Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 3 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 3 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 6) LÒNG DÂN (Tiếp theo)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch.

- HSNK có giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

*Lồng ghép khi dạy tính cách nhân vật tròn bản kịch và lời thoại.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

- HS: SGK.

 

docx 9 trang cuongth97 08/06/2022 3260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 3 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 6) LÒNG DÂN (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung, ý nghĩa vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch. 
- HSNK có giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
*Lồng ghép khi dạy tính cách nhân vật tròn bản kịch và lời thoại.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, hỏi, cảm, khiến; biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp tính cách nhân vật và tình huống trong đoạn kịch 
*PP: Luyện tập thực hành, đóng vai, thảo luận
- GV gọi HS đọc tốt đọc phần tiếp của vở kịch.
- GV yêu cầu HS thảo luận chia đoạn.
- GV chốt chia đoạn:
+ Đoạn1: Từ đầu đến chú cán bộ (Để tôi đi lấy – chú toan đi , cai cản lại)
+ Đoạn 2: Cai: Để chị này chưa thấy)
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV cho HS đọc tiếp nối lượt 1 từng đoạn của vở kịch.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- GV luyện đọc những từ ngữ khó đọc.
- GV cho HS đọc nối tiếp lượt 2, giải nghĩa từ: tía , chi , nè.
- GV cho HS đọc luyện đọc theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bộ phần 2 của vở kịch.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV cho HS đọc lại đoạn 1.
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sau: An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
- GV nhận xét.
- GV cho HS đọc đoạn 2, 3.
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 
+ Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
+ Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân? 
- GV cho HS nêu nội dung chính của vở kịch.
- GV nhận xét, chốt nội dung bài và cho HS nhắc lại.
- GV liên hệ, giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
*PP: Luyện tập thực hành, đóng vai
- GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài: Đọc với giọng rõ ràng, rành mạch. Đổi giọng hạ giọng khi đọc những chữ trong ngoặc đơn nói về thái độ, hành động của nhân vật.
+ Giọng cai và lính: khi dịu mua chuộc, lúc hống hách.
+ Giọng An: thật thà, hồn nhiên.
+ Giọng dì Năm, chú bộ đội: bình tĩnh.
- GV hướng dẫn ngắt nghỉ nhịp đúng chỗ trên bảng phụ.
- GV cho HS luyện đọc.
- GV cho HS thi đọc dưới hình thức phân vai.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Sau bài học em có cảm nghĩ gì về tình cảm của những người dân dành cho cách mạng ?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia thi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc tốt đọc phần tiếp của vở kịch.
- HS thảo luận chia đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối lượt 1 từng đoạn của vở kịch.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc những từ ngữ khó: : hiềm, miễn cưỡng, ngượng ngập. . .
- HS đọc nối tiếp lượt 2, giải nghĩa từ.
- HS đọc luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại đoạn 1.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Khi giặc hỏi An: Ông đó phải tía mầy không? An trả lời hổng phía tía làm cai hí hửng cháu kêu bằng ba, chú hổng phải tía.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đoạn 2, 3.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 
+ Những chi tiết cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh: Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo.
+ Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng trong lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng. 
- HS nêu nội dung chính của vở kịch Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc dưới hình thức phân vai.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Các em trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài. Rèn thêm giọng đọc thơ với một vài em đọc chưa hay.
TẬP ĐỌC (Tiết 7) NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài (Xa –da-cô Xa –xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki ). Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn 
* Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện 
* Dạy lồng ghép trong phần vận dụng của bài đọc hiểu: hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô. Em muốn nói gì vưới Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được cuộc sống hòa bình? Hãy ghi lại những điều em muốn nói.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, giáo dục HS Yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh.
II. Giáo dục kĩ năng sống:
- Xác định giá trị, thể hiện sự thông cảm (bày tỏ sự chia sẻ , cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại).
III. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- HS: SGK. 
IV. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho học sinh tổ chức thi đọc phân vai cả hia phần vở kịch.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*Mục tiêu: Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài. 
*PP: luyện tập thực hành, giảng giải 
- GV gọi HS đọc tốt đọc cả bài.
- Cho HS thảo luận tìm cách chia đoạn.
- GV chốt chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu . . . Nhật Bản
Đoạn 2: Hai quả bom . . . nguyên tử
Đoạn 3: Khi . . . 644 con.
Đoạn 4: Phần còn lại
- GV yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn lượt 1. Kết hợp luyện đọc những số liệu, từ ngữ khó.
- GV yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn lượt 2.
- GV yêu cầu giải nghĩa từ khó.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
- GV đọc bài văn.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc thầm thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
+ Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV yêu cầu HS Nêu nội dung chính của bài.
- GV nhận xét, nêu nội dung bài và cho HS nhắc lại.
- Qua bài tập đọc này, em hãy nêu một số hậu quả của chiến tranh đối với đời sống con người?
- Liên hệ, giáo dục HS yêu hòa bình, chống chiến tranh.
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS biết đọc diễn cảm bài văn .
*PP: Luyện tập thực hành
- GV gọi HS phát biểu ý kiến về giọng đọc. 
- GV nhận xét , chốt giọng đọc. 
- GV yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn .
- GV đọc mẫu đoạn 3, hướng dẫn HS đọc.
- GV cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
GV uốn nắn sửa chữa những HS đọc còn sai.
- GV cho HS thi đọc.
- GV nhận xét tuyên dương HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Nếu được đứng trước tượng đài, bạn sẽ nói gì với Xa-da-cô?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- GV hỏi: Bài văn tố cáo tội ác gì của chiến tranh?
- GV liên hệ thực tế nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam từ đó giáo dục học sinh.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia thi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc tốt đọc cả bài.
- HS thảo luận tìm cách chia đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối đoạn lượt 1. Kết hợp luyện đọc những số liệu, từ ngữ khó đọc: 100000người, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-cô Xa-xa-ki 
- HS đọc tiếp nối đoạn lượt 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách: Ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
+ Các bạn nhỏ tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô: trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-da-cô.
+ Các bạn nhỏ bày tỏ nguyện vọng hòa bình: Xa-da-cô chết, các bạn quyên tiền xây tượng đài nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; khắc chữ vào chân tượng đài: “Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình”.
- HS lắng nghe.
- HS nêu nội dung chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- Một số hậu quả của chiến tranh đối với đời sống con người: con người chết, đời sống khổ cực, 
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu ý kiến về giọng đọc. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc tiếp nối đoạn .
- HS lắng nghe. 
- HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS thi đọc.
Nhận xét.
- HS lắng nghe. 
- HS nêu.
- HS lắng nghe và trả lời.
Điều chỉnh – bổ sung
Các em trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài. Rèn thêm giọng đọc thơ với một vài em đọc chưa hay.
TẬP ĐỌC (Tiết 9) BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào. 
- Học thuộc ít nhất 1 khổ thơ.
- HSNK học thuộc và diễn cảm được toàn bộ bài thơ .
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống.
II. Giáo dục kĩ năng sống:
- Xác định giá trị, thể hiện sự thông cảm (bày tỏ sự chia sẻ , cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại).
III. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa.
- HS: SGK. 
IV. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức trò chơi “Hộp quà bí mật” với nội dung đọc một đoạn trong bài “Những con sếu bằng giấy” và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, tự hào.
*PP: luyện tập thực hành
- GV gọi HS đọc tốt đọc cả bài .
- GV yêu cầu HS nêu cách chia đoạn.
- GV nhận xét, chốt cách chia đoạn: Mỗi khổ thơ là 1 đoạn.
- GV cho HS đọc từng khổ nối tiếp lượt 1. GV chú ý sửa sai cho HS. Luyện đọc từ khó.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng khổ lượt 2. 
- GV gọi HS đọc chú giải.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
- GV đọc cả bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV cho HS đọc thầm từng đoạn rồi trao trả lời các câu hỏi:
+ Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
+ Em hiểu 2 câu thơ cuối khổ thơ 2 nói gì?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất?
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV hỏi: Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- GV nhận xét, chốt ý, rút nội dung bài và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ, giáo dục HS yêu hòa bình, chống chiến tranh.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào. 
*PP: luyện tập thực hành
- GV hướng dẫn giọng đọc cả bài.
- GV yêu cầu 3 HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ.
- GV gọi 1 HS đọc cả bài thơ.
- GV gạch chân từ cần nhấn giọng và gạch nhịp trong khổ thơ cần luyện đọc.
- GV cho HS đọc khổ thơ cần luyện.
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Em sẽ làm gì để cho trái đất mãi mãi hòa bình?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Về nhà hãy vẽ một bức tranh về trái đất theo trí tưởng tượng của em.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc tốt đọc cả bài .
- HS nêu cách chia đoạn.
- HS lắng nghe.
- HS đọc từng khổ nối tiếp lượt 1. GV chú ý sửa sai cho HS. Luyện đọc từ khó: thương mến, đẫm, . . . 
- HS đọc nối tiếp từng khổ lượt 2. 
- HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm từng đoạn rồi trao trả lời các câu hỏi:
+ Hình ảnh trái đất đẹp: Trái đất giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh: có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn sóng biển.
+ 2 câu thơ cuối khổ thơ 2 nói: Mỗi loài hoa có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm như mọi trẻ em trên thế giới dù khác màu da nhưng đều bình đẳng, đều đáng quý đáng yêu.
+ Để giữ bình yên cho trái đất chúng ta phải Phải chống chiến tranh, chống bom nguyên tử, bom hạt nhân, vì chỉ có hoà bình, tiếng hát tiếng cười mới mang lại sự bình yên, sự trẻ mãi không già cho trái đất.
- HS lắng nghe.
- Bài thơ muốn nói với em:Mọi người hãy sống vì hoà bình chống chiến tranh, bảo vệ quyền bình đẳng của các dân tộc
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc diễn cảm 3 khổ thơ.
- HS đọc cả bài thơ.
- HS chú ý
- HS đọc khổ thơ cần luyện.
- HS về nhà học thuộc lòng.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
Các em trả lời được các câu hỏi, hiểu nội dung bài. Rèn thêm giọng đọc thơ với một vài em đọc chưa hay.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_3_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx