Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:

+ Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng

- Năng lực văn học: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4).

2. Năng lực chung và phẩm chất:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đep của thiên nhiên,thêm yêu quý và có ý thức BVMT

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.

2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 46 trang cuongth97 08/06/2022 2630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2020
Tập đọc
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
+ Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng 
- Năng lực văn học: Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4).
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đep của thiên nhiên,thêm yêu quý và có ý thức BVMT 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:( 5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện", Thi giới thiệu những hiểu biết về rừng ( mỗi bạn nói 1 câu)
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
* Cách tiến hành:
- Cho HS đọc toàn bài
- Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn 
- Luyện đọc theo cặp 
- GV đọc mẫu toàn bài
- HS đọc, chia đoạn
+ Đ1: Loanh quanh trong rừng lúp xúp dưới chân.
+ Đ2: Nắng trưa đã rọi thế giới thần bí.
+ Đ3: Còn lại.
- Ban học tập điều khiển các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
+ HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó 
+ HS đọc nối tiếp lần 2 + giải nghĩa từ + HS đọc nối tiếp lần 3 + luyện đọc câu khó 
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu:Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4). 
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, cả lớp, KT KWLH, KT động não
* Cách tiến hành:
* Chia sẻ trước lớp nội dung cột K, W
* Thảo luận và chia sẻ các câu hỏi các bạn nêu trong phiếu.
- GV chốt những kiến thức HS vừa chia sẻ.
- Tác giả đã miêu tả những sự vật nào của rừng?
- Những cây nấm rừng khiến tác giả liên tưởng thú vị gì?
- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
- Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
- Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng ?
- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn?
- Bài văn cho ta thấy gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm sau đó báo cáo kết quả:
+ Những sự vật được tác giả miêu tả là: nấm rừng, cây rừng, nắng rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng.
+ Tác giả liên tưởng đây như là một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì, tác giả có cảm giác như mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân.
+ Nhờ những liên tưởng ấy làm cho cảnh vật trong rừng trở lên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.
+ Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng...
+ Sự xuất hiện thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng trở lên sống động, đầy những điều bất ngờ kì thú.
+ Đoạn văn làm em háo hức muốn có dịp được vào rừng , tận mắt ngắm cảnh đẹp của thiên nhiên.
+ Bài văn cho ta thấy tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng 
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài 
- GV ghi đoạn cần luyện đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn cách đọc. 
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV cùng cả lớp nhận xét 
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi.
- HS nghe
- HS nghe
- HS cá nhân.
- HS đọc trong nhóm.
- 3 HS thi đọc.
- HS nhận xét
5. Hoạt động vận dụng: (3phút)
- Rừng xanh mang lại lợi ích gì cho con người ? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng ?
- Rừng xanh đem lại nhiều lợi ích cho con người : điều hòa khí hậu, ngăn lũ lụt, cung cấp nhiều loại lâm sản quý... Cần bảo vệ, chăm sóc và trồng cây gây rừng.
6. Củng cố, dặn dò: (1phút)
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về đọc và CB bài: Trước cổng trời. Tìm hiểu thêm những câu chuyện về vẻ đẹp của rừng xanh.
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tư duy và lập luận toán học:- Nhận biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Viết được các số thập phân bằng nhau.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Phần mềm AIC book
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động ( 5p)
- 3 HS trả lời: Viết phân số ra số thập phân:
? Nêu cách đọc, cách viết STP?
- Nhận xét
2. Hoạt động khám phá ( 10p)
* Mục tiêu: Nhận biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
* Phương pháp: Vấn đáp
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 a) Ví dụ:
- GV đưa ví dụ:
? Đổi 9dm ra cm? 
- GV ghi bảng.
* Hướng dẫn HS thực hiện các thao tác so sánh:
? 9dm bằng bao nhiêu phần của m? Viết thành số thập phân?
? 90 cm bằng bao nhiêu phần của m? Viết thành số thập phân?
? Em có nhận xét gì về hai kết quả trên?
? Em rút ra kết luận gì khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải số thập phân?
- Kết luận SGK/40
* GV cho VD: Cho số 0,9 yêu cầu viết thêm 1, 2, 3 chữ số 0 vào bên phải rồi so sánh các số đó?
? Vì sao chúng lại bằng nhau?
? So sánh? 8,75 ..8,750 ..8,7500 .8,75000.
- GV nêu vấn đề:
? 0,9 = 0,90 thì có viết được ngược lại 0,90 = 0,9 không?
? Em có nhận xét gì chữ số 0 ở bên phải 0,90 với 0,9?
? Hãy so sánh: 0,9000 0,900 ..0,90 .0,9
? Qua đó em rút ra kết luận gì về việc xoá chữ số 0 ở bên phải của phần thập phân của số thập phân?
- Kết luận SGK
? Hãy so sánh: 8,75000 . 8,7500 . 8,750 .. 8,75?
* Thêm chữ số 0 bên phải phần thập phân của số thập phân:
9dm = 90 cm
9dm = 0,9m
90cm = 0,90m
- 0,9m = 0,90m
Vậy 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
- Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000
- 8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
- 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9
- Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
- 8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75
3. Hoạt động luyện tập ( 15p)
* Mục tiêu: Viết được các số thập phân bằng nhau.
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Nhận xét chữa bài.
? Em nhận xét gì về các cặp số thập phân vừa ghi được?
? Làm thế nào để được số thập phân gọn hơn?
* Chú ý viết gọn số thập phân khi làm bài.
Bài 1: Bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân viết dưới dạng gọn hơn.
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài tập, một HS làm bảng.
a. 7,800 = 7,8 
 64,9000 = 64,9 
 3,0400 = 3,04
b. 2001,300 = 2001,3 
 35,020 = 35,02
 100,0100 = 100,01
- GV ghi mẫu và hướng dẫn: 
7,5 = 7,500 (dựa vào kết luận 1 của SGK).
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Nếu viết thêm ( hoặc bỏ đi) chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì giá trị của STP đó như thế nào?
Bài 2: Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài.
a. 5,612 17,200 480,590
b. 24,500 35,020 14,678
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm bàn làm.
- Nhận xét và yêu cầu giải thích cách làm.
Bài 3: (SGK - 40)
- HS đọc yêu cầu
4. Hoạt động vận dụng (5p)
* Mục tiêu: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
* Cách tiến hành: - HS nối tiếp nêu các số thập phân bằng nhau.
- Nhận xét, khen ngợi.
5. Củng cố, dặn dò ( 5p)
? Để có một STP mới có giá trị bằng STP ban đầu ta có thể làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *******************************************************
Khoa học
 PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
*Nhận thức khoa học tự nhiên - Biết tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. Nêu cách phòng bệnh viêm gan A.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được vì sao cần ăn chín uống sối, rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
*Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác.
*Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS
*GV: Trình chiếu trên phần mềm Violet; 
* HS: - Phiếu KWLH; Sơ đồ tư duy
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động: (5 phút) Trò chơi: Hộp thư chạy
2. Hoạt động khám phá:
*Mục tiêu: Biết tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A. Nêu cách phòng bệnh viêm gan A.
* Phương pháp: Thảo luận; Biểu đồ KWLH; Sơ đồ tư duy
* Cách tiến hành: 
Chia sẻ phiếu KWLH về: Điều em đã biết và muốn biết về bệnh Viêm gan A?
Hoạt động 1: Làm việc với Sgk.
- Chia nhóm 4, giao nhiệm vụ.
Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 – trang 32 Sgk thảo luận theo sơ đồ tư duy - Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Trao đổi cả lớp:
+ Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A.
+ Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì?
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
*Kết luận: Bệnh viêm gan A do một loại vi rút viêm gan A gây ra, lây truyền chủ yếu bằng đường tiêu hoá...
Hoạt động 2: Quan sát thảo luận: 
- Yêu cầu quan sát các hình 2, 3, 4, 5 T33 Sgk trả lời các câu hỏi:
- Hãy chỉ ra và nói nội dung của từng hình?
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống bệnh viêm gan A?
- Nêu cách phòng chống bệnh viêm gan A?
- Người mắc bệnh viêm gan A cần chú ý điều gì?
- GV đưa clip về phòng bệnh viêm gan A
KL: Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt là đôi tay để phòng bệnh.
- HS nêu
- Hoạt động nhóm 4.
- HS vẽ sơ đồ tư duy:
+ Sốt, đau ở phần bụng phải gần gan, chán ăn...
+ Vi rút viêm gan A.
-...qua đường tiêu hoá.
- HS nêu nội dung tranh
+ Hình 1: uống nước đun suối để nguội
+ Hình 2: Thức ăn đã nấu chín.
+ Hình 3: Rửa tay bằng nước sạch...
+ Hình 4: Rửa tay bằng xà phòng...
- Cần ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch...
3. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Thực hành kỹ năng phòng bệnh viêm gan A.
* Phương pháp: đóng vai
* Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu và tình huống
- Đóng vai thể hiện tình huống.
Tình huống 1: Nhóm em phân công một bạn đóng vai bác sĩ. Bác sĩ đến nói chuyện với các em học sinh về bệnh viêm gan A và cách phòng tránh bệnh. Các bạn học sinh khác trong nhóm có thể đặt các câu hỏi tìm hiểu về bệnh viên gan A để bác sĩ trả lời.
Tình huống 2: Đóng vai một bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân bị viêm gan A về cách ăn uống khi bị bệnh và tránh để lây lan sang người khác.
- HS đọc yêu cầu và tình huống.
- HS thảo luận đóng vai - thể hiện tình huống.
- HS nhận xét.
Một số thông tin về bệnh Viêm gan A:
Viêm gan A (Hepatitis A) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tại gan, gây ra bởi virus viêm gan A (hepatitis A virus). Bệnh thường lây qua đường tiêu hóa, từ phân người bệnh tới người lành, chẳng hạn qua thức ăn nhiễm bẩn.
Bệnh viêm gan A thường không có giai đoạn mãn tính và không gây tổn thương vĩnh viễn đối với gan. Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân tạo các kháng thể chống lại virus viêm gan A, kháng thể này thực hiện miễn dịch đối với các lần nhiễm trong tương lai. Có loại vắc-xinphòng viêm gan A trong tối thiểu 10 năm.
Nguyên nhân: Bệnh thường lây do ăn uống thực phẩm hoặc nước bị nhiễm phân có chứa vi rút viêm gan A. Động vật có vỏ cứng mà không được nấu thật chín là nguồn lây khá phổ biến. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc thân mật với người bệnh.
Triệu chứng bệnh: Mệt mỏi; buồn nôn, nôn; đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn; chán ăn, sốt nhẹ; nước tiểu sẫm màu; đau cơ; ngứa; vàng da, vàng mắt 
Đường lây bệnh: 
- Bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng).
- Ăn thức ăn, thực phẩm bị nhiễm mầm bệnh.
- Uống nước bị nhiễm bệnh, bơi lội trong ao hồ, bể bơi bị nhiễm bệnh.
- Ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu ) với người có bệnh.
Cách phòng tránh bệnh viêm gan A: 
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nguồn nước. Xử lý tốt phân, chất thải của người bệnh, rác thải, nước thải.
- Thực hiện ăn chín, uống chín.
- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu ) với người có bệnh.
- Tiêm phòng vắc xin phòng viêm gan A. 
4. Hoạt động vận dụng: Nói với người thân và cùng thực hiện những việc nên làm để phòng tránh bệnh viêm gan A.
5. Củng cố dặn dò: Hoàn thiện cột L
- Giáo viên nhận xét giờ học.	
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lý
DÂN SỐ NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học HS biết:
- Năng lực giao tiếp: Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:
+ Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới .
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- Năng lực tư duy: Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành , chăm sóc y tế .
- Năng lực mô hình hóa: Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân sốvà sự gia tăng dân số .
 - HS( M3,4): Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự tăng dân số ở địa phương 
 2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sán g tạo hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
- PC: Tuyên truyền về dân số, sự gia tăng dân số và hậu quả tăng dân số.
*GD ý thức BVMT.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
- GV: + Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam, bảng số liệu số dân đông Nam Á năm 2017, bảng TT.
+ Sưu tầm thông tin, tranh ảnh thể hiện hậu quả của gia tăng dân số.
 - HS: SGK, phiếu học KWLH.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS hát bài "Quê hương tươi đẹp"
- Cho HS tổ chức mời 2 bạn lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS hát
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
+ Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Chia sẻ nội dung phiếu học KWLH
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30 phút)
* Mục tiêu: - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:
+ Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới .
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành , chăm sóc y tế . 
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân sốvà sự gia tăng dân số .
- HS( M3,4) :Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự tăng dân số ở địa phương.
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Dân số, so sánh dân số Việt Nam với dân số các nước Đông Nam Á
- GV đưa bảng số liệu số dân các nước Đông Nam Á như SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc bảng số liệu.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xử lý các số liệu và trả lời các câu hỏi sau 
+ Năm 2017, dân số nước ta là bao nhiêu người?
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á?
- Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam? (Việt Nam là nước đông dân hay ít dân?)
- GV gọi HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung – chỉ bảng số liệu dân số ĐNA năm 2017.
 HĐ cá nhân:
- HS đọc bảng số liệu.
- HS làm việc cá nhân và ghi câu trả lời ra phiếu học tập của mình.
+ dân số nước ta là .... triệu người.
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Nước ta có dân số đông.
- 1 HS lên bảng trình bày ý kiến về dân số Việt Nam theo các câu hỏi trên, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 2: Gia tăng dân số ở Việt Nam
- GV treo Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm như SGK lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV hướng dẫn HS cách làm việc với biểu đồ:
+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người?
+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?
+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu lần?
+ Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta?
- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- HĐ cá nhân
- HS đọc biểu đồ (tự đọc thầm).
+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng khoảng 11,7 triệu người.
+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng khoảng 11,9 triệu người
+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng lên 1,5 lần.
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- 1 HS trình bày nhận xét về sự gia tăng dân số Việt Nam theo các câu hỏi trên, cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu cần).
Hoạt động 3: Hậu quả của dân số tăng nhanh
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập có nội dung về hậu quả của sự gia tăng dân số.
- GV theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp.
- HĐ nhóm: Mỗi nhóm có 6 - 8 HS cùng làm việc để hoàn thành phiếu.
- HS nêu vấn đề khó khăn (nếu có) và nhờ GV hướng dẫn.
- Lần lượt từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, cả lớp cùng theo dõi, nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng: (4 phút)
- Em hãy nêu ví dụ cụ thể về hậu quả của việc gia tăng dân số ở địa phương em ?
- Đảng và nhà nước ta cần có biện pháp gì để giảm thiểu tối đa sự gia tăng dân số?
- Việc gia tăng dân số có ảnh hưởng gì đến MT?
- HS nêu
4. Củng cố dặn dò: 1 phút
- Truyên truyền đến người thân về tác hại của tăng dân số
IV. Rút kinh nghiệm:
 ****************************************************
Kĩ thuật
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường tronh gia đình.
- Năng lực thẩm mĩ: Biết giữ vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống. Biết chọn loại bếp nấu ăn tiết kiệm năng lượng. Có thể sử dụng năng lượng mặt trời hoặc khí bioga để nấu ăn tiết kiệm năng lượng.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phẩm chất: Yêu thích tìm hiểu về việc nấu ăn. Có ý thức bảo quản, giữ vệ sinh trong gia đình, sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống.
* GD SDNLTK&HQ: Biết chọn loại bếp nấu ăn tiết kiệm năng lượng. Có thể sử dụng năng lượng mặt trời hoặc khí bioga để nấu ăn tiết kiệm năng lượng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Sách giáo khoa; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
 - GV nhận xét bài thực hành thêu dấu nhân tiết trước.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu-ghi đầu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (20 phút)
* Mục tiêu: Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường tronh gia đình.
(Lưu ý nhóm học sinh (M1,2) nắm được nội dung bài)
* Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp, thực hành
* Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun nấu, ăn uống thông thường thường trong gia đình:
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy kể tên các dụng cụ nấu ăn trong gia đình em?
- GV ghi tên các dụng cụ theo 5 nhóm (SGK)
- GV nhận xét và nhắc lại
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dung, cách bảo quản một số dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình:
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo yêu cầu
 - GV nhận xét và chốt lại
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
+ Bếp ga, củi, than, chén, ly, chảo xoong ..
+ HS nhắc lại theo 5 nhóm
- HS chia 3 nhóm đọc các mục 1, 2, 3, 4, 5. Quan sát các hình sgk, hình thành phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung
- 5 HS đọc.
Loại dụng cụ
Tên các dụng cụ cùng loại
Tác dụng
Sử dụng, bảo quản
Bếp đun
Dụng cụ nấu ăn
Dụng cụ dùng để trình bày thức ăn, uống
Dụng cụ cắt thái thực phẩm
Các dụng cụ khác
3. Hoạt động thực hành: (10 phút)
* Mục tiêu: Đánh giá kết quả học tập:
* Phương pháp: Trò chơi
* Cách tiến hành:
- GV cho hs thi tiếp sức 3 nhóm lên TLCH cuối bài
- GV nhận xét, kết luận.
- HS các tổ nối tiếp trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
4. Hoạt động vận dụng:(3phút)
 - Sau khi sử dụng xong dụng cụ nấu ăn, em sẽ làm gì để các dụng cụ đó được sạch sẽ và bền đẹp ?
- HS nêu 
5. Củng cố, dặn dò ( 1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- VN thực hành sử dụng các dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2020
Toán
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
* Năng lực tư duy và lập luận toán học: Nắm được cách so sánh hai số thập phân với nhau. 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Áp dụng so sánh 2 số thập phân để sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. 
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Bảng tương tác.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi:"Truyền điện". Một bạn đọc một số TP bất kì sau đó truyền cho bạn bên cạnh, bạn đó phải đọc ngay một số TP bằng với số thập phân vừa rồi, cứ tiếp tục như vậy từ bạn này đến bạn khác, bạn nào không nêu được thì thua cuộc. 
- GV nhận xét, tuyên dương HS
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: - Biết so sánh hai số thập phân.
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thực hành, trò chơi.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
*Cách tiến hành:
* Hướng dẫn cách so sánh 2STP có phần nguyên khác nhau
Ví dụ 1: So sánh 8,1m và 7,9m
- Gọi HS trình bày cách so sánh?
- GV nhận xét cách so sánh của HS
- Hướng dẫn HS so sánh như SGK:
 8,1 = 81dm; 7,9m = 79dm 
 Ta có 81dm >79dm tức là 8,1>7,9
- Biết 8,1m > 7,9m, so sánh 8,1 và 7,9?
- Hãy so sánh phần nguyên của 8,1 và 7,9
- Dựa vào VD1: Hãy nêu cách so sánh
- GV nêu lại kết luận (SGK)
- Yêu cầu HS nhắc lại.
*Hướng dẫn so sánh 2 STP có phần nguyên bằng nhau
 Ví dụ 2: So sánh 35,7m và 35,698m
- Nếu sử dụng kết luận trên có thể so sánh được 2 STP này không? Vì sao?
- Vậy để so sánh được ta là như thế nào?
- GV nhận xét ý kiến của HS yêu cầu HS so sánh phần thập phân của 2 số đó.
- Gọi HS trình bày cách so sánh.
- GV giới thiệu cách so sánh như SGK: 
+ Phần thập phân của 35,7m là
m = 7dm =700mm
+ Phần thập phân của 35,698m là m = 698mm
 Mà 700mm > 698mm 
 nên m >m
Do đó 35,7m > 35,698m
Từ kết quả trên hãy so sánh:
 35,7 ... 35,698
- Hãy so sánh hàng phần mười của 35,7 và 35,698
- Em hãy nêu cách so sánh ở trường hợp này?
- GV tóm tắt, kết luận.
*Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc.
 - HS thảo luận nhóm, nêu cách so sánh
8,1m = 81dm ; 7,9m = 79dm
Vì 81dm > 79dm 8,1m >7,9m
- 8,1 > 7,9
- Phần nguyên 8 > 7
- Khi so sánh 2 STP ta có thể so sánh phần nguyên với nhau. Số nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
- HS nghe
- 2-3 HS nêu 
- Không vì phần nguyên của 2 số đó bằng nhau
- HS thảo luận nêu:
 + Đổi ra đơn vị khác để so sánh.
 + So sánh 2 phần thập phân với nhau.
- 1 số HS nêu - Lớp theo dõi và nhận xét
 35,7 > 35,698
Hàng phần mười 7 > 6
- 1 HS đọc kết luận SGK
- Học sinh đọc.
- Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK
3. Hoạt động luyện tập:(17 phút)
*Mục tiêu: So sánh được hai số thập phân với nhau. 
 - Áp dụng so sánh 2 số thập phân để sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thực hành.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu
- Nêu yêu cầu của bài toán
- Yêu cầu HS tự làm
- GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu cách so sánh
* Kết luận: Cách so sánh hai phân số.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Nêu yêu cầu của bài toán
- Để xếp được ta cần làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài, chốt kết quả đúng. Yêu cầu HS nêu cách làm.
* Kết luận: Cách làm xếp thứ tự dãy số thập phân.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Nêu yêu cầu của bài toán
- Để xếp được ta cần làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài, chốt kết quả đúng. Yêu cầu HS nêu cách làm.
* Kết luận: Cách làm xếp thứ tự dãy số thập phân.
- 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm.
- So sánh 2 STP
- HS làm vở , báo cáo kết quả
a) 48,97 < 51,02 vì phần nguyên 48 < 51
b) 96,4 > 96,39 vì hàng phần mười 4 > 3
c) 0,7 > 0,65 vì hàng phần mười 7 > 6
- Xếp thứ tự từ bé đến lớn
- Cần so sánh các số này
- HS làm vở, chia sẻ kết quả
+ So sánh phần nguyên 6<7<8<9
+ Có 2 số có phần nguyên bằng nhau so sánh phần mười 3 < 7
+ xếp 6,375 < 6,735 < 7,19 < 9,01
Xếp thứ tự từ lớn đến bé
- Cần so sánh các số này
- HS làm vở, chia sẻ kết quả
+ So sánh phần mười 4>3>1
+ Có 2 số có phần mười bằng nhau so sánh phần trăm 9>8.
+ Có 2 số có phần trăm bằng nhau so sánh phần nghìn 1>0.
+ Xếp 0,4; 0,321; 0,32; 0,197; 0,187.
4. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
69,99 70,01 0,4 0,36
 95,7 95,68 81,01 81,010 
- HS nghe và thực hiện
69,99 0,36
 95,7 > 95,68 81,01 = 81,010
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Cách so sánh số thập phân?
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm:
 ***************************************************
Tập đọc
TRƯỚC CỔNG TRỜI
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
+ Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. (Trả lời các câu hỏi 1, 3, 4; thuộc lòng những câu thơ em thích ) 
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phẩm chất: Tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu tên các dân tộc của Việt Nam.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi bảng
 - HS chơi trò chơi
- Cách chơi: Trưởng trò nêu tên 1 dân tộc của Việt Nam sau đó truyền điện cho bạn khác kể tên các dân tộc của Việt Nam, bạn nào không trả lời được thì thua cuộc.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài.
*Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc bài
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu
- Một HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Ban HT điều khiển các bạn trong nhóm đọc:
+ Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần 1+ luyện đọc từ khó, câu khó.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần 2 + giải nghĩa từ chú giải
+ Học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần 3+ luyện đọc câu khó.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. (Trả lời các câu hỏi 1, 3, 4)
*Phương pháp: Thảo luận nhóm, cả lớp, KT KWLH, KT động não
* Cách tiến hành:
 - Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
1. Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”
2. Tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
3. Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
4. Điều gì đã khiến cảnh rừng sương gió ấy như ấm lên!
- Giáo viên nhận xét bổ xung.
- Nội dung bài: Giáo viên ghi bảng.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi, chia sẻ trước lớp
- Học sinh đọc khổ thơ 1 và trả lời. 
+ Gọi nơi đây là cổng trời vì đó là đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả 1 khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
- Học sinh đọc khổ thơ 2 đến 3 và trả lời: Màn sương khói huyền ảo, những cánh rừng ngút ngàn cây trái, muôn sắc màu cỏ hoa, khoảng trời bồng bềnh mây trôi 
- Thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, tưởng như đó là cổng đi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx