Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 5 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 5 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 11) SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.

*Tích hợp

- Giáo dục quốc phòng và an ninh: Lấy ví dụ minh họa về tội các của diệt chủng ở Cam-pu-chia 1975-1979.

*Giảm tải: Không hỏi câu hỏi 3. Tăng thời gian luyện đọc diễn cảm.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, giáo dục HS yêu hoà bình, không phân biệt giàu nghèo, mọi người đều bình đẳng.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 8 trang cuongth97 08/06/2022 2200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 5 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 11) SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
*Tích hợp
- Giáo dục quốc phòng và an ninh: Lấy ví dụ minh họa về tội các của diệt chủng ở Cam-pu-chia 1975-1979.
*Giảm tải: Không hỏi câu hỏi 3. Tăng thời gian luyện đọc diễn cảm. 
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, giáo dục HS yêu hoà bình, không phân biệt giàu nghèo, mọi người đều bình đẳng.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho học sinh thi đọc thuộc lòng khổ 2-3 hoặc cả bài Ê-mi-li con... và trả lời câu hỏi SGK.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV giải thích chế độ A-pác-thai: Là chế độ phân biệt chủng tộc, chế độ đối xử bất công với người da đen và da màu.
- GV giới thiệu ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen-xơn Man-đê-la và tranh minh hoạ trong bài.
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu . . . . a-pac-thai.
Đoạn 2: Ở nước này . . . dân chủ nào.
Đoạn 3: Phần còn lại.
- GV cho HS đọc nối tiếp.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài với giọng thông báo rõ ràng, tốc độ đọc nhanh; đoạn cuối đọc với cảm hứng ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của người da đen.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Bạn biết gì về Nam Phi?
 + Dưới chế độ A-pác-thai người da đen bị đối xử như thế nào?
+ Người dân Nam Phi làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
+ Nêu điều mình biết về Nen-xơn Ma-đê-la?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- Giáo dục quốc phòng và an ninh: Lấy ví dụ minh họa về tội các của diệt chủng ở Cam-pu-chia 1975-1979. 
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài tập đọc này? 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Kết nối:
+ Nội dung: Em hãy nêu những việc để thể hiện việc không phân giữa con người với con.
+ Hình thức: Vẽ tranh.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia thi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện từ khó đọc: a-pac-thai, dũng cảm, Nen-xơn Ma-đê-la, . . .
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Nam Phi là một nước ở châu Phi. Đất nước có nhiều vàng, kim cương, nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc.
+ Dưới chế độ A-pác-thai người da đen bị đối xử: công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương thấp sống chữa bệnh làm việc khu riêng không được hưởng tự do, dân chủ.
+ Để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc người dân Nam Phi đã đứng lên đòi quyền bình đẳng cuộc đấu tranh được nhiều người ủng hộ và giành được chiến thắng.
+ HS nêu: Ông Nen-xơn Ma-đê-la là luật sư da đen. Ông sinh năm 1918, vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai nên ông bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964. 27 năm sau, năm 1990 ôn được trả tự do, trở thành tổng thống đầu tiên của Nam Phi....
- HS nêu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp3 đoạn.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 12) TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung bài: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc đúng các tên nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. 
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, yêu nước, cảm phục, biết ơn những con người dũng cảm chống lại kẻ xâm lược.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức thi đọc bài “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng tên nước ngoài trong bài, rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: luyện tập thực hành, giảng giải 
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến chào yêu.
Đoạn 2: Tiếp điềm đạm trả lời.
Đoạn 3: Còn lại.
- GV cho HS đọc nối tiếp.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài với giọng to, rõ ràng.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp.
+ Nhà văn Đức Si- le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?
+ Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào?
+ Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ giáo dục HS yêu chuộng hoà bình.
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS biết đọc diễn cảm bài.
*PP: Luyện tập thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- Em học tập được điều gì từ cụ già trong bài tập đọc trên?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện từ khó đọc: Vin-hem Ten, Met-xi-na
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp: Vì ông đáp lại lời hắn 1 cách lạnh lùng. Hắn càng bực tức khi tiếng Đức thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức.
+ Cụ già đánh giá Si- le là 1 nhà văn quốc tế.
+ Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si- le nhưng căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược. Ôn cụ không ghét người Đức và tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược.
- Ngụ ý: Si- le xem các người là kẻ cướp. Các người là bọn cướp. Các người không xứng đáng với Si- le.
- HS nêu nội dung bài: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc. 
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp3 đoạn.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 13) NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm bài. 
* Tích hợp
- Giáo dục tài nguyên môi trường, biển đảo: HS biết thêm về loài cá heo, qua đó có ý thức bảo vệ tài nguyên biển (bộ phận)
- Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện
- Ghi lại bằng 1-2 câu ý chính bài tập đọc. 
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, yêu mến và bảo vệ loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức thi đọc bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng tên nước ngoài trong bài, rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: luyện tập thực hành, giảng giải 
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến đất liền.
Đoạn 2: Nhưng những tên cướp giam ông lại
Đoạn 3: Hai hôm sau . . . A-ri-ôn
Đoạn 4: Còn lại.
- GV cho HS đọc nối tiếp.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài với giọng to, rõ ràng.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn? 
+ Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
+ Qua câu chuyện trên em thấy đàn cá heo đáng yêu và đáng quý ở chỗ nào?
+ Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn?
+ Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV giáo dục HS biết thêm về loài cá heo, qua đó có ý thức bảo vệ tài nguyên biển
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS biết đọc diễn cảm bài.
*PP: Luyện tập thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- Em có thể làm gì để bảo vệ các loài cá heo cũng như các loài sinh vật biển khác?
 Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện từ khó đọc: A-ri-ôn, Xi-xin, 
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Chuyện đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn Ông đạt giải nhất ở đảo Xi- xin với nhiều tặng vật quý giá. Trên chiếc tàu chở ông về, bọn thuỷ thủ đòi giết ông. Ông xin được hát bài hát mình yêu thích
nhất và nhảy xuống biển. 
+ Điều kì lạ xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời: Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông về đất liền nhanh hơn tàu.
+ Đàn cá heo đáng yêu và đáng quý: Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp người khi gặp nạn.
+ Nhận xét: Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác, không biết chân trọng tài năng. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa ....
+ Những đồng tiền khắc hình một con heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh.
- HS nêu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người .
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_5_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx