Giáo án Tập đọc Lớp 4 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020
I . MỤC TIÊU:
* Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm
* Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ)
* RKNS: KN thể hiện sự cảm thông. KN xác định giá trị. KN tự nhận thức về bản thân.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc.
HS: Sách vở môn học.
III . PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Ổn định tổ chức: 1’
Cho hát, nhắc nhở HS
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
- Gọi 2 HS đọc bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” + trả lời câu hỏi.
GV nhận xét + ghi điểm cho HS
C. Dạy bài mới: 32’
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK.
- Ghi tên bài lên bảng
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV chia đoạn: bài chia 7 khổ thơ.
- Gọi 7 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 7 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?
GV: Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa còn nhỏ.
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì:
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
Truyện Kiều : truyện thơ nổi tiếng của nhà thi hào nổi tiếng Nguyễn Du kể về thân phận một người con gái.
+ Em hiểu thế nào là: lặn trong đời mẹ ?
- Gọi 1 HS đọc khổ thơ 3 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào?
+ Những việc làm đó cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi:
+ Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
+ Bạn nhỏ mong mẹ thế nào?
+ Bạn nhỏ đã làm gì để mẹ vui?
+ Bạn thấy mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với mình?
+ Qua bài thơ trên muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV ghi ý nghĩa lên bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 7 HS đọc nối tiếp cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét chung.
TUẦN 1 Ngày soạn: 06 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 2/ 09 / 09 / 2019 BÀI: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU. KNS – Liên hệ I. MỤC TIÊU: * Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật ( Nhà Trò, Dế Mèn) * Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp- bênh vực người yếu. - Phát hiện được những lời nói cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài.( trả lời được các câu hỏi trong SGK) * RKNS: KN thể hiện sự cảm thông. KN xác định giá trị. KN tự nhận thức về bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc. HS: Sách vở môn học III. PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. Ổn định tổ chức: 1’ - Cho hát, nhắc nhở HS B. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Kiểm tra sách vở của học sinh C. Dạy bài mới: 32’ Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK. - Ghi tên bài lên bảng 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn, - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Truyện có những nhân vật chính nào? + Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào? + Đoạn 1 nói lên điều gì? - Gọi 1 HS đọc đoạn 2 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Ngắn chùn chùn: ngắn đến mức quá đáng, trong khó coi + Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào? + Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò? + Đoạn 2 nói lên điều gì? -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi: + Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò, Dế Mèn đã làm gì? Thui thủi: Cô đơn một mình lặng lẽ, không có ai bầu bạn. + Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? + Đoạn 3, 4 nói lên điều gì? + Qua câu chuyện trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? - GV ghi ý nghĩa lên bảng c. Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - GV nhận xét chung. D. Củng cố dặn dò: 3’ + Nhắc lại nội dung bài + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Mẹ ốm” - Lớp hát – ổn định trận tự - HS nghe giới thiệu, nhắc lại, ghi vào vở. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu đoạn. - 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải trong SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS trả lời câu hỏi. - Dế Mèn, chị Nhà Trò, bọn Nhện. - Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là chị Nhà Trò. - HS đọc và trả lời câu hỏi + Dế Mèn nhìn thấy chị Nhà Trò đang gục đầu ngồi khóc tỉ tê bên tảng đá cuội. ý 1. Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò. - 1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi. + Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng, ngắn chùn chùn. + Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của Dế Mèn. + Dế Mèn thể hiện sự ái ngại, thông cảm với chị Nhà Trò. ý 2. Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Dế Mèn đã xoè 2 càng và nói với chị Nhà Trò: Em đừng sợ, hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa nào độc ác không thể cậy khoẻ mà ức hiếp kẻ yếu. + Lời của Dế Mèn dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò yên tâm ý 3. Tấm lòng hào hiệp ca Dế mèn * Nội dung: Tác giả ca ngợi Dế Mèn có tầm lòng nghĩa hiệp, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu. - HS ghi vào vở – nhắc lại - 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS luyện đọc - 3, 4 HS thi đọc diễn cảm - 2 HS nhắc lại nội dung bài - Lắng nghe - Ghi nhớ về học bài và chuẩn bị bài mới Ngày soạn: 9 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 04/ 12 / 09 / 2019 BÀI 2: MẸ ỐM KNS – Gián tiếp I . MỤC TIÊU: * Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm * Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ) * RKNS: KN thể hiện sự cảm thông. KN xác định giá trị. KN tự nhận thức về bản thân. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc. HS: Sách vở môn học. III . PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập IV . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. Ổn định tổ chức: 1’ Cho hát, nhắc nhở HS B. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi 2 HS đọc bài “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” + trả lời câu hỏi. GV nhận xét + ghi điểm cho HS C. Dạy bài mới: 32’ 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK. - Ghi tên bài lên bảng 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia 7 khổ thơ. - Gọi 7 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 7 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Bài thơ cho chúng ta biết điều gì? GV: Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa còn nhỏ. - Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: + Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì: Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Truyện Kiều : truyện thơ nổi tiếng của nhà thi hào nổi tiếng Nguyễn Du kể về thân phận một người con gái. + Em hiểu thế nào là: lặn trong đời mẹ ? - Gọi 1 HS đọc khổ thơ 3 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện như thế nào? + Những việc làm đó cho em biết điều gì? - Yêu cầu HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: + Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? + Bạn nhỏ mong mẹ thế nào? + Bạn nhỏ đã làm gì để mẹ vui? + Bạn thấy mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với mình? + Qua bài thơ trên muốn nói với chúng ta điều gì? - GV ghi ý nghĩa lên bảng c. Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 7 HS đọc nối tiếp cả bài. GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ. - GV nhận xét chung. D. Củng cố dặn dò: 3’ + Nhắc lại nội dung bài + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu - phần 2” - Lớp hát – ổn định trận tự - 3 HS thực hiện yêu cầu - Lớp nhận xét bạn - HS nghe giới thiệu, nhắc lại, ghi vào vở. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu đoạn. - 7 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 7 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS trả lời câu hỏi. - Bài thơ cho biết chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm. Mọi người rất quan tâm lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ. - Lắng nghe - HS đọc và trả lời câu hỏi - Những câu thơ trên muốn nói rằng: mẹ chú Khoa ốm nên lá trầu để khô không ăn được. Truyện Kiều khép lại vì mẹ mệt không đọc được, ruộng vườn không ai cuốc cày sớm trưa. - HS lắng nghe + Lặn trong đời mẹ: những vất vả nơi ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ, bây giờ đã làm mẹ ốm. - 1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi + Mọi người đến thăm hỏi, người cho trứng, người cho cam, anh y sĩ mang thuốc vào tiêm cho mẹ. + Những việc làm đó cho biết tình làng nghĩa xóm thật sâu nặng, đậm đà, đầy lòng nhân ái. - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Chi tiết: Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa. Những vất vả đó còn in hằn trên khuôn mặt, dáng người của mẹ. - Bạn nhỏ mong mẹ khoẻ dần dần. - Bạn không quản ngại làm mọi việc để mẹ vui: Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca + Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình: Mẹ là đất nước tháng ngày của con * Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ. - HS ghi vào vở – nhắc lại - 7 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc theo cặp - 3, 4 HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, thuộc bài nhất. - 2HS nhắc lại nội dung bài - Lắng nghe và thực hiện yêu cầu TUẦN 2 Ngày soạn: 13 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 02/16 / 09 / 2019 BÀI 3: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (PHẦN 2) KNS –Liện hệ I . MỤC TIÊU: - Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ của nhân vật Dế Mèn. - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, xoá bỏ áp bức bất công, bênh vực chị Nhà trò yếu đuối. - Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn. (TL các CH trong SGK) * RKNS: KN thể hiện sự cảm thông. KN xác định giá trị. KN tự nhận thức về bản thân, chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lí do vì sao lựa chọn II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc 2. HS: Sách vở môn học III . PHƯƠNG PHÁP: Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. Ổn định tổ chức: 1’ - Cho hát, nhắc nhở HS B. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài thơ: “ Mẹ ốm” + Trả lời câu hỏi trong SGK - GV nhận xét, ghi điển cho HS C. Dạy bài mới: 32’ 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK. - Ghi tên bài lên bảng 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn, - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn - GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Truyện xuất hiện những nhân vật nào ? + Dế Mèn gặp bọn Nhện để làm gì ? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Trận địa mai phục của bọn Nhện đáng sợ như thế nào? + Bọn Nhện mai phục để làm gì ? + Em hiểu: Sừng sững, lủng củng nghĩa là gì? + Đ1 cho em hình dung ra cảnh gì? - Gọi 1 HS đọc đoạn 2 - Yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: + Dế Mèn đã làm cách gì để bọn Nhện phải sợ? + Thái độ của bọn Nhện ra sao khi gặp Dế Mèn? + Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò? + Đoạn 2 nói lên điều gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Dế Mèn đã nói như thế nào để bọn Nhện nhận ra lẽ phải? + Sau lời lẽ đanh thép của Dế Mèn bọn Nhện đã hành động như thế nào? Cuống cuồng: Rất vội vàng, rối rít và quá lo lắng. + Đoạn 3 nói lên điều gì? + Đoạn trích này ca ngợi điều gì? GV ghi ý nghĩa lên bảng c. Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài. GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - GV nhận xét chung. D. Củng cố - dặn dò: 3’ + Nhắc lại nội dung bài + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Truyện cổ nước mình” - Lớp hát – ổn định trận tự - 3 HS thực hiện yêu cầu - Lớp nhận xét bạn - HS nghe giới thiệu, nhắc lại, ghi vào vở. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu đoạn. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS trả lời câu hỏi. - Truyện xuất hiện thêm bọn Nhện - Dế Mèn gặp bọn Nhện để đòi công bằng, bênh vực Nhà Trò yếu, không để kẻ khoẻ ăn hiếp kẻ yếu. - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi. - Bọn Nhện chăng tơ kín ngang đường, bố trí Nhện gộc canh gác, tất cả nhà Nhện núp kín trong các hang đá với dáng vẻ hung dữ. - Chúng mai phục để Nhà Trò phải trả nợ. + Sừng sững: dáng một vật to lớn đứng chắn ngang tầm nhìn + Lủng củng: lộn xộn, nhiều không có trật tự ngăn nắp dễ đụng chạm Ý 1. Cảnh mai phục của bọn Nhện thật đáng sợ + HS đọc theo yêu cầu + Đầu tiên Dế Mèn chủ động hỏi, lời lẽ rất oai, giọng thách thức của một kẻ mạnh: “ Ai đứng chóp bu bọn này, ra đây ta nói chuyện?” + Dế Mèn quay phắt lưng, phóng càng đạp phanh phách. + Lúc đầu mụ Nhện cái nhảy ra cũng ngang tàng, đanh đá, nặc nô sau đó co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo. +Dế Mèn thương cảm với chị Nhà Trò và giúp đỡ chị. Ý 2. Dế Mèn ra oai với bọn Nhện. - 1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi. + Dế Mèn thét lên, so sánh bọn Nhện giàu có, béo múp béo míp mà cứ đòi món nợ bé tí tẹo, kéo bè kéo cánh đánh đập Nhà Trò yếu ớt, thật đáng xấu hổ và còn đe doạ chúng. + Chúng sợ hãi cùng dạ ran, cuống cuồng chạy dọc chạy ngang phá hết các dây tơ chăng lối. Ý 3. Dế Mèn giảng giải để bọn Nhện nhận ra lẽ phải. *. Nội dung: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối bất hạnh. HS ghi vào vở – nhắc lại - 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc theo cặp - 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - 2 HS nhắc lại nội dung bài - Lắng nghe - Ghi nhớ về học bài và chuẩn bị bài mới Ngày soạn: 15 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 04/ 18 / 09 / 2019 BÀI 4: TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng tự hào, tình cảm - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi truyện cổ của đất nước vừa nhân hậu, vừa thông minh chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông ta.( TL được các CH trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc, các tập truyện cổ như : Tấm Cám, Thạch Sanh, cây khế 2. HS: Sách vở môn học, sưu tầm truyện cổ. III. PHƯƠNG PHÁP: - Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ A. Ổn định tổ chức: 1’ - Cho hát, nhắc nhở HS B. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi 2 HS đọc bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( phần 2 )+ trả lời câu hỏi. GV nhận xét - ghi điểm cho HS C. Dạy bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK. - Ghi tên bài lên bảng b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài : * Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 5 khổ thơ - Gọi 5 HS đọc nối tiếp đoạn GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc từ đầu đến ...đa mang và trả lời câu hỏi: ? Vì sao tác giải yêu truyện cổ nước nhà ? ?Em hiểu câu thơ : Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa” như thế nào? Nhận mặt: Giúp con cháu nhận ra tuyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc của ông cha từ bao đời nay ?Đoạn thơ này nói lên điều gì? Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: ? Bài thơ gợi cho em nhớ tới truyện cổ nào, Chi tiết nào cho em biết điều đó? ?Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện đó? ? Em biết những truyện cổ nào thể hiện lòng nhân hậu của người Việt Nam ta ? Nêu ý nghĩa của truyện đó? -Yêu cầu HS lần lượt kể và nêu ý nghĩa truyện mình kể ! - Gọi HS đọc hai câu thơ cuối và trả lời câu hỏi : Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào ? ? Qua bài thơ trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? GV ghi ý nghĩa lên bảng *Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 2 HS đọc cả bài. GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài thơ. - GV nhận xét chung. D. Củng cố - dặn dò: 3’ + Nhắc lại nội dung bài + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và Chuẩn bị bài sau: Thư thăm bạn - Lớp hát – ổn định trận tự - 3 HS thực hiện yêu cầu - Lớp nhận xét bạn - HS nghe giới thiệu, nhắc lại, ghi vào vở. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu từng khổ thơ - 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Vì truyện cổ nước mình rất nhân hậu và có ý nghĩa rất sâu xa.có những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta. - ông cha ta đã trải qua bao mưa nắng, qua thời gian để đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu. - Lắng nghe Ý 1. Ca ngợi truyện cổ, đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành. -1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi. + Gợi cho em nhớ tới truyện cổ Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường qua chi tiết: Thị thơm thị dấu người thơm. Đẽo cày theo ý người ta + HS tự nêu theo ý mình + Mỗi HS nói về một truyện và nêu ý nghĩa + HS lần lượt kể và nêu ý nghĩa. + Truyện cổ là những lời dăn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ cha ông muốn dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin. Ý 2. Những bài học quý của cha ông muốn răn dạy con cháu đời sau. *. Nội dung: Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta: nhân hậu, độ lượng, công bằng. HS ghi vào vở - nhắc lại - 2 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc theo cặp - 3, 4 HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc bài thơ, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất, thuộc bài nhất. - 2 HS nhắc lại nội dung bài - Lắng nghe - Ghi nhớ về học bài và chuẩn bị bài mới TUẦN 3 Ngày soạn: 20/ 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 02/23 / 09 / 2019 BÀI 5: THƯ THĂM BẠN MT- Trực tiếp; KNS – Gián tiếp I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. - Hiểu được tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (TL được các CH trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư). * GDBVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường tài nguyên thiên nhiên. * GDKNS: - Giao tiÕp øng xö lÞch sù trong giao tiÕp. - ThÓ hiÖn sù c¶m th«ng - X¸c ®Þnh gi¸ trÞ - T duy s¸ng t¹o. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc 2. HS: Sách vở môn học III. PHƯƠNG PHÁP: - Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định tổ chức: 1’ - Cho hát , nhắc nhở HS 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi 3 HS đọc bài: Truyện cổ nước mình + trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK. - Ghi tên bài lên bảng b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + Nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 + trả lời câu hỏi: ?Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không? ?Bạn Lương viết thư cho Hồng để làm gì? ?Bạn Hồng đã mất mát đau thương gì? ? Em hiểu : Hy sinh có nghĩa là gì ? ? Đoạn 1 nói lên điều gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: ? Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ? ? Những câu nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi Hồng? ? Nội dung đoạn 2 là gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: ? Nơi bạn Lương ở mọi người đã làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng lũ? ? Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng? ? Em hiểu “ Bỏ ống” có nghĩa là gì? ? Đoạn 3 ý nói gì? - Gọi HS đọc hai câu mở đầu và câu kết thúc và trả lời câu hỏi ? ? Những dòng mở đầu và kết thúc có tác dụng gì? ? Nội dung bài nói với chúng ta điều gì? GV ghi ý nghĩa lên bảng * Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn toàn bài GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm - GV nhận xét chung. 4. Củng cố - dặn dò: 3’ + Nhắc lại nội dung bài + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Người ăn xin” - Lớp hát – ổn định trận tự - 3 HS thực hiện yêu cầu - Lớp nhận xét bạn - HS nghe giới thiệu, nhắc lại, ghi vào vở. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu từng đoạn - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + Nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Không, Lương chỉ biết Hồng từ khi đọc báo Thiếu niên Tiền phong. - Lương viết thư để chia buồn với Hồng - Ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. - Hy sinh: chết vì nghĩa vụ, vì lý tưởng cao đẹp, tự nhận về mình cái chết để giành lấy cái sống cho người khác Ý 1. Nơi bạn Lương viết thư và lý do viết thư cho Hồng. - 1 HS đọc - cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi. + Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết Ba của Hồng đã hy sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi Ba của Hồng đã ra đi mãi mãi. + Chắc là Hồng cũng tự hào...nước lũ.(Lương khơi gợi trong lòng Hồng niềm tự hào về người cha dũng cảm) Ý 2. Những lời động viên an ủi của Lương đối với Hồng. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi + Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ khắc phục thiên tai. Trường của Lương góp đồ dùng học tập giúp các bạn vùng lũ lụt. + Lương gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống tiết kiệm từ bấy lâu nay. + Bỏ ống: dành dụm, tiết kiệm Ý 3. Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào vùng lũ lụt. - HS đọc và trả lời câu hỏi + Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. + Những dòng cuối thư ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết thư. *. Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương mất mát trong cuộc sống. HS ghi vào vở – nhắc lại - 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc theo cặp - 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - 2 HS nhắc lại nội dung bài - Lắng nghe - Ghi nhớ về học bài và chuẩn bị bài mới Ngày soạn: 22 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 04/ 25 / 09 / 2019 BÀI 6: NGƯỜI ĂN XIN KNS –Liên hệ I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy, giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu chuyện - Hiểu ND: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đông cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ. ( TLCH 1, 2, 3 trong SGK) * GDKNS: - Giao tiÕp øng xö lÞch sù trong giao tiÕp. - ThÓ hiÖn sù c¶m th«ng - X¸c ®Þnh gi¸ trÞ II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc 2. HS: SGK, vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP: - Quan sát, giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định tổ chức: 1’ Cho hát, nhắc nhở HS 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ Gọi 2 HS đọc bài: Thư thăm bạn + trả lời câu hỏi GV nhận xét, ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK. - Ghi tên bài lên bảng b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: ? Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi nào ? ? Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? Tái nhợt: da dẻ nhợt nhạt tái mét. ?Điều gì khiến ông lão trông thảm thương đến như vậy ? ? Đoạn 1 cho ta thấy điều gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: ? Cậu bé đã làm gì để chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin ? Tài sản: của cải, tiền bạc Lẩy bẩy: run rẩy, yếu đuối không tự chủ được ? Hành động và lời nói của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão như thế nào? ? Đoạn 2 nói lên điều gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi? ? Cậu bé không có gì để cho ông lão nhưng ông lão nói với cậu như thế nào? ? Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? ? Sau câu nói của ông lão cậu bé đã cảm nhận được một chút gì đó từ ông? Theo em cậu bé nhận được gì từ ông lão? ?Đoạn 3 ý nói gì? ? Qua bài thơ trên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? GV ghi nội dung lên bảng * Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài. GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài theo cách phân vai. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - GV nhận xét chung. 4. Củng cố - dặn dò: 3’ + Nhắc lại nội dung bài + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Một người chính trực” - Lớp hát – ổn định trận tự - 3 HS thực hiện yêu cầu - Lớp nhận xét bạn - HS nghe giới thiệu, nhắc lại, ghi vào vở. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu từng khổ thơ - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Cậu bé gặp ông lão ăn xin khi đang đi trên phố, ông đứng ngay trước mặt cậu. - Ông lão lom khom, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả tơi, dáng hình xấu xí, bàn tay sưng húp, bẩn thiu, giọng rên rỉ cầu xin. + Vì nghèo đòi khiến ông lão thảm thương như vậy. Ý 1. Ông lão ăn xin thật đáng thương. - 1 HS đọc – thảo luận + trả lời câu hỏi. + Cậu chứng tỏ bằng hành động và lời nói: Hành động: lục tìm hất túi nọ đến túi kia để tìm một cái gì đó cho ông lão, nắm chặt tay ông. Lời nói: Ông đừng giận cháu , cháu không có gì cho ông cả. + Chứng tỏ cậu tốt bụng, cậu chân thành xót thương ông lão, tôn trọng và muốn giúp đỡ ông. Ý 2. Cậu bé thương ông lão, cậu muốn giúp đỡ ông. + HS đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi + Ông nói: như vậy là cháu đã cho ông rồi. + Cậu bé đã cho ông lão tình cảm, sự cảm thông và thái độ tôn trọng. + Cậu bé đã nhận được ở ông lão lòng biết ơn, sự đồng cảm. Ông đã hiểu được tầm lòng của cậu. Ý 3. Sự đồng cảm của ông lão ăn xin và cậu bé. *. Nội dung: Câu chuyện ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão. HS ghi vào vở – nhắc lại ý nghĩa - 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc phân vai theo cặp. - 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - 2 HS nhắc lại nội dung bài - Lắng nghe - Ghi nhớ về học bài và chuẩn bị bài mới TUẦN 4 Ngày soạn: 27 / 09 / 2019 Ngày giảng: Thứ 02/30/ 09 / 2019 BÀI 7: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC KNS I. MỤC TIÊU: * Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn văn. * Hiểu ND: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng * GDKNS: - X¸c ®Þnh gi¸ trÞ - Tù nhËn thøc vÒ b¶n th©n. - T duy phª ph¸n. II . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 1. GV: Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết đoạn cần luyện đọc 2. HS: Sách vở môn học III .PHƯƠNG PHÁP: - Quan sát , giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định tổ chức: 1’ - Cho hát, nhắc nhở HS 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ Gọi 3 HS đọc bài: “Ông lão ăn xin”+ trả lời câu hỏi GV nhận xét – ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài qua tranh minh hoạ trong SGK. - Ghi tên bài lên bảng b. HD luyện đọc và tìm hiểubài: * Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải - GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: ? Tô Hiến Thành làm quan triều nào? ? Mọi người đánh giá ông là người như thế nào? ? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hịên như thế nào? ? Đoạn 1 kể về điều gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: ? Khi Tô Hiến Thành ống nặng ai là người chăm sóc ông ? ? Còn Gián Nghị Đại Phu thì sao? ? Đoạn 2 nói đến ai? - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi? ? Đỗ Thái Hậu hỏi ông điều gì? ? Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình? ? Vì sao Đỗ Thái Hậu lại ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá? ? Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào ? ? Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông? ? Đoạn 3 kể điều gì? ? Qua câu chuyện trên tác giả muốn ca ngợi điều gì? GV ghi ý nghĩa lên bảng *Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp cả bài. GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ trong bài theo. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - GV nhận xét chung. 4.Củng cố - dặn dò: 3’ + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Tre Việt nam” - Lớp hát – ổn định trận tự - 3 HS thực hiện yêu cầu - Lớp nhận xét bạn - HS nghe giới thiệu, nhắc lại, ghi vào vở. - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu từng khổ thơ - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Tô Hiến Thành làm quan triều Lý. + Ông là người nổi tiếng chính trực. + Tô Hiến thành không chịu nhận vàng đút lót để làm sai di chiếu của vua. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Càn. Ý 1. Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi Vua. - 1 HS đọc – cả lớp thảo luận + trả lời câu hỏi. + Quan Tham Tri Chính Sự ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. + Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được. Ý 2. Tô Hiến Thành lâm bệnh và có Vũ Tán Đường hầu hạ. + HS đọc, thảo luận và trả lời
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tap_doc_lop_4_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.doc