Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 53: Tà áo dài Việt Nam - Lâm Huệ Trí

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 53: Tà áo dài Việt Nam - Lâm Huệ Trí

-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

 -Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài ; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.

 -Hiểu nội dung, ý nghĩa : Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ Thiếu nữ bên hoa huệ trong SGK .

 

doc 3 trang loandominic179 7530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tiết 53: Tà áo dài Việt Nam - Lâm Huệ Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết 53:	Tà áo dài Việt Nam 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:
	-Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài ; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
	-Hiểu nội dung, ý nghĩa : Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh hoạ Thiếu nữ bên hoa huệ trong SGK .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1.Ổn định lớp:
2.KTBC:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới:
3.1-Giới thiệu bài 
-Các em đều biết chiếc áo dài dân tộc. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết chiếc áo dài hiện nay có nguồn gốc từ đâu ; vẻ đẹp độc đáo của tà áo dài Việt Nam .
- HS hát vui.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
3.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- Cho 1 HS khá giỏi đọc toàn bài. 
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (mỗi lần xuống dòng là một đoạn), kết hợp luyện đọc và hiểu từ ngữ khó (phần chú giải).
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cho 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
-HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài, kết hợp luyện đọc và hiểu từ ngữ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe
b)Tìm hiểu bài 
*GV tổ chức HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
-Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?
-Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền ?
-Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
-Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài ?
(Hỏi thêm)
c)Đọc diễn cảm 
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu.(Phụ nữ Việt Nam xưa thanh thoát hơn)
-GV tổ chức HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
*HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
-Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu , phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong . Trang phục như vậy , chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị , kín đáo .
-Ao dài cổ truyền có hai loại : áo tứ thân và áo năm thân . Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải , hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng , đằng trước là hai vạt áo , không có khuy , khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau . Áo năm thân như áo tứ thân nhưng vạt trước may ghép từ hai thân vải , nên rộng gấp đôi vạt vải.
+Ao dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến , chỉ gồm hai thân 
-VD : Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị , kín đáo của phụ nữ Việt Nam . / Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài . / Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn , tự nhiên , mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài . . . 
-VD : Em cảm thấy khi mặc áo dài , phụ nữ trở nên duyên dáng , dịu dáng hơn . / Chiếc áo dài làm cho phụ nữ Việt Nam trông trở nên thướt tha , duyên dáng . . . 
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu.(Phụ nữ Việt Nam xưa thanh thoát hơn)
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
4.Củng cố , dặn dò 
-Cho HS nêu lại nội dung, ý nghĩa bài văn.
-Giáo dục HS thấy được vẻ đẹp cổ truyền thông qua hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài Việt Nam.
-Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
- Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_5_tiet_53_ta_ao_dai_viet_nam_lam_hue_tri.doc