Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 1 - Võ Thị Nhật Hà

Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 1 - Võ Thị Nhật Hà

TẬP ĐỌC (Tiết 1) THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

2. Kĩ năng

- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy bức thư, nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Học thuộc lòng một đoạn thư: Sau 80 năm công học tập của các em.

- Đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

* Tích hợp:

- Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước; trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.

- Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo: Giáo dục HS yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền đất nước.

3. Năng lực

+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

4. Phẩm chất

- Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ bài học.

- Bảng phụ.

 

docx 8 trang cuongth97 08/06/2022 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 5 - Tuần 1 - Võ Thị Nhật Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC (Tiết 1) THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
2. Kĩ năng
- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy bức thư, nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Học thuộc lòng một đoạn thư: Sau 80 năm công học tập của các em.
- Đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
* Tích hợp: 
- Giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước; trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
- Giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo: Giáo dục HS yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền đất nước.
3. Năng lực
+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài học.
- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
- Giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Giúp HS đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy, nhấn giọng 1 số từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đung chỗ, hiểu nghĩa từ ngữ khó.
*PP: Trực quan, hỏi đáp, thực hành.
- GV gọi 1 HS đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt chia đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn 1: nghĩ sao.
+ Đoạn 2: Hồ Chí Minh.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp. 
- GV sửa những từ HS phát âm chưa đúng.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa 1 số từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, giảng giải.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2, TLCH 2 và 3.
- GV chốt ý.
- GV hỏi: Qua thư của Bác, em thấy Bác có tình cảm gì đối với các em học sinh? Bác gửi gắm hi vọng gì vào các em?
-GV kết luận: Bác Hồ là người có trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm giáo dục trẻ em để tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
- GV cho HS nêu nội dung bài.
- GV chốt nội dung bài: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- GV GD HS yêu quê hương đất nước,bảo vệ chủ quyền của đất nước.
3. Hoạt động thực hành
*MT: HS đọc diễn cảm thể hiện được tình cảm thân ái, triều mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam và thuộc lòng bài.
*PP: Làm mẫu, luyện tập, thực hành.
- GV đọc đoạn thư diễn cảm. HS phát hiện giọng đọc, từ ngữ nhấn giọng.
- GV hướng dẫn đọc và yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- GV yêu cầu HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV yêu cầu HS đọc nhẩm đoạn thư, học thuộc lòng.
- GV yêu cầu HS thi đọc thuộc lòng đoạn thư.
- GV nhận xét đọc hay, thuộc lòng nhanh.
4. Hoạt động vận dụng
- Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bức thư.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát và vận động theo bài hát.
- HS lắng nghe và ghi vở.
- HS đọc mẫu.
- HS chia đoạn.
- HS lắng nghe và cùng chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc: giời, ngoan ngoãn, chuyển biến, 
- HS giải nghĩa từ: đọc chú thích.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đoạn 1, TLCH: Ngày khai trường khai trường khác: nhộn nhịp, tưng bừng, vui vẻ, được nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đoạn 2, TLCH:
+ Câu 2: Nhiệm vụ của toàn dân là xây dựng lại cơ đồ trên hoàn cầu.
+ Câu 3: Trách nhiệm của HS: ra sức học tập để “Non sông năm châu”.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Qua thư của Bác, em thấy Bác rất yêu thương đối với các em học sinh. Bác gửi gắm hi vọng các em cố gắng chăm học để sau này xây dựng đất nước ngày càng vững chắc, phát triển.
- HS lắng nghe.
- HS nêu nội dung bài.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và phát hiện giọng đọc, từ ngữ nhấn giọng.
- HS lắng nghe và luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nhẩm đoạn thư, học thuộc lòng.
- HS thi đọc thuộc lòng đoạn thư.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 2) QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung bài: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp. 
2. Kĩ năng
- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy bài,nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường, yêu đất nước, yêu quê hương.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài học.
- Sưu tầm tranh có màu sắc quang cảnh đồng quê Việt Nam ngày xưa.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn trong “Thư gửi các HS” và TLCH trong SGK.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Giúp HS đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy bài tập đọc, hiểu nghĩa từ ngữ khó.
*PP: Trực quan, hỏi đáp, thực hành.
- GV gọi HS đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS chia đoạn.
- GV chốt chia đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn1: rất khác nhau. 
+ Đoạn2: treo lơ lửng.
+ Đoạn3: quả ớt đỏ chói
+ Đoạn4: là ra đồng ngay.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp. 
- GV sửa những từ HS phát âm chưa đúng.
- GV yêu cầu HS giải nghĩa 1 số từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét.
- GV toàn bài.
b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS trả lời được các câu hỏi và hiểu nội dung bài.
*PP: hỏi đáp, thảo luận nhóm.
*Giảm tải không hỏi câu hỏi 2.
- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, TLCH 1.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn cuối, TLCH 3.
- GV nhận xét, chốt ý mối quan hệ của con người và thời tiết.
- GV hỏi: 
+ Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
+ Bài văn nói gì?
- GV kết luận: Bằng nghệ thuật quan sát rất tinh tế, cách dùng từ gợi cảm đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên một bức tranh làng quê với vẻ đẹp đặc sắc và sống động.
- GV nội dung bài và yêu cầu HS nhắc lại.
- GV GD HS yêu quê hương của mình.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Giúp đọc diễn cảm đoạn bài.
*PP: Làm mẫu, luyện tập, thực hành.
*CTH:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV chọn đoạn diễn cảm đoạn từ “Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm vàng mới”,yêu cầu HS đọc, phát hiện giọng đọc, từ ngữ nhấn giọng.
- GV đọc mẫu, lưu ý cách cách.
- GV yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- GV yêu cầu HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động vận dụng
- GV hỏi: Theo em nghệ thuật tạo nên nét đặc sắc của bài văn là gì.Tìm thêm 1 số từ chỉ màu vàng khác. Đặt câu.
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn trong “Thư gửi các HS” và TLCH trong SGK.
- HS lắng nghe, ghi vở.
- HS đọc mẫu.
- HS chia đoạn.
- HS lắng nghe và cùng chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc: sương sa, vàng xuộm lại, xoã xuống, vẫy vẫy.
- HS giải nghĩa từ: đọc chú thích.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc theo cặp trước lớp.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm, TLCH: nắng – vàng hoe, quả xoan – vàng lịm, lá mít – vàng ối, tàu đu đủ - vàng tươi, chuối – vàng, tàu lá chuối – vàng ối, rơm và thóc – vàng giòn, 
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đoạn cuối, TLCH: Thời tiết và con người làm thêm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động là: mặt nước thơm thơm 
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: 
+Phải yêu quê hương mới viết được một bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế.
+ HS trả lời để rút ra nội dung chính của bài.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS lắng nghe và phát hiện giọng đọc, từ ngữ nhấn giọng.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung
TẬP ĐỌC (Tiết 3) NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
2. Kĩ năng
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
3. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
4. Phẩm chất
- Tự hào là con dân nước Việt Nam, một nước có nền văn hiến lâu đời. Một đất nước hiếu học.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn thống kê để luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS tổ chức thi đọc bài Quang cảnh ngày mùa và TLCH.
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài, ghi bảng 
2. Hoạt động khám phá
a. Luyện đọc 
*MT: Giúp HS đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy bài tập đọc, hiểu nghĩa từ ngữ khó.
*PP: Trực quan, hỏi đáp, thực hành.
- GV gọi HS đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS chia đoạn
- GV chốt:
+ Đoạn 1: cụ thể như sau.
+ Đoạn 2: bảng thống kê.
+ Đoạn 3: còn lại.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp. 
- GV sửa những từ HS phát âm chưa đúng.
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp và kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV yêu cầu HS đọc toàn bài.
- GV toàn bài.
b. Tìm hiểu nội dung bài
*MT: Giúp HS hiểu nội dung bài.
*PP: Hỏi đáp, thảo luận nhóm.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH 1.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu thống kê và phân tích:
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
- GV nhận xét, mở rộng:Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết nổi tiếng về đạo Nho của Trung Quốc, là nơi dạy các thái tử học.
- GV yêu cầu HS đọc và TLCH 3.
- GV nhận xét, hỏi:Ba nghìn năm văn hiến nói lên điều gì?
- GV nhận xét, chốt nội dung bài.
3. Hoạt động thực hành
*MT: Giúp đọc diễn cảm và thuộc lòng bài.
*PP: Làm mẫu, luyện tập, thực hành.
- GV đọc diễn cảm bài. HS phát hiện giọng đọc, từ ngữ nhấn giọng.
- GV yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- GV yêu cầu HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động thực hành 
- Liên hệ thực tế: Để noi gương cha ông các em cần phải làm gì ?
Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò
- Kết nối công cụ học tập
+ Nội dung : Kể thêm các vị trạng nguyên mà em biết.
+ Hình thức : bỏ vào hộp thư tình bạn
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS tổ chức thi đọc bài Quang cảnh ngày mùa và TLCH.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, ghi vở. 
- HS đọc mẫu.
- HS chia đoạn.
- HS lắng nghe và cùng chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc: Quốc Tử Giám, chứng tích, tiến sĩ, 
- HS luyện đọc và giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đoạn 1, TLCH: Khách nước ngoài khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và phân tích:
+ Triều đại nhà Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất.
+ Triều đại nhà Lê có nhiều tiến sĩ nhất.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Bài văn giúp em hiểu Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, trả lời: Ba nghìn năm văn hiến nói lên truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp.
- HS lắng nghe và nêu lại nội dung bài.
- HS lắng nghe và phát hiện giọng đọc, từ ngữ nhấn giọng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Điều chỉnh – bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_5_tuan_1_vo_thi_nhat_ha.docx