Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 32 - Năm học 2020-2021 (Bản đẹp)
Tập đọc
ÚT VỊNH
Thời gian .phút
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nghe- ghi được ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2.Năng lực:
a) Năng lực đặc thù:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: ném đá, giục giã, lao ra, la lớn, nói nên lời.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Sự cố, thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ.
b). Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
3. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, ý thức giữ gìn của công cho.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng
- GV: + SGK, tranh minh hoạ trang 136
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
TUẦN 32 NS:1/5/2021 ND:T2/3/5/2021 Tập đọc ÚT VỊNH Thời gian .....phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nghe- ghi được ý nghĩa: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2.Năng lực: a) Năng lực đặc thù: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: ném đá, giục giã, lao ra, la lớn, nói nên lời. - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Sự cố, thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ. b). Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 3. Phẩm chất: Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, ý thức giữ gìn của công cho. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: + SGK, tranh minh hoạ trang 136 + Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc. - HS: SGK, vở 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS thi đọc bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài: - Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh ? - Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về anh ? - Nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc + Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con + Anh chiến sĩ là người con hiếu thảo, giàu tình yêu thương mẹ. / Anh chiến sĩ là người con rất yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. / - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. HĐ luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Mời 1 HS M3 đọc. - HS chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1trong nhóm. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 trong nhóm. - Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Cho HS đọc đoạn trong nhóm. - Mời 1-2 HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng kể chậm rãi, thong thả (đoạn đầu), nhấn giọng các từ ngữ chềnh ềnh, tháo cả ốc, ném đá nói về các sự cố trên đường sắt; hồi hộp, dồn dập (đoạn cuối), đọc đúng tiếng la (Hoa, Lan, tàu hỏa đến !); nhấn giọng những từ ngữ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (lao ra như tên bắn, la lớn, nhào tới). - HS đọc - HS chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu. + Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa. + Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến! + Đoạn 4: Phần còn lại - HS đọc trong nhóm - HS đọc trong nhóm - HS đọc - HS theo dõi b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi và chia sẻ trước lớp: + Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? + Trường của Út Vịnh đã phát động phong trào gì? Nội dung của phong trào đó lầ gì? + Út Vịnh đã làm gì để thực hiện an toàn giữ gìn đường sắt? + Khi thấy còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy những gì? + Lúc đó Vịnh đã làm gì ? +Bạn học tập được điều gì ở Út Vịnh ? + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ? - HS thảo luận nhóm: + Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, trẻ chăn trâu ném đá lên tàu. + Phong trào Em yêu đường sắt quê em. HS cam kết không chơi trên đường tàu. không ném đá lên tàu vàđường tàu, cung nhau bảo vệ những chuyến tàu qua + Út Vịnh nhận thuyết phục Sơn - một bạn trai rất nghịch ngợm thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa. - Vịnh thấy Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. - Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng. - Em học tập được ở Út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng về quy định ATGT và tinh thần dũng cảm. - Câu chuyện ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ. 3. HĐ Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm + GV đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét HS. - 4 HS nối tiếp đọc toàn bài - Nêu ý kiến về giọng đọc. - HS đọc diễn cảm đoạn: Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu trước cái chết trong gang tấc. - Theo dõi GV đọc mẫu - 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe. - 3 HS thi đọc diễn cảm - HS nghe 4. Hoạt động ứng dụng: (2phút) - Địa phương em có đường tàu chạy qua không ? Em sẽ làm gì để giữ gìn an toàn đường sắt ? - HS nêu - GV nhận xét tiết học - Về nhà luyện đọc diễn cảm bài - Chuẩn bị bài sau: Những cánh buồm - HS nghe - HS nghe và thực hiện Thứ ba ngày 23 tháng 4 năm 2019 Chính tả TIẾT 32 BẦM ƠI (Nhớ- ghi) Thời gian .....phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nhớ- ghi đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát. 2.Năng lực: a) Năng lực đặc thù: - Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn thơ Ai về thăm mẹ quê ta .... Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm trong bài thơ Bầm ơi. - Luyện viết hoa tên các cơ quan, đơn vị. - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. b) Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, hợp tác, ... 3. Phẩm chất: có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: Bảng nhóm để HS làm bài tập 2 - HS: SGK, vở viết 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - Cho HS hát - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu, kỉ niệm chương. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nêu - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới a. HĐ chuẩn bị viết chính tả:(7 phút) *Mục tiêu: - HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó. - HS có tâm thế tốt để viết bài. *Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc 14 dòng đầu trong bài Bầm ơi. - Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ như thế nào? - Tìm tiếng khi viết dễ sai - GV nhắc HS chú ý tập viết những từ em dễ viết sai. - 1 HS đọc to. Cả lớp lắng nghe. -Tình cảm của người mẹ và anh chiến sĩ thắm thiết, sâu nặng. - lâm thâm, lội dưới bùn, mạ non, ngàn khe, - HS đọc thầm, tập viết các từ ngữ dễ viết sai. b. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: Nhớ- ghi đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát. *Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh viết bài - HS nhớ viết bài - HS soát lỗi chính tả. c. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút) *Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn. *Cách tiến hành: - GV chấm 7-10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. - Thu bài chấm - HS nghe 3. HĐ làm bài tập: (8 phút) * Mục tiêu: HS làm được bài 2, bài 3. * Cách tiến hành: Bài tập 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp. - GV nhận xét chữa bài. - Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan đơn vị ? - GV kết luận: + Tên cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó – GV mở bảng phụ mời 1 HS đọc nội dung ghi nhớ trên. + Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng (Bế Văn Đàn, Đoàn Kết, Đoàn Kết) viết hoa theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam - viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Bài tập 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, chữa bài - HS nêu yêu cầu. - Các nhóm thảo luận và làm bài : Tên các cơ quan, đơ vị Bộ phận thứ nhất Bộ phận thứ hai Bộ phận thứ ba Trường Tiểu học Bế Văn Đàn Trường Tiểu học Bế Văn Đàn Trường Trung học Đoàn Kết Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết Công ti Dầu khí Biển Đông Công ti Dầu khí Biển Đông - Viết tên các cơ quan đơn vị sau cho đúng - Cả lớp làm vở , 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả Nhà hát Tuổi trẻ Nhà xuất bản Giáo dục c) Trường Mầm non Sao Mai 4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Cho HS viết lại tên cơ quan đơn vị cho đúng: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo. - HS viết: + Bộ Giao thông Vận tải + Bộ Giáo dục và Đào tạo. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài tiết sau. - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị để áp dụng vào thực tế. - HS nghe và thực hiện -------------------------------------------------------- Luyện từ và câu TIẾT 63 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU(Dấu phẩy) Thời gian .....phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy. 2.Năng lực: a) Năng lực đặc thù: Luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết - Hiểu và ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy. - Sử dụng dấu phẩy đúng trong khi viết. b) Năng lực chung - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác 3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: SGK, Bảng phụ viết sẵn nội dung 2 bức thư. - HS : SGK 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Yêu cầu HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy.(Mỗi HS chỉ nêu 1 tác dụng) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1). - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy(BT2). * Cách tiến hành: Bài tập 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài + Bức thư đầu là của ai? + Bức thư thứ hai là của ai? - Yêu cầu HS làm bài - GV chốt lời giải đúng. - Gọi 1 HS đọc lại mẩu chuyện vui sau khi đã hoàn thiện dấu chấm, dấu phẩy. Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Trình bày kết quả - GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những HS làm bài tốt. - Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau + Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn. + Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc- na Sô. - HS làm bài vào nháp -1 HS lên bảng làm, chia sẻ - Bức thư 1 “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài cho và điền giúp tôi các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào ngài.” - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập - 2 HS viết đoạn văn của mình trên bảng nhóm, cả lớp viết vào vở - Đại diện 1 số em trình bày đoạn văn của mình, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn . 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Một vài HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy. - HS nhắc lại 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT2, viết lại vào vở. - HS nghe và thực hiện ------------------------------------------------------------ Thứ tư ngày 24 tháng 4 năm 2019 Kể chuyện NHÀ VÔ ĐỊCH Thời gian .....phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp. 2. Năng lực: a) Năng lực đặc thù: - Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện. - Biết theo dõi, đánh giá lời kể của bạn. - Hiểu nội dung truyện: Câu chuyện khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn, trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. -Rèn kĩ năng kể chuyện. b) Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, hợp tác, ... 3. Phẩm chất:: Rèn hs ý thức tự giác học tập II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ chuyện trong SGK. - HS : thuộc câu chuyện 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - Cho HS thi kể chuyện về một ban nam hoặc một bạn nữ được mọi người yêu quý. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi kể - HS ghe - HS ghi vở 2. HĐ nghe kể (10 phút) *Mục tiêu: - HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện (M1,2) - Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện (M3,4) *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ - GV kể lần 1, yêu cầu HS nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện. - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. + Nêu nội dung chính của mỗi tranh? * Kể trong nhóm - GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4, 5 HS). * Thi kể trước lớp - Gọi HS thi kể nối tiếp - Gọi HS kể toàn bộ truyện. + Chi tiết nào của chuyện khiến em thích nhất. Giải thích vì sao em thích ? + Nêu nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp - HS quan sát tranh - Các nhân vật: Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp. - HS lần lượt nêu nội dung từng tranh. Tranh 2 : Các bạn đang thi nhảy xa . Tranh 2 : Tôm Chíp rụt rè , bối rối khi đứng vào vị trí. Tranh 3 : Tôm chíp lao đến rất nhanh để cứu em bé sắp rơi xuống nước . Tranh 4 : Các bạn thán phục gọi Tôm chíp là “nhà vô địch”. - Làm việc nhóm. - Mỗi HS trong nhóm kể từng đoạn chuyện, tiếp nối nhau kể hết chuyện dựa theo lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ. - Một vài HS nhận vai mình là Tôm Chíp, kể toàn bộ câu chuyện. HS trong nhóm giúp bạn sửa lỗi. - 2 nhóm HS mỗi nhóm 4 em thi kể. Mỗi HS kể nội dung một tranh. - 2 HS kể. Lớp theo dõi nhận xét. - Tình huống bất ngờ sảy ra khiến Tôm Chíp mất đi tính rụt rè thường ngày, phản ứng rất nhanh, thông minh 3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (15 phút) * Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. *Cách tiến hành: - Nêu ý nghĩa câu chuyện? - Khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. 5. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện - HS nghe 6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân; đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC đã nghe, đã đọc tuần 33 để tìm được câu chuyện nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội. - HS nghe - HS nghe và thực hiện ------------------------------------------------------------ Tập đọc NHỮNG CÁNH BUỒM ( giảm tải không học ) ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: Thay bằng bài tập đọc tự chọn Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc và ghi lại vắn tắt nội dung bài đọc vào sổ tay hoặc phiếu học tập ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 25 tháng 4 năm 2019 Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT Thời gian .....phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài. 2.Năng lực: a) Năng lực đặc thù: - Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn. - Hiểu được nhận xét chung của giáo viên về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình. b) Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ... 3. Phẩm chất: Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ ghi các lỗi phổ biến trong bài làm của HS - HS: SGK, vở 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS chuẩn bị 2. Hoạt động trả bài văn:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài. - Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn * Cách tiến hành: *Nhận xét chung bài làm của HS: - Gọi HS đọc lại đề bài - Nhận xét chung Ưu điểm: GV đánh giá về các mặt: + Hiểu và viết đúng yêu cầu của đề bài thế nào. + Bố cục bài văn. + Diễn đạt câu, ý. + Sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, hoạt động, nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của con vật. + Hình thức trình bày bài văn. - GV nêu tên những HS có bài làm tốt. Nhược điểm: + GV nêu lỗi điển hình về ý, dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả. + Viết trên bảng phụ những lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách sửa chữa. - Trả bài cho HS * Hướng dẫn làm bài tập - Yêu cầu HS tự sửa bài. - GV theo dõi giúp đỡ HS. * Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt. - Gọi một số HS có bài văn hay đọc cho các bạn nghe. *. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn. - Gợi ý HS cách viết. - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc đoạn đã viết lại. - GV nhận xét. - HS đọc đề bài. - Lắng nghe. - HS thảo luận tìm cách sửa lỗi. - Xem lại bài của mình - HS trao đổi với bạn về nhận xét của GV, tự sửa lỗi trong bài của mình. - HS nghe và tìm ra cách dùng từ, chọn ý, lối diễn đạt hay. - HS viết lại đoạn văn khi: + Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả. + Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý. + Đoạn văn dùng từ chưa hay - HS làm bài - 3 – 5 HS đọc lại đoạn đã viết. - HS nghe 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Chia sẻ với bạn về bài viết của mình - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - GV yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn, HS có bài viết tốt về nhà đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe. - Cả lớp đọc trước nội dung tiết TLV tới. - HS nghe và thực hiện Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm) Thời gian .....phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1). 2 Năng lực: a. Năng lực đặc thù: - Ôn tập kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm. - Thực hành sử dụng dấu hai chấm. rèn kĩ năng sử dụng dấu hai chấm. b. Năng lực chung - Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác 3. Phẩm chất: Gd hs yêu thích môn học II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Đồ dùng - GV: Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm - HS: SGK, vở 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - GV cho 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS đọc - HS nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1). - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, BT3). * Cách tiến hành: Bài tập 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS nhắc kiến thức về dấu hai chấm. Sau đó GV mở bảng phụ - GV giúp HS hiểu cách làm bài: Bảng gồm hai cột: cột bên trái nêu tác dụng của dấu hai chấm; vị trí của dấu hai chấm trong câu. Cột bên phải nêu các ví dụ về dấu hai chấm được dùng trong câu. Trong bảng còn 3 khoảng trống, nhiệm vụ của em: Điền nội dung thích hợp vào từng phần đó - Yêu cầu HS làm bài - Trình bày kết quả - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 2 : HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn HS cách làm bài: đọc từng đoạn thơ, văn, xác định những chỗ nào dẫn lời nói trực tiếp hoặc dẫn lời giải thích để đặt dấu hai chấm. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bỏ bài tập 3: thay bằng Viết đoạn văn có câu sử dụng dấu hai chấm nói về một cảnh đẹp - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu đề bài viết đúng nội dung đề bài yêu cầu. - Cả lớp nhận xét và GV nhận xét chốt - HS đọc yêu cầu cầu bài. Cả lớp đọc thầm lại. - Một HS nhìn bảng đọc lại. Cả lớp đọc nhẩm theo - HS theo dõi lắng nghe - HS làm bài vào vở hoặc giấy nháp, 3- 4 HS làm bài vào bảng nhóm - Những HS làm bài trên bảng nhóm trình bày kết quả a) Một chú công an vỗ vai em : - Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! à Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. à Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. - HS nghe - HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp đọc thầm lại. - HS làm việc cá nhân, 3- 4 HS lên bảng thi làm bài a) Dấu hai chấm đặt ở cuối dòng thơ thứ hai của khổ thơ 3: Nhăn nhó kêu rối rít: b) Dấu hai chấm đặt sau từ cầu xin c) Dấu hai chấm đặt sau từ kì vĩ - HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp đọc thầm theo. - HS làm bài cá nhân. - HS chia sẻ trước lơp bài của mình 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Cho 1HS nhắc lại hai tác dụng của dấu hai chấm. - HS nhắc lại: + Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đúng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. + Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng. 4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút) - GV nhận xét về tiết học. - Dặn HS ghi nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng. - Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Trẻ em - HS nghe - HS nghe và thực hiện ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2019 Tập làm văn TẢ CẢNH (Kiểm tra viết) Thời gian .....phút I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo của một bài văn miêu tả. 2. Năng lực: a. Năng lực đặc thù: - Rèn kĩ năng viết văn - Thực hành viết bài văn tả cảnh. - Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài mà HS lựa chọn, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách sử dụng nhiều giác quan khi quan sát, biết cách dùng các từ ngữ, hình ảnh so sánh nhân hoá thể hiện được vẻ đẹp của cảnh và tình cảm của mình đối với cảnh vật. Diễn đạt tốt, mạch lạc. b. Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 3. Phẩm chất: Rèn tính tập trung, tự giác II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: SGK, đề kiểm tra - HS : SGK, dàn ý cho đề văn của mỗi HS đã lập từ tiết trước. 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - Cho HS thi đua nêu cấu tạo của một bài văn tả cảnh. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng. * Cách tiến hành: * Hướng dẫn HS làm bài - GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của mỗi đề bài. - Hướng dẫn HS phân tích đề - GV nhắc HS : nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn, các em vẫn có thể chọn đề bài khác để làm bài. *Viết bài. - Yêu cầu HS làm bài - GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu * Thu, chấm một số bài. - Nêu nhận xét chung. - HS đọc 4 đề bài trong SGK - Phân tích đề - HS viết bài vào vở. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Dặn HS chia sẻ về cấu tạo của bài văn tả cảnh với mọi người. - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - GV nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại bài cho hay hơn - Dặn HS về nhà đọc trước bài Ôn tập về tả người để chọn đề bài, quan sát trước đối tượng các em sẽ miêu tả. - HS nghe - HS nghe và thực hiện -----------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_5_tuan_32_nam_hoc_2020_2021_ban_dep.docx