Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực đặc thù:

- Hiểu nội dung: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

2. Năng lực chung và phẩm chất:

- Năng lực chung: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phẩm chất: Thể hiện lòng tự hào về truyền thống hiếu học của Việt Nam.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên : Bảng tương tác, phần mềm AIC Book

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết, phiếu học tập KWLH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Khởi động ( 3 phút)

- Chơi trò chơi kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Giới thiệu bài

2.HĐ khám phá ( 30 phút)

2.1. Hoạt động luyện đọc: (12phút)

* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.

 - Đọc đúng các từ khó trong bài

* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp

 

docx 48 trang cuongth97 08/06/2022 2590
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2020
Tập đọc
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù: 
- Hiểu nội dung: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Thể hiện lòng tự hào về truyền thống hiếu học của Việt Nam. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên : Bảng tương tác, phần mềm AIC Book
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết, phiếu học tập KWLH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Khởi động ( 3 phút)
- Chơi trò chơi kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Giới thiệu bài 
2.HĐ khám phá ( 30 phút)
2.1. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 
- GV chia đoạn luyện đọc.
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải.
- GV nhận xét, đánh giá
- HS luyện đọc theo cặp
- GV HĐ cách đọc- đọc mẫu cả bài giọng thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê.
- 1HS đọc toàn bài.
- Chia làm 3 đoạn: đoạn đầu, đoạn bảng thống kê, đoạn cuối.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa đọc đúng: Hà Nội, lấy, muỗm, lâu đời... 
 - HS nối tiếp đọc lần 2- luyện đọc câu văn dài.
- HS đọc nối tiếp lần 3 kết hợp giải nghĩa từ khó SGK
- HS luyện đọc theo cặp
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS các từ ngữ trong bài và ND bài : VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
*Phương pháp: HĐ nhóm 4, sử dụng phiếu KWLH, khăn trải bàn.
* Cách tiến hành:
 * GV giao nhiệm vụ: 
+ Cả lớp chia sẻ những điều em đã biết và những điều em muốn biết về bài đọc.
+ Thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi trong SGK 
+ Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? 
+ Nêu ý chính đoạn 1:
- Giao cho HS đọc lướt bảng thống kê theo nhóm, trả lời câu hỏi ( Khăn trải bàn)
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? 
- GV chốt câu trả lời đúng
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa VN?
- Nêu ý 2 của bài.
- Nêu ý chính của bài.
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện yêu cầu. Nhóm trưởng điều khiển.
+ Từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
- VN có truyền thống khoa cử lâu đời
- Nhóm trưởng điều khiển.
+ Triều đại Lê: 104 khoa
+ Triều đại Lê: 1780 tiến sĩ.
+ VN là một đất nước có nền văn hiến lâu đời
+ Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở VN
- HS nêu ý chính của bài: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
4.3 Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê. (Giúp đỡ HS đọc diễn cảm chưa tốt)
*Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
 - GV gọi HS đọc toàn bài
- GV đưa đoạn văn luyện đọc
- HD cách đọc diễn cảm
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm trong nhóm
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn.
* GV nhận xét, đánh giá.
 - 1HS đọc toàn bài phát hiện giọng đọc của bài. 
- HS nối tiếp đọc đoạn phát hiện giọng đọc đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê, chú ý ngắt nghỉ giữa các cụm từ Triều đại/ Lý / Số khoa thi /6/ Số tiến sĩ/ 11 / Số trạng nguyên / 0...
- HS thi đọc diễn cảm.
5. Hoạt động vận dụng: (2phút)
- Để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, các em cần phải làm gì ?
- Nêu cảm nghĩ của em qua tìm hiểu bài văn?
6. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Tìm hiểu thêm về Văn Miếu Quốc Tử Giám.
- Đọc và chuẩn bị bài Sắc màu em yêu.
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
- Chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước. 
2. Năng lực chung và phẩm chất:
* Năng lực chung: Hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề.
* Phẩm chất: HS có ý thức tự học, hứng thú, yêu thích môn học.
 II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
- Bảng tương tác; Phần mềm AIC Book, 
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Thế nào là phân số thập phân ? Làm BT 4 (SGK/8).
- Nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động luyện tập: 
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số; chuyển một phân số thành phân số thập phân; giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước. 
* Phương pháp: Phương pháp vấn đáp
* Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài 1 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 + Hướng dẫn.
? Từ 0 đến 1 được chia thành mấy phần bằng nhau?
? Vì sao điền được phân số ?
+ Yêu cầu điền vào tia số sao cho thích hợp và đọc các phân số vừa ghi.
- Chữa bài:? Nhận xét?
? Vì sao em điền được ?
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Chữa bài
? HS nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
*GV: Vận dụng linh hoạt tính chất của phân số làm bài.
Bài 3
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Chữa bài:
? Nhận xét?
? Giải thích cách làm?
*GV: Vận dụng linh hoạt tính chất của phân số làm bài.
Bài 4: >,< =
- Chữa bài:? Nhận xét?
? Vì sao >?
? Muốn số sánh các phân số thập phân ta làm như thế nào?
* Cách so sánh hai phân số thập phân.
Bài 5
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Muốn tìm được số HS giỏi Toán ta làm như thế nào?
? Đây là dạng toán gì?
- Chữa bài:
? Nhận xét?
- HS đọc lại bài đúng.
* GV: Xác định đúng dạng toán.
Tính toán chính xác để làm bài.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
1
- 1 HS lên bảng, lớp làm bài.
 0 
- Đọc lại các phân số điền được.
- HS nêu yêu cầu bài .
- HĐ cá nhân, 1 HS lên bảng
 ; ; 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài - 1 hs lên bảng
==
==
==
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài – 1 HS làm bảng.
a. < 
b. >
c. = 
d. >
- HS đọc đề toán 
- Hs làm bài 
Bài giải
Lớp đó có số học sinh giỏi Toán là:
 30 = 9 ( học sinh )
Lớp đó có số học sinh giỏi Tiếng Việt là:
 30 = 6 ( học sinh )
 Đáp số: Giỏi Toán: 9 hs
 Giỏi TV: 6 hs
3. Hoạt động vận dụng
*Mục tiêu: Củng cố về cách viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
 Bài tập: Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ trống.
0
 1
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai phân số.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 ********************************************
Khoa học
 NAM HAY NỮ? (tiếp theo)
I. Mục tiêu.
1. Năng lực đặc thù: 
- Xác định vai trò nữ.
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan điểm xã hội về vai trò của nam và nữ.
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
*Phẩm chất: Thể hiện được thái độ và thực hiện tôn trọng bạn cùng giới và khác giới. 
* GDKNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội; Kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng xác định giá trị của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Hình ảnh trên Violet về hoạt động của nữ giới trong công tác XH
- Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. HĐ khởi động: Trò chơi Truyền điện
Nêu từ chỉ đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam sao cho phù hợp
2. Hoạt động khám phá
* Hoạt động 3: Một số vai trò của nữ (10 phút)
- Mục tiêu: Giúp HS xác định những vai trò của nữ trong gia đình và xã hội.
- Phương pháp: động não; Kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Cách tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 9 SGK, hỏi : 
1)Bức ảnh chụp gì? Gợi cho em suy nghĩ gì?
2) Nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trường và ở địa phương em?
3) Kể tên những người phụ nữ tài giỏi, thành công trong công tác xã hội mà em biết?
- GV cho HS xem 1 số h/ảnh về hoạt động của nữ trong công tác xã hội.
Trao đổi nhóm 2: Em có nhận xét gì về vai trò của nữ? 
-GV kết luận: ở mọi lĩnh vực, phụ nữ vẫn có thể đạt nhiều thành công.
HS nêu ý kiến
Trao đổi cả lớp
- Nữ có thể gần như đảm nhiệm những vai trò sau:
 + Ở lớp: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, Trưởng ban, cờ đỏ...
 + Trong trường: Cô giáo, cô hiệu trưởng, 
 + Ở địa phương: Bí thư đoàn thanh niên, chủ tịch hội phụ nữ, thư kí xã...
 Vai trò của nữ rất quan trọng trong gia đình và xã hội. Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu của XH.
*Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ (10 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan điểm xã hội về vai trò của nam và nữ.
*Phương pháp: Thảo luận; động não; Kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Cách tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận:
Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không? Hãy giải thích tại sao?
1) Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
2) Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình 
3)Đàn ông là trụ cột trong gia đình. Mọi hoạt động trong gia đfinh phải nghe theo đàn ông.
4) Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật.
5)Trong gia đình nhất định phải có con trai.
Mời nhóm báo cáo- Nhận xét
GV Liên hệ: 
Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? 
-GV kết luận: Quan niệm xã hội về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình.
Làm việc theo nhóm 4
Trao đổi- Trình bày trong nhóm
1)Nam giới cần chia sẻ việc nhà 
2) Kiếm tiền là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình.
3)Mọi hoạt động trong gia đình cần có sự bàn bạc thống nhất.
4)Nghề nghiệp là sự lựa chonjtheo sở thích và năng lực của mỗi người.
5) Con trai con gái đều như nhau.
-Từng nhóm báo cáo kết quả.
- Không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ vì hiện nay vai trò của nam và nữ gần như tương đương, thay đổi cho nhau (trừ những đặc điểm về mặt sinh học) ví dụ: Hiện nay có rất nhiều bạn nữ cũng rất mạnh mẽ, phụ nữ cũng tham gia rất nhiều vào bộ máy lãnh đạo, ngoài ra cũng có rất nhiều bạn nam nấu ăn ngon, chăm sóc gia đình rất tốt.
3. Hoạt động vận dụng: 
Kể tên những người phụ nữ tài giỏi, thành công mà em biết?
KL: Phụ nữ đã đóng góp trên các lĩnh vực: Khoa học, Quân sự, Thể thao, Văn hóa, ....
4. Củng cố - Dặn dò: 
Nêu một số quan điểm xã hội về vai trò của nam và nữ.
- Nhận xét giờ học.
- HS chia sẻ hiểu biết
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Địa lý
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. MỤC TIÊU: 
1. Năng lực đặc thù :
- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng. 
 *HS (M3,4) biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc - đông nam, cánh cung.
- Nêu tên một số loại khoáng sản chính của Việt nam: Than, sắt, A-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên, 
- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ ( lược đồ): Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ ( lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, A-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam.
2. Năng lực chung và PC: 
- NL chung: tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
- PC: Biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
* GDMT: Sử dụng tiết kiệm năng lượng. 
* GDMT biển đảo: 
- Dầu mỏ, khí tự nhiên: là những nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
- Ảnh hưởng của việc khai thác dầu mỏ đối với môi trường.
- Khai thác một cỏch hợp lý và sử dụng tiết kiện khoáng sản nói chung, trong đó có dầu mỏ, khí đốt khí đốt để BVMT và tiết kiệm tài nguyên TN.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: SGK, Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ Khoáng sản Việt Nam. Bảng TT
- HS: SGK, phiếu học KWLH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho 2 HS lên bảng thi nêu vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam, kết hợp chỉ bản đồ.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá kiến thức mới:(26phút)
* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chính của địa hình phần đất liền của Việt Nam cũng như khoáng sản của nước ta.
(Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học)
PP: động não- khăn trải bàn
* Cách tiến hành:
- Chia sẻ nội dung phiếu KWLH 
a. Địa hình: (làm việc cá nhân).
- GV yêu cầu đọc mục 1 và quan sát hình 1 trong SGK rồi trả lời câu hỏi :
 + Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta ?
 + So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta ? 
 + Nêu tên và chỉ các dãy núi ở nước ta ? Trong các dãy đó, dãy núi nào có hướng Tây Bắc - Đông Nam, dãy núi nào có hình cánh cung ?
 - Gv đưa bản đồ tự nhiên- HS lên bảng chỉ
 GV chỉ và chốt ý kiến đúng
- Kết luận : Phần đất liền của Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng. Một số dãy núi có hướng núi tây bắc - đông nam, cánh cung.
- HS đọc thầm mục 1 và quan sát hình 1 SGK.
 - HS chỉ lược đồ
- Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần
- Một số HS trả lời trước lớp.
 + Dãy núi hình cánh cung : Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Trường Sơn Nam.
 + Dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc
b. Khoáng sản:(làm việc nhóm 4):- Khăn trải bàn
 - GV yêu cầu HS dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? Loại khoáng sản nào có nhiều nhất? 
+ YC nhóm báo cáo 
+ Gv chốt ý đúng
Gv đưa bảng tương tác
Yc hs lên bảng làm bào – Kéo thả vào bảng hoàn thành bảng sau:
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Công dụng
Than
A- pa- tít
Sắt
Bô- xit
Dầu mỏ
 - GV đưa bản đồ Khoáng sản Việt Nam yêu cầu lần lượt từng HS lên chỉ nơi có các mỏ : than, a- pa- tit, dầu mỏ 
 - Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản được phân bố ở nhiều nơi
c. Lợi ích của địa hình và khoáng sản: (làm việc cả lớp):
 - Nêu những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta ?
- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả
 +Dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc, đồng, bô- xít, vàng 
+ Mỏ than: Cẩm Phả- Quảng Ninh
+ Mỏ sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tĩnh
+ Mỏ a- pa- tít: Cam Đường ( Lào Cai)
 + Mỏ bô- xít có nhiều ở Tây Nguyên
 + Dầu mỏ ở biển Đông
- 4- 5 HS lên thi chỉ bản đồ theo yêu cầu của GV. HS khác nhận xét.
- 1- 2 HS nêu kết luận chung của bài.
- 1 học sinh đọc kết luận SGK. 
+ Các đồng bằng châu thổ thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp.
+ Nhiều loại khoáng sản thuận lợi cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
3. Hoạt động vận dụng:(2 phút)
-Nêu vài nét về địa hình và khoáng sản VN
- Quê hương em có loại khoán sản nào?
- việc khai thác và sử dụng khoáng sản ở địa phương em ra sao? (Dùng vào những việc gì)
*Cần làm gì để việc khai thác, sử dụng khoáng sản hợp lý tiết kiệm và BVMT?
- HS nêu
4. Củng cố dặn dò:( 2 phút)
- Khoáng sản là tài nguyên không phải vô tận nên cần có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý, TK.
- Sau này em lớn, nếu có cơ hội, em sẽ làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên đất nước ta ?
- HS nêu
 ****************************************************
Kĩ thuật
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Đính khuy tương đối chắc chắn.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học, chăm chỉ lao động, tự phục vụ bản thân. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên: 
+ Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết (kim, vải, phấn, thước...)
2. Học sinh: Bộ đồ dùng KT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Phần khởi động (3’): 
- Kiểm tra dụng cụ, vật liệu thực hành đính khuy hai lỗ của HS.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động thực hành: (20 phút)
* Mục tiêu: Hướng dẫn HS thực hành biết cách đính khuy 2 lỗ.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS nhắc lại các dụng cụ và vật liệu thực hành đính khuy 2 lỗ
- GV nhắc lại các một số điểm cần lưu ý khi đính khuy hai lỗ (điểm đặt của khuy, xâu chỉ, khi đính khuy, thao tác kết thúc đính khuy.
- GV chia các nhóm 4 HS thực hành.
- GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành: Mỗi học sinh đính 2 khuy trong thời gian khoảng 5 phút. Hướng dẫn HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để các em theo đó thực hiện cho đúng.
- GV lưu ý HS đảm bảo an toàn khi thực hành
- Yêu cầu HS thực hành 
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp lúng túng
- HS nêu 
- HS đọc yêu cầu cần đạt của sản phẩm ở cuối bài để thực hiện cho đúng.
- HS thực hành theo nhóm và có thể trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
- HS quan sát vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
3. Hoạt động đánh giá sản phẩm: (7 phút) 
* Mục tiêu: HS biết đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
* Phương pháp: vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS tự đánh giá.
- Gọi HS đọc các tiêu chí đánh giá-SGK
- GV chỉ định 3HS cùng GV làm BGK
+ GV nêu các yêu cầu của sản phẩm
- Yêu cầu các nhóm trưng bày sản phẩm - BGK nhận xét, đánh giá
- GV tuyên dương nhóm có sản phẩm đẹp, đúng thao tác kĩ thuật.
* Đánh giá sản phẩm của HS:
+ Hoàn thành đúng quy định.
+ Hoàn thành sớm và vượt mức quy định.
+ GV nêu yêu cầu của sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm.
+ Nêu yêu cầu của sản phẩm. .
- Tự đánh giá sản phẩm của bạn trong nhóm theo tiêu chí. 
- HS nghe đánh giá sản phẩm của BGK.
4. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Tự kiểm tra, đính lại khuy áo. 
5. Củng cố, dặn dò ( 1 phút)
- Về nhà giúp đỡ mọi người đính khuy áo, quần.
- Dặn dò: VN chuẩn bị bài Thêu dấu nhân ( mẫu, đồ dùng thêu)
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Thứ ba ngày 15 tháng 9 năm 2020
Toán
 ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ
I. Mục tiêu
1. Năng lực đặc thù:
 - HS biết cộng ( trừ ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số không cùng mẫu số. 
- Rèn cho HS cách thực hiện thành thạo cách cộng hai phân số.
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Phẩm chất: Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
II. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
- GV: Phần mềm giáo án SGK điện tử, Bảng tương tác.
- HS: Sách toán, vở.
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung tìm phân số của một số, chẳng hạn: Tìm của 50 ; của 36
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá:(10phút) Ôn tập lý thuyết cộng, trừ hai phân số
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại cách cộng, trừ hai phân số cùng MS và khác MS.
*Cách tiến hành:
- GV nêu ví dụ:
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính và thực hiện
- Muốn cộng (trừ) 2 PS có cùng MS ta làm thế nào? 
- Muốn cộng (trừ) 2 PS khác MS ta làm thế nào? 
* Kết luận: Chốt lại 2 quy tắc.
- HS theo dõi
- HĐ nhóm: Thảo luận để tìm ra 2 trường hợp: 
- Cộng (trừ) cùng mẫu số
- Cộng (trừ) khác mẫu số
- Tính và nhận xét.
- Cộng hoặc trừ 2 TS với nhau và giữ nguyên MS.
- QĐMS 2PS sau đó thực hiện như trên.
3. Hoạt động thực hành: (20 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết cộng ( trừ ) hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số 
*Phương pháp: Phương pháp thảo luận, phương pháp thực hành, luyện tập
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- GV nhận xét chữa bài. 
-KL: Muốn cộng(trừ) hai phân số khác MS ta phải quy đồng MS hai PS.
Bài 2 : HĐ cặp đôi
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
*GV củng cố cộng , trừ STN và PS
Bài 3: HĐ nhóm 4
- 1 học sinh đọc đề bài.
- GV giao cho các nhóm phân tích đề nội dung:
+ Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì?
+ Số bóng đỏ và xanh chiếm bao nhiêu phần hộp bóng ?
- Em hiểu hộp bóng nghĩa là như thế nào?
- Số bóng vàng chiếm bao nhiêu phần?
- Nêu phân số chỉ tổng số bóng của hộp?
- Tìm phân số chỉ số bóng vàng? 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV nhận xét chữa bài.
*Kết luận: Muốn cộng(trừ) hai phân số khác MS ta phải quy đồng MS hai PS
- 1 HS đọc yêu cầu bài, HS khác lắng nghe.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS làm vào vở
- Tính
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài vào vở, đổi vở để KT chéo, báo cáo GV 
- Đọc đề bài
 - Chiếm (hộp bóng)
- Hộp bóng chia 6 phần bằng nhau thì số bóng đỏ và xanh chiếm 5 phần.
- Bóng vàng chiếm 6- 5 =1 phần.
- P.số chỉ tổng số bóng của hộp là 
Số bóng vàng chiếm (hộp bóng)
- Các nhóm làm bài, báo cáo giáo viên
Giải
 PS chỉ số bóng đỏ và xanh là 
 (số bóng)
 PS chỉ số bóng vàng là
 ( số bóng)
 Đáp số: số bóng vàng
4. Hoạt động vận dụng:(2 phút)
 - HS nêu lại cách cộng, trừ PS với PS ; PS với STN.
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Yêu cầu HS nêu lại cách cộng, trừ phân số.
- Nhận xét tiết học.
 *****************************************
Tập đọc
SẮC MÀU EM YÊU
I. MỤC TIÊU :
1. Năng lực đặc thù: 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ :Tình yêu quê hương đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích). 
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. 
- Đọc đúng và trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm ; biết đọc bài với giọng phù hợp. 
 2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
	- Phẩm chất: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho HS. 
 * GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài: Qua khổ thơ: Em yêu màu xanh Nắng trời rực rỡ. Từ đó, giáo dục các em ý thức yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước: Trăm nghìn cảnh đẹp,...Sắc màu Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi kể các màu sắc của các sự vật trong cuộc sống
VD: Lá cờ - đỏ thắm.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài 
2 .Hoạt động khám phá
2.1. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Phương pháp: Thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Gọi HS đọc toàn bài
- Giao nhiệm vụ cho HS:
+ Đọc nối tiếp từng khổ thơ 
- Đọc theo cặp
- GV đọc mẫu cả bài, hướng dẫn cách đọc toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trải dài tha thiết ở khổ thơ cuối.
 - HS M3,4 đọc bài
- HS nối tiếp đọc lần 1, kết hợp luyện đọc những từ khó: lá cờ, nét mực, bát ngát...
- HS nối tiếp đọc lần 2 , kết hợp luyện đọc câu dài
- HS nối tiếp đọc lần 3 , kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài (chú giải).
- HS luyện đọc theo cặp
3.2 Hoạt động tìm hiểu bài: (12 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS các từ ngữ trong bài và nội dung, ý nghĩa bài thơ :Tình yêu quê hương đất nướcvới những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.
* Phương pháp: vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giao nhiệm vụ cho HS: Đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK
+ Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào?
+ Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào?
+ Tại sao với mỗi màu sắc ấy, bạn nhỏ lại liên tưởng đến những hình ảnh cụ thể ấy.
- Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước?
- Nêu ý chính của bài ?
*Từ đó giáo dục các em ý thức yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước.
- HS thảo luận nhóm 4, TLCH rồi báo cáo kết quả:
- Bạn yêu tất cả những sắc màu : đỏ, xanh vàng, tím, trắng, đen, nâu.
- Màu đỏ: màu máu, màu cờ.
- Màu xanh: đồng bằng, rừng núi.
- Màu vàng: lúa chín, hoa cúc, nắng.
- Màu trắng: trang giấy, mái tóc bà.
- Màu đen: hòn than, đôi mắt em bé, màn đêm.
- Màu tím: hoa cà, áo chị, màu mực
- Màu nâu: áo mẹ, đất đai, gỗ
- Vì các sắc màu đều gắn với các sự vật, cảnh vật, con người mà bạn yêu quý.
+ Bạn nhỏ yêu mọi sắc màu trên đất nước. Bạn yêu quê hương, đất nước.
+Tình yêu quê hương đất nước, con người và sự vật với những sắc màu thân thương của bạn nhỏ.
3.3 Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. 
* Phương pháp: thực hành, Kĩ thuật đặt câu hỏi 
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài, nêu giọng đọc toàn bài
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
+ Để đọc bài được hay, ta nên nhấn giọng các từ nào?
- Luyện đọc theo nhóm
- Thi đọc
- GV hướng dẫn HS nhẩm HTL
- Thi học thuộc lòng
-1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc cả bài.
Đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm, trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối. - HS luyện đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu 
- Nhấn giọng các từ màu đỏ, máu, lá cờ, khăn quàng, dành cho, tất cả, sắc màu.
- HS luyện đọc diễn cảm nhóm 4.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS nhẩm HTL
- HS thi đọc thuộc lòng.
4. Hoạt động vận dụng (2phút)
- Dùng những màu sắc mà em thích để vẽ một bức tranh về quê hương của em.
5. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi tìm hiểu bài thơ?
- GV chốt bài + GDBVMT: Cần có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường để cho thiên nhiên thêm tươi đẹp.
- Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị bài.
 *********************************************
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
I. Mục tiêu
1. Năng lực đặc thù:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Tổ quốc.
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
- Đặt câu đúng, hay với những từ ngữ nói về Tổ quốc.
2. Năng lực chung và Phẩm chất:
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: - Mạnh dạn, tự tin trình bày ý kiến cá nhân.
- Chăm học xây dựng và bảo vệ TQ, tự hào khi là công dân VN.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Bảng tương tác
- HS: Từ điển HS 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
- Gọi 4 HS tìm từ đồng nghĩa và đặt câu với từ vừa tìm 
- Nhận xét câu trả lời của HS
- 4 HS lần lượt thực hiện yêu cầu:
+ HS 1: chỉ màu xanh
+ HS 2: chỉ màu đỏ
+ HS 3: chỉ màu trắng
+ HS 4: chỉ màu đen
2. Luyện tập : ( 25 phút)
* Mục tiêu: 
- HS hiểu nghĩa từ Tổ quốc.
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
* Phương pháp : Thảo luận; đàm thoại
* Cách tiến hành :
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động học sinh
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu 1 nửa lớp đọc thầm bài Thư gửi các học sinh, một nửa còn lại đọc thầm bài Việt Nam thân yêu, viết ra giấy nháp các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc 
- Gọi HS phát biểu , GV ghi bảng các từ HS nêu
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng 
H: Em hiểu Tổ quốc có nghĩa là gì ? 
Đặt câu có từ “ Tổ quốc”
GV giải thích: Tổ quốc là đất nước gắn bó với những người dân của nước đó. Tổ quốc giống như một ngôi nhà chung của tất cả mọi người dân sống trong đất nước đó. 
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 
- Gọi HS trả lời. GV ghi bảng 
? Vì sao các từ trên được gọi là từ đồng nghĩa?
- GV nhận xét kết luận: Từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- Hoạt động nhóm 4
+ phát giấy A4
+ GV quan sát, nhóm làm xong trước chụp ảnh bài chữa trên bảng tương tác
- GV cho HS chữa bài
- Nhận xét khen ngợi 
- Em hiểu thế nào là quốc doanh? Đặt câu với từ đó?
- Quốc tang có nghĩa là gì? Đặt câu với từ đó
 KL: Các từ trên có chứa tiếng quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước.
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS làm bài theo yêu cầu 
- Tiếp nối nhau phát biểu
+ Bài Thư gửi các học sinh: nước, nước nhà, non sông
+ Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương
- Tổ quốc: đất nước , được bao đời xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó.
Tổ quốc em rất tương đẹp.
Em rất yêu Tổ quốc của mình.
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận
- Tiếp nối nhau phát biểu 
+ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà
- 2 HS nhắc lại từ đồng nghĩa
- Lớp ghi vào vở
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm 4 và viết vào phiếu bài tập 
- Nhóm báo cáo kết quả 
nhóm khác bổ sung 
- HS đọc lại bảng từ trên bảng mỗi HS dưới lớp viết vào vở 8 đến 10 từ chứa tiếng quốc (quốc ca, quốc tế, quốc doanh, quốc hiệu, quốc huy, quốc kì, quốc khánh, quốc ngữ, quốc sách, quốc dân, quốc phòng quốc học, quốc tế ca, quốc tế cộng sản, quốc tang, quốc tịch, quốc vương, ...)
- Quốc doanh do nhà nước kinh doanh 
VD: Mẹ em làm trong doanh nghiệp quốc doanh.
- Quốc tang: tang chung của đất nước 
VD: Khi Bác Lê Khả Phiêu mất, nước ta đã để quốc tang 2 ngày.
3. Hoạt động vận dụng:
Nêu câu thơ, ca dao ca ngợi Tổ quốc.
Liên hệ: Em cần làm gì để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nạm?
4. Củng cố dặn dò: Nêu nghĩa từ Tổ quốc.
Nêu từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ đồng nghĩa với từ Tổ Quốc
IV. Rút kinh nghiệm: 
*****************************************************
Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2020
Toán
ÔN TẬP: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN S

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx