Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 22: Lập làng giữ biển - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Võ Hoài Thịnh
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này học sinh có thể:
- Đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu được nội dung câu chuyện: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
- GDMT: Học sinh thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: sách giáo khoa, máy tính, bài giảng điện tử.
- Học sinh: sách giáo khoa, vở.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 22: Lập làng giữ biển - Năm học 2021-2022 - Nguyễn Võ Hoài Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CAO LÃNH TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ VĂN TÁM Họ và tên: Nguyễn Võ Hoài Thịnh Mssv: 0018412292 Lớp: ĐHGDTH18A KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP: 5 PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN Ngày thực hiện: 21/03/2022 Mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh có thể: Đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật. Hiểu được nội dung câu chuyện: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). GDMT: Học sinh thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta. Chuẩn bị Giáo viên: sách giáo khoa, máy tính, bài giảng điện tử. Học sinh: sách giáo khoa, vở. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Khởi động: Yêu cầu lớp trưởng bắt nhịp cho lớp hát một bài hát. Kiểm tra bài cũ: Ở tiết tập đọc trước chúng ta đã được học bài gì? Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2 của bài “Tiếng rao đêm” và trả lời câu hỏi: Đám cháy được miêu tả như thế nào? Gọi 1 học sinh đọc đoạn 3 của bài “Tiếng rao đêm” và nêu nội dung bài học. Yêu cầu học sinh nhận xét. Nhận xét. Bài mới Giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài: Vừa nói vừa chiếu tranh: Bắt đầu từ tuần này, chúng ta sẽ bước vào chủ điểm mới “Vì cuộc sống thanh bình”. Nhìn vào bức tranh của chủ điểm, các em có thể thấy hình ảnh chú công an và các em nhỏ vui vẻ, tươi cười giữa vườn hoa. Và xa xa kia là các chú bộ đội biên phòng đang cưỡi ngựa trên đường tuần tra biên giới. Hằng ngày trong cuộc sống, các em còn có thể gặp các chú cảnh sát giao thông, các vị thẩm phán công minh và còn rất nhiều người khác nữa. Tất cả đang chung tay để mang đến cho chúng ta mọt cuộc sống thanh bình. Không để các em phải chờ đợi lâu hơn nữa, thầy mời các em đến với bài tập đọc đầu tiên của chủ điểm này nào! Chiếu hình bản đồ Việt Nam và nói: Các em ạ! Đất nước Việt Nam ta có đường bờ biển dài hơn 3000km, hang nghìn đảo và quần đảo lớn nhỏ. Đó là một đặc ân mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta và cũng là điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể phát triển các ngành du lịch, khai thác dầu mỏ, giao thông đường biển và đặc biêt là đánh bắt, nuôi trông thủy hải sản. Từ xa xưa, cha ông ta đã không ngừng vươn khơi bám biển mở mang bờ cõi. Và cho đến ngày nay, các thế hệ người Việt Nam vẫn nối tiếp nhau lao động, sản xuất để bảo vệ, dựng xây biển đảo quê hương. Quá trình đó diễn ra như thế nào? Thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài tập đọc: Lập làng giữ biển của tác giả Trần Nhuận Minh. Bài học của chúng ta ngày hôm nay gồm có 3 phần: luyện đọc, tìm hiểu bài và luyện đọc diễn cảm. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài Luyện đọc Yêu cầu 1 học sinh đọc mẫu toàn bài, cả lớp đọc thầm và chia đoạn. Bài tập đọc được chia thành bao nhiêu đoạn? Tổ chức cho học sinh luyện đọc nối tiếp đoạn. + Lần 1: Lắng nghe học sinh đọc, yêu cầu học sinh nhận xét phần đọc của bạn và sửa lỗi phát âm cho từng học sinh. Sửa lỗi phát âm, ghi bảng những từ học sinh đọc sai và hướng dẫn học sinh đọc lại. Lưu ý cho học sinh cách ngắt nghỉ các câu dài: “Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.” “Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu.” + Lần 2: Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ. Cho học sinh luyện đọc nối tiếp theo cặp. Sau đó gọi 1 – 2 cặp đọc trước lớp. Yêu cầu học sinh nhận xét. Nhận xét. Đọc mẫu toàn bài. Vừa rồi, thầy và các em đã luyện đọc bài tập đọc Lập làng giữ biển. Để có thể đọc tốt bài tập đọc này, các em cần phải hiểu đúng nội dung của văn bản cũng như hiểu được tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của các nhân vật trong bài. Thầy và các em cùng đến với phần tìm hiểu bài. Tìm hiểu bài Các em có biết bài tập đọc Lập làng giữ biển có mấy nhân vật, đó là những nhân vật nào không? Các em ạ! Cậu chuyện trong bài xoay quanh 3 nhân vật đó là bố Nhụ, ông Nhụ và Nhụ. Tác giả Trần Nhuận Minh đã rất khéo léo kể lại câu chuyện về ba thế hệ trong một gia đình nhưng là đại diện cho rất nhiều gia đình khác đang sinh sống trên làng chai. Đó là chuyện gì mà lại có ảnh hưởng lớn ao đến như vậy? Các em đọc thầm đoạn 1 của bài và trả lời câu hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? Các em chú ý đọc kỹ lời của bố Nhụ: “Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con sẽ ra. Ông cũng sẽ ra.” Qua câu nói này, ta thấy bố của Nhụ đang bàn với ông về việc sẽ họp làng và đưa dần cả làng ra đảo. Chắc hẳn, bố Nhụ đã tìm được một hòn đảo thích hợp để đưa dân làng ra đó sinh sống. Việc mà bố Nhụ đang dự tính chính là lập một ngôi làng mới ở ngoài đảo. Đây là một việc hệ trọng, có ý nghĩa lớn lao đối với cả làng. Chính vì vậy mà bố phải bàn với ông. Theo các em, nghe bố Nhụ nói vậy, ông của Nhụ có đồng ý không? Ban đầu, ông không đồng ý với kế hoạch của bố Nhụ, ông nói: “Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.” Các em ạ, rời bỏ một nơi thân thuộc để đến một hòn đảo mới giữa biển cả mênh mông nghĩa là sẽ phải đối mặt với muôn ngàn khó khăn, thử thách không dễ gì vượt qua được. Mà ông Nhụ đã già rồi, ông cảm thấy mình không đủ sức để lo những việc hệ trọng nữa. Nghe ông nói vậy, bố Nhụ đáp: “Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.” Các em có biết, vì sao bố Nhụ lại mong mỏi có được sự đồng ý của ông Nhụ đến như vậy không? Bởi vì ông Nhụ là người già, người có uy tín trong làng. Những người như ông là chỗ dựa sẽ dẫn dắt tinh thần của cả làng. Nghe câu nói của bố Nhụ, ông Nhụ rất bất ngờ và có phần tức giận: “Ông đứng lên, tay giơ ra như cáu bơi chèo: Thế là thế nào: - Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như tỏa ra hơi muối.” Các em chú ý tới hình ảnh: “Người ông như tỏa ra hơi muối.” Cơn giận cảu một người dân chài quanh năm ăn sóng nói gió dường như cũng có phần dữ dội hơn người khác. Trước thái độ và phản ứng của ông Nhụ như vậy, bố Nhụ đã làm gì để thuyết phục ông đồng tình với kế hoạch của mình? Thầy và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu trong đoạn 2 của bài. Các em đọc thầm đoạn 2 và cho thầy biết: Việc lập làng mới ngoài đảo có gì thuận lợi? Các em chú ý đến câu văn: “Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần.” Các em ạ, đất rộng là điều kiện thuận lợi để người dân có thể xây nhà, dựng cửa, làm đường xá, trường học, còn bãi dài như lời bố Nhụ đã nói, đó là điều mà mọi người dân chài đều mong muốn để có thể phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Còn cây xanh, nước ngọt các con có biết được điều này có ý nghĩa như thế nào đối với những người dân chai không? Đối với những người ngư dân sống giữa biển cả mênh mông, quanh năm nắng gió thì cây xanh, nước ngọt chính là những điều kiện để đảm bảo cho họ một cuộc sống tốt đẹp. Ngư trường, các em đã được biết trong phần giải nghĩa từ đó là vùng biển có nhiều tôm cá, thuận lợi cho việc đánh bắt. Người ngư dân được sống ở gần ngư trường sẽ có rất nhiều thuận lợi cho việc đánh bắt cá tôm , cũng như tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra khi phải lênh đênh trên biển nhiều ngày. Như vậy, đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần đó chính là những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên đã ban tặng cho những người ngư dân để lập làng mới ngoài đảo. Mà theo lời của bố Nhụ, thì chả còn gì hay hơn cho một làng biển. Vậy, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì cho người dân? Cái lợi đầu tiên chính là người dân có một nơi sinh sống mới có điều kiện sống tốt hơn và thuận lợi hơn cho việc ra khơi đánh bắt thủy hải sản. Nhưng trong suy nghĩ của bố Nhụ, việc lập làng ngoài đảo còn có một ý nghĩa lớn lao hơn rất nhiều. Các em cùng đọc câu nói của bố Nhụ: “ Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai?” Ý nghĩa lớn lao của việc lập làng ngoài đảo là giữ đất, giữ biển, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Sau khi nghe bố Nhụ nói như vậy, ông của Nhụ đã suy nghĩ kỹ như thế nào? Thầy và các em cùng tìm hiểu trong đoạn thứ 3 của bài. Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3. Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ. Ông bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình. Dường như ông muốn dành thêm cho mình một chút thời gian để suy nghĩ kĩ về những lời con trai ông vừa nói. Hai má ông phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào. Và ông đã đồng tình về kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ. Thế là một ngôi làng mới đã hình thành trong tâm trí của bố Nhụ. Ngôi làng ấy như thế nào? Thầy và các em cùng tìm hiểu trong đoạn thứ 4 của bài nhé! Các em hãy cùng thầy đọc lại câu văn đầu tiên: “ Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang ”. Các em có biết trong câu văn này từ nào được lập lại nhiều lần không? Tác giả đã khéo léo lập lại 3 lần từ “có” trong câu văn để làm rõ mong ước, khát khao của bố Nhụ về một ngôi làng mới với những hình ảnh thật thân thuộc. Đó là khu chợ đông vui, xầm uất, là trường học khang trang, rộng rãi, vang tiếng trẻ em đọc bài hòa cùng tiếng song biển mênh mang. Và có lẽ, còn rất nhiều điều nữa đang hiện lên trong tâm trí của bố Nhụ. Ngôi làng ấy, hoàn toàn giống như mọi ngôi làng trên đất liền, bố Nhụ và những người dân chai nhất định sẽ biến ngôi làng mới ấy thành quê hương của mình. Vừa rồi, thầy và các em đã cùng tìm hiểu câu chuyện về những người dân chài dám nghĩ, dám làm đã đặt những bước chân, xây những viên gạch đầu tiên trên hòn đảo Bạch Đằng Giang để giữ đất, giữ biển đúng như tên gọi của bài “Lập làng giữ biển”. Theo các em, nội dung của bài tập đọc này là gì? Cho học sinh ghi nội dung bài vào vở (1 phút). Các em vừa được tìm hiểu nội dung bài và đã cảm nhận được tâm tư, tình cảm, tâm trạng của từng nhân vật. Thầy tin là các em sẽ đọc tốt bài tập đọc này. Luyện đọc diễn cảm Chúng ta cùng nhau luyện đọc đoạn 4 của bài. Các em nghe thầy đọc mẫu và hãy tìm xem thầy đã ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng ở những từ nào nhé! Đây là câu chuyện giữa 3 thế hệ trong một gia đình nên các em hãy đọc bằng giọng kể chuyện: lúc trầm lắng, lúc hào hứng sôi nổi. Và lưu ý phân biệt giọng đọc của từng nhân vật: + Lời của bố Nhụ: lúc đầu rõ ràng, bình tĩnh, dứt khoát sau đó hào hứng sôi nổi; khi nói với Nhụ thì vui vẻ, thân mật. + Lời của ông Nhụ: kiên quyết, gay gắt. + Lời đáp của Nhụ: nhẹ nhàng. Cho học sinh luyện đọc nhóm đôi trong 1 phút sau đó tổ chức thi đọc giữa các nhóm. Yêu cầu học sinh nhận xét. Nhận xét. Mở rộng, giáo dục: Các em ạ, nối tiếp ước mơ của bố Nhụ, rất nhiều những ngôi làng đảo như vậy đã được xây dựng tên những hòn đảo và quần đảo của Tố quốc thân yêu. Những làng đảo bình yêu nơi đầu sóng, luôn là khát vọng của dân tộc Việt Nam – một dân tộc luôn hướng tầm nhìn ra biển lớn. Qua bài học hôm nay, thầy mong các em hiểu rằng, ai cũng có quyền mở về một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng mỗi người dân hãy luôn ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Còn về các bạn học sinh nhỏ tuổi như các em, các em hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ bé như bảo vệ môi trường, giữ cho biển đảo quê hương luôn luôn tươi đẹp. Củng cố: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Hát tập thể. Tiết tập đọc trước đã được học bài “Tiếng rao đêm”. Đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù. Đọc đoạn 3 của bài và nêu nội dung bài học: Ca ngợi hành động cao đẹp của một thương binh, bất chấp mọi nguy hiểm, dám xông vào đám cháy để cứu một em bé thoát nạn. Nhận xét. Quan sát và lắng nghe. Quan sát và lắng nghe. Lắng nghe. 1 học sinh đọc mẫu, cả lớp đọc thầm và chia đoạn. Chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến tỏa ra hơi muối. + Đoạn 2: Tiếp đến thì để cho ai. + Đoạn 3: Tiếp đến quan trọng nhường nào. + Đoạn 4: Còn lại. 4 học sinh đọc nối tiếp đoạn. Lắng nghe, chú ý sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của giáo viên. Luyện đọc các từ khó phát âm: hổn hển, lưu cữu, phập phồng, Mõm Cá Sấu, Ngắt nghỉ hơi câu dài: “Ông đã hiểu/ những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông/ quan trọng nhường nào.” “Đã có một làng Bạch Đằng Giang/ do những người dân chài lập ra/ ở đảo Mõm Cá Sấu.” Đọc nối tiếp đoạn, giải nghĩa từ: + Ngư trường: vùng biển có nhiều tôm cá, thuận tiện cho việc đánh bắt. + Vàng lưới: bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao, chì, dùng để đánh bắt cá và các hải sản khác. + Lưới đáy: lưới đánh cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển. + Lưu cữu: để cố định đã lâu, không thay đổi. Thực hiện. Nhận xét. Lắng nghe. Có 3 nhân vật: bố Nhụ, ông Nhụ và Nhụ. Lắng nghe, đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: bố và ông Nhụ bàn với nhau về việc họp làng để đưa cả làng ra đảo. Ông của Nhụ không đồng ý. Lắng nghe. Lắng nghe. Lắng nghe. Ngoài đảo có: đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ: ông bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Từ “có” được lập lại nhiều lần. Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. Ghi nội dung bài vào vở. Lắng nghe và tìm các từ ngữ cần nhấn giọng: có, đi, sẽ đi, Bạch Đằng Giang, bồng bềnh. Lắng nghe, lưu ý giọng đọc. Thực hiện. Nhận xét. Lắng nghe. Nhắc lại nội dung bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. Lắng nghe ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG Sinh viên thực hiện Duyệt của giáo viên hướng dẫn
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tap_doc_lop_5_tuan_22_lap_lang_giu_bien_nam_hoc_2021.docx