Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp

TẬP ĐỌC (Tiết 26) TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. (Trả lời các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng:

- Biết đọc đúng văn bản.

- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.

* Giáo dục bảo vệ môi trường: Cung cấp cho HS một số hiểu biết về những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn, thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.

3. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Nhân ái, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ rừng ngập mặn.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.

- HS: SGK.

 

docx 9 trang cuongth97 08/06/2022 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH Số 3 Ninh Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 26) TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. (Trả lời các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc đúng văn bản.
- Biết đọc với giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nội dung văn bản khoa học.
* Giáo dục bảo vệ môi trường: Cung cấp cho HS một số hiểu biết về những nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn, thấy được phong trào trồng rừng ngập mặn đang sôi nổi trên khắp đất nước và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ rừng ngập mặn.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc và trả lời câu hỏi bài Người gác rừng tí hon.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu bài . . . sóng lớn
Đoạn 2: Mấy năm qua . . . Nam Định
Đoạn 3: Phần còn lại
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- - GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ GV gọi HS đọc đoạn 1 và nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
+ Giải nghĩa: quai đê lấn biển.
+ GV giải thích thêm về nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn. 
+ GV gọi HS đọc đoạn 2 và giải thích vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
+ Giải nghĩa: đảo mới bồi.
- GV gọi HS đọc đoạn 3 và nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
- GV giúp HS biết được ý nghĩa của việc trồng rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ môi trường biển.
- GV hỏi: Bài tập đọc cho em biết điều gì?
- GV nhận xét, rút nội dung chính của bài và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ, giáo dục HS.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- Hãy nêu cách khắc phục các hậu quả của việc phá rừng ngập mặn ở nước ta. 
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc tên riêng chỉ địa danh có trong bài.
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhânvà hậu quả:
. Do chiến tranh, các quá trình quai đê
 lấn biển, làm đầm nuôi tôm, làm mất đi 1 phần rừng ngập mặn.
. Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói mòn, bị vỡ khi có gió, bão, 
+ Giải nghĩa.
+ HS lắng nghe. 
+ Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều.
+ Giải nghĩa.
+ Phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ lượng hải sản tăng nhiều; các loài chim nước trở nên phong phú.
+ HS lắng nghe. 
- Cho em biết: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 27) CHUỖI NGỌC LAM
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy, lưu loát bài văn.
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách của nhân vật. Giọng đọc nhẹ nhàng, biết thể hiện đúng tính cách của từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chú Pi-e nhân hậu, tế nhị, chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
*Kể tiếp kết thúc câu chuyện Chuỗi ngọc lam.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, yêu thương con người, biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài Trồng rừng ngập mặn.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: 
Đoạn 1: Từ đầu bài . . . người anh yêu quý
Đoạn 2: Phần còn lại
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- - GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ GV gọi HS đọc đoạn 1, hỏi: 
. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
. Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?
. Chi tiết nào cho biết điều đó?
. Thái độ của chú Pi-e lúc đó như thế nào?
+ Giải nghĩa: chuỗi ngọc lam
+ GV gọi HS đọc đoạn 2, hỏi:
. Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e để làm gì?
. Vì sao chú Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua ngọc?
. Chuỗi ngọc có ý nghĩa như thế nào đối với chú Pi-e?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Bài văn muốn nói lên điều gì?
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ giáo dục cho HS.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm theo vai nhân vật.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc: Gioan, chuỗi, ; câu dài “Tại xã . . . đê điều.”
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ HS đọc và trả lời:
. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
. Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam.
. Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.
. Chú Pi- e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.
+ Giải nghĩa.
+ HS đọc và trả lời:
+ Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán cho cô bé với giá bao nhiêu?
+ Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.
+ Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất trong một vụ tai nạn giao thông.
+ Các nhân vật trong câu chuyện này đề là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau. Chú Pi-e mang lại niềm vui cho cô bé Gioan. Bé Gioan mong muốn mang lại niềm vui cho người chị đã thay mẹ nuôi mình. Chị của cô bé đã cưu mang nuôi nấng cô bé từ khi mẹ mất.
- Bài văn muốn nói lên: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 28) HẠT GẠO LÀNG TA
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
2. Kĩ năng
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- HS thuộc 2 – 3 khổ thơ cuối bài. 
* Tích hợp:
- Nhận biết và nêu được công dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ (nhằm nhấn mạnh ý đó).
- Lồng ghép khi dạy bài tập đọc: Hạt gạo làng ta.
- Lồng ghép khi dạy văn bản thơ: Kiến thức về chủ đề, kết thúc văn bản thơ, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong văn bản thơ.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Nhân ái, biết quý trọng hạt gạo, yêu quý những người làm ra hạt gạo.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, tranh minh họa bài đọc trong SGK, bảng phụ.
- HS: SGK. 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài Chuỗi ngọc lam.
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Đọc đúng, trôi chảy được toàn bài. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*PP: Luyện tập thực hành, hỏi đáp
- GV gọi HS đọc toàn bài.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt cách chia đoạn: mỗi đoạn là 1 khổ thơ. 
- GV cho HS đọc nối tiếp lần 1.
- GV sửa phát âm và luyện từ khó đọc.
- - GV cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV cho HS đọc theo cặp. 
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
 b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ GV gọi HS đọc khổ thơ 1 và hỏi: Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
+ Giải nghĩa: phù sa.
+ GV gọi HS đọc khổ thơ 2+3 và hỏi: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+ Giải nghĩa: cá cờ.
+ GV gọi HS đọc khổ thơ 4+ 5 và hỏi: Tuổi nhỏ đã góp công, góp sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
- GV hỏi: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?
- GV hỏi: Bài thơ cho em biết điều gì?
- GV nhận xét, chốt nội dung chính và yêu cầu HS nhắc lại. 
- GV liên hệ giáo dục cho HS.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Đọc diễn cảm bài. 
*PP: luyện tập, thực hành
- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài.
- GV cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ 2.
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS phát hiện giọng đọc.
- GV chốt cách đọc và đọc mẫu, lưu ý nhấn giọng cần thiết.
- GV cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét và khen những HS đọc hay.
- GV cho HS nhẩm đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
- GV nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Em sẽ làm gì để thể hiện sự quý trọng hạt gạo?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc toàn bài.
- HS chia đoạn.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp lần 1. 
- HS luyện từ khó đọc: bão, trút, quang trành quết đất, . . .
- HS đọc nối tiếp lần 2.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp. 
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nội dung bài để trả lời câu hỏi:
+ Làm nên từ tính tuý của đất (có vị phù sa); của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy) và công lao của con người, của cha mẹ.
+ Giải nghĩa.
 + Giọt mồ hôi sa/ Những chưa tháng sáu? Nước như ai nấu/ chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy.
+ Giải nghĩa.
+ Tuổi nhỏ đã góp công, góp sức để làm ra hạt gạo:
. Thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến.
. Hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gàu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quang trành quết đất đã có gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo.
- Vì hạt gạo rất đáng quý. Hạt gạo làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi, công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.
- Bài thơ cho em biết: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. Nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc diễn cảm. 
- HS phát hiện giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nhẩm đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_11_truong_th_so_3_ninh_hiep.docx