Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Văn Hùng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954
2. Kĩ năng: Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
3. Thái độ: Yêu nước, tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu.
+ HS: Chuẩn bị bài, tranh ảnh tư liệu.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định(1’):
2. Bài cũ (5’): Ôn tập.
** Gọi 3 HS lên trả bài cũ
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới(30’):
a. GTB(1’) : “Nước nhà bị chia cắt”
b. Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1(10’): Học sinh nắm tình hình đất nước.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ?
- Giáo viên nhận xét và chốt ý: sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta bị chia cắt với vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời.
Hoạt động 2(18’):
Biết nguyên nhân, nguyện vong của nhân dân lại không được thực hiện.
-Yêu cầu HS đọc SGK , trả lời cá nhân:
** Nêu nguyện vọng chính đáng của nhân dân?
** Nguyện vọng đó có được thực hiện không?
* Vì sao?
*Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mỹ - Diệm như thế nào?
- Giáo viên nhận xét - chốt: Mỹ_Diệm ra sức phá hoại Hiệp định bằng hành động dã man làm cho máu của đồng bào miền Nam ngày ngày vẫn chãy. Trước tình hình đó, con đường duy nhất của nhân dân ta là đứng lên cầm súng đánh giặc.
* Nếu không cầm súng đánh giặc thì nhân dân và đất nước sẽ ra sao?
** Cầm súng đứng lên chống giặc thì điều gì sẽ xảy ra?
** Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì?
Giáo viên nhận xét + chốt.
4 Củng cố(4’)
* Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mỹ -Ngụy đối với đồng bào miền Nam.
* Tại sao gợi sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt?
- Thi đua nêu câu ca dao, bài hát về sông Bến Hải, cầu Hiền Lương.
- GDHS lòng tự hoà dân tộc, ý thức xây dựng đất nước.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương.
LICH BÁO GIẢNG TUẦN 21 (Từ ngày 25/01 -> 29/01/2016) NGÀY MÔN TIẾT BÀI DẠY Đ/ CHỈNH T/HỢP HAI 25/01 Chào cờ Tập đọc Toán Lịch sử Đạo đức 21 41 101 21 21 Chào cờ Tuần 21 Trí dũng song toàn Luyện tập về tính diện tích Nước nhà bị chia cắt Uỷ ban nhân dân xã, phường em (T1) Làm BT1(T) - Bỏ bài tập 4.(Đ) KNS(T) BA 26/01 LTVC Toán Khoa học Kĩ thuật Thể dục 41 102 41 21 41 Mở rộng vốn từ: công dân Luyện tập về tính diện tích (TT) Năng lượng mặt trời Vệ sinh phòng bệnh cho gà Tung và bắt bóng, nhảy dây, bật cao... Làm bt 1(T) TƯ 27/01 Tập đọc Chính tả Toán Địa lí Âm nhạc 42 21 103 21 21 Tiếng rao đêm Trí dũng song toàn Luyện tập chung Các nước láng giềng của Việt Nam Học hát bài Tre ngà bên lăng Bác Làm bt 1 và 3(T) NĂM 28/01 TLV Toán Khoa học Kể chuyện Thể dục 41 104 42 21 42 Lập chương trình hoạt động Hình hộp chữ nhật - Hình lập phương Sử dụng năng lượng của chất đốt Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Tung và bắt bóng, nhảy dây, bật cao... Làm bt1;3(T) KC đã nghe... KNS, MT, BĐ(KH) SÁU 29/01 TLV Toán LTVC Mĩ thuật Sinh hoạt 42 105 42 21 21 Trả bài văn tả người Diện tích XQ, diện tích TP của HHCN Nồi các vế câu ghép bằng quan hệ từ Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự chọn. Sơ kết tuần 21 Làm bt1(T)- Làm bt 3,4 phần LT(LTVC) KÍ DUYỆT CỦA BGH KÍ DUYỆT CỦA TỔ KHỐI Thứ hai ngày 25 tháng 01 năm 2016 Tiết 2 TẬP ĐỌC TRÍ DŨNG SONG TOÀN I, Mục tiêu: - Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật. - Kiến thức: Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. - Thái độ: Có tinh thần yêu nước, học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp. II. Chuẩn bị. GV: Tranh minh hoạ SGK phóng to HS: Xem trước bài ở nhà. III. Hoạt động dạy và học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1 .Ổn định (1’) KTSS, sinh hoạt đầu giờ. 2.Bài cũ: (5’) “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng” ** Gọi 3 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi bài. GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới(30’): a. GTB: (1’) Giới thiệu bài và ghi tựa bài. b, Các hoạt động dạy học(29’) : Hoạt động 1: (10’) Luyện đọc. * Gọi 1em đọc toàn bài. -Hướng dẫn cách đọc. * Cho HS chia đoạn. ** Luyện đọc nối tiếp lần 1, phát âm từ sai. * Cho hs đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ. - Cho hs đọc theo cặp. - Cho hs thi đọc trước lớp. GV đọc mẫu. Hoạt động 2(12’) Tìm hiểu bài. -Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời : ** Câu hỏi 1(SGK TV5 T2 trang 26) ** Câu hỏi 2(SGK TV5 T2 trang 26) + Câu hỏi 3(SGK TV5 T2 trang 26) ( Tổ chức cho HS trao đổi theo bàn để trả lời ) * Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? Thảo luận theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi số 4(SGK) * Nội dung của bài là gì? - Nhận xét, ghi bảng( như ở mục tiêu) Hoạt động 3: (7’) Luyện đọc diễn cảm. -Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 1và 2 -Hướng dẫn HS đọc theo vai GV nhận xét. 4.Củng cố (4’) * Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài - GDHS ý thức học tập tốt góp phần xây dựng đất nước. - Về nhà đọc bài và chuẩn bị bài: Tiếng rao đêm. - Nhận xét tiết học, tuyên dương. 5. Dăn dò: (1’) - Về nhà xem lại bài, học bài, làm bài. - Báo cáo, hát. -3 em lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi. -HS dưới lớp nhận xét Lắng nghe và nhắc tựa - 1 em đọc bài, lớp theo dõi. + Chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: Mùa đông năm ra lẽ Đoạn 2: Tiếp theo để đền mạng Liễu Thăng Đoạn 3:Lần khác sai người ám hại ông Đoạn 4: Phần còn lại. -HS luyện đọc nối tiếp lần 1, sửa sai. - Hs đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ khó. -HS luyện đọc theo cặp -4 em đọc bài trước lớp`. -Nghe Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời Vua Minh đã biết mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. +Đại thần nhà Minh ra vế đối +Mua Minh mắc mưu Giang Văn Minh phải bỏ lệ giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông .Nay thấy Giang Văn Minh không những không ..Thảo luận và trình bày. +Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừu bất khuất giữa triều đình nhà Minh ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết dám đối lại mội vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. -HS trả lời Nội dung: Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. - Nêu... -Hs luyện đọc theo nhóm bàn -Hs thi đọc trước lớp. - Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn đọc hay. - 3 em nhắc lại. - Nghe và thực hiện. Tiết 3 TOÁN LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Thực hành tính diện tích của các hình đã học. 2. Kĩ năng: Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. 3. Thái độ: Có đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học và lòng say mê học toán. II.Chuẩn bị: GV: Các hình minh hoạ trong SGK HS: Xem trước bài ở nhà. III. Hoạt động dạy và học. THẦY TRÒ 1.Ổn định:(1’) 2 Bài cũ:(5’) * Gọi 2em lên bảng sửa bài ở vở BT. -Thu chấm 1 số bài khác. - GV nhận xét, tuyên dương. 3.Bài mới: 3.1 GTB và ghi tựa bài :(1’) “Luyện tập về tính diện tích” 3.2 Hướng dẫn tìm hiểu ví dụ.(12’) -GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán lên bảng.Yêu cầu thảo luận theo nhóm bàn để tìm cách tính DT của mảnh đất. * Yêu cầu 2 em len bảng làm bài theo 2 cách, cả lớp tự chọn 2 cách trên và làm vàobảng con. - GDHS làm toán cẩn thận, chính xác. -Goi HS nhận xét bài làm trên bảng. * Vậy để tính diện tích của một hình phức tạp chúng ta nên làm như thế nào? 3.1 Luyện tập :(16’) Bài 1: -Yêu cầu đọc đề và tìm cách tính DT GV nhận xét, tuyên dương. *Bài 2 : -Yêu cầu HS quan sát hình vẽ , tìm cách chia các hình , sau đó tự làm bài 4.Củng cố:(5’) * Cho hs nhắc lại kiến thức luyện tập. -Về nhà làm bài ở vở BT .Chuẩn bị bài sau: Luyện tập về tính DT. -Nhận xét tiết học, tuyên dương. 5. Dăn dò: (1’) - Về nhà xem lại bài, học bài, làm bài. - Chuyển tiết. -2 em lên sửa bài -HS dưới lớp nhận xét -HS nhắc lại HS thảo luận và nêu. Cách 1: Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật, trong đó có hai hình chữ nhật bằng nhau rồi tính DT của từng hình .Sau đó cộng các kết quả với nhau. Cách 2: Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và 2 hình vuông bằng nhau rồi tính DT của từng hình .Sau đó cộng kết quả với nhau. - 2 em lên bảng, lớp bảng con. Cách 1; Bài giải Độ dài cạnh AC là: 20 + 40,1 +2 = 80,1(m) DT của hình chữ nhật ABCD là: 20 x 80,1 = 1602(m2) DT của hình chữ nhật MNPQ và hình chữ nhật EGHK là 25 x 40,1 x 2 =2005 (m2) DT của mảnh đất là: 1602 + 2005 = 3607(m2) Đáp số: 3607 m2 Cách 2: Độ dài cạnh BG là 25 + 20 + 25 = 70 (m2) DT hình chữ nhật NPGH là: x 40,1 =2807(m2) DT của 2 hình vuông APEQ và CDKM là: 20 x 20 x2 = 800(m2) DT của mảnh đất là: 2807 + 800 = 3607(m2) Đáp số:3607m2 - Lớp nhận xét, sửa sai. + Chúng ta tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như HCN, hình vuông để tính. -Vài HS nêu. -HS tự làm bài. Bài giải Độ dài cạnh AB là: 3,5 + 4,2 +3,5 = 22,2 (m) DT của hình chữ nhật ABCD là: 11,2 x 3,4 = 39,2 (m2) DT hình chữ nhật MNPQ là: 6,5 x 4,2 = 27,3 (m2) DT của mảnh đất là: 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2) Đáp số :66,5m2 HS làm bài Bài giải Diện tích của hình chữ nhật bao phủ khu đất: 141 x 80 = 11280 (m2) Diện tích 2 hình chữ nhật nằm ngoài khu đất 40,5 x 50 x 2 = 4050 (m2) Diện tích khu đất đó là : 11280 – 4050 = 7230 (m2) Đáp số : 7230 m2 - 2 em nhắc lại. - Nghe và làm theo. Tiết 4 LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 2. Kĩ năng: Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ. 3. Thái độ: Yêu nước, tự hào dân tộc. II. Chuẩn bị: + GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh tư liệu. + HS: Chuẩn bị bài, tranh ảnh tư liệu. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định(1’): 2. Bài cũ (5’): Ôn tập. ** Gọi 3 HS lên trả bài cũ - GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới(30’): a. GTB(1’) : “Nước nhà bị chia cắt” b. Phát triển các hoạt động : Hoạt động 1(10’): Học sinh nắm tình hình đất nước. GV nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Hãy nêu các điều khoản chính của Hiệp định Giơ-ne-vơ? - Giáo viên nhận xét và chốt ý: sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ, đất nước ta bị chia cắt với vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời. v Hoạt động 2(18’): Biết nguyên nhân, nguyện vong của nhân dân lại không được thực hiện. -Yêu cầu HS đọc SGK , trả lời cá nhân: ** Nêu nguyện vọng chính đáng của nhân dân? ** Nguyện vọng đó có được thực hiện không? * Vì sao? *Âm mưu phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ của Mỹ - Diệm như thế nào? Giáo viên nhận xét - chốt: Mỹ_Diệm ra sức phá hoại Hiệp định bằng hành động dã man làm cho máu của đồng bào miền Nam ngày ngày vẫn chãy. Trước tình hình đó, con đường duy nhất của nhân dân ta là đứng lên cầm súng đánh giặc. * Nếu không cầm súng đánh giặc thì nhân dân và đất nước sẽ ra sao? ** Cầm súng đứng lên chống giặc thì điều gì sẽ xảy ra? ** Sự lựa chọn của nhân dân ta thể hiện điều gì? ® Giáo viên nhận xét + chốt. 4 Củng cố(4’) * Hãy nêu những dẫn chứng tội ác của Mỹ -Ngụy đối với đồng bào miền Nam. * Tại sao gợi sông Bến Hải, cầu Hiền Lương là giới tuyến của nỗi đau chia cắt? Thi đua nêu câu ca dao, bài hát về sông Bến Hải, cầu Hiền Lương. GDHS lòng tự hoà dân tộc, ý thức xây dựng đất nước. Nhận xét tiết học, tuyên dương. 5. Dặn dò(1’): Về nhà học bài Chuẩn bị: “Bến Tre Đồng Khởi”. - Chuyển tiết. -3 em lên bảng trả lời .HS khác nhận xét. -HS nhắc lại -Học sinh thảo luận nhóm đôi , trả lời : +Nội dung chính của Hiệp định: Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương. Quy định vĩ tuyến 17 (Sông Bến hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp rút khỏi miền Bắc, chuyển vào Nam. Trong 2 năm, quân Pháp phải rút khỏi Việt Nam. Đến tháng 7/ 1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước. - Nghe, nhớ. -HS đọc SGK trả lời: +Sau 2 năm, đất nước sẽ thống nhất, gia đình sẽ sum họp. +Không thực hiện được. + Vì đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ. +Mỹ dần thay chân Pháp xâm lược miền Nam, đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, lập ra chính phủ thân Mỹ, tiêu diệt lực lượng cách mạng. - Nghe. + Đất nước sẽ rơi vào tay giặc và nhân dân sẽ chịu nỗi đau chia cắt + Chiến tranh + Quyết tâm giành độc lập dân tộc Học sinh nêu. Học sinh nêu. - 2 dãy thi đua. - Nghe. - Nghe và làm theo. Tiết 5 ĐẠO ĐỨC UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG, XÃ (T1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Bước đầu biết vai trị quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng. 2. Kĩ năng: Kể được một số cơng việc của Ủy ban nhân dân xã (phường). 3. Thái độ: Học sinh có thái độ tôn trọng chính quyền cơ sở. II. Chuẩn bị: GV: SGK Đạo đức 5 HS: SGK Đạo đức 5 III. Các hoạt động: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Ổn định(1’) 2. Bài cũ(4’): Em đã và sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp? GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới(30’): 3.1 GTB (1’) : “Uỷ ban nhân dân phường, xã “(Tiết 1). 3.2 Các hoạt động (29’): *Hoạt động 1(15’): Biết một số công việc của UBND xã(phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã(phường) Cho hs đọc chuyện, nêu câu hỏi yêu cầu hs thảo luận nhóm bàn. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì? UBND phường làm các công việc gì? ® Kết luận: UBND phường, xã giải quyết rất nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Ghi nhớ (SGK) v Hoạt động 2(7’): Học sinh làm bài tập 2/ SGK. Giao nhiệm vụ cho học sinh. ® Kết luận: UBND phường, xã làm các việc sau: Làm giấy khai sinh. Xác nhận đăng kí kết hôn. Xác nhân đăng kí nghĩa vụ quân sự. Làm giấy chứng tử. Đơn xin đi làm. Chứng nhận các giấy tờ khác theo chức năng. v Hoạt động 3(7’) Biết một số việc làm của UBND xã (phường). Giao nhiệm vụ cho từng nhóm. ® Kết luận: Cần phải đăng kí tạm trú để giúp chính quyền quản lí nhân khẩu. Em nên giúp mẹ treo cờ. Nhắc nhở bạn không được làm như vậy 4 Tổng kết (4’): * Cho hs đọc ghi nhớ. GDHS ý thức trách nhiệm đối với UBND phường (xã). Nhận xét tiết học, tuyên dương. 5. Dăn dò: (1’) - Về nhà xem lại bài, học bài, làm bài. Chuẩn bị: Tiết 2 - Chuyển tiết. Học sinh trả lời. Học sinh lắng nghe nhận xét. Học sinh đọc truyện. Thảo luận nhóm.bàn Đại diện nhóm trả lời. Nhận xét, bổ sung. Học sinh làm việc cá nhân. Một số học sinh trình bày ý kiến. Làm việc theo nhóm Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày (phân công sắm vai theo cách mà nhóm đã xử lí tình huống). Lớp nhận xét và bổ sung ý kiến. - Đọc ghi nhớ. - Nghe và thực hiện. Thứ ba ngày 26 tháng 01 năm 2016 Tiết 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÔNG DÂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Làm được bài tập 1, 2. 2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3. 3. Thái độ: Học sinh yêu tiếng Việt, có ý thức bảo vệ tổ quốc. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khỏ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh làm bài tập 2. + HS: Xem trước bài ở nhà. III. Các hoạt động: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. On định(1’): 2. Bài cũ(4’): Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. - Đọc ghi nhớ của tiết trước và đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ. ® Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới(30’): a.GTBvà ghi tựa bài(1’): Mở rộng vốn từ Công dân b.Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1 * Yêu cầu học sinh đọc đề bài. Cho học sinh trao đổi theo cặp. Giáo viên phát giấy khổ to cho 2 học sinh làm bài trên giấy. Giáo viên nhân xét kết luân. Bài 2 Yêu cầu cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và làlàm bài cá nhân. Dán 3 tờ phiếu đã kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 gọi 3 học sinh lên bảng, thi đua làm nhanh và đúng bài tập theo tổ. Giáo viên nhận xét, chốt lại Bài 3 GV giới thiệu: câu văn trên là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác và các chiến sĩ thăm đền Hùng. Giáo dục hS nhớ ơn và kính yêu Bác Hồ. - HS làm bài cá nhân .Phát giấy khổ to cho 2 HS 4.Củng cố (4’): ** Công dân là gì? * Em đã làm gì để thực hiện nghĩa vụ công dân nhỏ tuổi? Giáo dục HS ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước .có lòng yêu Tổ quốc Học bài ở nhà.Chuẩn bị bài: “Nối các vế câcâu bằng quan hệ từ” Nhận xét tiết học, tuyên dương. 5. Dăn dò: (1’) - Về nhà xem lại bài, học bài, làm bài. - Chuyển tiết. - 3 đối tượng hs lên bảng, lớp nhận xét. 1 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm. Học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu đề bài. HS làm bài vào vở, 2 HS được phát giấy làm bài xong dán bài trên bảng lớp rồi trình bày kết quả. Ví dụ: Nghĩa vụ công dân Quyền công dân Ý thức công dân Bổn phận công dân Trách nhiệm công dân Công dân gương mẫu. Cả lớp nhận xét. * 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. HS làm bài cá nhân, các em đánh dấu + bằng bút chì vào ô trống tương ứng với nghĩa của từng cụm từ đã cho. - 3 Hs đại diện 3 tổ lên bảng thi đua làm bài tập, em nào làm xong tự trình bày kết quả. Ví dụ: Cụm từ “Điều mà pháp luật được đòi hỏi” ® quyền công dân. “Sự hiểu biết đối với đất nước” ® ý thức công dân. “Việc mà pháp luật đối với người khác” ® nghĩa vụ công dân. Cả lớp nhận xét. * 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập. - 2 em làm vào giay khổ to dán bài lên bảng, cả lớp nhận xét - Học sinh trả lời. - Học sinh nêu. - Nghe và làm theo. Tiết 2 TOÁN LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (Tiếp theo) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng tính diện tích của các hình đã học. 2. Kĩ năng: Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. 3. Thái độ: Có đức tính cẩn thận và lòng say mê môn học. II.Chuẩn bị: GV: Các hình vẽ trong SGK. HS: Xem trước bài. III. Hoạt động dạy vàhọc. GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Ổn định(1’): 2.Bài cũ(4’): ** Gọi 2 em lên làm bài ở vở BT.Chấm 1 số vở của hS ® Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3.Bài mới(30’): a,GTBvà ghi tựa bài(1’). b, Phát triển bài(29’) Tìm hiểu ví dụ (10’). - Gv vẽ hình như SGK (chưa vẽ các nét đứt) Nêu yêu cầu QS và tím cách chia mảnh đất thành các phần hình đơn giản để tính. - GV nhận xét. - HD cách tính DT của mảnh đất có dạng như hình ABCDE. - HD chia hình như SGK * Gọi 1 hs lên bảng lớp, lớp làm bảng con. - GV nhận xét, sửa sai. Luyện tập thực hành; (19’) Bài 1: ** Yêu cầu đọc đề và QS hình trong SGK. Hướng dẫn cách làm. ® Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Bài 2: * Gọi 1 em lên bảng làm ® Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố (4’): - Cho hs nhắc lại nội dung tiết học. 5. Dăn dò: (1’) - Về nhà làm bài ở vở BT chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. - Chuyển tiết. -2 em lên làm bài.cả lớp nx. - HS quan sát và thảo luận theo nhóm bàn để tìm cách chia. Vài em trình bày cách chia hình - 1 em làm bài trên bảng, cả lớp thực hiện vào bảng con. Giải DT hình thang ABCD là: + 30 ) x 22 :2 = 935(m2) DT hình tam giác ADE là: 55 x 27 :2 = 742,5(m2) DThình ABCDE là: 935 + 742,5 = 1677,5(m2) Đáp số: 1677,5m2 * 1 em lên bảng làm, lớp làm vở. Giải Độ dài cạnh BG là: 27 + 63 = 91 (m) DT tam giác BCG là: 91 x 30 : 2 = 1365(m2) DT tam giác AEB là: 84 x 28 : 2 = 1176 (m2) DT hình chữ nhật ADGE là: 84 x 63 = 5292 (m2) DT của hình ABCD là: 1365 + 1176 + 5292 = 7833(m2) Đáp số: 7833 m2 Giải. DT của tam giác ABM là: 24,5 x 20,8 :2 = 254,8(m2) DT của hìn thang BMNC là: 37,4 x ( 20,8 +38 ) :2 = 1099,56(m2) DT của tam giác CND là: 38 x 25,3 :2 = 480,7 (m2) Dt của hình ABCD là: 254,8 +1099,56+480,7 = 1835,06 (m2) Vậy DT của mảnh đất là: 1835,06 m2 - 2 em nhắc lại. - Nghe và làm theo. Tiết 3 KHOA HỌC NĂNG LƯỢNG CỦA MẶT TRỜI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Trình bày về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. 2. Kĩ năng: Kể ra những ứng dụng năng lượng mặt trời của con người. 3. Thái độ: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: GV: + Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (ví dụ: máy tính bỏ túi). + Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời HS: SGK. III. Các hoạt động: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Ổn định(1’): 2. Bài cũ(4’): Kiểm tra câu hỏi bài: Năng lượng. Nêu ví dụ vật cần năng lượng? - Ánh sáng có vai trò như thế nào cho cuộc sống? Nêu ghi nhớ. ® Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới(30’): a. GTB và ghi tựa bài (1’): “Năng lượng của mặt trời”. .b.Phát triển các hoạt động: +Hoạt động 1(16’): Nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. +Cho hs thảo luận nhóm bàn các câu hỏi sau: Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào? Nêu vai trò của năng lượng nặt trời đối với sự sống? Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu? Cho đại diện nhóm trình bày. Kết luận: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc là mặt trời. Nhờ năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối. v Hoạt động 2(12’): HS kể được một số phương tiện, may móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời. Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày. Cho hs quan sát hình ở SGK, kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời. Kể tên những ứng dụng của năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương. GDHS biết sử dụng năng lượng hợp lí để mang lại lợi nhuận tốtt cho gia đình. Kết luận: Năng lượng mặt trời được dùng để chiếu sáng, sưởi ấm, làm khô, đun nấu, phát điện. 4 Củng cố: (4’) - Yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi. +Tại sao nói Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất? +Con người đã sử dụng năng lượng Mặt Trời vào những việc gì? Giáo dục đạo đức cho HS. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Xem lại bài + Học ghi nhớ. 5. Dăn dò: (1’) - Về nhà xem lại bài, học bài, làm bài. Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 1). Chuyển tiết 3 đối tượng HS lên bảng trả lời: * **1 Hs nêu... ** 1 em nêu... * Nêu - 1 em nhắc lại. Hoạt động nhóm, lớp. Thảo luận theo nhóm bàn với các câu hỏicủa GV: Ánh sánh và nhiệt. Học sinh trả lời. Học sinh trả lời. -Các nhóm trình bày, lớp nhận xét bổ sung. - HS kể... Quan sát các hình 2, 3, 4 trang 76/ SGK thảo luận. (Chiếu sáng, phơi khô các đồ vật, lương thực, thực phẩm, làm muối ). Học sinh nêu: phơi điều, mì cà phê, hạt cao su.... - Hs trả lời nhanh. - Nghe và thực hiện. Tiết 4 KĨ THUẬT VỆ SINH PHÒNG BỆNH CHO GÀ I Mục tiêu: + Mục tiêu chung: 1. Kiến thức: Nêu được mục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. 2. Kĩ năng: Biết cách vệ sinh phòng bệnh cho gà. 3. Thái độ: Chăm sóc gà cẩn thận và chu đáo. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh ảnh minh hoạ một số loại thức ăn chủ yếu nuôi gà - HS: xem trước bài. III. Hoạt động dạy và học. Thầy Trò 1.Ổn định.(1’) 2.Bài cũ.(4’) Kiểm tra bài: Chăm sóc gà. ® Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3.Bài mới: GTBvà ghi tựa bài(1’) Hoạt động 1:(7’)Tìm hiểu mục đích ,tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà * Yêu cầu đọc mục 1 SGK và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi: - Kể tên các công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà? - Thế nào là vệ sinh phòng bệnh và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh? -Nêu tác dụng, mục đích của vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà? Kết luận: Vệ sinh phòng bệnh nhằm tiêu diệt vi trùng gây bệnh ,làm cho không khí chuồng nuôi trong sạch và giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh Hoạt động 2:(10’) Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà -Yêu câu học sinh làm vào phiếu học tập - Cho một số em trình bày PHT đã hoàn thành Kết luận: Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống; vệ sinh chuồng nuôi; tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà Hoạt động 3:(7’) Đánh giá kết quả học tập Nêu tiêu chí đánh giá Nhận xét đánh giá chung 4.Củng cố:(4’) * Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. -Giáo dục HS ý thức chăm sóc đàn ga và những con vật nuôi trong gia đình. - NX tiết học, tuyên dương. 5. Dăn dò: (1’) - Về nhà xem lại bài, học bài, làm bài. Dặn về học bài và chuẩn bị sau. - Chuyển tiết. - 3 đối tượng HS lên bảng trả lời, HS khác nhận xét. - 1 em đọc to, lớp đọc thầm thảo luận nhóm đôi rồi trình bày. - Làm sạch và giữ vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn uống ,chuồng nuôi;tiêm nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà - HS trả lời câu hỏi theo cách hiểu của các em - Giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh, gà khỏe mạnh. - Trả lời câu hỏi ở phiếu học tập - Trình bày trước lớp - Lớp nhận xét ,bổ sung - Dựa vào tiêu chí tự đánh giá lẫn nhau 2 em nhắc lại. - Nghe và thực hiện. Tiết 5 THỂ DỤC (Gv chuyên) ---------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 27 tháng 01 năm 2016 Tiết 1 TẬP ĐỌC TIẾNG RAO ĐÊM I. Mục tiêu: 1. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổ linh hoạt thể hiện được nội dung truyện; 2. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong truyện, hiểu nội dung truyện: ca ngợi hoạt động xả than cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn. 3. Thái độ: Khâm phục đức tính dũng cảm của anh thanh niên; Giúp đỡ những người xung quanh và làm những việc làm vừa sức; II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh hoạ bài đọc SGK; Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc cho học sinh. + HS: Xem trước bài. III. Các hoạt động: GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Ổn định(1’): 2. Bài cũ(4’): - Đọc và trả lời câu hỏi bài: Trí dũng song toàn. ® Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới(30’): a. GTB và ghi tựa bài: Tiếng rao đêm. b. Phát triển bài(29’) + Luyện đọc (9’). Yêu cầu 1 học sinh đọc bài. - GVHD cách đọc. - Cho hs chia đoạn bài văn. - Cho HS luyện đọc nối tiếp lần 1 kêt hợp phát âm từ sai. - Cho HS luyện đọc nối tiếp lần 2 kêt hợp giải nghĩa từ. - Cho hs luyện đọc theo cặp. - Cho hs thi đọc trước lớp. - Yêu cầu 1 em đọc lại toàn bài. + Tìm hiểu bài (12’). Yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn 1 và 2 của bài rồi trả lời câu hỏi. ** Nhân vật “tôi” nghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào? ** Nghe tiếng rao, nhân vật “tôi” có cảm giác như thế nào? * Em hãy đặt câu với từ buồn não ruột? ** Chuyện gì bất ngờ xảy ra vào lúc nữa đêm? - Đám cháy được miêu tả như thế nào? Giáo viên chốt lại “tôi”, tác giả vào những buổi đêm khuya tĩnh mịch thường nghe tiếng rao đêm của người bán bánh giò, tiếng rao nghe buồn não ruột. Và trong một đêm bất ngờ có đám cháy xảy ra, ngôi nhà bốc lửa khói bụi mịt mù, tiếng kêu cứu thảm thiết và chuyện gì đã xảy ra tiếp theo sau đó, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp - Yêu cầu học sinh đọc đoạn còn lại. ** Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? * Con người và hành động của anh có gì đặđặc biệt? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: Cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả góp phần làm nổi bật ấn tượng về nhân vật như thế nào? Giáo viên chốt cách dẫn dắt câu chuyện của tác giả rất đặc biệt, tác giả đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác góp phần làm nổi bật ấn tượng về nhân vật anh là người bình thường nhưng có hành động dũng cảm phi thường. -Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi: * Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của công dân trong cuộc sống. Gv liên hệ: Tới những thanh niên ở Thanh Hoá đã được Nhà nước trao tặng giấy khen về hành động dũng cảm ngăn chặn đoàn tàu để cứu người. + Nêu nội dung của bài. + Đọc diễn cảm (9’). - Giáo viên hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3. Treo đoạn 3 - GV đọc mẫu. - Tổ chức cho HS đọc trong nhóm bàn - Cho hs thi đọc trước lớp. Tuyên dương những em đọc hay có tiến bộ. 4 Củng cố; (4’) * Nhắc lại nội dung chính của bài. Đọc bài nhiều lần xem lại các câu trả lới .Chuẩn bị: “Lập làng giữ biển”. Nhận xét tiết học, tuyên dương. 5. Dăn dò: (1’) - Về nhà xem lại bài, học bài, làm bài. - Báo cáo, hát. -3 đối tượng HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi. * 1 em nhắc lại * 1 học sinh đọc bài - Nghe. * HS chia đoạn chia đoạn bài văn để luyện đọc Đoạn 1: “Từ đầu não nuột”. Đoạn 2: “Tiếp theo mịt mù”. Đoạn 3: “Tiếp theo chân gỗ”. Đoạn 4: Đoạn còn lại. ** HS đọc nối tiếp nhau, sửa sai. ** HS đọc nối tiếp nhau, giải nghĩa từ khó. - Luyện đọc theo cặp - Vài em đọc trước lớp *1 em đọc toàn bài -Học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2. -Vào các đêm khuya tỉnh mịch. Buồn não ruột. Tiếng rao đêm nghe buồn não ruột. Lời rao nghe buồn não ruột. - Một đám cháy bất ngờ bốc lửa lên cao.. - Ngôi nhà bốc lửa phừng phực, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù. * 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. - Là người bán bánh giò, là người hàng đêm đều cất lên tiếng rao bán bánh giò. Anh là một thương binh nhưng khi phục viên về anh làm nghề bán bánh giò bình thường. - Là người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm phi thường, xông vào đám cháy cứu người. - Thảo luận theo nhóm bàn Tiếng rao đêm của người bán hàng rong. Sự xuất hiện bất ngờ của đám cháy, người đã phóng ra đường tay ôm khư khư cái bọc bị cây đỗ xuống tường, người ta cấp cứu cho người đàn ông, phát hiện anh là thương binh, chiếc xe đạp, những chiếc bánh giò tung toé, anh là người bán bánh giò. - Đọc thầm và trả lời câu hỏi: - Mỗi công dân cần có ý thức cứu người, giúp đỡ người bị nạn. Gặp sự cố xảy ra trên đường, mỗi người dân cần có trách nhiệm giải quyết, giúp đỡ thì cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn. - Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn. - Theo dõi - Học sinh luyện đọc đoạn văn theo nhóm. - Nhiều em luyện đọc trước lớp. Cả lớp theo dõi và bình xét bạn đọc hay. - 2 em nhắc lại. - Nghe và thực hiện. Tiết 2 CHÍNH TẢ TRÍ DŨNG SONG TOÀN I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Viết đúng bài chính tả, trình by đúng hình thức bi văn xuôi. 2. Kĩ năng: Làm đúng bài tập chính tả. 3. Thái độ: Có lòng yêu nước, học tập những tấm gương yêu nước đi trước. II. Chuẩn bị. GV: Giấy khổ to bút dạ. HS: Luyện viết trước bài III. Hoạt động dạy và học. GIÁO VIÊN HỌC SINH 1.Ổn định(1’) 2.Bàicũ(4’): - Viết lại những lỗi sai nhiều ở tiết trước -Kiểm tra việc sửa lỗi ở nhà của hs. 3.Bài mới(30’): a. GTb và ghi tựa bài(1’) b. Hướng dẫn viết chính ta(18’). * Gọi 1 em đọc đoạn đoạn viết. * Hỏi: Đoạn văn kể về điều gì? GV nhận xét và GD đạo đức cho HS ** Nêu các từ khó Cho HS viết các từ khó vào bảng con. * Đọc lại bài chính tả Nhắc nhở HS trước khi viết bài. Đọc cho HS viết Đọc cho HS dò bài Thu vở nhận xét. Sửa lỗi sai phổ biến c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2: GV chọn phần b Yêu cầu HS làm việc theo cặp. Gv nhận xét Bài 3:Chọn phần b Cho HS làm theo nhóm bàn. Goi 1 nhóm đọc bài làm của mình. GV nhận xét. 4.Củng cố: (4’) * Cho hs nhắc lại kội dung tiết học. - GDHS ý thức cẩn thận khi viết chính tả, biết giữ gìn vở viết sạch đẹp. - Nhận xét tiết học Về nhà sửa lỗi .Chuẩn bị :Hà Nội 5. Dăn dò: (1’) - Về nhà xem lại bài, học bài, làm bài. - Chuyển tiết. ***2 em lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con: vườn hoang, trắng sương, khản đặc. - Nhắc lại tựa bài. - 1 em đọc bài. -1HS trả lời. -2 HS nêu: linh cữu, thảm hại, giận quá HS viết 2em lên bảng viết. - 1 em đọc. HS nghe và viết bài vào vở. HS dò bài Đổi vở sửa lỗi. - Một số hs nộp vở chấm điểm. Hs làm việc theo cặp. Đại diện một cặp phát biểu. HS khác nx. Dũng cảm Vỏ - Bảo vệ. HS làm theo nhóm bàn. - 1 nhóm trình bày. Các nhóm khác nx và bổ sung. Các từ cần điền: hoang tưởng, mãi, sợ hãi, giải thích, cổng, không phải, nhỡ. - 2 em nhắc lại. - Nghe và thực hiện. Tiết 3 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đ học 2. Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế. 3. Thái độ: Có đức tính cẩn thận và lòng say mê học toán. II.Chuẩn bị: -GV: Các hình minh hoạ trong SGK - HS: Xem trước bài. III. Hoạt động dạy và học. GV HS 1.Ổn định(1’): 2.Bài cũ(4’) - Goi 2 em lên bảng làm bài ở vở BT. ® Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3.Bài mới(30’): a,GTBvà ghi tựa bài(1’): Luyện tập chung. b, Phát triển bài (29’) - Bài 1: HD tìm hiểu đề và cách giải. - Yêu cầu một em lên bảng, lớp bảng con Chấm, chữa bài. Bài 3: GV vẽ hình lên bảng và HD cách làm. Yêu cầu HS làm bài. Chấm, chữa bài cho HS. 4 Củng cố (4’):
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_5_tuan_21_nam_hoc_2016_2017_nguyen_van.docx