Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 7 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 7 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 16) TRƯỚC CỔNG TRỜI

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.

2. Kĩ năng

- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.

- Học thuộc lòng những câu thơ em thích.

*Lồng ghép khi dạy văn bản thơ: Kiến thức về chủ đề, kết thúc văn bản thơ, chuyện co thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong văn bản thơ.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, giáo dục lòng tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 8 trang cuongth97 08/06/2022 3290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 7 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 16) TRƯỚC CỔNG TRỜI
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. 
2. Kĩ năng
- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. 
- Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
*Lồng ghép khi dạy văn bản thơ: Kiến thức về chủ đề, kết thúc văn bản thơ, chuyện co thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong văn bản thơ.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, giáo dục lòng tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức chơi trò chơi Truyền điện nêu tên các dân tộc của Việt Nam.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: Mỗi khổ thơ là 1 đoạn. 
- GV cho HS đọc nối tiếp.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”
+ Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
- GV cho HS giải nghĩa: áo chàm, thung. 
+ Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
+ Điều gì đã khiến cảnh rừng sương gió ấy như ấm lên!
- GV cho HS giải nghĩa: nhạc ngựa.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp 3 khổ.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ 2.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu. Chú ý đọc giọng sâu sắc, ngân nga, thể hiện cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp của vùng cao.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- GV yêu cầu HS học thuộc lòng bài thơ.
4. Hoạt động vận dụng
- Em có cảm nhận gì trước vẻ đẹp hùng vĩ của đát nước ta?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp. 
- HS luyện từ khó đọc: trời, trôi, ngút ngát, nguyên sơ, . . 
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ HS đọc khổ thơ 1 và trả lời: Gọi nơi đây là cổng trời vì đó là đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả 1 khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
+ HS đọc khổ thơ 2 đến 3 và trả lời: Màn sương khói huyền ảo, những cánh rừng ngút ngàn cây trái, muôn sắc màu cỏ hoa, khoảng trời bồng bềnh mây trôi 
+ HS giải nghĩa. 
+ Thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, tưởng như đó là cổng đi lên trời, đi vào thế giới chuyện cổ tích.
+ Cảnh rừng sương gió như ấm lên bởi có hình ảnh con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc: gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm 
+ HS giải nghĩa. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp 3 khổ.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà tự học thuộc lòng.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 17) CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung bài: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Chăm chỉ, giáo dục HS biết yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Truyền điện, đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời. 
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: luyện tập thực hành, giảng giải 
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến được không
+ Đoạn 2: Quý và Nam . . . phân giải
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV cho HS đọc nối tiếp.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài với giọng kể chuyện, chậm rãi, phân biệt lời của các nhân vật.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
+ GV khẳng định cái đúng của 3 HS: lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vì vậy người lao động là quý nhất
+ Chọn tên khác cho bài văn?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS biết đọc diễn cảm bài.
*PP: Luyện tập thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc theo phân vai nhân vật.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- Em sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lí?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện từ khó đọc: phân giải 
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Lí lẽ của từng bạn:
. Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
. Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
. Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
+ HS nêu vì: “Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý...”
+ HS lắng nghe.
+ HS nêu: 
.Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, Người lao động là quý nhất...., Người lao động là đáng quý nhất...
- HS nêu nội dung bài: Người lao động là đáng quý nhất .
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 18) ĐẤT CÀ MAU
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
*Tích hợp
- Giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển đảo: Giáo dục HS hiểu biết về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau; về con người ở đây được nung đúc và lưu truyền tinh thần thượng võ để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ quốc. Từ đó thêm yêu quý con người ở mảnh đất này.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, yêu nước, yêu quý con người ở mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS nghe bài hát Áo mới Cà Mau.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: luyện tập thực hành, giảng giải 
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nổi cơn dông
+ Đoạn 2: Cà Mau . . . thân cây đước
+Đoạn 3: Còn lại.
- GV cho HS đọc nối tiếp.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài với giọng to vừa đủ nghe, chậm rãi, thể hiện niềm tự hào, khâm phục.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1:
+ Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
+ Giải nghĩa: hối hả.
+ Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2:
+ Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao?
+ Giải nghĩa: đất nẻ chân chim, thịnh nộ.
+ Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
+ Giải nghĩa từ: đước.
+ Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 3:
+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
+ Hãy đặt tên cho đoạn văn này?
- GV hỏi: Qua bài văn, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV chốt lại nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại.
- GV giáo dục HS.
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS biết đọc diễn cảm bài.
*PP: Luyện tập thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp các đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- Em học được tính cánh tốt đẹp nào của người dân ở Cà Mau? 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện từ khó đọc: phũ, phập phều, quây quần,, . . .
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đoạn 1:
+ Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
+ HS giải nghĩa.
+ HS đặt tên cho đoạn văn.
- HS đọc đoạn 2:
+ Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, dễ dài cắm sâu vào lòng đất.
+ HS giải nghĩa.
+ Nhà cửa dựng dọc bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ sang nhà kia phải leo lên cầu bằng thân cây đước.
+ HS giải nghĩa.
+ HS đặt tên cho đoạn văn.
- HS đọc đoạn 2:
+ Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể, thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và tri thông minh của con người.
+ HS đặt tên cho đoạn văn.
- HS nêu nội dung bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của con người Cà Mau.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp các đoạn.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_7_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx