Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 20 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp
TẬP ĐỌC (Tiết 50) CỬA SÔNG
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- HS hiểu nội dung chính của bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
2. Kĩ năng
- Đọc rõ ràng, trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.
- Học thuộc lòng 3 – 4 khổ thơ.
* Tích hợp Giáo dục môi trường: Giúp HS cảm nhận được “ tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ. Từ đó, giáo dục HS ý thức biết quý trọng và bảo vệ thiên nhiên.
- Lồng ghép khi dạy văn bản thơ: Kiến thức về chủ đề, kết thúc văn bản thơ, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong văn bản thơ.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Trách nhiệm, trung thực, giáo dục HS uống nước nhớ nguồn.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK.
TẬP ĐỌC (Tiết 50) CỬA SÔNG I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - HS hiểu nội dung chính của bài: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) 2. Kĩ năng - Đọc rõ ràng, trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó. - Học thuộc lòng 3 – 4 khổ thơ. * Tích hợp Giáo dục môi trường: Giúp HS cảm nhận được “ tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ. Từ đó, giáo dục HS ý thức biết quý trọng và bảo vệ thiên nhiên. - Lồng ghép khi dạy văn bản thơ: Kiến thức về chủ đề, kết thúc văn bản thơ, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong văn bản thơ. 3. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 4. Phẩm chất - Trách nhiệm, trung thực, giáo dục HS uống nước nhớ nguồn. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ. - HS: SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Phong cảnh đề Hùng. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài và ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá a. Luyện đọc *MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. *PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp - GV gọi HS đọc toàn bài. - GV yêu cầu HS chia đoạn. - GV chốt cách chia đoạn: mỗi khổ thơ là 1 đoạn. - GV cho HS đọc nối tiếp lần 1. - GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc. - GV cho HS đọc nối tiếp lần 2. - GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS đọc theo cặp. - GV nhận xét. - GV đọc toàn bài. b. Tìm hiểu nội dung bài *MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài. *PP: hỏi đáp, giảng giải. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: + Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? + Cách giới thiệu ấy có gì hay? - GV: đó là cách chơi chữ, dùng nghĩa chuyển. + Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? + Giải nghĩa: lấp loá. + Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn? + Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì? - GV nhận xét, rút nội dung chính của bài và yêu cầu HS nhắc lại. - GV liên hệ, giáo dục HS: yêu quê hương đất nước. 3. Hoạt động thực hành *MT: Đọc diễn cảm bài. *PP: luyện tập, thực hành - GV hướng dẫn cách đọc toàn bài. - GV cho HS đọc nối tiếp đoạn. - GV nhận xét. - GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ 4 + 5. - GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc. - GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết. - GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét và khen những HS đọc hay. - GV tổ chức cho HS đọc thuộc lòng 3 – 4 khổ thơ. 4. Hoạt động vận dụng - GV yêu cầu HS nêu: Em sẽ làm gì để bảo vệ các dòng sông khỏi bị ô nhiễm ? Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS thi đọc và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc toàn bài. - HS chia đoạn. - HS quan sát, lắng nghe. - HS đọc nối tiếp lần 1. - HS luyện từ khó: cần mẫn, lấp lóa, tiễn, giã từ, . . . - HS đọc nối tiếp lần 2. - HS giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc theo cặp. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc và TLCH: + Những từ ngữ là: Là cửa nhưng không then khoá. Cũng không khép lại bao giờ. + Cách nói rất đặc biệt của tác giả bằng cách dùng từ chuyển nghĩa làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cửa sông rất quen thuộc. + Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng như là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khoá. + HS lắng nghe. + Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng.. . + Giải nghĩa. + Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn. + Nội dung : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nhận xét. - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc diễn cảm. - HS phát hiện giọng đọc. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc. - HS nêu. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung TẬP ĐỌC (Tiết 51) NGHĨA THẦY TRÒ I. Yêu cầu cần đạt 1. Kiến thức - HS hiểu nội dung chính của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời câu hỏi SGK) 2. Kĩ năng - Đọc rõ ràng, trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. - Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật. 3. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 4. Phẩm chất - Yêu nước, nhân ái, giáo dục HS yêu mến,kính trọng thầy cô giáo. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ. - HS: SGK. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động - GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài Cửa sông. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài và ghi bảng. 2. Hoạt động khám phá a. Luyện đọc *MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. *PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp - GV gọi HS đọc toàn bài. - GV yêu cầu HS chia đoạn. - GV chốt cách chia đoạn: + Đoạn 1: Từ sáng sớm . . . mang ơn rất nặng. + Đoạn 2: Các môn sinh . . . tạ ơn thầy. + Đoạn 3: Phần còn lại. - GV cho HS đọc nối tiếp lần 1. - GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc. - GV cho HS đọc nối tiếp lần 2. - GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV cho HS đọc theo cặp. - GV nhận xét. - GV đọc toàn bài. b. Tìm hiểu nội dung bài *MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài. *PP: hỏi đáp, giảng giải. - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi: + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? + Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? + GV giảng thêm: Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ. + Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môm sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? + GV nhận xét và giải thích cho HS nếu HS giải thích không đúng. + GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được tôn vinh trong xã hội. - GV gọi HS nêu nội dung chính của bài? - GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. - GV liên hệ giáo dục cho HS tôn trọng, yêu quý và biết ơn thầy cô giáo. 3. Hoạt động thực hành *MT: Đọc diễn cảm bài. *PP: luyện tập, thực hành - GV hướng dẫn cách đọc toàn bài. - GV cho HS đọc nối tiếp đoạn. - GV nhận xét. - GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 1. - GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. - GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc. - GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết. - GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét và khen những HS đọc hay. 4. Hoạt động vận dụng - GV Cho HS liên hệ về truyền thống tôn sư trọng đạo của bản thân. Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò - Chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS thi đọc. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi vở. - HS đọc toàn bài. - HS chia đoạn. - HS quan sát, lắng nghe. - HS đọc nối tiếp lần 1. - HS luyện từ khó đọc: sáng sớm, lần lượt, nghĩa, . . . Câu “Cụ giáo Chu dẫn học trò . . ấm cúng”. - HS đọc nối tiếp lần 2. - HS giải nghĩa từ khó. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc theo cặp. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi: + Các môn sinh đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy. + Chi tiết: Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy dâng biếu thầy những cuốn sách quý... + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng ..Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ + HS lắng nghe. + Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật. + HS lắng nghe. - Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Nhận xét. - HS lắng nghe và nhắc lại. - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS đọc diễn cảm. - HS phát hiện giọng đọc. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ. - HS lắng nghe và thực hiện. Điều chỉnh – bổ sung
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tap_doc_lop_5_tuan_20_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx