Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ: Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời của các nhân vật.

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu

- Năng lực văn học: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.

2. Năng lực chung và Phẩm chất:

- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Giáo dục HS thích tìm hiểu về lịch sử đất nước và khâm phục những con người dám xả thân vì nghĩa lớn.

* KNS: Kĩ năng tự nhận thức ; Kĩ năng tư duy sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , Bài giảng violet

- Học sinh: Sách giáo khoa

 

docx 49 trang cuongth97 08/06/2022 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2021
Tập đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời của các nhân vật.
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu 
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi của đất nước.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Giáo dục HS thích tìm hiểu về lịch sử đất nước và khâm phục những con người dám xả thân vì nghĩa lớn. 
* KNS: Kĩ năng tự nhận thức ; Kĩ năng tư duy sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , Bài giảng violet
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
 - Cho HS tổ chức trò chơi"Hộp quà bí mật" bằng cách đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng."
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài- ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho 1 HS đọc toàn bài
- Cho HS chia đoạn
- GV kết luận chia đoạn: 4 đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm 2 lượt
- Đọc theo cặp.
- Học sinh đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
- HS đọc
- HS chia đoạn
+ Đ 1:Từ đầu .cho ra lẽ.
+ Đ2 :Tiếp để đền mạng Liễu Thăng
+ Đ3:Tiếp sai người ám hại.
+ Đ4: Còn lại.
- HS nghe
- HS đọc nối tiếp bài văn lần 1 kết hợp luyện đọc những từ ngữ khó: thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn.
- HS nối tiếp nhau đọc lần 2,3 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc theo cặp mỗi em đọc 1 đoạn, sau đó đổi lại.
- 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) .
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau đó báo cáo và chia sẻ kết quả:
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễm Thăng?
+ Giang văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa Giang văn Minh với đại thần nhà Minh?
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV nhận xét, kết luận
- Nhóm trưởng điều khiển HS thảo luận, chia sẻ kết quả 
- Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời ...vua Minh bị mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ lệ nước ta góp giỗ Liễu Thăng.
- Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lý bắy góp giỗ Liễu Thăng
- 2HS nhắc lại cuộc đối đáp.
- Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông vì ông dám lấy cả việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.
- Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để buộc nhà Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liều Thăng. Ông không sợ chết, dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
- Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
- HS nghe
4. Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật .
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho 1 nhóm đọc phân vai.
- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc.
 - 5 HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
- HS đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS thi đọc phân vai.
5. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Trao đổi với người thân về ý nghĩa câu chuyện “Trí dũng song toàn”.
- Câu chuyện "Trí dũng song toàn" ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh với trí và dũng của mình đã bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. 
6. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nêu cảm nghĩ của em về thám hoa Giang Văn Minh
- Kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học. HS làm được các bài tập áp dụng. 
*Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (5p)
- 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu:
? Tính số HS tham gia môn cầu lông, cờ vua của lớp 5C trong ví dụ 2?
- Làm bài tập 2.
- GV chữa bài nhận xét.
2. Hoạt động khám phá (10p)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông ..
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Ví dụ
- GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
- Yêu cầu HS thảo luận với bạn bên cạnh để tìm cách tính diện tích của mảnh đất?
- GV nhận xét các hướng giải của HS, tuyên dương các cặp HS đưa ra hướng giải đúng, sau đó yêu cầu chọn 1 trong 2 cách trên để tính diện tích của mảnh đất. Nhắc HS đặt tên cho hình để tiện cho trình bày cách giải.
- GV đưa 2 bài (2 cách giải) lên bảng TT.
 Cách 1 :
- Chia mảnh đất hình chữ nhật ABCD và hai hình chữ nhật bằng nhau MNPQ và EGHK.
Ta có :
Độ dài cạnh AC là :
20 + 40,1 + 20 = 80,1 (m)
Diện tích của hình chữ nhật ABCD là
20 x 80,1 = 1602 (m2)
Diện tích của hình chữ nhật MNPQ và hình chữ nhật EGHK là :
25 x 40,1 x 2 = 2005 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
1602 + 2005 = 3607 (m2)
 Đáp số : 3607m2
Cách 2:
- Chia mảnh đất hình chữ nhật NPGH thành 2 hình vuông bằng nhau ABEQ và CDKM.
Ta có : 
Độ dài cạch PG là :
25 + 20 + 25 = 70 (m)
Diện tích của hình chữ nhật NPGH là
70 x 40,1 = 2807 (m2)
Diện tích của hình vuông ABEQ và CDKM là :
20 x 20 x2 = 800 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
2807 + 800 = 3607 (m2)
 Đáp số : 3607m2
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
? Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta phải làm như thế nào ?
* Khi chia nhỏ hình để tính diện tích, chúng ta nên suy nghĩ để tìm được cách tính đơn giản nhất, phải thực hiện tính diện tích của ít bộ phận nhất để bài ngắn gọn.
- HS trình bày cách tính của mình:
* Cách 1 : Chia mảnh đất thành 3 hình chữ nhật, trong đó có 2 hình chữ nhật bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tích của mảnh đất.
* Cách 2 : Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và hai hình vuông bằng nhau rồi tính diện tích của từng hình. Sau đó cộng các kết quả lại thì được diện tích của mảnh đất.
- Chúng ta tìm cách chia hình đó thành các hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông... để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích.
3. Hoạt động luyện tập (20p)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông ..
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV vẽ hình của bài tập lên bảng, yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính diện tích.
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Để tính được diện tích mảnh đất em đã phải tính diện tích của những hình nào?
* Quan sát kĩ hình, xác định những yếu tố đã biết, vận dụng công thức đã học để làm.
- HS làm bài 2 tương tự bài 1.
Bài 1: Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ bên:
- HS đọc đề bài và quan sát hình.
- HS nêu cách làm và chọn cách tính đơn giản nhất trong các cách mà các bạn đề ra.
- HS làm bài:
Độ dài của cạnh AB là :
3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là :
11,2 x 3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích hình chữ nhật MNPQ là :
6,5 x 4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là :
39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)
 Đáp số : 66,5m2
Bài 2: Một khu đất có kích thước theo hình vẽ dưới đây. Tính diện tích khu đất đó.
 Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật to là:
40,5 + 100,5 = 141 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật to là:
50 + 30 = 80 (m)
Diện tích hình chữ nhật to là:
141 x 80 = 11280 (m2).
Diện tích hai hình chữ nhật (1) và (2) là:
(50 x 40,5) x2 = 4050 (m2)
Diện tích khu đất là:
11280 – 4050 = 7230 (m2)
 Đáp số: 7230 m2
4. Hoạt động vận dụng (5p)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kĩ năng thực hành tính diện tích của các hình đã học như hình chữ nhật, hình vuông ..
* Cách tiến hành: Yêu cầu HS thực hành làm bài tập sau: 
Tính diện tích của hình vuông, biết chu vi của hình tròn
 là 15,7m.
5. Củng cố, dặn dò:
? Để tính DT 1 hình phức tạp em làm như thế nào?
 - GV nhận xét giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Khoa học
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh:
- Hiểu năng lượng Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất. Biết được tác dụng của năng lượng Mặt trời trong tự nhiên.
- Kể tên được một số phương tiện, máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng Mặt trời.
2. Năng lực chung và phẩm chất
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, ...
* Phẩm chất : - Có ý thức bảo vệ môi trường.
* GDBVMT: HS biết được vai trò của môi trường, năng lượng mặt trời là năng lượng sạch.
* GDSDNLTK&HQ:
- Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. Kể tên một số phương tiện máy móc, hoạt động của con người có sử dụng năng lượng mặt trời.
- Tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
* GDBVMTBĐ: Liên hệ: Tài nguyên biển: cảnh đẹp(với mặt trời) vùng biển; tài nguyên muối biển.
 II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS: 
- Phần mềm dạy học, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Hoạt động khởi động: Nghe bài thơ Ông mặt trời
2. Khám phá:
*Mục tiêu: - Hiểu năng lượng Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất. Biết được tác dụng của năng lượng Mặt trời trong tự nhiên.
- Kể tên được một số phương tiện, máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng Mặt trời.
* Phương pháp: Chúng em biết 3; Thảo luận
* Cách tiến hành:
HĐ của GV 
HĐ của HS
 Hoạt động 1: Sử dụng năng lượng mặt trời
- Thảo luận: Mặt trời cần cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?
Kl: Mặt trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cho cây cối quang hợp để phát triển và xanh tốt, người và động vật khoẻ mạnh.
Gọi HS đọc thông tin (sgk)
Câu hỏi thảo luận: Vì sao nói Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái Đất?
KL: Sự sống trên Trái Đất vì sự sống của Trái đất chủ yếu phụ thuộc nhiều vào thực vật (thực vật là thức ăn trực tiếp hay gián tiếp của động vật). Động vật lại thức ăn chủ yếu của con người. Mà cây cối cần phát triển đòi hỏi phải có ánh sáng của mặt trời để tiến hành quá trình quang hợp. Vì vậy, mặt trời là năng lượng chủ yếu của sự sống trên Trái đất. Có thực vật sẽ có động vật, có động vật con người mới tồn tại được.
- HS thảo luận bằng Kĩ thuật Chúng em biết 3
1 hs đọc
HS thảo luận nhóm 4 - Trình bày
HĐ 2: Tìm hiểu về việc sử dụng năng lượng mặt trời
Trong mỗi hình sau đây (trình chiếu bằng AICBook), con người đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc gì?
+ Con người đã sử dụng năng lượng Mặt trời như thế nào?
- Cho HS quan sát máy móc sử dụng năng lượng Mặt trời và giảng về nguồn năng lượng sạch.
Tích hợp GD: Tiết kiệm được các nguồn năng lượng khác và bảo vệ môi trường.
=> Con người sử dụng năng lượng mặt trời vào trong cuộc sống rất đa dạng.
- Con người đã sử dụng năng lượng mặt trời vào những việc:
Hình 3: Phơi khô thóc
Hình 4: Cho nước biển vào ruộng muối, cho nước bay hơi tạo thành muối
Hình 5: Hấp thụ ánh nắng mặt trời để tạo ra năng lượng pin mặt trời để tạo nên dòng điện
Hình 6: Hấp thu nhiệt của mặt trời làm nóng nước.
3. Hoạt động thực hành: Chơi trò chơi "Vai trò của mặt trời"
Cô giáo vẽ hình Mặt Trời lên bảng tương tác: 
- Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trước, sau đó các nhóm cử thành viên luân phiên lên ghi những vai trò, những việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời và nối với hình vẽ mặt trời.
- Mỗi lần chỉ ghi một vai trò, một việc sử dụng (không được ghi trùng).
4. Hoạt động vận dụng:
- Gia đình hay mọi người ở địa phương em đã sử dụng năng lượng Mặt trời vào những việc gì?
5. Củng cố, dặn dò: (2-3’) 
- GV tổng kết ND tiết học.
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Chính tả
TRÍ DŨNG SONG TOÀN (Nghe- viết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
* Năng lực ngôn ngữ: Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Rèn kĩ năng phân biệt d/r/gi.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
* Phẩm chất: Yêu đất nước, tự hào dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Trình chiếu nội dung BT2, BT3
- Học sinh: Vở viết, VBT TV	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC	
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS thi viết những từ ngữ có âm đầu r/d/gi .
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi viết
- HS nghe
- HS chuẩn bị vở
2. Hoạt động khám phá: Viết chính tả (7 phút)
* Mục tiêu:
- Nắm được nội dung bài viết để nghe và viết đúng từ khó.
- Học sinh nghe – viết đúng bài: Trí dung song toàn(từ Thấy sứ thần Việt Nam đến hết).
- Giúp học sinh phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện ra lỗi giúp bạn.
* Phương pháp: Thực hành, kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.
*Cách tiến hành:
- 2 HS đọc bài chính tả
- Đoạn chính tả kể về điều gì?
- Từ khó viết trong bài?
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên nhận xét 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- Kể về việc ông Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông thương tiếc, ca ngợi ông.
- Nam Hán, Tống, Nguyên, dám, giận quá, Lê Thánh Tông, Giang Văn Minh. 
- HS viết vào giấy nháp 
- HS nghe - viết.
- HS soát lỗi chính tả.
5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân biệt d/r/gi.
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ nhóm
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc 
- Cho HS làm bài. 
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
Bài 3: HĐ trò chơi
a) Cho HS đọc yêu cầu và đọc bài thơ.
- Cho HS làm bài. GV hướng dẫn cho HS làm bài theo hình thức thi tiếp sức. 
- GV nhận xét kết quả và chốt lại ý đúng. 
- HS đọc yêu cầu
- HS nghe
- HS làm bài vào bảng nhóm 
- HS trình bày kết quả
+ Giữ lại để dùng về sau : để dành, dành dụm, dành tiền
+ Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ, rành mạch
+ Đồ đựng đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, thành cao: cái rổ, cái giành
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài theo nhóm. Mỗi nhóm 4 HS lần lượt lên điền âm đầu vào chỗ trống thích hợp.
+ nghe cây lá rì rầm
+ lá cây đang dạo nhạc
+ Quạt dịu trưa ve sầu
+ Cõng nước làm mưa rào
+ Gió chẳng bao giờ mệt!
+ Hình dáng gió thế nào.
4. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi có nghĩa như sau:
+ Dụng cụ dùng để chặt, gọt, đẽo.
+ Tiếng mời gọi mua hàng.
+ Cành lá mọc đan xen vào nhau. 
- HS tìm:
+ Dụng cụ dùng để chặt, gọt, đẽo: dao
+ Tiếng mời gọi mua hàng: tiếng rao
+ Cành lá mọc đan xen vào nhau: rậm rạp
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Tiếp tục tìm hiểu luật chính tả r/d/gi
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
****************************************************
Địa lí
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
* Năng lực khám phá địa lý tự nhiên:
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường, thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- HS (M3,4): Nêu được những điểm khác nhau của Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và địa hình.
* Năng lực bản đồ, lược đồ: Dựa vào lược đồ (bản đồ), nêu được vị trí địa lí của Cam- pu- chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
PC: Giáo dục ý thức đoàn kết với nước bạn.
- GD ý thức BVMT chung.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
- GV: Bản đồ các nước châu Á. Bảng TT
- HS: SGK, phiếu học KWLH
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS hát bài"Trái đất này là của chúng mình"
 - GV treo lược đồ các nước châu Á và nêu yêu cầu HS chỉ và nêu tên các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS chỉ 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá: (28 phút)
* Mục tiêu: - Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào
* Cách tiến hành:
Chia sẻ ND phiếu học KWLH
Hoạt động 1: Cam- pu- chia
- Đọc thông ti SGK
- Cho HS thảo luận nhóm
- Em hãy nêu vị trí địa lí của Căm -pu- chia? 
- Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Cam - pu- chia?
- Nêu nét nổi bật của địa hình Cam - pu chia?
- Dân cư Cam –pu –chia tham gia sản xuất trong ngành gì là chính? Kể tên các sản phẩm chính của ngành này?
- Vì sao Cam –pu- chia đánh bắt được nhiều cá nước ngọt? 
- Mô tả kiến trúc Ăng- co Vát và cho biết tôn giáo chủ yếu của người dân Cam- pu -chia?
- Yêu cầu HS trình bày kêt qủa thảo luận nhóm. 
+ Kết luận: Cam –pu –chia nằm ở ĐNA, giáp biên giới Việt Nam. Kinh tế Cam-pu –chia đang chú trọng phát triển nông nghiệp, và công nghiệp chế biến nông sản.
- GV chiếu hình ảnh đất nước CPC, chốt vị trí, thủ đô, kiến trúc...
- HĐ nhóm 4: 
- Cam pu chia nằm trên bán đảo Đông Dương, trong khu vực ĐNA, phía bắc giáp Lào, Thái Lan, phía Đông giáp với VN, phía Nam giáp với biển và phía Tây giáp với Thái Lan
- Thủ đô Cam- pu- chia là Phnôm Pênh
- Địa hình Cam- pu –chia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi thấp có độ cao từ 200 dến 500m
- Tham gia sản xuất nông nghiệp là chính. Các sản phẩm chính của ngành nông nghiệp là lúa gạo, hồ tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
- Vì giữa Cam –pu- chia là Biển Hồ, đây là hồ chứa nước ngọt lớn như biển có lượng cá tôm nước ngọt rất lớn
- Dân Cam-pu –chia chủ yếu là theo đạo phật, Có rất nhiều đền chùa đẹp, tạo nên phong cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch
- HS trình bày kết quả thảo luận
Hoạt động 2: Lào
- Em hãy nêu vị trí của Lào?
- Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Lào?
- Nêu nét nổi bật của địa hình Lào?
- Kể tên các sản phẩm của Lào?
- Mô tả kiến trúc Luông Pha- băng. Người dân Lào chủ yếu theo đạo gì?
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
* Kết luận: Lào không giáp biển, có diện tích rừng lớn, là một nước nông nghiệp, ngành công nghiệp lào đang được chú trọng và phát triển
- GV chiếu hình ảnh đất nước Lào, chốt vị trí, thủ đô, kiến trúc...
- Thực hiện tương tự như hoạt động 1
- Lào nằm trên bán đảo Đông dương, trong khu vực ĐNA phía Bắc giáp TQ, phía Đông và Đông Bắc giáp với VN. phía Nam giáp Căm- pu- chia , phía Tây giáp với Thái Lan , phía Tây Bắc giáp với Mi- an-ma, nước Lào không giáp biển 
- Thủ đô Lào là Viêng Chăn 
- Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên
- Các sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ quý và lúa gạo 
- Người dân Lào chủ yếu theo đạo phật
Hoạt động 3: Trung Quốc
- Hãy nêu vị trí địa lí của TQ? 
- Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của TQ?
- Em có nhận xét gì về diện tích và dân số nước TQ?
- Kể tên các sản phẩm TQ?
- Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành?
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- GV theo dõi bổ sung
- GV kết luận: - GV chiếu hình ảnh đất nước TQ, chốt vị trí, thủ đô, kiến trúc...
- TQ nằm trong khu vực ĐNA. TQ có chung biên giới với nhiều nước: Mông Cổ, Triều Tiên, Liên Bang Nga, VN. Lào, Mi –a –ma, Ấn Độ 
- Thủ đô TQ là Bắc Kinh.
- TQ có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới.
- Từ xưa đất nước Trung Hoa đã nổi tiếng với chè, gốm sứ. tơ lụa. Ngày nay, kinh tế Trung Quốc rất phát triển. Các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô, đồ chơi điện tử, hàng may mặc của Trung Quốc đã xuất khẩu sang nhiều nước
- Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng( trên hai ngàn năm) 
Hoạt động 4: Thi kể về các nước láng giềng của Việt Nam
- GV chia lớp thành 3 nhóm dựa vào tranh ảnh thông tin mà các em đã sưu tầm được
+ Nhóm Lào: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Lào
+ Nhóm Cam -pu – chia: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Cam- pu - chia
+ Nhóm Trung Quốc: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Trung Quốc 
- Cho HS thi kể về các nước
* Em nhận xét gì về số dân cư của các nước láng giềng của VN
* Việc tăng dân số, dân đông đúc ảnh hưởng gì đến MT
* Để bảo vệ MT chung mỗi người dân cần làm gì?
- HS trình bày tranh ảnh thông tin mà nhóm mình sưu tầm được
- HS thi kể
3. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- Các nước láng giềng của Việt Nam có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của nước ta?
- HS nêu
4. Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Tìm hiểu các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của các nước láng giềng nói trên.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
 Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2021
Toán
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. Củng cố lại kĩ năng tính diện tích một số hình đã học.
*Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán:- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. 
2. Năng lực chung: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS hát
- Hãy nếu các bước tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học ? 
- GVnhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu 
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động khám phá: (15 phút)
*Mục tiêu: Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
* Phương pháp: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
*Cách tiến hành:
* Cách tính diện tích các hình trên thực tế
 - GV gắn hình và giới thiệu
 - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nêu
+ Để tình được diện tích của hình chúng ta cần làm gì?
- Yêu cầu HS nêu cách chia
+ Mảnh đất được chia thành những hình nào? 
- GV vẽ nối vào hình đã cho theo câu trả lời của HS
C
B
A
E
D
 N
M
+ Muốn tính được diện tích của các hình đó, bước tiếp theo ta phải làm gì?
+ Ta cần đo đạc những khoảng cách nào?
- Yêu cầu HS thực hiện tính
- Yêu cầu HS nhận xét.
- HS quan sát
- Chia mảnh đất thành các hình cơ bản. 
- Chia mảnh đất thành hình thang và hình tam giác
- Nối điểm A với điểm D ta có: Hình thang ABCD và hình tam giác ADE 
- Phải tiến hành đo đạc 
- Muốn tính được diện tích hình thang ta phải biết được chiều cao, độ dài hai cạnh đáy. Nên phải tiến hành đo chiều cao và hai cạnh đáy của hình thang tương tự, phải đo được chiều cao và đáy của tam giác
- Tính diện tích hình thang ABCD và hình tam giác ADE: Từ đó tính diện tích mảnh đất 
- HS làm bài
3. HĐ luyện tập: (15 phút)
*Mục tiêu: 
* Phương pháp: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Kết luận: Cách tính diện tích hình trên thực tế
B
C
G
D
A
E
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- GV hướng dẫn nếu cần thiết.
*Kết luận: Cách tính diện tích hình trên thực tế
- HS đọc 
- HS làm bài.
- HS chia sẻ
Bài giải
Độ dài của đoạn thẳng BG là: 
 63 + 28 = 91(m)
Diện tích hình tam giác BCG là:
 91 x 30 ; 2 = 1365(m2)
Diện tích hình thang ABGD là:
 ( 63 + 91) x 84 : 2 = 6468(m2)
Diện tích mảnh đất là:
 1365 + 6468 = 7833(m2)
 Đáp số: 7833(m2)
- HS tự làm bài vào vở
- Thực hiện tương tự như bài 1: Tính diện tích 2 hình tam giác và một hình thang sau đó cộng kết quả lại với nhau.
Bài giải
Diện tích tam giác ABM là:
24,5 x 20,8 :2= 254,8 (m2)
Diện tích tam giác CDN là:
25,3 x 38 : 2= 480,7 (m2)
Diện tích hình thang BCMN là:
(38 +20,8) x 37,4: 2= 1099,56 (m2)
Diện tích mảnh đất là:
254,8 + 480,7 + 1099,56 = 1835,06(m2)
 Đáp số: 1835,06 m2
4. Hoạt động ứng dụng: (2 phút)
- Chia sẻ kiến thức về tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học với mọi người. 
- HS nghe và thực hiện
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Vận dụng vào thực tế để tính diện tích các hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
 ***************************************************
Tập đọc
TIẾNG RAO ĐÊM
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực văn học: 
+ Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: té quỵ, rầm, thất thần, thảng thốt, tung tích...
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi hành động cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó: lửa, lom khom, sập xuống, nạn nhân, nằm lăn lóc. 
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả. 
+ Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng kể chuyện, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung, diễn biến của truyện.
- Viết được lời cảm ơn cho người bán bánh giò- người thương binh đã cứu người trong đám cháy.
 2. Năng lực chung và Phẩm chất
- Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Giáo dục học sinh tình yêu thương con người, có ý thức biết ơn thương binh, liệt sĩ. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , Bài giảng violet
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Học sinh thi đọc bài “Trí dũng song toàn” 
- Em học được điều gì qua bài tập đọc?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Học sinh đọc toàn bài.
- Cho HS chia đoạn
- GV nhận xét, kết luận: chia bài thành 4 đoạn như sau.
Đoạn 1: Từ đầu đến buồn não ruột.
Đoạn 2: Tiếp đến khói bụi mịt mù.
Đoạn 3: Tiếp đến một cái chân gỗ.
Đoạn 4: Phần còn lại
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- Đọc theo cặp
- Một em đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 học sinh đọc tốt đọc toàn bài.
- HS chia đoạn
- HS nghe
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc 2 lần:
+ Lần 1: 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ Lần 2,3: 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- HS theo dõi
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm cứu người của anh thương binh.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). 
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi trong SGK
1. Đám cháy xảy ra vào lúc nào?
2. Đám cháy miêu tả như thế nào?
3. Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động có gì đặc biệt?
4. Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
5. Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ?
- Cho HS báo cáo
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
- Giáo viên tóm tắt nội dung chính.
- HS thảo luận
- Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm.
- Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.
- Người cứu em bé là người bán bánh giò, là một thương binh nặng, chỉ còn 1 chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò nhưng anh có một hành độ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_21_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx