Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 9) MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Yêu nước, nhân ái, giáo dục HS tình hữu nghị với bạn bè quốc tế.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 6 trang cuongth97 08/06/2022 2490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 4 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 9) MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. 
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, giáo dục HS tình hữu nghị với bạn bè quốc tế.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài Bài ca về Trái Đất và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu . . . . êm dịu.
+ Đoạn 2: Chiếc máy xúc . . . thân mật.
+ Đoạn 3: Đoàn xe tải . . . máy xúc.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- GV cho HS đọc nối tiếp.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS thi đọc. 
- GV nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm, đoạn đối thoại đọc với giọng thân mật, hồ hởi .
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV hướng dẫn HS đọc, tổ chức cho HS suy nghĩ, trao đổi, trả lời các câu hỏi: 
+ Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở đâu?
+ GV giảng : A-lếch-xây là một người Nga. Nhân dân Liên Xô luôn kề vai sát cánh với Việt Nam, giúp đỡ nước ta rất nhiều.
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? 
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào? 
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao?
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. 
- GV Liên hệ: Giáo dục HS tình hữu nghị với bạn bè quốc tế.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn . 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 4 .
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu. Chú ý đọc lời của A-lếch-xây với giọng niềm nở, hồ hởi; chú ý cách nghỉ hơi câu : Thế là . . . và nói.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- Câu chuyện giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây gợi cho em cảm nghĩ gì?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm những tư liệu nói về tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia thi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện từ khó đọc: loãng, rải, sừng sững, A-Lếch -xây. . . 
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc, suy nghĩ, trao đổi, trả lời các câu hỏi: 
+ Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở Ở công trường xây dựng 
+ HS lắng nghe.
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý: Vóc dáng cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân khuôn mặt to chất phát.
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, nhìn nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ.
+ Chi tiết trong bài khiến em nhớ nhất: Chi tiết tả anh A-lếch-xây khi xuất hiện ở công trường chân thực. Anh A-lếch-xây được miêu tả đầy thiện cảm 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu nội dung bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
Nhận xét. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét. 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 10) Ê – MI – LI, CON 
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn –xơn, Pô-tô-mác, Oa-sinh-tơn; đọc diễn cảm bài thơ. 
- HSNK thuộc được khổ thơ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng. 
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, yêu nước, giáo dục HS yêu hòa bình, chống chiến tranh.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca về trái đất” và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng tên nước ngoài trong bài, rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: luyện tập thực hành, giảng giải 
- GV gọi HS đọc tốt đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. 
- GV hướng dẫn luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai. 
- GV cho HS đọc nối tiếp.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS thi đọc.
- GV nhận xét. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu thể hiện tâm trạng của chú Mi-ri-xơn và bé Ê-mi-li.
- GV yêu cầu HS đọc bài thơ, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ?
+ Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?
- GV yêu cầu HS nội dung chính.
- GV nhận xét, chốt nội dung bài và cho HS đọc lại.
- GV giáo dục HS yêu hòa bình, chống chiến tranh.
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS biết đọc diễn cảm bài.
*PP: Luyện tập thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
- GV nhận xét, kết luận. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ 3+4.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- GV yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người dân ở nơi xảy ra chiến tranh?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Về nhà sưu tầm những câu chuyện nói về những người đã dũng cảm phản đối cuộc chiến tranh trên thế giới. 
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tham gia thi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc tốt đọc những dòng nói về xuất xứ bài thơ và toàn bài thơ.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. (2 lượt)
- HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, Giôn-xôn, Oa-sinh-tơn. 
- HS đọc nối tiếp.
- HS giải nghĩa từ khó: đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc.
Nhận xét. 
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm khổ thơ đầu thể hiện tâm trạng của chú Mi-ri-xơn và bé Ê-mi-li.
- HS đọc bài thơ, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
+ HS đọc khổ thơ 2, chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa- không “nhân danh ai” và vô nhận đạo- “đốt bệnh viện, trường học”, “giết trẻ em”, “giết những cánh đồng xanh”.
+ Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: Khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”.
+ Hành động của chú Mo-ri-xơn là cao đẹp, đáng khâm phục.
- HS nêu: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. 
- HS lắng nghe và đọc lại.
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc nối tiếp 5 đoạn.
- HS lắng nghe. 
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe. 
- HS thi đọc diễn cảm 
Nhận xét 
- HS lắng nghe. 
- HS về nhà học thuộc lòng.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện. 
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_4_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx