Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 22 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 22 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 55) ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu ( HS trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc ).

2.Kĩ năng:

- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ đầu HKI Sách TV5 Tập 2 ( Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 115 tiếng/phút; biết ngừng nghỉ ở chỗ có dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4, 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngũ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.

- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (Câu đơn, câu ghép), tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Trách nhiệm, trung thực, giáo dục HS học sinh tình yêu quê hư¬ơng, đất nước.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 4 trang cuongth97 08/06/2022 4010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 22 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 55) ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu ( HS trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc ). 
2.Kĩ năng:
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ đầu HKI Sách TV5 Tập 2 ( Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 115 tiếng/phút; biết ngừng nghỉ ở chỗ có dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4, 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngũ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (Câu đơn, câu ghép), tìm đúng các ví dụ minh hoạ về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất	
- Trách nhiệm, trung thực, giáo dục HS học sinh tình yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Đất nước.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
a. Kiểm tra đọc
*MT: Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
*PP: Kiểm tra
- GV cho HS bốc thăm bài tập đọc rồi đọc kết hợp trả lời 1 câu hỏi đoạn văn hoặc bài thơ vừa đọc. 
- GV kiểm tra khoảng ¼ lớp. 
b. Làm bài tập
Bài 2
*MT: HS biết đặt câu theo các kiểu cấu tạo câu.
*PP: Luyện tập, thực hành.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- GV cho HS thảo luận:
+ Thế nào là câu đơn? Câu ghép ?
+ Có những loại câu ghép nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Câu văn dưới đây là câu đơn hay câu ghép:
Trời rải mây trắng nhạt, biểm mơ màng dịu hơi sương.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS bốc thăm rồi đọc, trả lời câu hỏi.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- HS thảo luận:
+ Câu ghép không dùng từ nối.
+ Câu ghép dùng từ nối.
 - HS làm bài 
Ví dụ:
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
- Câu ghép
+ Câu ghép không dùng từ nối
Ví dụ:
Lòng sông rộng, nước xanh trong.
+ Câu ghép dùng từ nối
Ví dụ:
Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được 5, 6 phát.
Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 56) ÔN TẬP GIỮA KÌ II (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức 
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL. Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu ( HS trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc ). 
2.Kĩ năng:
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy, lưu loát các bài tập đọc đã học từ đầu HKI Sách TV5 Tập 2 ( Phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 115 tiếng/phút; biết ngừng nghỉ ở chỗ có dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4, 5 bài thơ(đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngũ, hình ảnh mang tính nghệ thuật.
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu. Làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất	
- Trách nhiệm, trung thực, giáo dục HS học sinh tình yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS hát và vận động.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động thực hành
a. Kiểm tra đọc
*MT: Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
*PP: Kiểm tra
- GV cho HS bốc thăm bài tập đọc rồi đọc kết hợp trả lời 1 câu hỏi đoạn văn hoặc bài thơ vừa đọc. 
- GV kiểm tra khoảng ¼ lớp. 
b. Làm bài tập
Bài 2
*MT: HS biết viết tiếp 1 vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
*PP: Luyện tập, thực hành.
- GV gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng
- GV cho 1 HS đặt 1 vế câu, gọi 1 HS khác nêu tiếp vế còn lại cho phù hợp 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát và vận động.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS bốc thăm rồi đọc, trả lời câu hỏi.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài.
- HS làm bài 
a. Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng đều có tác dụng điều khiển kim đồng hồ chạy.
b. Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng (sẽ chạy không chính xác / sẽ không hoạt động được).
c. Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là: “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_22_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx