Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)
Toán
PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tư duy và lập luận toán học : Củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
- Làm đúng các bài tập về phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
- Rèn HS tính toán cẩn thận, chính xác
2. Năng lực chung:
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
- Cả lớp hát 1 bài
- GV giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn.
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập
TUẦN 31 Thứ hai ngày 18 tháng 4 năm 2021 Toán PHÉP TRỪ I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: *Năng lực tư duy và lập luận toán học : Củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn. - Làm đúng các bài tập về phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn. - Rèn HS tính toán cẩn thận, chính xác 2. Năng lực chung: - Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. - Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng TT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động - Cả lớp hát 1 bài - GV giới thiệu bài mới. 2. Hoạt động luyện tập: * Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn. * Phương pháp: Thực hành, luyện tập * Cách tiến hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phép trừ - Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép trừ số tự nhiên, phân số, số thập phân. - GV ghi bảng - nhận xét. - Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần của phép tính. ? Nếu gọi số bị trừ là a; số trừ là b; hiệu là c, hãy viết dạng tổng quát của phép trừ và nhắc lại tên gọi các thành phần của phép tính? ? Muốn tìm số bị trừ (hoặc số trừ) ta làm thế nào? ? Khi nào hiệu của phép trừ bằng 0? Hoặc số bị trừ bằng hiệu? 2. 2. Thực hành a - b = c Chú ý: a - a = 0 a - 0 = a - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS làm bài: + HS làm mẫu và phân tích mẫu. - HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng. - Chữa bài: ? Nhận xét Đ,S ? ? Tại sao phải thử lại, việc thử lại có tác dụng gì? * Cách thực hiện các phép trừ với số tự nhiên, số thập phân và phân số; cách thử lại. Bài 1. Tính rồi thử lại (theo mẫu): a) 8923 - 4157 ; 27069 - 9537 b) ; ; c) 7,284 - 5,596 0,863 - 0,298 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng. - Chữa bài: + Cách tiến hành tương tự bài 1. ? Nêu cách tìm x trong mỗi phép tính và giải thích? * Cách tìm số hạng chưa biết. Bài 2. Tìm x: a) x + 5,84 = 9,16 x = 9,16 – 5,84 x = 3,32 b) x - 0,35 = 2,55 x = 2,55 + 0,35 x = 2,9 - Yêu cầu HS đọc đề bài. ? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? ? Em có tính được diện tích đất trồng lúa và trồng hoa ngay không? Vì sao? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng. - Chữa bài: ? Nhận xét Đ,S? - Yêu cầu HS đọc bài dưới lớp. * Cách giải bài toán ít hơn; cách cộng, trừ số thập phân. Bài 3. Đất trồng lúa: 540,8 ha Đất trồng hoa ít hơn :385,5 ha Tổng diện tích đất trồng ... ha? Giải Diện tích trồng hoa là: 540,8 - 385,5 = 155,3 (ha) Diện tích trồng lúa và trồng hoa là: 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha) Đáp số: 696,1ha 3. Hoạt động vận dụng: * Mục tiêu: tìm thành phần chưa biết của phép * Cách tiến hành: Hoạt động nhóm bàn chia sẻ cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. 4. Củng cố, dặn dò: ? Nêu lại cách trừ hai phân số khác mẫu và phép trừ số thập phân? - GV tổng kết tiết học. IV. RÚT KINH NGHIỆM ******************************************** Tập đọc CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU: 1. Năng lực đặc thù: *Năng lực ngôn ngữ - Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến câu chuyện. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. *Năng lực văn học - Hiểu nội dung bài đọc: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. 2. Năng lực chung và Phẩm chất - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực giao tiếp và hợp tác - Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH 1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc. 2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS chơi trò chơi - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc toàn bài. - Cho HS chia đoạn. + Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ? - Cho nhóm trưởng điều khiển HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn trong nhóm - GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS . - GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn cảm đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng; đọc phân biệt lời các nhân vật: + Lời anh Ba – ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út. + Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. - 1 HS đọc. - HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 3 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì. + Đoạn 2: tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm. + Đoạn 3: Phần còn lại. - HS đọc bài nối tiếp lần 1. - HS nêu cách phát âm, ngắt giọng.. - HS đọc bài nối tiếp lần 2. - 1 HS đọc phần chú giải. - HS luyện đọc theo cặp. - 3 HS đọc nối tiếp toàn bài. - HS theo dõi SGK 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. * Cách tiến hành: - Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH và chia sẻ trước lớp + Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho Út là gì? + Những chi tiết nào cho thấy Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? + Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn + Vì sao Út muốn được thoát ly? - Yêu cầu HS nêu nội dung bài - Nhóm trưởng điều khiển nhóm - Rải truyền đơn. - Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn. - Giả bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ. - Vì Út đã quen hoạt động, muốn làm nhiều việc cho Cách mạng. - Nội dung: Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. 4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. * Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. * Cách tiến hành: - GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì " + GV đọc mẫu. +Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. +Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét, bổ sung HS. - 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi, thống nhất về cách đọc. - HS theo dõi - HS luyện đọc theo cặp. - 3 HS thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay. 5. Hoạt động vận dụng: (2 phút) - Nêu cảm nghĩ của em về chị Út? - HS nêu 6. Củng cố, dặn dò: (1 phút) - Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe. - GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Bầm ơi”. - HS nghe và thực hiện IV. RÚT KINH NGHIỆM ******************************************** Khoa học ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I/ Mục tiêu 1. Năng lực đặc thù: * Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh : - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng. - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. - Kể, nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh. * Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện. 2. Năng lực chung và phẩm chất : * Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác * Phẩm chất: Yêu quý, biết chăm sóc và bảo vệ cây cối và các động có ích. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV- HS Tranh ảnh, thông tin về vi khuẩn. -Phiếu học tập III/ HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU: Khởi động: Trò chơi Luyện tập: * Mục tiêu: - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng. - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. * Phương pháp: thực hành. * Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Tổ chức cho HS làm bài tập cá nhân sau đó gọi HS lần lượt trình bày câu trả lời - Sau mỗi câu HS trả lời GV cùng HS nhận xét Câu 1. (1) - sinh sản (2) - sinh dục (3) - nhị (4) - Nhuỵ Câu 2. HS chơi trò chơi “Ai nhanh” Mỗi nhóm cử 2 em lên bảng viết từ thích hợp với mỗi vị trí. 1- nhuỵ 2- nhị Câu 3. HS nêu: - Cây ngô thụ phấn nhờ gió. - Cây hồng, cây hướng dương thụ phấn nhờ côn trùng. Câu 4. Cho HS thảo luận nhóm 2, điền vào phiếu học tập sau đó nêu. 1- Đực và cái. 2- tinh trùng. 3- trứng. 4- cơ thể mới. Câu 5. HS thảo luận nhóm 2, điền vào phiếu học tập sau đó nêu phương án trả lời. - Động vật đẻ trứng là chim cánh cụt, cá vàng. - Động vật đẻ con là sư tử, hươu cao cổ - Nhận xét và kết luận. Chơi theo h/d. - Nêu cá nhân. - Làm vào phiếu học tập sau đó nêu kết quả. 3.Vận dụng: * Mục tiêu: - Kể, nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh. * Phương pháp: Quan sát * Cách tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh về vi khuẩn. Thảo luận câu hỏi: 1-Kể, nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra? 2-Nêu được nguyên nhân gây bệnh? 3-Trình bày cách phòng tránh. HS quan sát Hs thảo luận nhóm 4 Trình bày KL: Vi khuẩn (Bacteria) là vi sinh vật đông đảo nhất trong thế giới sinh vật. Vi khuẩn là có kích thước vô cùng nhỏ bé, đa số chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học. Đơn vị đo kích thước của vi khuẩn là micromet (1 µm=1/1000 mm). Vi khuẩn có mặt khắp mọi nơi: trong đất, nước, suối nước nóng, chất thải phóng xạ, chất thải của động vật và ở dạng cộng sinh, ký sinh với các sinh vật khác. Vi khuẩn có cấu trúc đơn giản và hình thái khác nhau: hình cầu, hình que, hình xoắn,... và kích thước vi khuẩn thay đổi tùy theo hình thái. Vi khuẩn có 2 loại: vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại. Trong cơ thể người, một số vi khuẩn có lợi cùng chung sống và giữ vai trò quan trọng. Ví dụ: vi khuẩn trong hệ thống tiêu hóa của người giúp hấp thu các chất dinh dưỡng. Chúng chuyển hóa thức ăn thành những dạng để cơ thể có thể sử dụng được. Trong ngành thực phẩm người ta sử dụng vi khuẩn để chế biến nhiều loại thực phẩm; Vi khuẩn được nghiên cứu trong bào chế thuốc kháng sinh chữa bệnh cho người. Có vi khuẩn gây hại cho con người do khả năng gây bệnh của chúng. Do cấu trúc cơ thể đơn giản vi khuẩn có thể dễ dàng bám vào và sống chung với vật chủ. Gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công gây nên hiện tượng nhiễm khuẩn ở cơ thể người, biểu hiện như: hiện tượng sưng tấy, viêm, nhiễm trùng,...các bộ phận trên cơ thể. Một số loại vi khuẩn gây bệnh nghiêm trọng ở người như: bệnh tả, bạch hầu, kiết lỵ, dịch hạch, viêm phổi, lao, thương hàn,.... Để chống lại vi khuẩn gây hại, con người đã tạo nên thuốc kháng sinh, là loại thuốc để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp tốt do nhiều loại vi khuẩn đã biến đổi và vô hiệu hóa các kháng sinh (kháng kháng sinh). Vì vậy biện pháp phòng bệnh tốt nhất là sử dụng thực phẩm hợp vệ sinh, rửa tay đúng cách, vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên. 4-Củng cố: Nêu kiến thức vùa ôn tập? Nhận xét giờ. IV. RÚT KINH NGHIỆM ******************************************** Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ I. MỤC TIÊU 1. Năng lực đặc thù: *Năng lực ngôn ngữ: Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam. - Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó. -Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác. 2. Năng lực chung, phẩm chất: - Năng lực chung: Năng tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Phẩm chất: - Gd hs yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Từ điển HS. - AICBook III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU. 1- Khởi động: 2. Luyện tập. * Mục tiêu: Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam. - Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó. -Biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác. * Phương pháp: thực hành. * Cách tiến hành: Bài 1. - Yêu cầu HS đọc nội dung yêu cầu bài tập, làm bài vào vở. - Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời. - GV nhận xét chốt lại ý đúng. Bài 2. -Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài, thảo luận nhóm, đại diện HS phát biểu ý kiến. - GV nhận xét chốt lại ý đúng. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ. - HS đọc nội dung bài tập, lớp đọc thầm, làm vào vở. - HS đọc, lớp nhận xét. + Anh hùng: có tài năng, khí phách, + Bất khuất: không chịu khuất phục +Trung hậu: chân thành và tốt bụng + Đảm đang: biết gánh vác, lo toan mọi việc. b) Những từ ngữ chỉ phẩm chất của phụ nữ Việt Nam: chăm chỉ; cẩn cù; nhân hậu; khoan dung; độ lượng; dịu dàng; bết quan tâm đến mọi người. - HS đọc yêu cầu đề bài, thảo luận nhóm đôi, đại diện HS phát biểu ý kiến. a) Mẹ lúc nào cũng nhường điều tốt nhất cho con: Lũng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ. b) Khi cảnh nhà khó khăn phải trông cậy vào vợ, đất nước có loạn nhờ cậy tướng giỏi Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang là người giữ gìn hạnh phúc. c) Đất nước có giặc, phụ nữ cũng tham gia đánh giặc: Phụ nữ dũng cảm, anh hùng. - Lớp nhận xét - HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ. 3. Vận dụng : * Mục tiêu: Rèn kĩ năng nghe- ghi về nghĩa của một câu tục ngữ như “Chỗ ướt mẹ nằm/Chỗ ráo con lăn * Phương pháp: thực hành. * Cách tiến hành: GV nêu nghĩa của một câu tục ngữ như “Chỗ ướt mẹ nằm/Chỗ ráo con lăn” và yêu cầu HS ghi lại ý nghĩa của câu tục ngữ đó vào vở ghi đầu bài. VD: Câu tục ngữ “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn” thể hiện tình cảm thương yêu con của người mẹ, giàu đức hi sinh. Câu tục ngữ “Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn” nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ, đó là lòng yêu thương con và sự hi sinh của người mẹ. ... 4.Củng cố - Dặn dò - Nêu phẩm chất cao quý của người Phụ nữ Việt Nam? - Nhận xét tiết học. IV. RÚT KINH NGHIỆM ******************************************** Chính tả TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM (Nghe - viết) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực đặc thù: * Năng lực ngôn ngữ: Nghe-viết đúng chính tả bài: Tà áo dài Việt Nam. -Tiếp tục luyện viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương. 2. Năng lực chung và Phẩm chất: * Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác * Phẩm chất: Yêu tà áo dài Việt Nam, có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Bảng thông minh, AIC book. - HS : SGK, VBT, vở chính tả III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - Cho HS chia thành 2 nhóm chơi trò chơi "Viết nhanh, viết đúng" tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Huân chương Lao động, Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân. - Gv nhận xét trò chơi - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS nghe - HS nhắc lại - HS ghi vở 2.Hoạt động khám phá:(7 phút) *Mục tiêu: - HS nắm được nội dung bài chính tả và biết cách viết các từ khó. - HS có tâm thế tốt để viết bài. -HS biết vừa nghe vừa bước đầu ghi những nội dung quan trọng từ ý kiến của người khác. *Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút *Cách tiến hành: * Tìm hiểu nội dung đoạn văn - Gọi 1 HS đọc bài - Gọi HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam. - Đoạn văn kể về điều gì? - Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn - GV nhận xét, nhắc HS nhớ cách viết đoạn văn. - Luyện viết từ khó. * HS viết chính tả - HS viết bài - HS soát lỗi. - Giáo viên chấm 7 – 10 bài.. - Nhận xét bài của HS. - 1 HS đọc bài trước lớp. + Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền, áo dài tân thời của phụ nữ Việt Nam. - HS tìm trong bài và gạch chân từ dễ viết sai: 30, XX, - HS đọc và viết vào nháp. 3. HĐ luyện tập: (8 phút) * Mục tiêu: Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương ( BT2, BT3a). *Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút. * Cách tiến hành: Bài tập 2: HĐ nhóm - Gọi HS nêu yêu cầu - GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp. - GV nhận xét, chữa bài - Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các huy chương, giải thưởng, danh hiệu? Bài tập 3: HĐ cặp đôi - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - HS trình bày, HS khác nhận xét. - GV xác nhận kết quả đúng. - HS nêu - Các nhóm thảo luận và làm bài, chia sẻ kết quả * Lời giải: a. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao - Giải nhất: Huy chương Vàng - Giải nhì : Huy chương Bạc - Giải ba :Huy chương Đồng b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng: - Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân - Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm: - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng, - Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc. - HS nêu lại quy tắc viết hoa tên các huy chương, giải thưởng, danh hiệu - HS nêu yêu cầu - HS làm việc theo nhóm đôi * Lời giải: a. Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam. b. Huy chương Đồng Toán quốc tế, Huy chương Vàng. 4. Hoạt động vận dụng:(2 phút) - Cho HS ghi tên các giải thưởng theo đúng quy tắc viết hoa: + quả cầu vàng + bông sen bạc + cháu ngoan bác Hồ - HS viết: + Quả cầu Vàng + Bông sen Bạc + cháu ngoan Bác Hồ 5. Củng cố, dặn dò:(1 phút) - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Chuẩn bị tiết sau - Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương. - HS nghe và thực hiện IV. RÚT KINH NGHIỆM ******************************************** Địa lí Địa lí địa phương ( tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng bản đồ, lựơc đồ: - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của Quảng Ninh trên bản đồ ViệtNam. - Biết vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên, xã hội của Quảng Ninh. Năng lực giao tiếp: Chỉ và nói về giới hạn tỉnh QN trên bản đồ 2. Năng lực chung, PC: - Năng lực chung: tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn PC: Thêm yêu quê hương. GD MTBĐ: Có ý thức giữ gìn MT, chủ quyền lãnh thổ biển đảo QN. II. CHUẨN BỊ - GV: + Bản đồ VN. Bảng TT + Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên, dân cư của QN - HS : SGK, phiếu học KWLH III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung: + Nêu hiểu biết về TP Hạ Long ? + Đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên của QN ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: : - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, giới hạn của Quảng Ninh trên bản đồ ViệtNam. - Biết vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên, xã hội của Quảng Ninh. * Cách tiến hành: Chia sẻ ND phiếu học KWLH Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn của tỉnh Quảng Ninh : - GV chỉ vị trí và giới hạn của Quảng Ninh trên bản đồ tự nhiên tự nhiên. - HS quan sát và chỉ các nước, các tỉnh tiếp giáp với Quảng Ninh. - HS đọc bảng số liệu nêu diện tích, dân số của tỉnh Quảng Ninh. => Kết luận: Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc, giáp Trung Quốc, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc giang, Hải Dương.biển Đông. HĐ cả lớp : - HS quan sát - Nằm ở vùng Đông Bắc của tổ quốc.. - Giáp Trung Quốc, Lạng Sơn, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc giang, biển Đông. Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế của Quảng Ninh: - GV giao việc - Dựa vào bản đồ và tài liệu, hoàn thành bảng thống kê sau, - GV chiếu bài các nhóm - Chữa bài trên bảng ; + HS nhận xét bổ sung + GV nhận xét chốt bài đúng ? Tiềm năng phát triển của tỉnh Quảng Ninh ? => GV chốt : đặc điểm địa hình, dân cư, kinh tế của tỉnh, liên hệ, mở rộng. HĐ nhóm đôi HS thảo luận nhóm nhóm làm vào phiếu trình bày Địa hình Đặc điểm Điạ hình Chủ yếu là đồi núi, đồng bằng xen kẽ Khí hậu 4 mùa, ít bị ảnh hưởng của bão Khoáng sản Có nhiều tài nguyên thiên nhiên: Than, quặng.., Dân cư Có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi Kinh tế Khai thác than, du lịch, đánh bắt thủy hải sản Hoạt động 3 : Gt về tỉnh QN GV đưa ảnh trên màn chiếu YC gt về tỉnh QN qua cac HĐ trong ảnh - GV chốt. Nhóm 4 HS thực hiện Đại diện nhóm trình bày 3.Hoạt động vận dụng:(2 phút) - GV chốt lại ND bài học - Quan bài học hôm nay, các em biết được điều gì ? - Em cần làm gì để giữ gìn biển đảo, bờ biển quê ta - Việc BVMTBĐ có tác dụng gì trong việc BV MT chung cả nước ? - HS nghe - HS nêu 4. Hoạt động củng cố dặn dò: (1 phút) - Về nhà tìm hiểu thêm về tỉnh QN - HS nghe và thực hiện IV. RÚT KINH NGHIỆM ******************************************** Thứ ba ngày 19 tháng 4 năm 2021 Đạo đức PHÒNG, TRÁNH XÂM HẠI (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực đặc thù: * Năng lực điều chỉnh hành vi: - Nêu được một số biểu hiện xâm hại. - Biết vì sao phải phòng, tránh xâm hại. - Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về xâm hại trẻ em. 2. Năng lực chung và phẩm chất: *Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. *Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường vào đời sống hằng ngày. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Tài liệu hướng dẫn, Phiếu câu hỏi cho các cặp thảo luận. + Băng dính, giấy, bút dạ bảng. 2. Học sinh: SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Hoạt động khởi động: (2 phút) Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Cho HS hát bài hát. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động khám phá: (20 phút) * Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết những biểu hiện của xâm hại. Cách xử lí nếu khi người khác có hành vi xâm hại đối với các em. * Phương pháp: Thảo luận cá nhân, cặp đôi, nhóm, hỏi đáp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS xem một đoạn phim ngắn có phụ đề nội dung nói về một cô bé bị một người hàng xóm là bạn của bố xâm hại. GV chỉ chiếu phim dừng lại ở cảnh bé bị xâm hại và đặt câu hỏi cho HS: - Sau khi HS trả lời GV sẽ chiếu phần phim còn lại cho các em xem phần kết. - Theo các con, thủ phạm xâm hại trong tình huống trên là ai? - Vậy nếu lỡ không may các con rơi vào tình huống như bạn Nomal trong câu chuyện trên, các con sẽ xử trí ra sao? * GV kết luận : Bất kì ai - người lạ, hàng xóm, người thân quen, hay thậm chí là người thân trong gia đình mình – đều có thể xâm hại trẻ em. Theo thống kê của cục bảo vệ trẻ em, có tới 93% thủ phạm là người quen. Khi gặp các tình huống như vậy, các em nên nhớ xung quanh ta có thể có nhũng người tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ ta trong lúc khó khăn. Chúng ta có thể chia sẻ tâm sự để tìm chỗ hỗ trợ, giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi, khó nói. - HS làm việc theo nhóm 4, các nhóm xem video và trả lời các câu hỏi sau: + Hành động của người đàn ông khiến cô bé Nomal cảm thấy khó chịu, đó là hành vi xâm hại trẻ em. + Cô bé nên nói với người thân như mẹ hoặc cô giáo – người mà cô bé cảm thấy có thể tin tưởng. + Người đàn ông sẽ bị các cơ quan chính quyền có thẩm quyền xử lí. - Đại diện các nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung, nhận xét. + Người quen của bố cô bé. + Báo ngay với người mình tin tưởng, không để cho kẻ xâm hại mình có cơ hội được thực hiện tiếp hành vi đó. 3. Hoạt động thực hành: (11 phút) * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết những biểu hiện của xâm hại. - HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại. * Phương pháp: Thảo luận cặp đôi, nhóm, hỏi – đáp. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3.1. Nhận dạng các tình huống có nguy cơ bị xâm hại. - GV phát phiếu bài tập cho HS: Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước những tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục. a) Đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. b) Ở trong phòng kín một mình với người lạ. c) Học nhóm với bạn bè cùng lớp. d) Đi tham quan với tập thể lớp. e) Nhận được tiền, quà đắt tiền hoặc sự chăm sóc đặc biết của người khác mà không rõ lí do. f) Đi nhờ xe máy, ô tô của người lạ. g) Có người rủ em đi cùng với họ và đề nghị em giữ kín điều đó không cho ai biết. h) Có người rủ em đi đến một nơi mà em chưa hề biết và nói rằng ở đó rất dễ kiếm được nhiều tiền. GV kết luận: Khi gặp tình huống các em cảm thấy có nguy cơ bị xâm hại, các con cần nhớ 3 kỹ năng cần thiết, đó là: - Phản đối (cương quyết ko cho kẻ xấu chạm vào cơ thể) - Tìm cách thoát thân (giả vờ hợp tác, nhân lúc kẻ xấu sơ hở để bỏ chạy) - Kể lại (kể toàn bộ sự việc cho ba mẹ biết). 3.2. Nhận biết những biểu hiện của xâm hại - GV đưa ra một số hình ảnh yêu cầu HS nhận xét và cho biết đâu là những bức tranh biểu hiện hành vi xâm hại. - GV cho các em thảo luận nhóm theo câu hỏi: “Theo em những hành động nào bị xem là hành động quấy rối hay xâm hại trẻ em?” - Các em sẽ ghi vào bảng nhóm những ý kiến của mình rồi đưa lên màn chiếu. - GV nhận xét và trình chiếu một số hình ảnh (đính kèm bên dưới) để các em nhận biết một số hành động bị xem là quấy rối hoặc xâm hại trẻ em. GV kết luận: Như vậy, kẻ xấu có thể xâm hại các con bằng những hành vi xâm hại gián tiếp như: bằng lời nói hay bằng cách cho các con xem phim ảnh khiêu dâm, hoặc nhìn trộm các con khi tắm Vì vậy, các con cần cảnh giác để tránh nhé! Phải tránh xa người lạ và những nơi nguy hiểm để bảo vệ bản thân. Dù có chuyện gì xảy ra cũng phải báo cho bố mẹ biết để bố mẹ tìm cách giải quyết và bảo vệ các con ko bị kẻ xấu xâm hại. - HS đọc phiếu bài tập. - Thảo luận nhóm 2 về bài tập trong phiếu. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - Các tình huống có nguy cơ bị xâm hại là: a, b, e, f, g, h. - HS trao đổi, hoàn thành bảng theo nhóm. - HS trình bày. 4. Hoạt động vận dụng. (10 phút) * Mục tiêu: HS biết cách bảo vệ bản thân khi gặp các tình huống có nguy cơ bị xâm hại. * Phương pháp: động não, hỏi – đáp, chúng em biết 3. Hoạt động của GV Hoạt động của HS ? Khi các con thấy bản thân mình có nguy cơ bị xâm hại, các con sẽ làm gì để tự bảo vệ bản thân mình? GV kết luận: Khi gặp tình huống nguy hiểm, các con cần ghi nhớ 3 nguyên tắc: NÓI KHÔNG, BỎ CHẠY VÀ KỂ LẠI. - HS nêu. + Khi người lạ muốn tiếp cận, cần giữ khoảng cách an toàn, ko nhận quà khi chưa có sự cho phép của bố mẹ. + Khi họ cố tình khống chế phải vùng vẫy thật mạnh để thoát thân. Đồng thời phải hét to để cầu cứu rồi tìm đến các chú công an, bảo vệ gần đó.Sau đó về nhà và báo ngay cho bố mẹ biết. + Cần ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, của các chú công an 113 hay đường dây nóng của trung tâm bảo vệ trẻ em 18001567 để được giúp đỡ kịp thời. 5. Củng cố, dặn dò (3 phút) - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Dặn HS học thuộc bài. Chia sẻ nội dung mà các con vừa tiếp thu cho các bạn khác cùng biết nhé - HS nghe - HS nghe và thực hiện IV. RÚT KINH NGHIỆM ********************************************** Tập đọc BẦM ƠI I. MỤC TIÊU 1. Năng lực đặc thù: * Năng lực ngôn ngữ: - Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng, thể hiện cảm xúc yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân. * Năng lực văn học: Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà. - Đọc mở rộng bài về chủ đề Nam và nữ 2. Năng lực chung và Phẩm chất: - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác - GD tình yêu đất nước, tình yêu thương của mẹ. * GDAN-QP: Sự hi sinh của những người Mẹ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH 1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc. 2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS chơi trò chơi - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. * Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS M4 bài thơ - Cho HS luyện đọc trong nhóm + Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1. + Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2. - Luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài. - 1 HS đọc to. Cả lớp đọc thầm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài + 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó. + 4 HS đọc nối tiếp theo 4 đ
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx