Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe- ghi được ý nghĩa: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- HS M3,4 phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

Điều chỉnh cv 405: Thay câu hỏi 4 : Đặt mình vào vai Rê-mi, nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em.

2. Năng lực:

. Năng lực đặc thù:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi - ta - li và sự hiếu học của Rê – mi. HS phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em

Năng lực chung:

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập, tích cực thi đua.

Giáo dục học sinh tinh thần ham học hỏi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đồ dùng

 - GV: + Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo.

 + Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

 - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

docx 21 trang cuongth97 06/06/2022 4550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 34 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
NS:14/4/2021
ND:T2/17/4/2021
Tập đọc
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Nghe- ghi được ý nghĩa: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- HS M3,4 phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
Điều chỉnh cv 405: Thay câu hỏi 4 : Đặt mình vào vai Rê-mi, nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em.
2. Năng lực: 
. Năng lực đặc thù: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi - ta - li và sự hiếu học của Rê – mi. HS phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em
Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập, tích cực thi đua.
Giáo dục học sinh tinh thần ham học hỏi. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: + Tranh minh hoạ bài học trong sách giáo.
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS thi đọc bài thơ Sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi sau bài đọc.
- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên ? 
- Bài thơ nói với các em điều gì ? 
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Một trong những quyền của trẻ em là quyền được học tập. Nhưng vẫn có những trẻ em nghèo không được hưởng quyền lợi này. Rất may, các em lại gặp được những con người nhân từ. Truyện Lớp học trên đường kể về cậu bé nghèo Rê-mi biết chữ nhờ khát khao học hỏi, nhờ sự dạy bảo tận tình của thầy Vi-ta-li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống
- HS thi đọc 
- Qua thời thơ ấu, các em sẽ không còn sống trong thế giới tưởng tượng, thế giới thần tiên của những câu chuyện thần thoại, cổ tích mà ở đó cây cỏ, muông thú đều biết nói, biết nghĩ như người. Các em sẽ nhìn đời thực hơn. Thế giới của các em trở thành thế giới hiện thực. Trong thế giới ấy, chim không còn biết nói, gió chỉ còn biết thổi, cây chỉ còn là cây, đại bàng chẳng về đậu trên cành khế nữa; chỉ còn trong đời thật tiếng người nói với con.
- Thế giới của trẻ thơ rất vui và đẹp vì đó là thế giới của truyện cổ tích. Khi lớn lên, dù phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng ấy nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. HĐ luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc bài.
- HS chia đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc diễn cảm bài văn - giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi-ta-li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiêm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê-mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê-mi có thích học không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê-mi dịu dàng, đầy cảm xúc.
- 1 HS đọc bài
- HS chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mà đọc được.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến vẫy cái đuôi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc
- HS nghe
b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: 
 - Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). 
- HS M3,4 phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em (câu hỏi 4).
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận trong nhóm để trả lời các câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào? 
+Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh? 
- GV nói thêm: giấy viết là mặt đất, bút là những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất. Học trò là Rê - mi và chú chó Ca – pi. 
+ Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác nhau như thế nào?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một câu bé rất hiếu học ?
Thay câu hỏi 4
a) Đặt mình vào vai Rê mi, nêu suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em; 
+ b) Xung quanh em có ai gặp hoàn cảnh như Rê mi không? 
Em có có cảm nghĩ gì về những bạn có hoàn cảnh đó
- GV hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện: 
- GVKL: Câu chuyện này nói về Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
- HS thảo luận và chia sẻ:
+ Rê - mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm ăn.
+ Lớp học rất đặc biệt: Có sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường.
+ Ca – pi. không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Có trí nhớ tốt hơn Rê - mi, không quên những cái đã vào đầu. Có lúc được thầy khen sẽ biết đọc trước Rê - mi.
 + Rê - mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca – pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó quyết chí học. Kết quả, Rê - mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc, Trong khi Ca- pi chỉ biết “ viết” tên mình bằng cách rút những chữ gỗ.)
+ Lúc nào túi cũng đầy những miếng gỗ dẹp nên chẳng bao lâu đã thuộc tất cả các chữ cái.
 + Bị thầy chê trách, “Ca- pi sẽ biết đọc trước Rê - mi”, từ đó, không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu đã đọc được.
+ Khi thầy hỏi, có thích học hát không, đã trả lời: Đấy là điều con thích nhất 
- HS phát biểu tự do, VD:
HS kể
HS phát biểu tự do ý kiến của mình
- HS trả lời.
- HS nghe
3. HĐ Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài. 
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc tốt đọc 3 đoạn của bài
- Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Cụ Vi- ta- li hỏi tôi đứa trẻ có tâm hồn.
+ Gọi HS đọc 
+ Luyện đọc theo cặp
+ Thi đọc diễn cảm
- 3 HS tiếp nối nhau đọc
- HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc
- HS đọc theo cặp
- HS thi đọc diễn cảm 
4. Hoạt động ứng dụng: (3phút)
- Qua bài tập đọc này em học được điều gì ?
- HS nêu: Em biết được trẻ em có quyền được học tập/ được yêu thương chăm sóc/ được đối xử công bằng...
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
NS:15/5/2021
ND:T3/18/5/2021
Thứ ba ngày 7 tháng 5 năm 2021
Chính tả
 SANG NĂM CON LÊN BẢY (nhớ -viết )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nhớ-viết đúng khổ thơ cuối; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
- Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác: nghe bình giảng và ghi chép lại một số ý quan trọng về đoạn thơ vừa chép.
- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti, ở địa phương (BT3).
2. Năng lực: 
Năng lực đặc thù:
- Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng khổ thơ 5 tiếng
- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2) ; viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ty ở địa phương (BT3).
Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
3. Phẩm chất: Giáo dục HS ‎ thức viết đúng chính tả, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng nhóm để HS làm bài tập 
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- GV cho HS chơi trò chơi "Viết nhanh, viết đúng" tên các tổ chức sau : Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng, Tổ chức Lao động Quốc tế, Đại hội đồng Liên hợp quốc.
 - GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chia làm 2 đội chơi, mỗi đội gồm 4 bạn chơi.(Mỗi bạn viết tên 1 tổ chức)
- HS dưới lớp cổ vũ cho 2 đội chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. HĐ chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm
- Tìm tiếng khi viết dễ viết sai
- Luyện viết những từ khó.
- Yêu cầu HS nêu cách trình bày khổ thơ.
- HS theo dõi trong SGK
- HS đọc thầm 
- HS nêu
- HS đọc thầm,tập viết các từ ngữ dễ viết sai
- HS nêu cách trình bày
b. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
- Giảm nghe – viết từ 2 khổ xuống 1 khổ - Bổ sung nghe – ghi. Nghe GV giảng một hai khổ thơ
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS
- GV đọc lại bài viết
GV giảng khổ thơ cuối của bài 
Hanh phúc chỉ có được khi tự tay con người vun đắp nên
- Cả lớp viết bài chính tả
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
 - HS nghe ghi lại những điều mình hiểu
c. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
3. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu : Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti... ở địa phương (BT3).
* Cách tiến hành:
 Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Bài tập có mấy yêu cầu ?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
+ Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan đơn vị ?
Bài tập 3 : HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài viết tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti, có ở địa phương.
- GV nhận xét chữa bài
- HS đọc 
- 2 yêu cầu 
- Cả lớp làm vở
- 1 HS làm bài vào bảng nhóm và gắn lên bảng lớp, chia sẻ kết quả
- Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- 1 HS nhắc lại
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vở
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS theo dõi
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Viết tên một số cơ quan, công ti ở địa phương em. 
- HS viết: Công ti cổ phần Sơn tổng hợp Hà Nội,....
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các tổ chức, cơ quan vừa luyện viết.
- HS nghe và thực hiện
---------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : QUYỀN VÀ BỔN PHẬN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.
- Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
2. Năng lực: 
Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép 
Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép
 Năng lực chung
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, 3. Phẩm chất: Giáo dục quyền và bổn phận cho học sinh
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng nhóm để học sinh làm bài tập 1.
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép ở bài tập của tiết trước.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS đọc
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3.
 - Viết được một đoạn văn khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
* Cách tiến hành:
Bài tập1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại kết quả
Bài tập 2: HĐ cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV chú ý HS khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý đến sắc thái nghĩa khác nhau của các từ đồng nghĩa.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS giải nghĩa các từ tìm được.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV cho HS chia sẻ
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS đọc thuộc lòng Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
Bài tập 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
 - GV cho HS chia sẻ:
+ Truyện út Vịnh nói điều gì ?
+ Điều nào trong “ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ” nói về bổn phận của trẻ em phải thương yêu em nhỏ?
+ Điều nào trong “Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” nói về bổn phận của trẻ em phải thực hiện an toàn giao thông ?
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật út Vịnh.
- GV nhận xét
Bài tập chờ
Bài tập 3: HĐ cá nhân
- GV cho HS tự đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, so sánh với các điều luật trong bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (tuần 33, tr.145, 146), trả lời câu hỏi. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bác giáo dục tình cảm, trách nhiệm và hành động tốt cho các cháu thiếu nhi.
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ
a) Quyền là những điều pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
 Quyền lợi, nhân quyền
b) Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.
 Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền
-Tìm từ đồng nghĩa với từ “ bổn phận ”
- HS làm bài, một số HS trình bày : 
- Từ đồng nghĩa với từ “bổn phận” là : nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
- HS giải nghĩa các từ tìm được.
- Cả lớp theo dõi
- HS đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, so sánh với các điều luật trong bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
a. Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi. 
b. Lời Bác dạy đã trở thành những quy định được nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- HS đọc thuộc lòng Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi.
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài.
- Ca ngợi út Vịnh thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn giao thông và dũng cảm cứu em nhỏ.
- Điều 21 khoản 1.
- Điều 21 khoản 2.
- HS viết đoạn văn.
- HS nối tiếp trình bày đoạn văn. Nhận xét bài làm của bạn.
- HS tự đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Hs làm bài: Năm điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi. Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định được nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- HS lắng nghe.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS đặt câu với các từ ngữ thuộc chủ đề Quyền và bổn phận.
- HS đặt
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV khen ngợi những HS, nhóm HS làm việc tốt.
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở. Cả lớp nhớ lại kiến thức đã học về dấu gạch ngang để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
---------------------------------------------------------------- 
Thứ tư ngày 8 tháng 5 năm 2019
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Năng lực: 
Năng lực đặc thù:
- Kể được một câu chuyện nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện của các bạn.
- Lời kể tự nhiên, sáng tạo, kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện, lời kể của bạn.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, chăm sóc thiếu nhi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Tranh, ảnh nói về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc thiếu nhi tham gia công tác xã hội.
 - HS: SGK. vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động Khởi động (3’)
- Cho HS kể lại câu chuyện của tiết học trước.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS kể chuyện
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’)
* Mục tiêu: Chọn được câu chuyện chứng kiến hoặc tham gia về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề
- GV gạch chân những từ trọng tâm 
- GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- HS đọc đề bài
Đề 1 : Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
Đề 2 : Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)
* Mục tiêu:
 - Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em cùng các bạn tham gia công tác xã hội.
 - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động: Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc gợi ý của bài 
+ Kể những việc làm gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi ?
+ Thiếu nhi tham gia công tác xã hội thể hiện bằng những việc làm cụ thể nào ?
- Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp câu chuyện định kể.
* Hoạt động : HS thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp
- GV và HS nhận xét đánh giá và bình chọn
- HS đọc tiếp nối các gợi ý trong SGK
- Ông bà, cha mẹ, người thân chăm lo cho em về ăn mặc, sức khoẻ học tập, 
- Thầy cô giáo tận tuỵ dạy dỗ, giúp em tiến bộ trong học tập.
- Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào; tham gia trồng cây, làm vệ sinh đường làng ngõ xóm, 
- HS tiếp nối nhau giới thiệu
- HS kể chuyện trong nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS thi kể chuyện 
3. Hoạt động ứng dụng (2’)
- Qua tiết học này, em có mong muốn điều gì ?
- Em muốn trẻ em được mọi người quan tâm chăm sóc.
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
---------------------------------------------------------
68 Tập đọc
NẾU TRÁI ĐẤT THIẾU TRẺ EM
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: - Nghe- ghi được ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
2. Năng lực: 
Năng lực đặc thù: 
- Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngỗ nghĩnh cuả trẻ thơ
- Hiểu ý nghĩa : Tình cảm yêu mếm và trân trọng của người lớn đối với trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
.3. Phẩm chất:
- Tích cực, tập trung học tập.3. Phẩm chất: Yêu quý trẻ em.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi đọc bài Lớp học trên đường và trả lời câu hỏi cuối bài .
- Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ? 
- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ? 
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng : Tiếp tục chủ điểm Những chủ nhân tương lai, bài thơ Nếu trái đất thiếu trẻ em của nhà thơ Đỗ Trung Lai sẽ giúp các em hiểu: Trẻ em thông minh, ngộ nghĩnh, đáng yêu như thế nào, trẻ em quan trọng như thế nào đối với người lớn, đối với sự tồn tại của trái đất?
- HS thi đọc
- Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
- Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành. / Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập. / Để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học hành.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. HĐ luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm 
- Luyện đọc theo cặp
- Cho HS thi đọc giữa các nhóm
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài
- 1 HS đọc bài
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ
- HS đọc theo cặp cho nhau nghe ở trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm
- HS theo dõi
- HS nghe
b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Tình cảm yêu mến và trân trọng của người lớn đối với trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
* Cách tiến hành:
 - GV yêu cầu HS đọc thầm và TLCH trong SGK, sau đó chia sẻ trước lớp
+ Nhân vật “tôi” và nhân vật “ Anh” trong bài thơ là ai ? Vì sao “ Anh” lại được viết hoa?
+ Cảm giác thích thú của vị khách về phòng tranh được bộc lộ qua những chi tiết nào ?
+ Tranh vẽ của các bạn nhỏ có gì ngộ nghĩnh ?
+ Em hiểu ba dòng thơ cuối như thế nào ?
+ Nội dung củg bài thơ ?
- GV nhấn mạnh: Bài thơ ca ngợi trẻ em ngộ nghĩnh, sáng suốt, là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì trẻ em, mọi hoạt động của người lớn trở nên có ý nghĩa. Vì trẻ em, người lớn tiếp tục vươn lên, chinh phục những đỉnh cao.
- HS thảo luận TLCH: 
+ Nhân vật “tôi” là tác giả- nhà thơ Đỗ Trung Lai. “Anh” là phi công vũ trụ Pô- pốp. Chữ “ Anh” được viết hoa để bày tỏ lòng kính trọng phi công vũ trụ Pô- pốp đã hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
+ Qua lời mời xem tranh rất nhiệt thành của khách được nhắc lại vội vàng, háo hức “Anh hãy nhìn xem, Anh hãy nhìn xem”!
+ Qua các từ ngữ biểu lộ thái độ ngạc nhiên, vui sướng : “Có ở đâu đầu tôi được thế ? Và thế này thì “ghê gớm” thật : Trong đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt..Các em tô lên một nửa số sao trời !”
+ Qua vẻ mặt : Vừa xem vừa sung sướng mỉm cười.
- Tranh vẽ của các bạn rất ngộ. Các bạn vẽ đầu phi công Pô- pốp rất to- Đôi mắt chiếm nửa già khuôn mặt, trong đó tô rất nhiều sao trời- Ngựa xanh nằm trên cỏ, ngựa hồng phi trong lửa, 
- HS đọc thành tiếng khổ thơ cuối.
- Nếu không có trẻ em mọi hoạt động trên thế giới đều vô nghĩa ? Người lớn làm mọi việc vì trẻ em.
- HS nêu
3. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài thơ, nhấn giọng được ở những chi tiết, hình ảnh thể hiện tâm hồn ngộ nghĩnh của trẻ thơ.
* Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc diễn cảm toàn bài
- Yêu cầu HS tìm đúng giọng đọc của bài
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- Thi đọc diễn cảm
- Luyện học thuộc lòng
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc
- HS tìm giọng đọc
- Luyện đọc diễn cảm 
- HS thi đọc diễn cảm
- HS tự nhẩm và luyện học thuộc lòng
- HS thi học thuộc lòng
4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì ?
- Em cảm nhận được sự thương yêu của mọi người dành cho trẻ em.
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà luyện đọc diễn cảm toàn bài và học thuộc những câu thơ, khổ thơ em thích và đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ năm ngày 9 tháng 5 năm 2019
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn.
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
2. Năng lực: 
Năng lực đặc thù: 
- Nhận biết và sữa được lỗi trong bài văn;
- Viết lại được một đoạn văn cho đúng , hay hơn
 Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết văn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
- GV:Bảng phụ ghi một số lỗi điển hình trong bài. 
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS xác định yêu cầu của mỗi đề văn.
- GV nhận xét- Ghi bảng
- HS hát
- HS xác định
- HS viết vở
2. Hoạt động chữa trả bài văn:(28phút)
* Mục tiêu: 
 - Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn.
 - Viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
* Cách tiến hành:
*GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp. 
+ Nhận xét về kết quả làm bài
- GV đưa ra bảng phụ.
- GV nhận xét chung : Một số em có bài làm tốt . Một số em có tiến bộ viết được một số câu văn hay giàu hình ảnh. Một số bài làm còn sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt ý còn lủng củng 
+ Thông báo số điểm cụ thể
* Hướng dẫn HS chữa bài
+ Hướng dẫn chữa lỗi chung.
- GV yêu cầu HS chữa lỗi chính tả, lỗi diễn đạt bài của một số đoạn
 ( đưa ra bảng phụ)
+ Hướng dẫn từng HS chữa lỗi trong bài.
+ Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
- GV đọc bài làm của những em có điểm tốt.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn: phát hiện cái hay trong đoạn văn, bài văn của bạn.
- Yêu cầu HS vết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn viết lại của mình.
- GV nhận xét
 - HS chữa lỗi chung.
- HS tự chữa lỗi trong bài.
- HS nghe bài văn của của một số bạn.
- HS nghe và nêu nhận xét.Ví dụ:
-Trong bài : từ ngữ hay, gợi tả, gợi cảm : trăng sóng sánh trong đôi thùng gánh nước kĩu kịt của các anh chị gánh nước đêm trăng; trăng sà xuống nói chuyện làm ăn cùng các bác xã viên, thảm rơm vàng mềm mại, nâng từng bước chân của bọn trẻ nhỏ 
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- HS đọc bài
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
 - Chia sẻ bài viết của mình với bạn bè trong lớp.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt, những HS chữa bài tốt trên lớp.
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để cho bài văn hay hơn. Cả lớp luyện đọc lại các bài tập đọc; HTL để chuẩn bị tốt cho tuần ôn tập và kiểm tra cuối năm.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
-----------------------------------------------------------
68 Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (dấu gạch ngang )
I- MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2).
- Vận dụng kiến thức về dấu gạch ngang để làm các bài tập có liên quan.
2. Năng lực: 
Năng lực đặc thù
 - Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang
- Tìm được dấu gạch và nêu được tác dụng của chúng 
Năng lực chung
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang, nội dung bài tập 1.
 - HS: SGK, bảng phụ
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Cho HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh tiết LTVC trước.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS đọc 
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); 
- Tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2). 
* Cách tiến hành:
 Bài tập 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc lại 3 tác dụng của dấu gạch ngang.
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
- GV nhận xét chữa bài
- HS nêu yêu cầu.
-Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 
- Đánh dấu phần chú thích trong câu
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
- HS đọc kĩ đoạn văn, làm bài.
- HS trình bày
- HS khác nhận xét.
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
- Tất nhiên rồi.
- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy 
Đánh dấu phần chú thích trong câu
+ Đoạn a: Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. (Žchú thích đồng thời miêu tả giọng công chúa nhỏ dần) 
+ Đoạn b: , nơi Mị Nương- con gái vua Hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh (chú thích Mị Nương là con gái vùa Hùng thứ 18)
Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
+ Đoạn c: Thiếu nhi tham gia công tác xã hội.
- Tham gia tuyên truyền, cổ động 
- Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh 
- Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ, 
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Cái bếp lò
- Bài có mấy yêu cầu?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- HS đọc yêu cầu, chia sẻ yêu cầu của bài
- Bài có 2 yêu cầu
+ Tìm dấu gạch ngang trong mẩu chuyện Cái bếp lò.
+ Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp.
- HS làm bài và trình bày.
- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Em hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang ? Cho ví dụ ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu gạch ngang để dùng đúng dấu câu này khi viết bài.
- HS nghe và thực hiện
------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_34_nam_hoc_2020_2021.docx