Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

NGHĨA THẦY TRÒ

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: Lấy lửa, leo lên, lấy nước, cái nồi, nấu cơm, lần lượt,.

+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.

- Năng lực văn học:

+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Đồng Vân, sông Đáy, đình, trình,.

+ Hiểu nội dung bài: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.

2. Năng lực chung và Phẩm chất:

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực văn học.

- Giáo dục ý thức tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc. Giáo dục các em lòng quý trọng và biết ơn thầy cô giáo.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.

2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 45 trang cuongth97 4432
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2021
Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: Lấy lửa, leo lên, lấy nước, cái nồi, nấu cơm, lần lượt,...
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
- Năng lực văn học: 
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Đồng Vân, sông Đáy, đình, trình,...
+ Hiểu nội dung bài: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực văn học.
- Giáo dục ý thức tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc. Giáo dục các em lòng quý trọng và biết ơn thầy cô giáo. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài
- Bài này chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp từng đoạn, tìm từ khó, luyện đọc từ khó
- Cho HS luyện đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đ1:Từ đầu.....rất nặng
+ Đ2: tiếp đến ...tạ ơn thày
+ Đ3: còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, 3 kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- HS đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp
- 1 HS đọc cả bài
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS trưởng nhóm điều khiển nhóm nhau trả lời câu hỏi:
+Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- GV giảng thêm: Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ.
+ Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môm sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
 - GV nhận xét và giải thích cho HS nếu HS giải thích không đúng
- GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được tôn vinh trong xã hội. 
- Nêu nội dung chính của bài?
- HS thảo luân trả lời câu hỏi
+ Các môn sinh đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ Chi tiết: Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy dâng biếu thầy những cuốn sách quý...
 + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng ..Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ
- Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật.
- 2 HS nêu
+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn của bài. 
- Yêu cầu HS nêu cách đọc
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Từ sáng .. dạ ran
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- HS theo dõi
- HS luyện đọc diễn cảm 
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
5. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Cho HS liên hệ về truyền thống tôn sư trọng đạo của bản thân.
- HS nêu
6. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Tìm đọc các câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo và kể cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: HS nắm được cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Vận dụng phép chia số đo thời gian cho một số để giải các bài toán có liên quan.
- Rèn kĩ năng chia số đo thời gian. 
- Rèn tính cẩn thận trong khi giải toán 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: ( 5p)
- GV đưa ra ví dụ.
- GV thực hiện cùng HS
? Nêu lại cách chia?
* Khi chia số đo thời gian cho 1 số, ta 
 thực hiện phép chia từng số đo theo 
 từng đơn vị cho số chia.
VD1: 42 phút 30 giây :3 = ? 
- 1 hs đọc yêu cầu 
? HS nêu cách thực hiện phép tính ?
- HS thực hiện phép chia 
(Đặt tính rồi tính): 
42 phút 30 giây 3
12 
 0 30 giây 14 phút 10 giây 
	00
- Tiến hành tương tự VD1 
- Lưu ý: Khi chia số đo thời gian cho 1 
số, ta thực hiện phép chia từng số đo theo 
 từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp.
VD2: 7 giờ 40 phút : 4 = ?
7 giờ 40 phút 4
3 giờ 180 phút 1 giờ 55 phút 
 220 phút 
 20 
 0
Vậy 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút 
- 2 HS nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian.
- Nhận xét, giới thiệu bài. 
2. Hoạt động khám phá (12p)
* Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
* Phương pháp: Thực hành, vấn đáp.
* Cách tiến hành:
3. Hoạt động luyện tập: (16p)
* Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
 Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
* Phương pháp: Vấn đáp, thực hành.
* Cách tiến hành:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
* Cách chia.
Bài 1: Tính 
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài 
- Chữa bài trên bảng, giải thích cách làm
- Đọc bài làm của mình.
35 giờ 40 phút 5 
 0 40 phút 7 giờ 08 phút 
	0 
10 giờ 48 phút 9 
1 giờ =60 phút 1 giờ 12 phút
108phút 
 18phút 
 0
a) 24 phút 12 giây : 4 = 6 phút 3 giây
d) 18,6 phút : 6 = 3,1 phút
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? 
? Trong quá trình thực hiện phép chia số đo thời gian cần lưu ý gì ?
? Câu trả lời khác?
* Cách làm
Bài 2: 
- HS đọc đề bài và làm bài 
- 1 HS làm bài, đưa bài của HS lên bảng .
- Lớp chữa bài trên bảng .
Thời gian người đó làm 3 dụng cụ là :
12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút .
Thời gian trung bình người đó làm một dụng cụ là 
4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút .
Đáp số : 1 giờ 30 phút
4. Hoạt động vận dụng (5p)
* Mục tiêu: Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
* Cách tiến hành: GV nêu bài toán: Mỗi buổi sáng chúng ta học 4 tiết hết 2 giờ 40 phút, vậy mỗi tiết chúng ta học bao nhiêu thời gian?
- HS làm bài, báo cáo kết quả.
- Nhận xét
5. Củng cố, dặn dò (2p)
? Nhắc lại cách chia số đo thời gian ?
- GV nhận xét giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 ***************************************************
Khoa học
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù:
* Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh: 
- Hiểu hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.
- Thực hành với hoa thật để biết vị trí của nhị hoa, nhuỵ hoa. Kể tên được các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Rèn kĩ năng phân biệt được hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
2. Năng lực chung và phẩm chất
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
* Phẩm chất: Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài hoa. 
 II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT, violet.
- Hoa thật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: Hát tập thể bài Hoa lá mùa xuân.
2. Hoạt động khám phá 
* Mục tiêu: Hiểu hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa.
- Thực hành với hoa thật để biết vị trí của nhị hoa, nhuỵ hoa. Kể tên được các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
* Phương pháp: Quan sát, thực hành.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu: Em hãy quan sát cây cối ngoài sân trường và cho biết:
+ Tên cây.
+ Cơ quan sinh sản của cây đó.
+ Cây phượng và cây hoa hồng có đặc điểm gì chung?
+ Cơ quan sinh sản của cây có hoa là gì?
*Kết luận: Cây hoa hồng và cây phượng đều là thực vật có hoa.Cơ quan sinh sản của chúng là hoa. Vậy ta có thể kết luận rằng: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Hỏi: Trên cùng một loại cây, hoa được gọi tên bằng những loại nào?
- GV Nêu: Thực vật có rất nhiều loài có hoa, có hoa đực, hoa cái, có những loài lại có hoa lưỡng tính. Vậy làm thế nào để phân biệt được hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính. Các em cùng quan sát hoa giấy để biết đâu là nhị, đâu là nhuỵ?
GV cho HS về lớp học
- GV đưa tranh hoa sen và hoa râm bụt lên bảng.
- Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy nhị (nhị đực) và nhuỵ (nhị cái) của từng loại hoa.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Giải thích: ở bông hoa râm bụt, phần đỏ đậm, to chính là nhuỵ, tức là nhị cái có khả năng tạo hạt, phần màu vàng nhỏ chính là nhị ( nhị đực). Ở hoa sen phần chấm đỏ có lồi lên một chút là nnhuỵ, còn nhị hoa ( nhị đực) là những cái tơ nhỏ màu vàng ở phía dưới.
- Nêu: Các em hãy quan sát hai bông hoa mướp và cho biết hoa nào là hoa đực, hoa nào là hoa cái.
+ Tại sao em lại có thể phân biệt được hoa đực và hoa cái?
- Nhận xét, kết luận về câu trả lời của HS.
- HS quan sát và ghi chép, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Cây hoa hồng. Cơ quan sinh sản của cây dong riềng là hoa.
+ Cây phượng. Cơ quan sinh sản của cây phượng là hoa.
+ Cây phượng và cây hoa hồng cùng là thực vật có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa.
+ Hoa là cơ quan sinh sản của cây có hoa.
- Lắng nghe.
+ Trên cùng một loại cây có hoa đực và hoa cái.
- Lắng nghe, nắm nhiệm vụ học tập.
- 2 HS trao đổi, thảo luận chỉ cho nhau thấy đâu là nhị (nhị đực) và nhuỵ ( nhị cái) của hoa giấy?
- Quan sát và chia sẻ
- Lắng nghe.
- Quan sát
- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét câu trả lời của bạn.
+ Hình 5a: Hoa mướp đực
+ Hình 5b: Hoa mướp cái.
+ Vì ở hoa mướp cái phân từ nách lá đến đài hoa có hình dạng giống quả mướp nhỏ.
Hoạt động 2: PHÂN BIỆT HOA CÓ CẢ NHỊ VÀ NHUỴ VỚI HOA CHỈ CÓ NHỊ HOẶC NHUỴ
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
+ Phát phiếu báo cáo cho từng nhóm.
+ Yêu cầu HS: Cả nhóm cùng quan sát từng bông mà các thành viên mang đến lớp, chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhuỵ và phân loại các bông hoa có cả nhị và nhuỵ, hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ, sau đó ghi kết quả vào phiếu.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm.
- GV kẻ nhanh bảng như trong phiếu của HS lên bảng
- Gọi từng nhóm lên báo cáo. GV ghi tên các loài hoa vào bảng thích hợp.
- Tổng kết ý kiến của cả lớp.
- Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Bông hoa gồm có các bộ phận: cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa và nhuỵ hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh sục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng như mướp, bầu.... nhưng đa số cây có hoa, trên cùng một bông hoa có cả nhị và nhuỵ.
- Hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
- Mỗi nhóm cử 2 HS lên bảng báo cáo.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ HOA LƯỠNG TÍNH
- Giới thiệu: Trên cùng một bông hoa mà vừa có nhị vừa có nhuỵ hoa ta gọi đó loại hoa lưỡng tính. Các em cùng quan sát hính 6 SGK trang 105 để biết được các bộ phận chính của hoa lưỡng tính.
- Yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính vào vở.
- GV vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ lên bảng.
- Gọi HS lên bảng ghi chú thích vào sơ đồ và nói tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
- Gọi HS nhận xét phần trình bày của bạn.
- GV xoá các chú thích ở mô hình trên bảng và gọi HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của nhị và nhuỵ.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài.
- Lắng nghe, nắm nhiệm vụ học tập.
- 1 HS lên bảng.
- Nhận xét.
- 3 HS lên bảng thực hiện nhiệm vụ của GV.
3. Hoạt động luyện tập (20p)
* Mục tiêu: Phân loại được một số loài hoa.
* Phương pháp: Thực hành
* Cách tiến hành: Quan sát các hoa thật mà lớp đã chuẩn bị, lấy phiếu bài tập ở góc học tập và thực hiện theo yêu cầu:
VD:
Tên loài hoa
Hoa
Có nhị và nhụy
Chỉ có nhị
Chỉ có nhụy
Cây hoa mua
 x
Cây hoa bưởi
x 
Cây hoa thu hải đường
 x
Cây hoa bầu (đực)
x 
Cây hoa bầu (cái)
x 
Cây hoa bướm
x 
Cây hoa đu đủ (đực)
x 
Hoa đu đủ (cái)
x 
4. Hoạt động vận dụng (4p)
- Nêu điều em và người thân cần thực hiện khi tham gia trong Lễ hội hoa hoặc ra vườn hoa công cộng?
5. Củng cố, dặn dò (2p)
? Nhắc lại nội dung vừa học?
- GV nhận xét giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 ****************************************************
Chính tả
 LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG (Nghe- viết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ: - Nghe, viết chính xác bài chính tả: Lịch sử ngày Quốc Lao động.
- Làm đúng bài tập về viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
* Phẩm chất: Yêu đất nước, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn. 
II. CHUẨN BỊ 
AIC book, bảng tương tác.	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức thi viết lên bảng các tên riêng chỉ người nước ngoài, địa danh nước ngoài
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS lên bảng thi viết các tên: Sác –lơ, Đác –uyn, A - đam, Pa- xtơ, Nữ Oa, Ấn Độ...
- HS nghe
- HS mở vở
2. Hoạt động khám phá: Viết chính tả (7 phút)
* Mục tiêu:
- Nắm được nội dung bài viết để nghe và viết đúng từ khó.
- Học sinh nghe – viết đúng bài: Lịch sử ngày Quốc Lao động.
- Giúp học sinh phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện ra lỗi giúp bạn.
* Phương pháp: Thực hành, kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.
*Cách tiến hành:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi 2HS đọc bài chính tả
+ Nội dung của bài văn là gì?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn
- GV nhận xét, nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên riêng, tên địa lí nước ngoài
+ Lưu ý HS: Ngày Quốc tế lao động là tên riêng của ngày lễ nên ta cũng viết hoa..
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên chấm 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- 2 HS đọc bài trước lớp.
+Bài văn giải thích lịch sử ra đời Ngày Quốc tế lao động.
 - HS tìm trong bài và gạch chân từ khó Chi-ca - gô, Mĩ, Ban - ti - mo, Pít- sbơ - nơ
- HS đọc và viết 
- HS luyện viết vào giấy nháp
- HS nghe - viết.
- HS soát lỗi chính tả.
3. HĐ luyện tập: Làm bài tập
* Mục tiêu: Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ. 
*Phương pháp: - Phương pháp vấn đáp, thảo luận nhóm, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện Tác giả bài Quốc tế ca 
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. Nhắc HS dùng bút chì gạch dưới các tên riêng tìm được trong bài và giải thích cho nhau nghe về cách viết những tên riêng đó.
-1 HS làm trên bảng phụ, HS khác nhận xét
- GV chốt lại các ý đúng và nói thêm để HS hiểu
 + Công xã Pa- ri: Tên một cuộc cách mạng. Viết hoa chữ cái đầu
+ Quốc tế ca: tên một tác phẩm, viết hoa chữ cái đầu. 
- Em hãy nêu nội dung bài văn ?
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS làm bài theo cặp dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng và giải thích cách viết hoa các tên riêng đó: VD: Ơ- gien Pô- chi - ê; Pa - ri; Pi- e Đơ- gây- tê.... là tên người nước ngoài được viết hoa mỗi chữ cái đầu của mỗi bộ phận, giữa các tiếng trong một bộ phận được ngăn cách bởi dấu gạch.
- Lịch sử ra đời bài hát, giới thiệu về tác giả của nó. 
4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Cho HS viết đúng các tên sau:
pô-cô, chư-pa, y-a-li
- HS viết lại: Pô-cô, Chư-pa, Y-a-li
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Về nhà luyện viết các tên riêng của Việt Nam và nước ngoài cho đúng quy tắc chính tả.
- HS nghe và thực hiện
 IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lí
CHÂU PHI (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm hiểu địa lý: Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: 
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
+ Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: Xác định được vị trí địa lý của nước Ai Cập hiện nay trên bản đồ hoặc lược đồ. Nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ. Kể lại được một số câu chuyện về Kim tự tháp, Pharaon,...
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: Nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
- Năng lực bản đồ: Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: Tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
PC: Giáo dục HS ham tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
- GV: Bản đồ kinh tế châu Phi, tranh ảnh , tư liệu về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi. Bảng TT.
- HS: SGK, Phiếu học KWLH
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu đặc điểm địa hình châu Phi(Mỗi HS nêu 1 đặc điểm)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá: (28 phút)
* Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
* Cách tiến hành:
HS chia sẻ nội dung phiếu học KWLH
3. Dân cư châu Phi.
+ Châu Phi đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục?
+ Người dân châu Phi chủ yếu là người da màu gì?
+ Dân cư châu Phi sống tập trung chủ yếu ở đâu? Vì sao?
- GV hệ thống lại nội dung: Châu Phi đứng thứ ba về dân số trong các châu lục và hơn 1/3 dân số châu Phi là người da đen. Chiếu bảng dân số và ảnh người dân Châu Phi.
- Quan sát bảng số liệu dân số, ảnh người dân Châu Phi
- HS tự trả lời câu hỏi:
+ Châu Phi đứng thứ ba về dân số trong các châu lục.
+ Chủ yếu là người da đen.
+ Chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển và các thung lũng sông, còn các vùng hoang mạc hầu như không có người ở. 
4. Hoạt động kinh tế. 
- Bước 1: HS quan sát hình 4 SGK thảo luận các câu hỏi:
+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?
+ Đời sống người dân châu phi có gì khó khăn? Vì sao?
+ Kể tên và chỉ bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả châu Phi?
- Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- GV kết luận: Châu Phi có nền kinh tế phát triển chậm nên tình trạng người dân châu Phi còn nhiều khó khăn.
Chiếu hình ảnh cuộc sống người dân châu Phi còn nhiều khó khăn.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận bài.
+ Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển.
+ Họ thiếu ăn, thiếu mặc, dịch bệnh nguy hiểm xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là dịch HIV/ AIDS.
+ Các nước: Ai Cập, Cộng hòa Nam Phi, An- giê- ri.
- Đại diện nhóm trả lời 
5. Ai Cập
+ Nêu vị trí địa lí của Ai Cập?
+ Sông ngòi, đất đai của Ai Cập như thế nào?
+ Kinh tế của Ai Cập ra sao? Có các ngành kinh tế nào?
+ Dựa vào hình 5 và cho biết Ai Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào?
GV y.c HS kể lại được một số câu chuyện về Kim tự tháp, Pharaon,...
- GV chiếu Ha các công trình kiến trúc của Ai Cập, đặc biệt là Kim Tự Tháp- một công trình kiến trúc cổ đại.
- QS bản đồ.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi.
+ Có sông Nin, là một con sông lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất. Đồng bằng được sông Nin bồi đắp nên rất màu mỡ.
+ Kinh tế tương đối phát triển, có các ngành như: khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch, 
+ Kim tự tháp Ai Cập, tượng nhân sư là công trình kiến trúc cổ vĩ đại.
KL: Ai Cập là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Đây là một trong 4 nền văn minh phát sinh một cách độc lập và lâu đời nhất trên thế giới này. Nền văn minh Ai Cập mà được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN.
Kim tự tháp là lăng mộ của các Pharaon Ai Cập. Kim tự tháp là do người đời sau đặt ra, gọi theo hình dạng của chiếc tháp hình chóp. Còn người Ai Cập cổ đại gọi nó bằng tên khác “ngôi nhà vĩnh cửu bằng đá”, “rực rỡ”,...
Pharaon (phiên âm tiếng Việt: Pharaông; trong tiếng Ai Cập cổ có nghĩa là “ngôi nhà vĩ đại”) là tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại từ Vương triều thứ Nhất cho đến khi bị Đế Quốc La Mã thôn tính năm 30 TCN. Trên thực tế, tước hiệu này chỉ được sử dụng chính thức từ thời kỳ Tân Vương quốc, nhất là Vương triều thứ 18 nhưng đã trở nên thông dụng trong việc dùng để chỉ các vua Ai Cập cổ đại.
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Khi học về châu Phi, điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi. Hãy sưu tầm thông tin về vấn đề em quan tâm.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động củng cố dặn dò: (1 phút)
- Chia sẻ những gì em biết về châu Phi với các bạn trong lớp.
- HS nghe và thực hiện
 IV. Rút kinh nghiệm:
 *************************************************
 Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tư duy và lập luận toán học- Học sinh củng cố lại cách nhân, chia số đo thời gian với một số.
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học:- Vận dụng để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có liên quan.
- Rèn kĩ năng thực hiện nhân, chia số đo thời gian với 1 sô.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tập trung
 2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
- AIC book, Violet
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" nội dung các câu hỏi về các đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện tập: (28 phút)
* Mục tiêu: Biết nhân, chia số đo thời gian. Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế. 
* Phương pháp: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Giáo viên nhận xét, chữa bài. 
*Kết luận: Cách thực hiện nhân, chia số đo thời gian: - Đặt tính thẳng hàng và thực hiện tính như đối với phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
- Khi tính sau mỗi kết quả ta phải ghi đơn vị đo tương ứng.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên nhận xét, chốt kết quả
*Kết luận: Cách làm
Bài 3: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc đề bài
- Giáo viên gọi học sinh thảo luận nhóm tìm cách giải rồi chia sẻ kết quả
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 4: HĐ cá nhân
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên nhận xét, kết luận 
- Tính
- Học sinh thực hiện nhân, chia số đo thời gian, sau đó chia sẻ kết quả:
a) 3 giờ 14 phút x 3 = 9 giờ 42 phút
b) 36 phút 12 giây : 3 = 12 phút 4 giây
c) 7 phút 26 giây x 2 = 14 phút 52 giây
d) 14 giờ 28 phút : 7 = 2 giờ 4 phút.
- Tính
- Học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức với số đo thời gian.
a) (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) x 3
 = 6 giờ 5 phút x 3
 = 18 giờ 15 phút
b) 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút x 3
 = 3 giờ 40 phút + 7 giờ 15 phút
 = 10 giờ 55 phút
c) (5 phút 35 giây + 6 phút 21 giây) : 4
= 11 phút 56 giây : 4
= 2 phút 59 giây.
d) 12 phút 3 giây × 2 + 4 phút 12 giây : 4
= 24 phút 6 giây + 1 phút 3 giây
= 25 phút 9 giây.
- Học sinh nêu yêu cầu đầu bài toán.
- Học sinh lên bảng giải bài toán theo 2 cách, chia sẻ kết quả:
Giải
Cách 1: Số sản phẩm làm trong 2 tuần
7 + 8 = 15 (sản phẩm)
Thời gian làm 15 sản phẩm là:
1 giờ 8 phút x 15 = 17 (giờ)
Đáp số: 17 giờ
Cách 2: Thời gian làm 7 sản phẩm là:
1 giờ 8 phút x 7 = 7 giờ 56 phút
Thời gian làm 8 sản phẩm:
1 giờ 8 phút x 8 = 9 giờ 4 phút
Thời gian làm số sản phẩm trong 2 lần là:
7 giờ 56 phút + 9 giờ 4 phút = 17 giờ
Đáp số: 17 giờ
- Điền dấu >;< = thích hợp vào chỗ chấm
- Học sinh tự giải vào vở sau đó chia sẻ kết quả
45, giờ > 4 giờ 5 phút
8 giờ 16 phút – 1 giờ 25 phút = 2 giờ 17 phút x 3
 6 giờ 51 phút	 = 6 giờ 51 phút
26 giờ 25 phút : 5 = 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút= 5 giờ 17 phút	 = 5 giờ 17 phút
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Cho HS làm phép tính sau:
3,75 phút x 15 = .... 
 6,15 giây x 20 = ..... 
- HS làm bài:
3,75 phút x 15 = 56,25 giờ
6,15 giây x 20 = 123 giây = 2 phút 3 giây.
4. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Cho HS về nhà làm bài sau:
Một ôtô đi từ A đến B hết 3,2 giờ và đi từ B về A hết 2 giờ 5 phút. Hỏi thời gian đi từ A đến B nhiều hơn thời gian đi từ B về A là bao nhiêu phút ?
Giải
Đổi 3,2 giờ = 3 giờ 12 phút
 Thời gian đi từ A đến B nhiều hơn từ B về A là:
 3giờ 12 phút -2 giờ 5 phút =1 giờ 7 phút
 Đáp số : 1 giờ 7 phút
IV. Rút kinh nghiệm:
 ************************************************
Tập đọc
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn: lấy lửa, leo lên, lấy nước, cái nồi, nấu cơm, lần lượt,...
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả.
- Năng lực văn học:
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Đồng Vân, sông Đáy, đình, trình,...
+ Hiểu nội dung bài: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Giáo dục ý thức tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh: Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS thi kể các hoạt động trong các lễ hội mà em biết
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi vở
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- HS đọc toàn bài một lượt
- Đọc nối tiếp từng đoạn, báo cáo tìm từ khó đọc
- Đọc nối tiếp từng đoạn, báo cáo tìm câu khó đọc.
- Cho HS thi đọc đoạn trước lớp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn
- Một học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn:
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1 trong nhóm, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, 3 trong nhóm, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- Học sinh đọc đoạn trước lớp.
-1 HS đọc cả bài
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung và ý nghĩa: Lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân là nét đẹp văn hoá của dân tộc (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau dó chia sẻ trước lớp:
1. Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
2. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm? 
3. Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi hội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
4. Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?
- Giáo viên tóm tắt nội dung chính.
- HS thảo luận, chia sẻ trước lớp:
- Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.
- Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thành viên cho cháy thành ngọn lửa.
- Mỗi người một việc: Người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, .. thành gạo người thì lấy nước thổi cơm.
- Vì giật được giải trong cuộc thi là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi, khéo léo, nhanh nhẹn thông minh của cả tập thể.
- HS nghe
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung miêu tả.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- HS nối tiếp nhau đọc toàn bài
- Giáo viên chọn 1 đoạn tiêu biểu rồi hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm.
- Thi đọc
- GV và HS bình chọn người đọc hay nhất.
- Cả lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx