Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 18 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 18 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 45) PHÂN XỬ TÀI TÌNH

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- HS hiểu nội dung chính của bài: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng

- Đọc rõ ràng, trôi chảy, lưu loát và diễn cảm toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Trách nhiệm, trung thực, giáo dục HS có ý thức trung thực.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 6 trang cuongth97 08/06/2022 3890
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 18 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 45) PHÂN XỬ TÀI TÌNH
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- HS hiểu nội dung chính của bài: Quan án là người thông minh, có tài xử kiện (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng 
- Đọc rõ ràng, trôi chảy, lưu loát và diễn cảm toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách nhân vật.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Trách nhiệm, trung thực, giáo dục HS có ý thức trung thực.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Cao Bằng.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Xưa. . . lấy trộm
+ Đoạn 2: Đời người làm chứng . . . cuối đầu nhận tội.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? 
+ Giải nghĩa: công đường.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ Giải nghĩa: khung cửi.
- GV kết luận : Quan án thông minh hiểu tâm lí con nguời nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt- xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi:
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa?
+ Giải nghĩa: niệm Phật
+ Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng?
- GV kết luận : Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lí của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo.
- GV hỏi : 
+ Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu? 
+ Câu chuyện nói lên điều gì ?
- GV nhận xét, rút nội dung chính của bài và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ, giáo dục HS không tham lam, sống trung thực.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 1 + 2.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS Chia sẻ với mọi người biết về sự thông minh tài trí của vị quan án trong câu chuyện.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó: lấy trộm, phân xử, ngẫm, vãn cảnh, biện lễ, . . 
Câu “Quan nói sư . . .và bảo”
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đoạn 1 và TLCH:
+ Về việc mình bị mất cắp vải. Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
. Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng.
. Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ 
. Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh. Thấy một trong hai nguời bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia.
+ Giải nghĩa.
- HS đọc và TLCH: 
+ Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hy vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải.
+ Giải nghĩa.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và TLCH:
+ HS kể lại.
+ Giải nghĩa.
+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ bị lộ mặt.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời:
+ Nhờ thông minh, quyết đoán. Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
+ Nội dung: Truyện ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án 
 Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 46) CHÚ ĐI TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- HS hiểu nội dung chính của bài: Sự hi sinh thầm lặng, bảo vệ cuộc sống bình yên của các chú đi tuần. (Trả lời câu hỏi SGK)
2. Kĩ năng 
- Đọc rõ ràng, trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Học thuộc lòng những câu thơ yêu thích.
* Tích hợp giáo dục quốc phòng, an ninh: giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai, bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, giáo dục HS yêu thương các chú chiến sĩ công an.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài Phân xử tài tình.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: mỗi khổ là 1 đoạn.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? 
+ Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của các em HS, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì ?
+ Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?
(Trong khi HS trả lời GV viết bảng những từ ngữ, chi tiết thể hiện đúng tình cảm, mong muốn của người chiến sĩ an ninh).
- GV nêu: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu HS ; quan tâm, lo lắng cho các cháu, sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giúp cho cuộc sống của các cháu bình yên ; mong các cháu học hành giỏi giang, có một tương lai tốt đẹp.
- GV hỏi: Bài thơ muốn nói lên điều gì ? 
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ giáo dục cho HS.
- Tích hợp giáo dục quốc phòng, an ninh: giới thiệu những hoạt động hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai, bão lũ của bộ đội, công an Việt Nam
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ 1 và 2.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng.
4. Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS hãy tưởng tượng và vẽ một bức tranh minh họa bài thơ sau đó chia sẻ với bạn bè.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc: tuần, cổng trường, giữ mãi, . . .
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Đêm khuya gió rét mọi người đang yên giấc ngủ say.
+ Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ.
-Tình cảm: 
+ Từ ngữ : Xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi) dùng các từ yêu mến, lưu luyến.
+ Chi tiết: Hỏi thăm giấc ngủ có ngon không, dặn cứ yên tâm ngủ nhé, tự nhủ đi tuần tra để giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
+ Mong ước: Mai các cháu . tung bay.
- HS lắng nghe.
- Bài thơ cho thấy tinh thần sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn của các chiến sĩ công an để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp cho các cháu.
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà tự học thuộc lòng.
- HS vẽ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_18_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx