Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 5: Từ đồng âm - Trường TH Tân Lập B
A. MỤC TIÊU: Sau tiết học học sinh có khả năng:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ)
2. Kỹ năng: - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm(BT1 , mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và câu đố .
3.Thái độ: HS yêu thích môn học
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động .có tên gọi giống nhau
2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, VBT
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 5 - Tuần 5: Từ đồng âm - Trường TH Tân Lập B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ ĐỒNG ÂM A. MỤC TIÊU: Sau tiết học học sinh có khả năng: 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND ghi nhớ) 2. Kỹ năng: - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm(BT1 , mục III) ; đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong số 3 từ BT2) ; bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và câu đố . 3.Thái độ: HS yêu thích môn học B. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Một số tranh ảnh về các sự vật, hiện tượng, hoạt động ...có tên gọi giống nhau 2. Chuẩn bị của học sinh: Vở ghi, VBT C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC - Như thường lệ, trước khi vào bài mới, cô trò mình sẽ ôn lại bài cũ. Các con hãy hoàn thành cho cô phiếu bài tập liveworksheets cô gửi trên ô chat, điền tên của mình rồi làm bài. - GV chữa. -> Qua phần KTBC vừa rồi, cô thấy chúng mình nắm rất tốt kiến thức về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa rồi đấy. - Hs làm bài - HS theo dõi B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài - Những từ này có gì khác so với từ đồng âm? Cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay nhé! Cô mời cả lớp mở vở ghi bài: Từ đồng âm Mời các con mở SGK trang 51. - Hs lắng nghe, nhắc lại đầu bài. - HS ghi bài - HS mở sgk 2. Hướng dẫn làm bài tập a. Nhận xét - Yêu cầu HS đọc BT1 - Hỏi: Con có nhận xét gì về ba câu văn trên? - Đúng rồi đấy. Ba câu văn trên đều là các câu kể, và mỗi câu đều chứa 1 từ “bò”. Vậy nghĩa của từ “bò” trong từng câu văn này là gì? Các con hãy chọn lời giải thích đúng ở bài tập 2 nhé. - Yêu cầu HS đọc bài tập 2 - Với bài tập này, các con hãy suy nghĩ rồi chat đáp án vào hộp chat. (1 bạn nối trên màn hình.) - Nhận xét - HS đọc - Ba câu trên đều là câu kể - Mỗi câu đều có một từ “bò” nhưng nghĩa của chúng khác nhau. - HS đọc - HS nối và chat đáp án. - Bò 1: Động vật nhai lại, sừng rỗng ngắn, chân có hai móng, nuôi để lấy sức kéo, ăn thịt hay lấy sữa. - Bò 2: (Người) di chuyển ở tư thế nằm sấp, cử động cả tay chân. - Bò 3: Mọc vươn dài ra dần dần, thân bám sát vào bề mặt vật nào đó - Các con đã trả lời rất chính xác rồi. Vậy ai có thể nêu nhận xét về nghĩa và cách phát âm các từ “bò” trên? - Ba từ “bò” có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. - Rất tốt. Các con ạ, cùng một từ “bò” phát âm hoàn toàn giống nhau nhưng khi đặt ở văn cảnh khác nhau thì chúng lại có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa được gọi là từ đồng âm. ? Qua bài tập trên em nào cho cô biết thế nào là từ đồng âm ? - GV chốt lại. - Ghi nhớ. + Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. - HS đọc ghi nhớ. - Yêu cầu HS đọc hai câu: (1) Đường về quê ngoại em đã được mở rộng hơn trước. (2) Cà phê mà không bỏ thêm đường thì sẽ rất đắng. - 2 câu này có từ nào giống nhau về âm? - Vậy nghĩa của 2 từ “đường” này có gì khác nhau? - Nhận xét, chốt: Mặc dù có chung cách viết, cách đọc nhưng ở mỗi trường hợp khác nhau, từ “đường” lại có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, nên từ “đường” cũng là từ đồng âm. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về từ đồng âm. (chát vào hộp chat) - Phân biệt cho cô từ đồng âm với từ đồng nghĩa. Lấy VD -> Từ đồng âm và từ đồng nghĩa rất dễ nhầm lẫn với nhau nên các con cần chú ý phân biệt rõ để vận dụng vào làm bài cho đúng nhé. - HS đọc - Từ “đường” - đường 1 có nghĩa là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền các địa điểm - đường 2 chỉ Chất kết tinh có vị ngọt, thường được chế biến từ mía, thốt nốt, - HS lắng nghe - HS chat - HS trả lời + Từ đồng âm: là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa. + Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Chuyển: Thông qua các ví dụ vừa rồi, cô thấy rằng các con đã hiểu được thế nào là từ đồng âm rồi đấy. Để giúp chúng mình củng cố thêm kiến thức về từ đồng âm, cô trò mình cùng đến với phần Luyện tập. Bài 1 (52) - Gọi HS đọc yêu cầu bài. ? Bài yêu cầu gì ? - GV phân nhóm trên zoom. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV nhận xét chốt lại: + Đồng trong cánh đồng: khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy, trồng trọt. + Đồng trong tượng đồng: kim loại có màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện và chế hợp kim. + Đồng trong một nghìn đồng: đơn vị tiền việt nam. + Đá trong từ hòn đá: chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng tảng, từng hòn. + Đá trong đá bóng: đưa nhanh chân và hất mạnh ra xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương. + Ba trong ba và má: bố (cha, thầy...) + Ba trong ba tuổi: số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên. - 1HS đọc, lớp đọc thầm + Phân biệt nghĩa của từ đồng âm. - HS thảo luận nhóm ba (3') - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung Chuyển: Các con đều trả lời rất tốt, cô khen cả lớp mình nhé! Qua bài tập 1, cô thấy chúng mình đã biết phân biệt từ đồng âm rồi đấy! Cô trò mình cùng đến với bài tập 2 nhé. - Hs lắng nghe Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài - Chiếu hai câu văn mẫu: + Nhà nhà treo cờ mừng ngày quốc khánh + Cờ là một môn thể thao được nhiều người yêu thích. - Hỏi: từ đồng âm trong 2 câu văn này là từ nào? - vậy nghĩa của từ “cờ” trong 2 câu có gì khác nhau? - Nhận xét - Tương tự như vậy, các con hãy đặt câu với hai từ bàn và từ nước, lưu ý với mỗi từ chúng mình đặt 2 câu để phân biệt từ đồng âm, và nhớ viết hoa chữ cái đầu câu và đặt dấu chấm cuối câu nhé. - HS làm bài vào vở - Nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét, khen HS - HS đọc Từ “cờ” - cờ 1: vật làm bằng vải, lụa, v.v., có kích cỡ, hình dáng, màu sắc nhất định, dùng làm hiệu cho một nước, một tổ chức nào đó - cờ 2: trò chơi dùng những quân cờ dàn ra trên một bàn kẻ ô theo những quy tắc nhất định, thường phân thành hai bên đối địch để tranh phần thắng. - HS làm bài, chụp và chia sẻ bài làm (qua zalo hoặc share trực tiếp) - HS nhận xét * Chuyển: Qua bài tập vừa rồi, các con đã biết phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm. Tuy nhiên, việc hiểu nhầm nghĩa của từ đồng âm cũng gây ra những tình huống rất hài hước như trong câu chuyện của bạn Nam và bạn Bắc sau đây. Chúng mình cùng lắng nghe xem câu chuyện của hai bạn là gì nhé! (chiếu video) Bài 3: ? Vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại ngân hàng ? - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, bổ sung. - HS xem video - HS trả lời. + Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm từ tiền tiêu (tiền để chi tiêu) với vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch. - HS NX. - GV chốt: Việc nhầm lẫn nghĩa của từ đồng âm đã gây ra tình huống hài hước cho câu chuyện. Khi nói và viết, các con lưu ý đặt các từ đồng âm trong văn cảnh để phân biệt rõ nghĩa của chúng nhé. - HS lắng nghe *Qua các bài tập vừa rồi, cô thấy các con đã hiểu thế nào là từ đồng âm, nhận diện được từ đồng âm trong văn cảnh hay lời nói hàng ngày. Ngoài ra các con còn biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm để đặt câu phù hợp. C. Củng cố *Trò chơi: “Kahoot” - Trò chơi có tên Ai nhanh, ai đúng”. - Luật chơi: - Nhận xét, khen thưởng HS trên classdojo D. Định hướng học tập: - Làm bài tập olm - Chuẩn bị bài sau. - HS tham gia chơi - HS lắng nghe
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_luyen_tu_va_cau_lop_5_tuan_5_tu_dong_am_truong_th_ta.doc