Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng

A/ Mục tiêu :

 -Kĩ năng : đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng, tha thiết

 -Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.

 -Thái độ : Giáo dục HS nhớ ơn, kính trọng tổ tiên.

 B/ Đồ dùng dạy học :

 -Tranh ảnh minh hoạ bài học .

 C – Các PP/KT dạy học:

 - Hỏi đáp trước lớp.

 - Động não /Tự bộc lộ.

 - Đọc sáng tạo.

 

doc 34 trang loandominic179 3200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2016-2017 - Võ Ngọc Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 27 tháng 02 năm 2017
Ngày soạn: 25/02/2017
Ngày dạy: 27/02/2017
Chào cờ – Triển khai công việc
 trong tuần 25
	I /Mục tiêu:
 - Quát triệt những việc còn tồn tại trong tuần 24 và triển khai công tác của tuần 25.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể .
 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II./ Lên lớp :
 1/ Chào cờ đầu tuần :
 2/Triển khai những việc cân làm trong tuần :
 - Thực hiện đúng chương trình tuần 25
 - Lao động chăm sóc cây và dọn vệ sinh.
 - Cần ăn mặt sạch sẽ khi đi học
 - Các em cần đi học đúng giờ và duy trì nề nếp học tập.
 - Tiếp tục dạy phụ đạo cho những em còn học yếu, chưa nắm được kiến thức bài vừa học trong tuần (Chiều thứ năm).
 III./ Một số việc cần thông báo thêm:
Tiết 2 : Âm nhạc 
( Đã có GV dạy chuyên )
Ngày soạn: 25/02/2017
Ngày dạy: 27/02/2017
Tiết 3 : Tập đọc 
Phong cảnh đền Hùng
 A/ Mục tiêu :	
 -Kĩ năng : đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài; giọng đọc trang trọng, tha thiết 
 -Kiến thức: Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
 -Thái độ : Giáo dục HS nhớ ơn, kính trọng tổ tiên.
 B/ Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
 C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo. 
 D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra :
- Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới :
1.Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cảnh đẹp đền Hùng nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
-GV Hướng dẫn HS đọc.
-Chia đoạn : 3 đoạn .
Đoạn 1 : Từ đầu đến chình giữa .
-Luyện đọc các tiếng khó: chót vót, uy nghiêm 
Đoạn 2 : Từ Lăng .đến xanh mát .
-Luyện đọc các tiếng khó : vòi vọi, đỡ .
Đoạn 3:Còn lại .
-Luyện đọc các tiếng khó :Mị Nương 
-GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
GV Hướng dẫn HS đọc.
Đoạn 1 :
H:Hãy kể những điều em biết về vua Hùng 
Giải nghĩa từ :Đền Thượng, Nam quốc sơn hà 
Ý 1:Giới thiệu đền Thượng .
Đoạn 2 : - gọi 1 HS đọc 
H:Tìm những từ ngữ miêu ảt cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng .
Giải nghĩa từ :Lăn, phong cảnh 
Ý 2:Cảnh đẹp nơi đền Hùng.
Đoạn 3:
H:Hãy kể tên các truyền thuyết về dựng nước .
Giải nghĩa từ :18 chi vua Hùng .
Ý3 : Miêu tả đền Thượng .
- GV H.dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng 
c/Đọc diễn cảm :
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn :" Lăng của các vua Hùng đồng bằng xanh mát .
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
III – Củng cố , dặn dò :
- Gọi vài em nhắc lại nội dung bài 
*Bài văn ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước qua đó GD các em là những người chủ tương lai phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ đất nước.
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần. sưu tầm ảnh về đền Hùng .
- Chuẩn bị tiết sau Cửa sông .
5/
1/
10/
12/
9/
3/
- HS đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
 - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp .
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
- HS lắng nghe .
-1HS đọc đoạn + câu hỏi 
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ -Cách nay khoảng 4000 năm .
-1HS đọc lướt + câu hỏi .
+ Hải đường đâm bông rực đỏ, cánh bướm dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì, bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là ngã ba Hạc. 
-1HS đọc đoạn + câu hỏi
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thành Gióng, An Dương Vương 
- Vài em nhắc lại
-HS lắng nghe .
-HS đọc từng đoạn nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm 
-HS thi đọc diễn cảm. trước lớp .
-HS nêu 
-HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 25/02/2017
Ngày dạy: 27/02/2017
Tiết 4 : Toán
Tiết 121: Bài kiểm tra số 1
Đề bài tham khảo
Phần 1: ( 6 điểm )
 Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính, ).
 Hãy khoanh vào chữ đạt trước câu trả lời đúng.
Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp.
A. 18% B. 30% C. 40% D. 60%
2. Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu?
A. 10 B. 20 C. 30 D. 40
3. Kết quả của phép tính : là:
A. B. C. D. 
 4 . 67 ha 2 m2 = m2 
A. 672 B. 6702 C. 6720 D. 670002
5. Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn: 
A. 6, 375 ; 7,19 ; 9,01 ; 8,72.
B. 6, 375 ; 8,72 ; 7,19 ; 9,01.
C. 6,375 ; 7,19 ; 8,27 ; 9,01.
D. 6,375 ; 8,27 ; 9,01 ; 7,19.
Phần 2: ( 4 điểm )
 1. Viết tên của mỗi hình vào chỗ chấm: (1điểm)
 2. Giải bài toán : ( 3điểm )
 Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 5,5m, chiều cao 3,8m. Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đều cần có 6m3 không khí thì có thể có nhiều nhất bao nhiêu học sinh học trong phòng đó, biết rằng lớp học chỉ có 1 giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2m3 .
Ngày soạn: 25/02/2017
Ngày dạy: 27/02/2017
Tiết 5 : Đạo đức 
Thực hành giữa học kì II
A/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 9 đến bài 11, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học.
B/ Đồ dùng dạy học : 
	Phiếu học tập cho hoạt động 2
C – Các PP/KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm.
	- Trao đổi theo nhóm nhỏ.
	- Hỏi đáp trước lớp.
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 11
II – Bài mới : 
1) Giới thiệu:
- GV giới thiệu và ghi đề bài
2) Giảng bài mới:
a) Hoạt động1: Làm việc cá nhân
* Bài tập 1: Hãy ghi lại một việc em đã làm thể hiện lòng yêu quê hương.
- GV nhận xét
b) Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
* Bài tập 2: Hãy ghi những hoạt động có liên quan tới trẻ em mà xã (phường) em đã tổ chức. Em đã tham gia những hoạt động nào trong các hoạt động đó?
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận theo nhóm 4.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
c) Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
* Bài tập 3: Em hãy cho biết các mốc thời gian và địa danh sau liên quan đến sự kiện nào của đất nước ta?
 a) Ngày 2 tháng 9 năm 1945
 b) Ngày 7 tháng 5 năm 1954
 c) Ngày 30 tháng 4 năm 1975
 d) Sông Bạch Đằng.
 e) Bến Nhà Rồng.
 f) Cây đa Tân Trào.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung
III – Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần học tập của HS .
- Dặn HS về nhà học bài – Xem và chuẩn bi trước bài tiếp theo.
5/
1/
6/
15/
10/
3/
- 2 HS nêu
- HS nghe và mở SGK
- HS làm bài ra vở nháp.
- HS trình bày trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS có thể trao đổi theo nhóm nhỏ để tìm ra câu trả lời.
- HS xung phong lên trình bày.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ ba ngày 28 tháng 02 năm 2017
Ngày soạn: 25/02/2017
Ngày dạy: 28/02/2017
Tiết 1 : Toán
 Tiết 122: Bảng đơn vị đo thời gian
 A– Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
 B – Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : bảng đơn vị đo thời gian, bảng phụ.
 2 - HS : Vở làm bài.
 C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm đôi.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập. 
 D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nhắc lại một số đơn vị đo thời gian đã học ở lớp 4.
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
1) Giới thiệu bài : Bảng đơn vị đo thời gian
 2) Hoạt động : 
 * HĐ 1 : Hệ thống hóa các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các dơn vị đo.
Bảng đơn vị đo thời gian
- Cho HS viết nháp tên các đơn vị đo thời gian đã học.
- Gọi vài HS đọc kết quả.
- GV nhận xét.
- GV treo bảng phụ, cho HS thảo luận nhóm đôi về thông tin trong bảng.
- Gọi HS nối tiếp nhau trả lời miệng theo các câu hỏi.
- H: Cho biết năm 2000 là năm nhuận thì các năm nhuận tiếp theo là năm nào?
- Hãy nêu đặc điểm của năm nhuận?
- GV hướng dẫn HS nêu được các tháng có 30 ngày, 31 ngày, 28(29) ngày dựa vào 2 nắm tay.
Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian.
- GV treo bảng, mỗi tổ làm 1 nhiệm vụ, thảo luận nhóm đôi.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Y/ c HS nêu cách làm.
- GV : Khi chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).
- Khi chuyển từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn : ta lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).
 * HĐ 2 : Thực hành :
Bài 1:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi vài nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài làm, giải thích cách làm.
Bài 3:
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài và giải thích cách làm.
- Nhận xét, đánh giá.
IV - Củng cố :
- Gọi HS nêu tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các dơn vị đo.
V - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Cộng số đo thời gian. 
1/
5/
1/
12/
16/
3/
2/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- HS nêu. 
- HS nghe .
- HS nghe .
- HS viết ra nháp, đọc kết quả.
 1 thế kỉ = 100 năm
 1 năm = 12 tháng
 1 năm = 365 ngày
 1 năm nhuận = 366 ngày
 Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận
 1 tuần lễ = 7 ngày
 1 ngày = 24 giờ
 1 giờ = 60 phút
 1 phút = 60 giây
- 2004; 2008; 2012; 
- Số chỉ năm nhuận là số chia hết cho 4.
- HS thực hành theo y/c để tìm các tháng có số ngày phù hợp.
- HS từng nhóm làm việc
- Các nhóm nêu kết quả và cách làm.
- Lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày.
- HS làm bài.
- HS đọc bài làm.
- HS làm bài.
- 1 HS lên bảng giải, dưới lớp làm vào vở.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 25/02/2017
Ngày dạy: 28/02/2017
Tiết 2 : Luyện từ và câu 
Liên kết các câu trong bài bằng cách 
lặp từ ngữ 
 A/ Mục tiêu :
	-Kiến thức : HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ .
	-Kĩ năng : Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu .
-Thái độ : Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .
 B/ Đồ dùng dạy học :
	- Bảng phụ ghi câu văn ở bài tập 1 -Phần nhận xét .
	- Bút dạ + 2tờ giấy khổ to chép các đoạn văn + băng dính .
 C – Các PP/KT dạy học:
	- Thảo luận nhóm.
	- Lập sơ đồ tư duy.
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Luyện tập/Thực hành.
 D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Ổn định tổ chức : 
II – Kiểm tra bài cũ :
-Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài. .
III – Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta cùng học cách thức liên kết các câu với nhau trong một đoạn văn, bài văn .
2. Hình thành khái niệm :
a/ Phần nhận xét :
Baì tâp 1 :
GV Hướng dẫn HS làm BT1 .
-Nhận xét, chốt ý đúng: Trong câu in nghiêng, từ Đền được lặp lại từ đền ở câu trước .
Bài tâp 2 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT.
-GV nhận xét, chốt ý đúng .
Bài tập 3 : 
-GV Hướng dẫn HS làm BT3 .
-Nhận xét và chốt ý: Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về nội dung giữa hai câu trên .
b/ Phần ghi nhớ :
GV nhận xét, ghi bảng .
3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT1 :
- GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, cho 2 HS lên bảng làm bài; chốt ý :
a/ từ Trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu .
b/ Cụm từ anh chiến sĩ, nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu .
Bài 2 :
-GV Hướng dẫn HS làm BT2.
-Gv phát bút dạ, giấy cho HS làm bài .
-GV nhận xét, ghi điểm.
IV – Củng cố , dặn dò :
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài .
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục rèn cách liên kết câu. 
1/
3/
1/
15/
2/
15/
3/
- Lớp hát TT
-2 HS làm BT1,2 tiết trước .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
-1HS đọc, nêu yêu cầu cả bài tập; suy nghĩ và trả lời .
-Lớp nhận xét .
-1HS đọc, nêu yêu cầu cả bài tập; suy nghĩ và trả lời .
+Nếu thay từ thì nội dung 2 câu không ăn nhập với nhau .
-Lớp nhận xét .
-1HS đọc, nêu yêu cầu cả bài tập; suy nghĩ và trả lời .
- 2H đọc ghi nhớ .
-2HS nhắc lại ghi nhớ mà không nhìn sách, nêu ví dụ minh hoạ .
- 2HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của Bt1 -mỗi em 1 đoạn văn .
- HS làm bài theo cặp và ghi vào vở nháp .
-Phát biểu ý kiến, lớp bổ sung .
- HS nêu yêu cầu của bài tập 2. Lớp đọc thầm từng câu, từng đoạn, suy nghĩ và làm bài theo cặp .
- Phát biểu ý kiến .
- HS nêu ý bài .
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 25/02/2017
Ngày dạy: 28/02/2017
Tiết 3 : Chính tả (Nghe – viết)
Ai là thủy tổ loài người
 A/ Mục đích yêu cầu :
- Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người.
- Ôn cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài, làm đúng các bài tập.
 B/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
 C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Thảo luận nhóm.
	- Luyện tập/Thực hành.
 D/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I – Kiểm tra bài cũ : GV đọc câu đố; 2 HS lên bảng viết lời giải đố.
II – Bài mới : 
1) Giới thiệu bài :Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ viết chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người, ôn lại cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài .
2) Hướng dẫn HS nghe – viết :
- GV đọc bài chính tả “Ai là thuỷ tổ loài người”
-Hỏi : Bài chính tả nói điều gì ? 
- GV đọc bài chính tả 1 lần trước khi viết .
- Hướng dẫn HS viết đúng những từ mà HS dễ viết sai 
Chúa Trời, A - đam, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra - hama, Sác - lơ, Đác - uyn, XIX .
-GV đọc bài cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
3) Chấm chữa bài : 
+ GV chọn chấm một số bài của HS.
+ Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm.
- GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
4) Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :
-1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 2 .
-Cho HS đọc chú giải.
-GV cho HS đọc thầm bài: Dân chơi đồ cổ à làm bài
-Cho HS trình bày miệng kết quả .
-GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng các tên riêng . 
-GV treo bảng phụ viết sẵn viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nướv ngoài .
-GV cho HS đọc thầm mẫu chuyện: Dân chơi đồ cổ và nêu tính cách của anh mê đồ cổ đó.
III – Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt .
-Dặn ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa nước ngoài .
-Chuẩn bị tiết sau Nghe – viết : “Lịch sử ngày Quốc tế lao động”
03/
01/
22/
3/
9/
02/
- 02 HS lên bảng viết lời giải đố.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
+ Truyền thuyết của 1 số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
-HS lắng nghe.
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
- HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-HS nêu yêu cầu nội dung bài.
-HS đọc chú giải.
-HS đọc thầm và dùng bút chì gạch chân các từ ...
-HS trình bày miệng kết quả.
-HS lắng nghe và nhận xét .
-HS theo dõi trên bảng phụ và 2 HS nhắc lại.
-HS nêu suy nghĩ của mình về nhân vật mê đồ cổ.
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 25/02/2017
Ngày dạy: 28/02/2017
Tiết 4 : Khoa học
Ôn tập :Vật chất và năng lượng. (tiết 1)
 (Tích hợp GD-BVMT mức độ:Bộ phận)
 A – Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
 - Các kiến thức phân Vật chất trong năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
 - Những kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
 - Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên & có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
 B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : - Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công):
 + pin, bóng đèn, dây dẫn, 
 + Một cái chuông nhỏ (Hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
 - Hình trang 101, 102 SGK. 
 2 – HS : SGK.
 C – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Kiểm tra bài cũ : “An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện”.
 + Nêu biện pháp phòng tránh bị điện giật .
 +Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm điện?
 - Nhận xét kết quả KTBC
II – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Ôn tập: Vật chất và năng lượng”.
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?”
 *Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
 *Cách tiến hành:
 Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
-GV tham khảo cách tổ chức cho HS chơi ở bài 8 để phổ biến cách chơi và tổ chức cho HS chơi
Bước 2: Tiến hành chơi.
 - GV tuyên dương những em thắng cuộc.
b) HĐ 2 : Quan sát và trả lời câu hỏi.
 *Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năg lượng.
 *Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK: Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động ?
(GV vận dụng Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, biết sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng sẵn có, góp phần vào việc bảo vệ môi trường).
III – Củng cố : 
- GV nhắc lại nội dung bài.
IV – Nhận xét – dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau: “Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”.
4/
1/
15/
15/
3/
1/
- HS trả lời.
- HS nghe .
- HS nghe.
- HS theo dõi .
- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi như trang 100, 101 SGK. Tất cả nghe và viết câu trả lời. Em nào viết nhiều nhất là thắng cuộc.
- Năng lượng cơ bắp của người.
- Năng lượng chất đốt từ xăng.
- Năng lượng gió.
- Năng lượng nước.
- Năng lượng chất đốt từ than đá.
- Năng lượng mặt trời.
- Vài em nêu nội dung như SGK.
- HS nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ tư ngày 01 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn: 27/02/2017
Ngày dạy: 01/03/2017
 Tiết 1 : Toán 
 Tiết 123: Cộng số đo thời gian 	
A– Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Biết cách thực hiện cộng số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
B – Đồ dùng dạy học :	
 1 - GV : Bảng phụ, giấy khổ to.
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập. 
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 hS nêu tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các đơn vị đó.
 - Nhận xét, sửa chữa .
II - Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : Cộng số đo thời gian.
 2) Hoạt động : 
 * HĐ 1 : Hình thành kĩ năng cộng số đo thời gian
Ví dụ 1:
- GV nêu bài toán (SGK ).
- Bài toán yêu cầu gì?
- Hãy nêu phép tính tương ứng.
- GV viết bảng phép tính.
- Cho HS thảo luận cách đặt tính.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt phép tính, HS dưới lớp làm ra nháp.
- Gọi HS nêu cách đặt tính.
- GV nhận xét và kết luận 
- Cho HS thực hiện phép tính và nêu cách tính.
- GV kết luận như SGK
 Ví dụ 2:
- GV nêu bài toán (SGK ).
- Gọi HS nêu phép tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
- Gọi HS trình bày cách tính.
- Nhận xét gì về số đo của đơn vị bé hơn?
- Giới thiệu: Khi số đo lớn hơn ta nên chuyển sang đơn vị lớn hơn.
- 83 giây = ? phút ? giây.
- GV viết bảng như SGK, đưa kết quả cuối cùng.
- Gọi 2 HS nhắc lại cách làm.: 
 * HĐ 2 : Thực hành :
Bài 1: a)
- Gọi 4 HS lên bảng, mỗi HS thực hiện 2 phép tính.
- Tương tự phần b).
- HS nhận xét.
- GV đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài, tóm tắt.
- Gọi 1HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm bài vào vở.
III - Củng cố :
- Gọi 1HS nêu cách đặt tính cộng số đo thời gian.
IV - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm hoàn thiện lại các bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Trừ số đo thời gian.
5/
1/
12/
17/
3/
2/
- 2HS nêu. 
- HS nghe .
- HS nghe .
Tính thời gian đi hết quãng đường từ HN đến Vinh.
3 giờ15 phút + 2 giờ 35phút = ?
- Tiến hành thảo luận.
- HS đặt tính: 
+
 3 giờ 15 phút
 2 giờ 35 phút 
 5 giờ 50phút
- HS dựa vào phép tính, nêu.
- Lắng nghe.
- Cộng từ phải sang trái. Cộng các số đo ở cùng đơn vị với nhau và viết kèm đơn vị đo.
- Theo dõi SGK .
22phút58giây+23phút25giây=?
+
- 22 phút 58 giây
 23 phút 25 giây
 45 phút 83 giây
- Số đo lớn hơn hệ số giữa 2 đơn vị ( 83 > 60 ).
- HS nghe.
- 83 giây = 1 phút 23 giây.
- 2 HS nhắc lại.
- HS tính ở bảng.
- Cả lớp làm vào vở để nhận xét sữa sai.
- Chú ý theo dõi.
- Vài em đọc đề bài.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
- HS nêu lại cách cộng, trừ số đo thời gian.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 27/02/2017
Ngày dạy: 01/03/2017
Tiết 2 : Tập đọc
Cửa sông
(Phương thức tích hợp GD-BVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài)
 A/ Mục tiêu :
 -Kĩ năng : đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ; giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm.
 -Kiến thức :
 + Hiểu các từ khó trong bài .
 + Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn .
 + HS học thuộc lòng bài thơ .
 -Thái độ : Giáo dục HS yêu quý tình cảm thuỷ chung .
 B/ Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
 C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Động não /Tự bộc lộ.
	- Đọc sáng tạo. 
 D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
I – Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra 2HS .
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
II – Bài mới :
1.Giới thiệu bài :Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu các cảnh đẹp ở một cửa sông.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài :
a/ Luyện đọc :
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- Chú ý đọc đúng : then khoá, cần mẫn, nước lợ, nông sâu . .
- GV đọc mẫu toàn bài .
b/ Tìm hiểu bài :
-GV H.dẫn HS tìm hiểu từng khổ thơ.
Khổ1 :
H:Trong khổ 1, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay? 
* Giải nghĩa từ :then khoá 
Toàn bài: 
H:Theo bài thơ, cửa sông đặc biệt như thế nào ? 
Giải nghĩa từ :phù sa, biển rộng, đất liền 
Khổ cuối :
H:Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn ? 
Giải nghĩa từ : cội nguồn .
“Dựa vào đó GV giáo dục HS biết yêu quý thiên nhiên, biết bảo vệ và giữ gìn sạch sẽ các dòng sông ở địa phương góp phần bảo vệ môi trường nước”.
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng . 
c/ Đọc diễn cảm :
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm các khổ thơ 4 và 5 .
- Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm .
- HS đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
III – Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần học tập của HS .
- Dặn HS về nhà học bài – Xem và chuẩn bi trước bài tiếp theo.
4/
1/
10/
12/
10/
3/
- HS đọc lại bài Phong cảnh đền Hùng, trả lời các câu hỏi .
- Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
-1HS đọc toàn bài .
-HS đọc thành tiếng nối tiếp nhau 6 khổ thơ .
- Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
- HS lắng nghe .
-1HS đọc khổ 1 + câu hỏi 
-Là cửa nhưng không then khoá .
Đặc biệt: là cửa như mọi cửa nhưng rất thân quen .
- 1HS đọc lướt + câu hỏi .
- Nơi dòng sông gửi lại phù sa để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển , 
-1HS đọc đoạn + câu hỏi
-Sông không quên cội nguồn .
- HS nêu: Ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn .
-HS lắng nghe .
-HS đọc từng khổ nối tiếp .
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp .
-HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm .
- HS thi đọc diễn cảm .trước lớp .
- HS đọc thuộc .
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 27/02/2017
Ngày dạy: 01/03/2017
Tiết 3 : Lịch sử
Sấm sét đêm giao thừa
A – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Vào dịp Tết Mậu Thân (1968), quân & dân miền Nam tổng tiến công & nổi dậy, 
 trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn .
 - Cuộc Tổng tiến công & nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại, tạo thế thắng lợi cho quân dân ta.
B – Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Ảnh tư liệu cuộc Tổng tiến công & nổi dậy Tết Mậu Thân (1968)
(Nếu có)
 2 – HS : SGK .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Quan sát và thảo luận.
	- Kể chuyện sáng tạo.
	- Động não.
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II–Kiểm tra bài cũ :“Đường Trường Sơn”
 + Mục đích ta mở đường Trường Sơn ?
 + Nêu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước ?
- GV nhận xét chung kết quả kiểm tra bài.
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : “Sấm sét đêm giao thừa”
 2 – Hoạt động : 
 a) HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
 - GV kể kết hợp giải nghĩa từ khó.
 - Gọi 1 HS kể lại.
 b) HĐ 2 : Làm việc theo nhóm .
+ N.1 : Tết Mậu Thân năm 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ?
+ N.2: Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968 ?
+ N.3: Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta?
 c) HĐ 3 : Làm việc cả lớp .
- Cho HS thảo luận về thời điểm, cách đánh, tinh thần của quân & dân ta từ đó rút ra nhận định ?
IV – Củng cố : 
+ Xuân 1968, ở miền Nam xảy ra sự kiện lịch sử nào ?
 + Nêu ý nghĩa của sự kiện lịch sử xuân Mậu Thân (1968) 
V – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau: “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”
1/
4/
1/
5/
8/
12/
3/
1/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- HS trả lời .
- HS nghe .
 - 1 HS kể lại.
- N.1: Quân & dân miền Nam đã tổng tiến công & nổi dậy .
- N.2 : HS dựa vào SGK để thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Toà đại sứ Mĩ .
- N.3: Tấn công địch trrên khắp miền Nam, khiến cho Mĩ, Nguỵ kinh hoàng. Chứng tỏ sức mạnh & thế tiến công liên tục của cách mạng miền Nam.
- HS thảo luận & trả lời :
+ Ta tiến công địch khắp miền Nam, làm cho địch hoang mang, lo sợ.
+ Sự kiện này tạo ra bước ngoặc, cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- HS trả lời .
- HS lắng nghe .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Ngày soạn: 27/02/2017
Ngày dạy: 01/03/2017
Tiết 4 : Tập làm văn
Tả đồ vật 
 ( Kiểm tra viết 1 tiết )
A / Mục đích yêu cầu :
 HS biết viết được 1bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc . 
B / Đồ dùng dạy học: Bảng phụ và một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung đề văn .
C – Các PP/KT dạy học:
	- Hỏi đáp trước lớp.
	- Viết tích cực.
	- Rèn luyện theo mẫu. 
D / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
I – Kiểm tra bài cũ :
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
II – Bài mới : 
1/Giới thiệu bài :Trong tiết học TLV trước, các em đã ôn và luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật theo 1 trong 5 đề đã cho; đã trình bày miệng bài văn theo dàn ý đó. Trong tiết hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã được thành lập thành 1 bài viết hoàn chỉnh . 
2 / Hướng dẫn làm bài :
+ GV đọc 5 đề trong SGK.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn 3 đề bài trong SGK.
- Cho HS hiểu yêu cầu của các đề bài .
- GV cho HS đọc kĩ 05 đề bài và chọn đề 1 trong 5 đề bài đó . 
-Cho HS nối tiếp nhau nói đề bài mình chọn.
-GV cho HS đọc lại dàn ý mình đã lập .
3 / Học sinh làm bài :
- GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV, chú ý cách viết tên riêng, cách dùng từ đặt câu .
- GV cho HS làm bài .
- GV thu bài làm HS .
III – Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết kiểm tra .
- Về nhà xem trước nội dung tiết TLV tiếp theo .
1/
01/
06/
30/
02/
- Trình bày lên bàn giấy làm bài kiểm tra.
-HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm nội dung 5 đề SGK.
-HS đọc kỹ các đề trong bảng phụ và chọn đề.
- HS chọn lựa đề bài để viết .
- HS lần lượt phát biểu .
-HS xem lại dàn ý đã chuẩn bị trước.
- HS chú ý .
- HS làm việc cá nhân 
- HS nộp bài kiểm tra .
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.
Thứ năm ngày 02 tháng 03 năm 2017
Ngày soạn: 28/02/2017
Ngày dạy: 02/03/2017
 Tiết 1: Toán
 Tiết 123: Trừ số đo thời gian 
A– Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Biết cách thực hiện trừ số đo thời gian.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
B – Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : Bảng phụ, giấy khổ to.
 2 - HS : Vở làm bài.
C – Các PP/KT dạy học:
	- Làm việc theo nhóm.
	- Động não.
	- Rèn luyện theo mẫu.
	- Thực hành luyện tập. 
D – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
TL
Hoạt động học sinh
I – Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, cho lớp hát tập thể.
II - Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 hS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm ra nháp.
Bài 1:
1 ngày = ..giờ; 1 giờ = phút
1 năm = tháng; 1 phút = .giây.
Bài 2: Đặt tính rồi tính;
8 năm 9 tháng + 6 năm 7 tháng =?
 - Nhận xét, sửa chữa .
III - Bài mới : 
 1) Giới thiệu bài : Trừ số đo thời gian.
 2) Hoạt động : 
 * HĐ 1 : Hình thành kĩ năng trừ số đo thời gian
Ví dụ 1:
- GV nêu bài toán (SGK ).
- Gọi 1HS nêu phép tính của bài toán.
- Gọi 1 HS lên bảng đặt phép tính, HS dưới lớp làm ra nháp.
- GV nhận xét và kết luận 
- Gọi HS nêu cách đặt tính và cách tính.
- Ví dụ 2:
- GV nêu bài toán (SGK ).
- Gọi HS nêu phép tính.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tín và tính.
- Gọi HS trình bày cách tính.
- Gọi HS nêu cách tính.
- GV kết kuận: Trong tường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép tính trừ như bình thường.
- Gọi 2 HS nhắc lại cách làm. 
 * HĐ 2 : Thực hành :
Bài 1: 
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét.
- GV đánh giá.
Bài 2:
- Gọi 3HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào vở.
IV - Củng cố :
- Gọi 1HS nêu cách đặt tính trừ số đo thời gian và các bước thực hiện.
V - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Luyện tập .
1/
5/
1/
12/
16/
3/
2/
- Lớp trưởng BC sĩ số và bắt bài hát
- 2HS lên bảng tính. HS dưới lớp làm nháp. 
- HS nghe .
- HS nghe .
15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút =?
- HS đặt tính: 
-
 15 giờ 55 phút
 13giờ 10 phút 
 2 giờ 45phút
- Lắng nghe.
- Đặt thẳng cột các số đo đơn vị. Trừ các số đo theo từng loại đơn vị và viết kèm tên đơn vị .
- Theo dõi SGK .
3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây =?
HS thảo luận.
HS trình bày.
HS nêu.
Lắng nghe.
- 2 HS nhắc lại.
- HS tính ở bảng.
- Lớp làm vào vở để nhận xét sữa sai.
- Chú ý để sữa sai
- Tương tự bài 1.
- HS nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2016_2017_vo_ngoc_hon.doc