.
Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình.
Đại diện nhóm trình bày.
Số con trong một lứa
Tên động vật
1 con
Trâu, bò, ngựa, hươu, nai hoẵng, voi, khỉ 
Từ 2 đến 5 con
Hổ, sư tử, chó, mèo...
Trên 5 con
Lợn, chuột 
- Hs nhận xét.
- Hs nêu...
- Nghe và làm theo.
Tiết 4
KỸ THUẬT
LẮP RÔ BỐT (tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt 
- Lắp được rô bốt đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
- Giới thiệu bài, nêu mục đích của bài học, tác dụng của rô bốt trong đời sống thực tế.
Hoạt động 1(5’): QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU
- Cho Hs quan sát mẫu rô bốt lắp sẵn.
- Hướng dẫn HS quan sát kỹ từng bộ phận và đặt câu hỏi: Để lắp rô bốt em phải lắp mấy bộ phận? Kể tên từng bộ phận?
- HS quan sát kỹ từng bộ phận.
* HS: cần có 6 bộ phận là chân ro bốt; thân ro bốt; đầu rô bốt; tay rô bốt; ăng -ten; trục bánh xe.
Hoạt động 2(18’): HƯỚNG DẪN THAO TÁC KỸ THUẬT
a/ Hướng dẫn chọn các chi tiết:
- GV hướng dẫn HS chọn đúng, đủ từng chi tiết theo SGK.
Và gọi HS lên bảng chọn
- GV nhận xét, bổ sung.
b/ Lắp từng bộ phận
+ Lắp chân rô bốt (H2-SGK)
- GV yêu cầu Hs quan sát kỹ hình 2a SGK
- Gọi 01 HS lên lắp chân rô bốt.
- GV nhận xét, bổ sung và hướng dẫn lắp tiếp mặt trước chân thứ 2 của rô bốt.
- GV yêu cầu Hs quan sát kỹ hình 2b SGK và trả lời câu hỏi SGK.
- GV hướng dẫn lắp 2 chân vào 2 bàn chân rô bốt (4 thanh thẳng 3 lỗ). Gv thực hiện chậm và lưu ý cho Hs biết vị trí trên dưới của các thanh chữ U dài, các ốc, vít phải lắp ở phía trong trước.
- GV hướng dẫn lắp thanh chữ U dài vào 2 chân rô bốt để làm thanh đỡ thân rô bốt.Lưu ý các ốc, vít phải lắp ở phía trong trước.
+ Lắp thân rô bốt (H3 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK và đặt câu hỏi cho HS 
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bước lắp 
+ Lắp đầu rô bốt ( H4 SGK)
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 SGK và đặt câu hỏi cho HS GV nhận xét
- GV tiến hành lắp ráp đầu rô bốt: Lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và 5 thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài
+ Lắp các bộ phận khác 
+ Lắp tay rô bốt (H5a SGK):
- GV lắp ráp 1 tay rô bốt theo các bước SGK
- GV yêu cầu HS lên chọn chi tiết và lắp ráp tay thứ 2. ( yêu cầu 2 tay đối nhau)
+ Lắp ăng ten ( H5b SGK)
- Yêu cầu Hs quan sát hình 5b và trả lời câu hỏi SGK.
- Gọi HS trả lời và lắp ăng ten.
- GV nhận xét, uốn nắn.
+ Lắp trục bánh xe (H5c SGK)
- Yêu cầu Hs quan sát hình 5c và trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét và hướng dẫn nhanh.
c/ Lắp ráp rô bốt (H 1 -SGK).
- GV lắp ráp rô bốt theo các bước SGK. Lưu ý HS trình tự lắp rô bốt.
- GV thao tác chậm để HS quan sát các bước lắp ráp.
- Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của 2 tay rô bốt.
d/ Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
4. Củng cố(4’)
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.
- Chuẩn bị: bài GV hướng dẫn tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngước lại với trình tự lắp ráp.
- Hướng dẫn xếp các chi tiết vào hộp đúng quy định.
5 ) Dặn dò(1’): 
-Xem lại bài.
- GV dặn dò HS mang túi cất giữ các bộ phận sẽ lắp ở cuối tiết 2.
** 01 HS lên bảng chọn từng loại chi tiết và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng bộ phận. Lớp bổ sung
- HS quan sát 
* HS lên bảng lắp mặt trước một chân rô bốt. Lớp quan sát, bổ sung.
** 01 lên bảng lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân rô bốt.
** Gọi 01 HS trả lời: cần 4 thanh chữ U dài.
- Cả lớp quan sát.
- HS quan sát 
** HS quan sát và 01 em lên bảng trả lời câu hỏi và lắp thân rô bốt
- Lớp quan sát và 1HS trả lời
- Cả lớp quan sát.
- Cả lớp quan sát.
** 01 HS lên lắp. Cả lớp quan sát, bổ sung.
- HS quan sát kỹ, trả lời câu hỏi và lắp ráp.
- HS quan sát kỹ, trả lời câu hỏi và lắp ráp.
- HS quan sát.
- HS thực hành tháo rời các chi tiết theo trình tự ngước lại với trình tự lắp ráp và xếp vào hộp.
Tiết 5
THỂ DỤC (Gv chuyên)
 ________________________________________________________________________
Thứ tư ngày 06 tháng 4 năm 2016
Tiết 2
TẬP ĐỌC
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- KN: Đọc lưu loát bài văn.Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả, thể hiện cảm xúc ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài - biểu tượng cho ý phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.
 - KT: Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được nội dung bài: Chiếc áo dài VN thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc VN.
- TĐ: GDHS giữ gìn và bảo vệ nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Ảnh một số thiếu nữ VN. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’) 
2) Bài cũ(5’): 
** Giáo viên kiểm tra 2 học sinh đọc lại bài: Con gái, trả lời câu hỏi sau bài đọc
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới (30’):
 a) Giới thiệu bài mới(1’): 
-Cho HS quan sát hình trang phục áo dài. GTB: Tiết học hôm nay sẽ giúp các hiểu chiếc áo dài tân thời hiện nay có nguồn gốc từ đâu, vẻ đẹp độc đáo của tà áo dài Việt Nam.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
b) Hướng dẫn tìm hiểu(29’):
v Hướng dẫn luyện đọc.
- Gv hd giọng đọc: đọc bài văn với giọng tả, thể hiện cảm xúc ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài – biểu tượng cho ý phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Gv gọi 2 hs đoc lại toàn bài.
+Bài văn có thể chia làm mấy đoạn?
- Gv gọi hs đọc nối tiếp (lần 1).
- Gv theo dõi, sửa sai.
- Gv gọi hs đọc nối tiếp (lần 2) giải nghĩa từ khó trong SGK.
- Cho Hs đọc nhóm.
- Cho HS thi đọc trong nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Giáo viên đọc mẫu toàn bài 1 lần.
vTìm hiểu bài.
-Yêu cầu học sinh đọc lướt đoạn 1.
+ Chiếc áo dài đóng vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
-Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2, 3.
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
+Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho ý phục truyền thống của Việt Nam?
=> Chiếc áo dài có từ xa xưa, được phụ nữ Việt Nam rất yêu thích vì hợp với tầm vóc, dáng vẻ của phụ nữ Việt Nam. Mặc chiếc áo dài, phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, duyên dáng hơn.
+Em cảm nhận gì về vẻ đẹp của những người thân khi họ mặc áo dài?
vĐọc diễn cảm. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài văn: Đọc với giọng cảm hứng, ca ngợi vẻ đẹp, sự duyên dáng của chiếc áo dài Việt Nam 
-Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh xác lập kĩ thuật đọc.
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn.
- Gv cho hs luyện đọc.
- Tổ chức thi luyện đọc.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
 4) Củng cố(4’)
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài văn.
- GDHS biết giữ gìn những nét đẹp truyền thống.
- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương.
5 ) Dặn dò(1’): 
-Xem lại bài.
-Chuẩn bị: bài “Công việc đầu tiên”
- Chuyển tiết.
- Học sinh đọc bài và TLCH của gv.
- Lớp nhận xét.
- 1 hs nhắc lại.
* Hs đọc bài, cả lớp đọc thầm.
** Chia 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến xanh hồ thuỷ 
Đoạn 2: Tiếp theo đến thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Đoạn 3: Tiếp theo đến phong cách hiện đại phương Tây.
Đoạn 4: Còn lại.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc thành tiếng bài văn, đọc từng đoạn.
- Hs nối tiếp đọc bài, giải nghĩa từ ngữ khó các từ đó (áo cánh, phong cách, tế nhị, xanh hồ thuỷ, tân thời, nhuần nhuyễn, y phục).
- Đọc trong nhóm.
- Thi đọc.
- Nghe.
- Hs đọc và TLCH.
** Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẵm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
- Cả lớp đọc thầm lại.
**Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân, áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy...bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
Áo dài tân thời là... vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.
* Học sinh phát biểu tự do.
- Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam./ Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài./ Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài 
** Học sinh có thể giới thiệu người thân: trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.
- Hs phát hiện giọng đọc diễn cảm.
- HS đọc theo nhóm đọc diễn cảm.
- Nhiều học sinh luyện đọc diễn cảm (đọc cá nhân).
- Hs bình bầu, nhận xét.
* Hs nối tiếp nêu bài :
- Bài văn cho thấy chiếc áo dài VN thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc VN.
- Nghe và thực hiện.
Tiết 2
CHÍNH TẢ
CÔ GÁI TƯƠNG LAI
I. Mục tiêu: 
-KT: Khắc sâu, củng cố quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, biết một số huân chương của nước ta.
-KN: Làm đúng các bài tập chính tả viết hoa các chữ trong những cụm từ chỉ danh hiệu, huân chương, viết đúng trình bày đúng bài chính tả cô gái của tương lai.
- TĐ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
GV: Bài soạn, SGK.
HS: Vở, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
1) Ổn định(1’): 
2) Bài cũ(4’): 
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết hoa tên huân chương 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
3) Bài mới (30’):
 a) Giới thiệu bài mới: 
 - Cô gái của tương lai.
- Gv ghi tựa bài lên bảng.
b) Hướng dẫn tìm hiểu: 
v	 Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
Giáo viên đọc toàn bài chính tả ở SGK.
Nội dung đoạn văn nói gì?
- Gv yêu cầu hs tự tìm các từ khó trong bài viết ra bảng con.
- Gv theo dõi, sửa sai.
+ Nêu các từ ngữ cần viết hoa trong bài?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_30_nam_hoc_2016_2017_nguyen_van.doc