Giáo án Tổng hợp Khối 2+3+4 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014

Giáo án Tổng hợp Khối 2+3+4 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014

Tập đọc (64+65)

MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM

TRÍ KHÔN

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Gà rừng thông minh và nói lên tình bạn thân thiết của gà rừng với Chồn.

 2. Kĩ năng:

- Đọc nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

 3. Thái độ:

- Có ý thức rèn luyện tính khiêm tốn, tự tin.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :

 - GV: Tranh minh hoạ (sgk),

 - HS: SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

1. Tổ chức:

2.Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- HS tìm hiểu bài trong nhóm

+ Câu 1:(SGK)? ( Chồn ngầm coi thường bạn ít trí khôn còn mình thì có hàng trăm trí khôn.

+ Câu 2:( SGK )?( Chồn sợ hãi và chẳng nghĩ ra điều gì).

- Giảng từ: cuống quýt (SGK)

+ Câu 3:(SGK)?( Gà rừng vờ chết rồi vùng dậy chạyđể đánh lạc hướng người thợ săn tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang.)

* Câu 4: ( SGK)? ( Chồn thay đổi hẳn thái độ, tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình.)

+ Câu 5: ( SGK)?

- HS trả lời trước lớp, rút ND chính, gắn BP

- HS nhắc lại

+ Câu chuyện ca ngợi gà rừng thông minh và nói lên tình bạn của gà rừng và chồn.

3: Luyện đọc lại:

- Câu chuyện có mấy vai? ( 3 vai).

- Hướng dẫn cách đọc phân vai.

- HS chuản bị

- GV đóng vai người dẫn chuyện, HS đọc trước lớp

- Tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt.

 4. Củng cố :

+ Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao ?

- Hệ thống bài.

- Giáo dục HS khiêm tốn, tự tin và cần đối xử tốt với bạn.

BTTN: Gặp người thợ săn Gà rừng và Chồn đã làm gì?

A. Chạy vào rừng

B. Nấp kín trong bụi cây

C. Trốn vào một cái hang

5. Dặn dò:

- Dặn HS về đọc lại bài.Chuẩn bị bài sau: Cũ và Cuốc (đọc, t/lời cõu hỏi SGK) Tập đọcTiết 43

SẦU RIÊNG ( 34 )

- Hiểu nội dung : Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả vầ nét độc đáo về dáng cây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Bước đầu biết đọc một đoạn tromg bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Yêu thích vẻ độc đáo của cây sầu riêng. Cảm nhận được bài văn tả cây cối.

 - GV: Tranh SGK -BP

 - HS: SGK.

2. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La. Trả lời câu hỏi về nội dung bài?

 

doc 31 trang loandominic179 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Khối 2+3+4 - Tuần 22 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 17 tháng 2 năm 2014
T1
Tập đọc (64+65)
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM 
TRÍ KHÔN 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Gà rừng thông minh và nói lên tình bạn thân thiết của gà rừng với Chồn.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức rèn luyện tính khiêm tốn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 - GV: Tranh minh hoạ (sgk),
 - HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ :
 - HS đọc thuộc lòng:"Vè chim ".
- Nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài:
 3.2 Hướng dẫn luyện đọc: 
- GV đọc toàn bài, tóm tắt nội dung bài, h/dẫn giọng đọc chung
- HS đọc nối tiếp câu.
- Theo dõi sửa lỗi, phát âm cho HS.
- Chia đoạn
- HS đọc tiếp nối đoạn
- Báo cáo nhận xét
- Đọc phần chú giải
- HS đọc nhóm
- Nhóm báo cáo, sửa lỗi
- Tuyên dương HS đọc tốt.
4. Củng cố: 
 - Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Chuản bị cho tìm hiểu bài
ToánTiết 106
LUYỆN TẬP CHUNG (118 )
- Củng cố về rút gọn phân số, quy đồng được mẫu số hai phân số.
- Biết cách rút gọn phân số và quy đồng mẫu số hai phân số.
- Yêu thích môn học.
 - GV: Bảng con.
 - HS: Bảng con, SGK.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Quy đồng mẫu số các phân số: và và 
- 2 HS ở bảng lớp, HS khác làm ở bảng con, nhận xét.
3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài:
 3.2.Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 1: Rút gọn các phân số.
- HS nêu yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu lớp làm bài vào bảng con.
- HS lần lượt làm bài trên bảng lớp.
- Chốt kết quả đúng:
- Củng cố cách rút gọn phân số.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu.
- HS rút gọn các phân số rồi so sánh 
- HS làm bài vào nháp và nêu miệng kết quả.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số.ý a,b,c,HS KG làm cả bài
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Cho cả lớp làm bài vào vở.
- HS K – G làm cả ý d.
*Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu bài toán .
- HS trả lời miệng.
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt ý đúng:
 Chọn đáp án đúng và trình bày đáp án vào bảng con.
Mẫu số chung của 2 PS trên là: A: 12 B: 8 C: 24
 - Hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài trong VBT .
T2
Tập đọc (64+65)
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM 
TRÍ KHÔN 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Gà rừng thông minh và nói lên tình bạn thân thiết của gà rừng với Chồn.
 2. Kĩ năng: 
- Đọc nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức rèn luyện tính khiêm tốn, tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 - GV: Tranh minh hoạ (sgk),
 - HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Tổ chức: 
2.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- HS tìm hiểu bài trong nhóm
+ Câu 1:(SGK)? ( Chồn ngầm coi thường bạn ít trí khôn còn mình thì có hàng trăm trí khôn.
+ Câu 2:( SGK )?( Chồn sợ hãi và chẳng nghĩ ra điều gì).
- Giảng từ: cuống quýt (SGK)
+ Câu 3:(SGK)?( Gà rừng vờ chết rồi vùng dậy chạyđể đánh lạc hướng người thợ săn tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang.)
* Câu 4: ( SGK)? ( Chồn thay đổi hẳn thái độ, tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình.)
+ Câu 5: ( SGK)? 
- HS trả lời trước lớp, rút ND chính, gắn BP
- HS nhắc lại
+ Câu chuyện ca ngợi gà rừng thông minh và nói lên tình bạn của gà rừng và chồn.
3: Luyện đọc lại:
- Câu chuyện có mấy vai? ( 3 vai).
- Hướng dẫn cách đọc phân vai.
- HS chuản bị
- GV đóng vai người dẫn chuyện, HS đọc trước lớp
- Tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt.
 4. Củng cố :
+ Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao ?
- Hệ thống bài.
- Giáo dục HS khiêm tốn, tự tin và cần đối xử tốt với bạn. 
BTTN: Gặp người thợ săn Gà rừng và Chồn đã làm gì?
A. Chạy vào rừng
B. Nấp kín trong bụi cây
C. Trốn vào một cái hang
5. Dặn dò:
- Dặn HS về đọc lại bài.Chuẩn bị bài sau: Cũ và Cuốc (đọc, t/lời cõu hỏi SGK)
Tập đọcTiết 43
SẦU RIÊNG ( 34 )
- Hiểu nội dung : Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả vầ nét độc đáo về dáng cây. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Bước đầu biết đọc một đoạn tromg bài có nhấn giọng từ ngữ gợi tả.
- Yêu thích vẻ độc đáo của cây sầu riêng. Cảm nhận được bài văn tả cây cối.
 - GV: Tranh SGK -BP 
 - HS: SGK.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Bè xuôi sông La. Trả lời câu hỏi về nội dung bài?
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
3.2. Hướng dẫn luyện đọc 
- 1 HS đọc toàn bài.
- Tóm tắt ND, HD giọng đọc chung.
- HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- Theo dõi, sửa lỗi phát âm, giúp HS hiểu nghĩa các từ được chú giải.
- HS đọc trong nhóm.
- Gọi đại diện nhóm, báo cáo sửa lỗi
- HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài.
3.3 Tìm hiểu nội dung bài:
- HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi:
+ Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? 
- HS đọc toàn bài
+ Dựa vào bài văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa quả, dáng cây sầu riêng? 
- HS quan sát ảnh cây sầu riêng sgk.
- HS đọc lại toàn bài.
+ Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng? 
- Nhận xét, chốt ý chính (như mục I) gắn ND lên bảng, 
- HS đọc lại. 
- GDHS yêu thích vẻ độc đáo của cây sầu riêng.
3.4 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- HS đọc lại toàn bài, chon đoạn
- 1 em đọc, lớp nhắc lại giọng đọc.
- HS đọc đoạn diễn cảm theo nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, đánh giá.
 - Em hãy nhắc lại những câu văn miêu tả những nét đặc sắc của hoa, quả của sầu riêng? 
- Dặn về nhà đọc lại bài và cảm nhận được cách viết bài văn miêu tả cây cối.
T3
Toán(106)
KIỂM TRA
Kiểm tra theo đề của khối
Kể chuyệnTiết 22
CON VỊT XẤU XÍ ( 37 )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
2. Kĩ năng: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh họa trong SGK, kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến. 
3. Thái độ: Cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Tranh minh họa truyện ở SGK.
 - HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kể câu chuyện về một người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt mà em biết?
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài mới:
* Giáo viên kể chuyện 2 lần:
*Hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập:
Sắp xếp lại các tranh minh họa câu chuyện theo trình tự đúng
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS sắp xếp lại tranh theo thứ tự. 
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt kết quả đúng: 
* Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- 1 HS đọc yêu cầu 2, 3, 4.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- HS kể theo nhóm trước lớp.
- 2 HS thi kể chuyện trước lớp kết hợp trả lời câu hỏi: Nhà văn An-đéc-xen muốn nói gì với các em qua câu chuyện này? 
- Nhận xét, đánh giá, bình chọn nhóm, cá nhân kể hay và nắm được ý nghĩa câu chuyện.
4. Củng cố:
- Nhận xét, GDHS qua tiết học Cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện, chuẩn bị trước bài kể chuyện tuần 23.
T4
Đạo đức( 22)
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU
 ĐỀ NGHỊ( T2 )
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Biết cách nói lời yêu cầu, đề nghị.
2. Kĩ năng: 
- Nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp với các tình huống trong giao tiếp hàng ngày.
 3. Thái độ:
- Quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
GV: SGV- VBT
HS: VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Khi muốn nhờ ( mượn ) bạn đồ dùng làm việc gì đó, em sẽ nói với bạn như thế nào?
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài mới: 
 Hoạt động 1: Liên hệ.
- HS tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân.
- HS liên hệ.
* Tuyên dương những em biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp.
Hoạt động 2: Đóng vai.
- Mục tiêu: Thực hành nói lời yêu cầu đề nghị khi muốn người khác giúp đỡ.
- HS đóng vai theo 3 tình huống.
+ Tình huống 1: Em muốn bố (mẹ) cho đi chơi ngày chủ nhật.
+ Tình huống 2: Em muốn hỏi chú công an đường đến nhà một người quen.
+ Tình huống 3: Em muốn em bé lấy hộ chiếc bút.
- GVKL
Hoạt động 3: Phân biệt lời nói không lịch sự với lời nói lịch sự.
- Cách tiến hành: Nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.
- HS thực hành
* Kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp là tự trọng và tôn trọng người khác. 
4. Củng cố:
 - Hệ thống bài.
 - Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò:
 - Dặn HS thực hiện ở nhà theo nội dung bài học.
Đạo đứcTiết 22 
LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (T2)\
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
- Lịch sự với mọi người
 1.Giáo viên: SGK
 2. HS: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thơ nói về phép lịch sự
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc phần ghi nhớ của bài “Lịch sự với mọi người”
- Lớp nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài mới: 
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT2)
- HS đọc tình huống
- Nêu lần lượt các ý cho HS giơ tay để bày tỏ ý kiến đúng sai.
- Kết luận: sgv
* Hoạt động 2: Đóng vai (BT4)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho 2 nhóm ; 
- Cho các nhóm thảo luận tình huống và phân công người đóng vai.
- Gọi các nhóm lên trình bày
- Cùng cả lớp nhận xét chung:
a) Tiến cần xin lỗi Linh
b) Thành và mấy bạn nên xin lỗi bạn nữ
- HS đọc câu ca dao ở SGK.
- Giải thích ý nghĩa câu ca dao cho học sinh (BT5). 
Thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày 
T5
Khoa họcTiết 43
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (86)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống : âm thanh dùng để giao tiếp sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí,dùng để báo hiệu ( còi tàu, xe, trống trường, )
2. Kĩ năng: Nêu được vai trò của âm thanh trong cuộc sống.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, thích khám phá tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - GV: Đồ dùng cho HS nghe nhạc (Điện thoại) 1 số chai thủy tinh.
 - HS: Mang đến lớp 1 số chai nhựa, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn?
- Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm?
- 2 HS nêu.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong cuộc sống
- Cho HS quan sát hình vẽ trong SGK trang 86 và nêu vai trò của âm thanh trong cuộc sống:
- Nhận xét, chốt lại:
* Hoạt động 2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS nêu ý kiến của mình về những âm thanh em ưa thích hoặc không ưa thích kết hợp giải thích.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh.
- Bật nhạc cho học sinh nghe 1 số bài hát ưa thích.
- Yêu cầu HS thảo luận về việc ghi lại âm thanh và ích lợi của nó.
- Giới thiệu về phát minh của Ê-đi-xơn trong việc ghi lại âm thanh.
- Tổ chức cho HS thảo luận về cách ghi lại âm thanh hiện nay.
* Hoạt động 4: Trò chơi: Làm nhạc cụ. 
- Cho HS đổ nước vào chai từ vơi đến đầy rồi so sánh âm thanh phát ra khi gõ vào chai.
- Cung cấp thêm thông tin cho HS: Khi gõ, chai rung động phát ra âm thanh, Chai nhiều nước khối lượng lớn sẽ phát ra âm thanh trầm hơn.
4. Củng cố: 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà học bài, CB bài sau
Thứ ba ngày 18 tháng 2 năm 2014
T1
Chính tả:(Nghe - Viết)
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM
 TRÍ KHÔN 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật. 
 2. Kĩ năng: 
- Làm được các BT 2,3 a
-Trình bày bài sạch đẹp.
 3. Thái độ: 
- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 - GV: sgk
 - HS: Bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1, Tổ chức
2. Bài mới
 2.1.Giới thiệu bài
 2. 3 Hướng dẫn nghe- viết:
- GV đọc bài viết
+ Sự việc gì xảy ra khi Gà rừng và Chồn dạo chơi? ( Chúng gặp một người thợ săn nên đã cuống quýt nấp vào một cái hang.
+ Câu nói của người thợ săn được đặt trong dấu gì?( Sau dấu hai chấm và đặt trong ngoặc kép)
- Đọc từ khó: buổi sáng, cuống quýt, reo lên.
- HS viết bảng con
- Kiểm tra, chỉnh sửa.
- Đọc cho HS chép bài vào vở.
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
- Chấm bài, nhận xét, chữa lỗi phổ biến
 3. Hướng dẫn làm bài tập:
- HS làm VBT
Bài 2: a. Tìm những tiếng bắt đầu bằng r/ gi / d.
Bài 3: a, Điền vào chỗ trống r/ gi / d.
- Nhận xét, k/luận 
4. Củng cố:
- GV cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Dặn HS rèn thêm chữ viết ở nhà.
- Chuẩn bị bài mới:Cũ và Cuốc(đọc, luyện viết vào vở
ToánT107
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ
- Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số. 
- Nhận biết một phân số lớn hơn, bé hơn 1. 
- Yêu thích kiên trì khi làm bài tập.
 - GV: Hình vẽ trong SGK. 
 - HS: Bảng con.
2. Kiểm tra bài cũ: Quy đồng mẫu số các phân số
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bài vào nháp.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài mới:
* HĐ 1: Hướng dẫn HS so sánh hai phân số cùng mẫu số:
* Ví dụ:
- Giới thiệu hình vẽ như SGK.
- Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB? 
- Yêu cầu HS so sánh độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần độ dài đoạn thẳng AB? 
- HS so sánh độ dài đoạn thẳng AC và AD từ đó so sánh hai phân số và - 
- Gợi ý cho HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số (như SGK trang 119)
* HĐ 2: Luyện tập:
Bài 1: So sánh hai phân số.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở, Gọi HS làm bài trên bảng lớp, kết hợp giải thích cách làm
- Nhận xét, chốt đáp án đúng:
Bài 2: a,b 3 ý đầu, HSKG làm cả bài
- HS so sánh hai phân số để học sinh tự nhận ra được tức là 
yêu cầu HS rút ra nhận xét: 
b) So sánh các phân số sau với 1
- HS làm vào bảng con ý b
- HS làm trên bảng lớp
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
*Bài 3: Viết các phân số bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác 0.
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HSKG làm bài vào nháp
- Chữa bài: 
Chọn đáp án đúng, HS trình bày đáp án trên bảng con.
 Trong 3 PS trên PS nào lớn nhất?
A, ; B, ; C, 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập trong VBT.
T2
Toán(107)
PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nhận biết được phép chia. Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành hai phép chia.
 2. Kĩ năng:
- Đọc và tính được kết quả phép chia, áp dụng vào làm bài tập.
 3. Thái độ: 
-Tự giác tích cực học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
GV : 6 tấm bìa , tranh SGK.
HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
- Nhận xột, cho điểm
3. Bài mới: 
 3.1 Giới thiệu bài:
 3.2 Phát triển bài mới:
- Ôn phép nhân.
 3 x 2 = 6
Giới thiệu phép chia.
- Có 6 hình vuông, chia làm 2 phần bằng nhau. Hỏi mỗi phần có mấy ô vuông?( mỗi phần có 3 ô vuông)
+ Kết luận: Ta thực hiện phép tính mới là phép chia.
 6 : 2 = 3 
 Dấu “ : ” gọi là dấu chia.
- Hướng dẫn tương tự với phép chia.
 6 : 3 = 2 ( 6 : 2 = 3 )
- Từ phép nhân ta lập được phép chia tương ứng.
 6 : 2 = 3
 3 x 2 = 6 
 6 : 3 = 2
- HS đọc phép chia
- Tiếp tục với các phép chia tiếp
3: Thực hành:
Bài 1(107): Cho phép nhân viết 2 phép chia tương ứng.
- HS làm vở
- Nhận xét, k/luận
Bài 2(108) :Tính:
- HS làm SGK
- Kiểm tra, chỉnh sửa
a. 3 x 4 = 12
 12 : 4 = 3
 12 : 3 = 4
b. 4 x 5 = 20
 20 : 4 = 5
 20 : 5 = 4
4. Củng cố :
BTTN: Chọn ý đúng 20 : 2=...
A. 10 B. 11 C. 12
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò :
- Học thuộc bảng nhân đã học, làm bài trong VBT
Chính tả: (Nghe – viết)Tiết 22 
SẦU RIÊNG ( 35)
- Nghe viết đúng chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng bài tập 3 (kết hợp đọc đoạn văn sau khi đã hoàn chỉnh).
- Trình bày bài sạch, đẹp
- Yêu thích môn học, nhận thấy sự cần thiết phải viết đúng chính tả.
 - GV: Viết sẵn bài tập 3 vào BP.
 - HS: Bảng con.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết ra nháp các từ ngữ: 
3. Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài:
 3.2. Phát triển bài mới:
- Hướng dẫn HS nghe, viết.
- HS đọc nội dung đoạn cần viết.
- Nội dung đoạn viết nói về điều gì?
- HS viết các từ ngữ khó. 
- GV sửa lỗi
- HS nêu cách trình bày.
- Đọc từng câu cho học sinh viết.
- Đọc lại đoạn viết.
- Chấm một số bài, nhận xét từng bài.
*Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n?
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ, làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: GDHS có thái độ yêu thương các em nhỏ.
Bài 3: Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn
- HS làm bài vào VBT
- Giao bảng phụ cho 1 HS làm bài.
- Chốt lời giải đúng: GDHS yêu cái đẹp trong cuộc sống.
- Nhận xét chung chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà rèn chữ viết, hoàn thành bài tập ở nhà
T3
Kể chuyện(22)
MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM 
TRÍ KHÔN 
I. MỤC TIÊU:	
 1. Kiến thức: 
- Biết dựa vào tranh để kể lại từng đoạn “ Một trí khôn hơn trăm trí khôn.”Biết đặt tên cho từng đoạn truyện
 2. Kĩ năng: 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện
 3. Thái độ: 
- Có thái độ khiêm tốn, tự tin trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 - GV: SGK
 - HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS kể “ Chim sơn ca và bông cúc trắng”
- Nhận xét, cho điểm
3,Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài:
 3.2.Phát triển bài mới:
- HS đọc yêu cầu, thực hiện yêu cầu
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
- Nhận xét, k/luận 
+ Đoạn 1: Chú chồn kiêu ngạo.
 Chú chồn hợm hĩnh.
+ Đoạn 2: Trí khôn của Chồn.
+ Đoạn 3: Trí khôn của Gà Rừng.
 Gà Rừng mới thật là khôn.
+ Đoạn 4: Gặp lại nhau
 Chồn hiểu ra rồi. 
- Kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm
- Kể trước lớp
- Tuyên dương HS kể hay.
* Kể toàn bộ câu chuyện
- Gọi HSKG kể toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét, khen ngợi
4. Củng cố:
- Giáo dục HS khiêm tốn, tự tin và đối xử tốt với bạn.
- Nhận xột tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện. 
- Chuẩn bị bài mới: Bỏc sĩ súi(đọc, tập kể chuyện)
Luyện từ và câuTiết 43 
CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? ( 36)
- Hiểu được cấc tạo và ý nghĩa của chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? 
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào?trong đoạn văn BT1 mục III. Viết được một đoạn văn khoảng 3 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào?.
- Yêu thích môn học có thái độ học tập nghiêm túc.
 - GV: Bảng phụ.
 - HS: SGK, VBT.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhắc lại phần ghi nhớ tiết LTVC giờ trước
3. Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài:
 3.2.Phát triển bài mới:
* HĐ 1: Phần nhận xét: 
1. Tìm các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn sau:
- Gắn bảng phụ, yêu cầu lớp đọc thầm lại đoạn văn, tìm các câu kể Ai thế nào? 
- HS phát biểu
- Nhận xét, kết luận: Các câu sau là câu kể Ai thế nào?:
- Đặt câu hỏi cho HS nêu vị ngữ.
2. Xác định chủ ngữ (CN) của những câu vừa tìm được
- Nêu yêu cầu 2
- HS làm bài tập vào vở bài tập
- HS làm trên bảng lớp
- Gv chốt ý đúng trên bảng lớp (bằng cách gạch chân chủ ngữ)
3. Chủ ngữ trong các câu kể trên biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ nào tạo thành?
- Nêu yêu cầu
- Gợi ý cho HS trả lời miệng, 
- Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng:
*HĐ2: Ghi nhớ (SGK)
- Chốt lại như nội dung ghi nhớ.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ và lấy ví dụ minh họa
* HĐ 3: Luyện tập:
Bài 1: Tìm chủ ngữ (CN) của các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn dưới đây?
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu lớp đọc thầm, làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS phát biểu ý kiến, xác định các câu kể Ai thế nào?
- HS lên bảng xác định CN trong các câu kể vừa tìm được (gạch chân dưới chủ ngữ)
- Nhận xét, chốt đáp án đúng:
Bài 2: 
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở bài tập.
- 1 số HS nối tiếp nhau đọc bài và nói rõ các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn vừa đọc
- Cùng cả lớp nhận xét, đánh giá 
- HS nhắc lại phần ghi nhớ. GDHS yêu thích môn học có thái độ học tập nghiêm túc.
- Dặn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập trong VBT.
T4: Thể dục đ/c Thảo dạy
T5: Tiếng Anh đ/c Thảo dạy
...........................................................o0o.............................................................
Thứ tư ngày 19 tháng 2 năm 2014
T1
Tập đọc ( 66)
CÒ VÀ CUỐC
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu nội dung bài: Khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động mới có lúc thảnh thơi, vui sướng. 
 2. Kĩ năng: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc rành mạch toàn bài 
 3. Thái độ:
- Yêu lao động, lao động tự phục vụ và giúp đỡ gia đình vừa sức của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
GV: Bảng phụ, tranh SGK.
HS: SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài “Một trí khôn hơn trăm trí khôn.”
- Nhận xét cho điểm
3. Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài:
 3.2 Luyện đọc: 
- Đọc mẫu.toàn bài rõ ràng, rành mạch. 
- Tóm tắt nội dung 
- HS đọc câu.
- Theo dõi phát hiện lỗi phát âm
- Bài chia làm mấy đoạn? ( 2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu “ hở chị ? ”
+ Đoạn 2: Còn lại.
- HS đọc tiếp nối đoạn
- Đọc chú giải
- Báo cáo nhận xét.
- HS đọc nhóm
- Báo cáo sửa lỗi
- Tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt.
3.3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Câu 1( SGK)? ( Cuốc hỏi “ Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn áo trắng sao? ”
- Giảng từ: Cuốc
+ Câu 2:( SGK)? ( Vì Cuốc nghĩ rằng áo Cò trắng phau, Cò thường bay rập rờn như múa trên trời cao. Chẳng lẽ có lúc lại lội bùn bắt tép bẩn thỉu khó nhọc như vậy.)
+ Cò trả lời Cuốc như thế nào? ( Phải có lúc vất vả lội bùn mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao còn áo muốn sạch thì khó gì.)
+ Câu 3: (SGK)? ( Khi lao động không ngại vất vả, khó khăn, mọi người ai cũng phải lao động “ lao động là vinh quang.”
+Bài văn giúp em điều gì?
* Chốt: ý chính: Khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động mới có lúc thảnh thơi, vui sướng.
- HS nêu lại BP
4. Luyện đọc lại 
- Hướng dẫn đọc phân vai.
- 3 vai: người dẫn chuyện, Cò và Cuốc.
- HS chuẩn bị và đọc trước lớp
4. Củng cố :
 - Hệ thống bài, giáo dục HS yêu lao động.
BTTN : Cuốc gắp cò đang làm gì ?
A. Lội ruộng bắt tép
B. Bay lên trời xanh
C. Vừa tắm rửa sạch sẽ xong
5. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài. Đọc trước các bài tập đọc tuần 23 TLCH
ToánTiết 108 LUYỆN TẬP (120)
- Biết So sánh hai phân số có cùng mẫu số. Biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
- So sánh được một phân số với 1. 
- Yêu thích môn học.
 - GV: BP để HS làm bài 4.
 - HS: Bảng con.
2. Bài mới:
 2.1.Giới thiệu bài:
 2.2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: So sánh hai phân số.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Cho cả lớp làm bài vào bảng con, gọi 2 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng. Nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.
Bài 2: So sánh các phân số sau với 1(5 ý cuối, HSKG làm cả bài)
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vở
- Chốt lại đáp án đúng: Củng cố cách so sánh phân số với 1.
Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn (a,b HSKG làm cả bài)
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm BP
- Gọi 1- 2 HS nêu lại cách so sánh 2 PS cùng mẫu 
- Hệ thống bài, nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập ở VBT và cbị bài sau 
T2
Toán (108)
BẢNG CHIA 2
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Lập bảng chia 2. Biết giải bài toán có một phép chia trong bảng chia 2.
 2. Kĩ năng 
- Nhớ được bảng chia 2.
 3. Thái độ: 
- Tự giác, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 - GV: Các tấm bìa, có 2 chấm tròn.
 - HS : Bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Tổ chức
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
2.2 Phát triển bài
- Giới thiệu phép chia từ bảng nhân 2.
- Từ phép nhân 2 x 4 = 8 ta có phép chia:
 8 : 4 = 2
 8 : 2 = 4
- Lập bảng chia, đọc thuộc lòng bảng chia.
- Kiểm tra nhận xét
2.3. Luyên tập.
Bài 1.Tính nhẩm. 
- HS nhẩm điền sgk
 6 : 2 = 3
 4 : 2 = 2
10 : 2 = 5
 2 : 2 = 1
 8 : 2 = 4
12 : 2 = 6
20 : 2 = 10
14 : 2 = 7 
18 : 2 = 9 
16 : 2 = 8
- Nhận xét chữa bài
Bài 2 : 
- HS đọc bài toán, làm bài vào vở
 Tóm tắt.
 2 bạn: 12 cái kẹo.
1 bạn: cái kẹo ?
 Bài giải.
Số kẹo mỗi bạn được chia là:
12 : 2 = 6 ( cái kẹo )
 Đáp số : 6 cái kẹo
- Chấm chữa bài
*Bài 3 ( cùng quỹ t/gian bài tập 2) 
- HSKG nêu kết quả 
- Chốt kết quả 
4. Củng cố:
 - Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
BTTN: Có 16 tập vở thưởng đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn được thưởng bao nhiêu tập vở?
A. 6 tập vở B, 7 tập vở C. 8 tập vở
5. Dặn dò:
 - Dặn HS về đọc thuộc bảng chia 2.Làm VBT, xem trước bài một phần hai
Tập đọc Tiết 44
CHỢ TẾT ( 38 )
- Hiểu nội dung: Cảnh chợ Tết miền trung du có nhiều nét đẹp về thiên nhiên, gợi tả cuộc sống êm đềm của người dân quê. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; học thuộc một vài câu thơ em thích). 
- Biết đọc điễn cảm một đoạn trong bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
 - Yêu thích môn học, tự hào về đất nước, con người Việt Nam.Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài.
 - GV: Tranh SGK, BP 
 - HS: SGK.
2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc bài “Sầu riêng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Báo cáo nhận xét
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài
* HĐ1: Luyện đọc: 
-1HS đọc toàn bài.
- GV tóm tắt ND, HD giọng đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp sửa lỗi phát âm, giúp HS hiểu nghĩa các từ khó được chú giải.
- Nhận xét báo cáo
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo, sửa lỗi
- HS đọc toàn bài trước lớp.
- Đọc mẫu toàn bài.
* HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc toàn bài, trả lời câu hỏi.
+ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? 
+ Mỗi người đến chợ tết với dáng vẻ ra sao? 
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng những người đi chợ tết có đặc điểm gì chung? 
+ Bài thơ là bức tranh giàu màu sắc về chợ tết. Em hãy tìm những từ ngữ tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy? 
+ Liên hệ với thực tế: Em đã bao giờ được cùng bố, mẹ đi chợ tết chưa?
- Bài thơ muốn nói lên điều gì? 
* HĐ3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- HS đọc toàn bài thơ, chọn đoạn đọc, nêu lại giọng đọc.
- HS đọc diễn cảm trong nhóm trước lớp.
- Cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Cho cả lớp đọc thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ.
- Nhận xét, đánh giá.
 - Gợi ý HS nhắc lại nội dung bài. GDHS tự hào về đất nước, con người Việt Nam.Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên giàu sức sống qua các câu thơ trong bài.
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
T3
Tập viết( 22)
CHỮ HOA : S
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
- Viết đúng chữ hoa S, cỡ vừa và nhỏ, chữ và câu ứng dụng: Sáo“Sáo tắm thì nắng”. 
 2. Kĩ năng: 
- Viết được chữ hoa s đều nét. Viết cụm từ ứng dụng đều nét, nối đúng quy trình. 
 3. Thái độ: 
- Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 - GV: Mẫu chữ S, 
 - HS: Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.
- Nhận xét
 3. Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài:
 3.2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
- Giới thiệu mẫu chữ.
- Quan sát và nhận xét
- Chữ S cao 5 ly, rộng 3, 5 ly gồm 2 nét.
- Viết mẫu và hướng dẫn cách viết.
- HS viết bảng con 
- Kiểm tra chỉnh sửa
3.3. Hướng dẫn viết tiếng và cụm từ ứng dụng.
- Hướng dẫn viết chữ :Sáo.
- Gọi HS đọc cụm từ ứng dụng 
- Giải nghĩa cụm từ ứng dụng: Sáo tắm thì mưa ( Hễ thấy sáo tắm thì mưa).
+ Nêu độ cao của các con chữ
 3.4. Hướng dẫn viết vào vở
- Hướng dẫn viết: Viết theo yêu cầu ở vở bài tập
- HS viết bài vào vở
3.5. Chấm, chữa bài
- Chấm 6 bài, nhận xét, chữa lỗi
3. Củng cố: 
 - Nhận xét chung bài viết của HS
4. Dặn dò:
- Dặn HS về viết bài ở nhà.Xem trước bài 23
Tập làm vănT43
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
 ( 39)
- Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với một cái cây.
- Ghi lại được các ý về một cái cây em thích theo một trình tự nhất định. 
- Biết cách quan sát tự nhiên, viết lại dưới dạng bài văn hoàn chỉnh.
 - GV: SGK
 - HS: VBT.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối (HS nêu)
3. Bài mới:
 3.1.Giới thiệu bài:
 3.2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: 
- HS đọc nội dung bài tập 1
- HS theo dõi SGK làm bài
- HS trình bày bài làm
- Chốt lời giải đúng như SGV
Bài 2: Quan sát một cây em thích ... Chú ý kiểm tra xem:
- HS đọc yêu cầu.
a) Trình tự quan sát có hợp lí không?
b) Em đã quan sát bằng giác quan nào?
c) Cái cây em quan sát có gì đặc biệt so với các cây khác cùng loài?
- Lưu ý cho HS: Quan sát cái cây cụ thể.
- HS ghi lại kết quả quan sát vào giấy.
- HS trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
- Để quan sát kĩ về cây cối ta cần dùng những giác quan nào? 
- Dặn HS về nhà học bài, hoàn thành bài tập trong VBT
Thứ năm ngày 20 tháng 2 năm 2014
T1
Chính tả (Nghe viết)
CÒ VÀ CUỐC
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Nghe- viết chính xác bài chính tả “ Cò và Cuốc”. Trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật
 2. Kĩ năng: 
- Trình bày sạch đẹp
 3. Thái độ: 
- Có ý thức giữ vở sạch,viết chữ đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC :
 - GV: Bảng phụ BTập 2
 - HS: Bảng con
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc từ : reo hò, giữ gìn, bánh rẻo.
- Kiểm tra, chỉnh sửa
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu bài:
3.2.Phát triển bài mới:
- Đọc bài “ Cò và Cuốc ”
+ Đoạn văn kể về sự việc gì? (Thấy Cò lặn lội, Cuốc hỏi Cò có ngại bẩn không? )
+ Bài viết có mấy câu? 
+ Câu nói của Cuốc và Cò được đặt trong dấu câu gì? ( Được đặt trong dấu hai chấm và dấu gạch ngang ở đầu dòng).
- HS viết bảng con
- GV sửa lỗi cho HS
- Đọc cho HS viết bài vào vở
- Đọc lại bài viết cho HS soát lỗi
- Chấm bài, nhận xét, chữa một số lỗi cơ bản.
 3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS làm VBT
Bài 2: Điền vào chỗ trống d/ r/ gi.
- Nhận xét, k/luận:
 + ăn riêng, ở riêng, tháng giêng.
+ loài dơi, rơi vãi, rơi rụng.
+ sáng dạ, chột dạ, vâng dạ, rơm dạ.
Bài 3: Thi tìm nhanh tiếng dấu ?, ~
- Nhận xét, khen ngợi HS
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết chữ đẹp
5. Dặn dò:
- Dặn HS về rèn luyện thêm chữ viết
ToánTiết 119
SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ (121)
- Biết cách so sánh hai phân số khác mẫu số.
- So sánh được hai phân số khác mẫu số.
- Tích cực, kiên trì trong khi làm bài tập. 
- GV: Hình vẽ như SGK 
- HS: SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_khoi_234_tuan_22_nam_hoc_2013_2014.doc