Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Chính tả

Nghe – viết: CHUỖI NGỌC LAM

I. MỤC TIÊU:

* Năng lực ngôn ngữ:

- Nghe và viết lại đúng chính tả bài: Chuỗi ngọc lam ( từ Pi-e ngạc nhiên đến Cô bé mỉm cười rạng rõ, chạy vụt đi.)

- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Rèn kĩ năng phân biệt ch/tr

2. Năng lực chung và phẩm chất:

* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

* Phẩm chất: Yêu con người, yêu cái đẹp, cái thiện.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH:

- Giáo viên: Phần mềm AIC book

- Học sinh: Vở viết, VBT TV

 

docx 43 trang cuongth97 08/06/2022 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2020
HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG
 *********************************************
Chính tả
Nghe – viết: CHUỖI NGỌC LAM 
I. MỤC TIÊU:
* Năng lực ngôn ngữ: 
- Nghe và viết lại đúng chính tả bài: Chuỗi ngọc lam ( từ Pi-e ngạc nhiên đến Cô bé mỉm cười rạng rõ, chạy vụt đi.)
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Rèn kĩ năng phân biệt ch/tr
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
* Phẩm chất: Yêu con người, yêu cái đẹp, cái thiện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH: 
- Giáo viên: Phần mềm AIC book
- Học sinh: Vở viết, VBT TV	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS tổ chức thi viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x.
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn lần lượt lên viết các từ chỉ khác nhau ở âm đầu s/x. Đội nào viết đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Mở vở
2. Hoạt động khám phá: Viết chính tả (7 phút)
* Mục tiêu:
- Nắm được nội dung bài viết để nghe và viết đúng từ khó.
- Học sinh nghe – viết đúng bài: : Chuỗi ngọc lam ( từ Pi-e ngạc nhiên đến Cô bé mỉm cười rạng rõ, chạy vụt đi.)
- Giúp học sinh phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện ra lỗi giúp bạn.
* Phương pháp: Thực hành, kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.
*Cách tiến hành:
- Gọi 2 học sinh đọc bài chính tả.
- Em hãy nêu nội dung đoạn văn?
- Em hãy tìm những từ khó viết?
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên nhận xét 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- Học sinh lắng nghe.
- Đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và bé Gioan.
- Học sinh nêu: ngạc nhiên, Nô-en; Pi-e; trầm ngâm; Gioan; chuỗi, lúi húi, rạng rỡ....- 3 học sinh viết bảng, lớp viết.
- HS nghe - viết.
- HS soát lỗi chính tả.
3. Hoạt động luyện tập : (18 phút)
* Mục tiêu: - Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu.
 - phân biệt ch/tr
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thực hành, trò chơi.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
* Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV tổ chức cho HS "Thi tiếp sức"
- Học sinh nêu yêu cầu của bài 
- 4 tổ chia làm 2 đội, HS mỗi đội lần lượt lên làm thi đua trên bảng tương tác.
a.
tranh
chanh
tranh ảnh, bức tranh, tranh thủ, tranh giành, tranh công, 
quả chanh, chanh chua, chanh chấp, lanh chanh, chanh đào
trưng
chưng
trưng bày, đặc trưng, sáng trưng, trưng cầu...
bánh chưng, chưng cất, chưng mắm.chưng hửng
trúng
chúng
trúng đích, trúng đạn, trúng tim, trúng tủ, trúng tuyển, trúng cử.
chúng bạn, chúng tôi, chúng ta, chúng mình, công chúng..
trèo
chèo
leo trèo, trèo cây trèo cao 
vở chèo, hát chèo, chèo đò, chèo thuyền, chèo chống
b.
báo
báo chí, báo cáo, quả báo, con báo
báu
báu vật, ngôi báu, quý báu, châu báu
cao
cao đẳng, cao nguyên, cao siêu, cao tay, cao niên
cau
cây cau, trái cau, trầu cau, cau có, cau mày
lao
lao động, lao tâm, lao công, phóng lao, lao đao
lau
lau nhà, lau sậy, lau lách, lau chùi
mào
M: mào gà, chào mào, mào đầu
màu
M: màu đỏ, bút màu, tô màu, màu mỡ, hoa màu
Bài 3: HĐ cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS tự làm bài vào vở bài tập
- GV nhận xét kêt luận: 
- HS đọc
- HS làm vào vở, 2 HS thực hiện bảng tương tác.
Đáp án:
+ Ô số 1: đảo, hào, tàu, vào, vào
+ Ô số 2: trọng, trước, trường, chỗ, trả
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Lắng nghe
- Quan sát, học tập.
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Về nhà viết lại bài viết trên cho đẹp hơn 
- Xem trước bài chính tả sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm:
****************************************************
Bù TLV
LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực văn học: Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản (ND ghi nhớ); trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản (BT1, mục III) ; biết đặt tên cho biên bản cần lập ở bài tập1 / BT2.
- Năng lực ngôn ngữ: Rèn kĩ năng trình bày một biên bản. 
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, ...
 - Phẩm chất: Ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập. 
* GD KNS:
 - Ra quyết định, giải quyết vấn đề.
 - Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản cuộc họp.
 - Kĩ năng tư duy phê phán
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
1. Giáo viên: Một trong các mẫu đơn đã học (Phiếu HT). Biên bản mẫu ở phần nhận xét
2. Học sinh: VBT, SGK Tiếng việt 5, tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Hoạt động khởi động: 3 phút
- Goi Hai HS: Đọc đoạn văn tả ngoại hình một người mà em thường gặp. 
- Nhận xét – tuyên dương.
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
- Ghi tên bài lên bảng. Làm biên bản cuộc họp.
 2. Hoạt động khám phá: (20 phút)
* Mục tiêu: Hiểu thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức của biên bản, nội dung, tác dụng của biên bản (ND ghi nhớ)
* Phương pháp: Thảo luận nhóm 4.
* Cách tiến hành:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Phân tích yêu cầu bài tập phần nhận xét.
* GV chiếu các câu hỏi trong SGK lên bảng: 
TBHT điều hành các nhóm báo cáo kết quả thảo luận theo các bước:
+ Từng nhóm nêu lần lượt câu trả lời từ câu hỏi 1-3.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ TBHT nhận xét chốt, xin ý kiến cô giáo.
+ GV chốt câu trả lời đúng trên bảng - 2 HS nhắc lại.
? Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
? Cách mở đầu biên bản có gì giống và khác với cách mở đầu đơn?
? Cách kết thúc biên bản có gì giống và khác với cách kết thúc đơn?
? Em hãy nêu tóm tắt nhũng điều cần ghi vào biên bản?
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 GV chốt: (Chiếu 1 biên bản cuộc họp chi đội lên màn hình và chốt): Cách ghi biên bản: cũng có các nội dung tiêu đề tên biên bản, thời gian, ... Hỏi:
? Biên bản là gì? Nội dung biên bản gồm có những phần nào ?
GV chốt trên bảng bằng sơ đồ tư duy:
Nội dung biên bản gồm có 3 phần chính
- Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tổ chức hoặc tên biên bản
- Phần chính: 
+ Thời gian,địa điểm 
+ Thành phần có mặt. 
+ Chủ tọa, thư kí 
+ Nội dung sự việc
- Kết thúc: Chữ kí của người có trách nhiệm.
GV Đó chính là nội dung ghi nhớ SGK.
- Mời 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc yêu cầu xác định yêu cầu.
- HS đọc văn bản đại hội chi đội.
- HS làm việc theo nhóm 4 để hoàn thành các câu hỏi SGK.
- Nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người và những điều đã thống nhất, nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, hay xem xét lại khi cần thiết.
* Mở đầu:
- Giống nhau: Có quốc hiệu, tiêu ngữ; tên tổ chức hoặc tên văn bản.
- Khác nhau: Biên bản không có tên nơi nhận (Kính gửi) Thời gian địa điểm làm biên bản ghi ở nội dung.
* Kết thúc:
- Giống nhau: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Khác nhau: biên bản cuộc họp có hai chữ kí của chủ tịch và thư kí; không có lời cảm ơn như đơn.
* Những điều cần ghi nhớ vào biên bản.
- Thời gian, địa điểm, thành phần, chủ tọa, thư kí, nội dung họp( diễn biến, ý kiến, kết luận); chữ kí của chủ tọa và thư kí.
- Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc diễn ra để làm bằng chứng.
3. Hoạt động thực hành luyện tập( 18 phút)
* Mục tiêu: Biết trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản (BT1, mục III) ; biết đặt tên cho biên bản cần lập ở bài tập1 / BT2.
* Phương pháp: Nhóm cặp, cá nhân.
* Tiến hành:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Bài 1: Theo em những trường hợp nào cần ghi vì sao? 
- GV Gợi ý HS giải thích tại sao trường hợp đó lại lập biên bản hoặc không cần lập biên bản?
GV theo dõi giúp đỡ.
- TBHT điều hành các cặp trình bày KQ
? Những trường hợp nào cần ghi biên bản? vì sao? 
- GV ghi nhanh những lí do của từng trường hợp lên bảng.
- Nhận xét- tuyên dương HS.
Chốt các trường hợp cần ghi biên bản trên màn hình.
a) Đại hội Liên đội: Cần ghi biên bản vì cần phải ghi lại những ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện.
c) Bàn giao tài sản: Cần ghi biên bản vì phải ghi lại danh sách tài sản và tình trạng tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.
GV chốt + GDKNS: Từ việc thực hiện nội dung bài tập trên các em đã biết ra quyết định, giải quyết vấn đề. Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản cuộc họp.
Bài 2: Đặt tên khác cho các biên bản ở bài tập1: 
- HS đọc yêu cầu và làm việc cặp đôi
gọi trình bày kết quả.
- GV nhận xét - bổ sung.
*GV kết luận: Cách đặt tên biên bản: cần dựa vào nội dung cần ghi biên bản và thêm từ Biên bản.
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập1.
- HS làm việc theo cặp.
- HS tình bày - nhận xét.
- Các trường hợp không cần ghi biên bản:
b) Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử: Không cần ghi biên bản vì đây là phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì cần ghi lại làm bằng chứng.
d) Đêm liên hoan văn nghệ: Không cần ghi văn bản vì đây là một sinh hoạt vui, không xử lí vi phạm pháp luật về giao thông: Cần ghi lại biên bản vì cần có bằng chứng về tình hình vi phạm và cách xử lí. Xử lí về việc xây dựng nhà trái phép: Cần ghi biên bản để làm bằng chứng .
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- HS thảo luận làm bài. 
- HS nêu tên biên bản.
Ví dụ:
a) Biên bản Đại hội Chi đội.
c) Biên bản bàn giao tài sản.
e) Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về giao thông.
g) Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
- Vận dụng ghi biên bản họp lớp bình xét thi đua tháng 11.
5. Củng cố, dặn dò: (2-3')
? Biên bản là gì? Nội dung biên bản gồm có những phần nào?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà.
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Địa lí
 GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp: 
+ Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông nước ta.
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+ Tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải .
- HS M3,4 :
+ Nêu được một vài điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: Toả khắp nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc - Nam.
- Năng lực tư duy: Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc - Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc - Nam . 
Xác định được trên Bản đồ Giao thông VN một số tuyến đường giao thông, sân bay quốc tế và cảng biển lớn
2. Năng lực chung và PC:
* Năng lực chung: Tư chủ và tự học, biết giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo hiểu biết cơ bản về Lịch sử, tìm tòi và khám phá Lịch sử, vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
* PC: Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành Luật Giao thông khi đi đường. Tuyên truyền cho mọi người đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô xe máy và vận động người dân đi xe công cộng hoặc xe đạp để hạn chế ô nhiễm MT.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
- GV: Bản đồ Giao thông Việt Nam, bảng TT.
- HS: SGK, phiếu học KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Truyền điện" kể nhanh xem các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27phút)
* Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông nước ta.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
* Cách tiến hành: 
- Chia sẻ ND phiếu học KWLH
Hoạt động 1: Các loại hình và phương tiện giao thông vận tải
- GV tổ chức cho HS thi kể các loại hình các phương tiện giao thông vận tải.
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 10 em, đứng xếp thành 2 hàng dọc ở hai bên bảng.
+ Yêu cầu mỗi em chỉ viết tên của một loại hình hoặc một phương tiện giao thông.
+ HS thứ nhất viết xong thì chạy nhanh về đội đưa phấn cho bạn thứ hai lên viết, chơi như thế nào cho đến khi hết thời gian (2 phút), nếu bạn cuối cùng viết xong mà vẫn còn thời gian thì lại quay về bạn đầu tiên.
- GV tổ chức cho HS 2 đội chơi.
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
- GV hướng dẫn HS khai thác kết quả của trò chơi:
+ Các bạn đã kể được các loại hình giao thông nào?
+ Chia các phương tiện giao thông có trong trò chơi thành các nhóm, mỗi nhóm là các phương tiện hoạt động trên cùng một loại hình.
- GV chốt các loại hình phương tiện giao thông theo nhóm. Chiếu HA về các loại hình GT trên nước ta.
HĐ TC
+ HS lên tham gia cuộc thi.
Ví dụ về các loại hình, các phương tiện giao thông mà HS có thể kể:
+ Đường bộ: ô tô, xe máy, xe đạp, xe ngựa, xe bò, xe ba bánh,...
+ Đường thuỷ: tàu thuỷ, ca nô, thuyền, sà lan,...
+ Đường biển: tàu biển.
+ Đường sắt: tàu hoả.
+ Đường hàng không: Máy bay
- HS trả lời
Hoạt động 2: Tình hình vận chuyển của các loại hình giao thông
- GV đưa Biểu đồ khối lượng hàng hoá phân theo loại hình vận tải năm 2003 và hỏi HS:
+ Biểu đồ biểu diễn cái gì?
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông nào?
+ Khối lượng hàng hoá được biểu diễn theo đơn vị nào?
+ Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn hàng hoá?
+ Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển được mỗi loại hình, em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở Việt Nam?
- GV chiếu 1 số HA về vận chuyển hàng hóa, người trên các loại hình GT- chốt ưu việt của từng loại hình.
 HĐ cả lớp:
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo loại hình giao thông.
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông: đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển,...
+ Theo đơn vị là triệu tấn.
+ HS lần lượt nêu:
Đường sắt là 8,4 triệu tấn.
Đường ô tô là 175,9 triệu tấn.
Đường sông là 55,3 triệu tấn.
Đường biển là 21, 8 triệu tấn.
+ Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất, chở được khối lượng hàng hoá nhiều nhất.
Hoạt động 3: Phân bố một số loại hình giao thông ở nước ta
- GV đưa lược đồ giao thông vận tải. 
? Đây là lược đồ gì, cho biết tác dụng của nó.
- Chúng ta cùng xem lược đồ để nhận xét về sự phân bố các loại hình giao thông của nước ta.
- GV nêu yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập .
- GV cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét kết luận:
+ Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước.
+ Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc - Nam. Vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc - Nam.
+ Quốc lộ 1A, Đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.
+ Các sân bay quốc tế là: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng.
+ Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố HCM.
Chiếu các cảng biển lớn của nước ta.
 Cá nhân- nhóm
- Đây là lược đồ giao thông Việt Nam, dựa vào đó ta có thể biết các loại hình giao thông Việt Nam, biết loại đường nào đi từ đâu đến đâu,...
- HS thảo luận để hoàn thành phiếu.
- 2 nhóm trình bày.
- HS nghe
3. Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Em hãy kể tên một số tuyến đường giao thông mới được đưa vào sử dụng ?
- HS nêu: Quốc lộ 5B, Đường sắt trên cao, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, hầm Thủ Thiêm... 
4. Củng cố dặn dò: (1 phút)
- Về nhà tìm hiểu những thay đổi về giao thông vận tải của địa phương em.
- HS nghe và thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
***********************************************
Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2020
Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tư duy và lập luận toán học:- Hiểu được cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Vận dụng được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng TT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Hoạt động khởi động (5p)
- 2 HS lên bảng làm bài tập 2,3 của tiết học trước.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động khám phá (10p)
* Mục tiêu: Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
* Phương pháp: nhóm, vấn đáp
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân:
- GV nêu bài toán ví dụ : Thực hiện phép chia 27 : 4.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn thực hiện phép chia
Gợi ý: ? Theo em ta có thể chia tiếp được hay không ? Làm thế nào có thể chia tiếp số dư 3 cho 4 ?
- GV nhận xét ý kiến của HS, sau đó nêu : Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào thương (6) rồi viết thêm 0 vào bên phải số dư 3 thành 30 và chia tiếp, có thể làm như thế mãi.
a. Ví dụ 1:
- HS thảo luận nhóm làm bài.
- Báo cáo kết quả
- Nhận xét, bổ sung
27 4 
30 6,75 
 20
 0
- HS thực hiện tiếp phép chia theo hướng dẫn trên. Cả lớp thống nhất cách chia.
- HS nêu lại cách làm
- GV nêu ví dụ: Đặt tính và thực hiện tính : 43 : 52 
? Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không vì sao ?
? Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi?
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện của mình.
* Cách chia
? Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như thế nào ?
b. Ví dụ 2:
- HS thực hiện đặt tính và tính trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét để thống nhất cách thực hiện phép tính.
43,0 52
 1 40 0.82
 36
- HS nêu lại cách làm.
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi nhận xét, sau đó học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
3. Hoạt động luyện tập (20p)
* Mục tiêu: Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
* Phương pháp:
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
*GV: Cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài
 - 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm một cột. HS cả lớp làm bài vào vở.
a) 12: 5 = 2,4
23 : 4 = 5,75
882 : 36 = 24,5
b) 15 : 8 = 1,875
75 : 12 = 6,25
81 : 4 = 20,25
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
? Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Chữa bài: ? Nhận xét?
*GV: Vận dụng đúng dạng toán làm bài, chú ý tính toán chính xác.
Bài 2:
- HS đọc đề bài .
- HS làm bài, 1 HS làm bảng.
Bài giải
May một bộ quần áo hết số mét vải
 70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo hết số mét vải là 
 2,8 x 6 = 16, 8 (m)
 Đáp số : 16, 8m
- HS đọc lại bài
? Làm thế nào để viết các phân số dưới dạng số thập phân?
- Chữa bài: ? Nhận xét?
? Nêu lại cách làm?
*GV: Cách chuyển phân số thành số thập phân.
Bài 3: Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân:
- HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài.
4. Hoạt động vận dụng (5p)
* Mục tiêu: Vận dụng được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
* Cách tiến hành: Yêu cầu HS tính xem HS nữ hơn học sinh nam trong lớp bao nhiêu lần?
5. Củng cố, dặn dò (2p)
? Khi chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà còn dư thì ta tiếp tục chia như thế nào ?
- Nhận xét tiết học
IV. Rút kinh nghiệm:
 ***************************************************
Tập đọc
HẠT GẠO LÀNG TA
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
+ Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ) .
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Yêu quý những người làm ra hạt thóc, hạt gạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Học sinh tổ chơi trò chơi
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Hạt gạo làng ta.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp từng đoạn thơ 
- Đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm 
- Một học sinh (M3,4) đọc 1 lượt bài thơ.
+ Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
+ Học sinh nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 3 kết hợp luyện đọc câu khó.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một em đọc cả bài.
- HS nghe
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, cả lớp, KT KWLH, KT động não
*Cách tiến hành:
* Chia sẻ trước lớp nội dung cột K, W
* Thảo luận và chia sẻ các câu hỏi các bạn nêu trong phiếu.
- GV chốt những kiến thức HS vừa chia sẻ.
1. Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
2. Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
3. Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo?
4. Vì sao tác giả lại gọi “hạt gạo là hát vàng”?
- Giáo viên tóm tắt ND chính.
- Nội dung bài thơ: Giáo viên ghi bảng.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH sau đó chia sẻ trước lớp:
- Làm nên từ tính tuý của đất (có vị phù sa); của nước (có hương sen thơm trong hồ nước đầy) và công lao của con người, của cha mẹ.
- Giọt mồ hôi sa/ Những chưa tháng sáu? Nước như ai nấu/ chết cả cá cờ/ cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy.
- Thay cha anh ở chiến trường gắng sức lao động, làm ra hạt gạo tiếp tế cho tiền tuyến.
- Hình ảnh các bạn chống hạn vục mẻ miệng gàu, bắt sâu lúa cao rát mặt, gánh phân quang trành quết đất đã có gắng đóng góp công sức để làm ra hạt gạo.
- Vì hạt gạo rất đáng quý. Hạt gạo làm nên nhờ đất, nhờ nước, nhờ mồ hôi, công sức của mẹ cha, của các bạn thiếu nhi. Hạt gạo đóng góp vào chiến thắng chung của dân tộc.
* Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
- HS M3,4 thuộc cả bài thơ.
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
 *Cách tiến hành: 
- Đọc nối tiếp từng đoạn
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 1 khổ thơ yêu thích nhất.
- Luyện học thuộc lòng
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
- Học sinh đọc lại.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau cả bài thơ.
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp hát bài “Hạt gạo làng ta”
5. HĐ vận dụng: (2 phút)
- Bài thơ cho ta thấy điều gì?
- Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ? 
+ Bài thơ cho thấy hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.
6. Củng cố, dặn dò: (4 phút)
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà đọc thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. MỤC TIÊU :
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực ngôn ngữ: Ôn tập hệ thống hoá các kiến thức đã học về: danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.
*Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Thực hành kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ trong các kiểu câu đã học.
- Sử dụng từ chính xác khi dùng từ đặt câu.
2. Năng lực chung, phẩm chất:
* Năng lực chung: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: sử dụng các từ ngữ phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Bảng tương tác có định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng; Quy tắc viết hoa danh từ riêng; đại từ xưng hô.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5p)
-Trò chơi Đuổi hình bắt chữ
- Nhận xét.
2. Hoạt động luyện tập (27p)
*MT: Ôn tập hệ thống hoá các kiến thức đã học về: danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.
* Phương pháp: Nhóm, cá nhân.
*Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1: HS nêu y/c của bài tập.
+ Thế nào là danh từ? Cho ví dụ?
+ Thế nào là danh từ riêng? Cho VD?
- Yêu cầu HS tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung trong đoạn văn. 
- GV nhận xét và khen HS. 
- GV đưa nội dung cần ghi nhớ về danh từ chung, danh từ riêng gọi HS đọc. 
Bài 2 : HS đọc y/c của bài.
? Hãy nêu quy tắc viết hoa danh từ riêng? 
- Đưa trình chiếu có viết sẵn quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- Đọc cho HS viết các danh từ riêng: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trường Sơn, An-đéc-xen, La Phông-ten, Vích -to Huy-gô, Hồng Kông,...
- Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét và kết luận.
Bài 3 : HS nêu y/c của BT.
- GV đưa nội dung cần ghi nhớ về đại từ y/c HS nhắc lại.
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét và KL lời giải đúng.
Bài 4 : HS nêu y/c của BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV chốt lại lời giải đúng.
VD: Ai làm gì: Bạn Hoa vàNhung /đang chơi nhảy dây.
Ai thế nào: Hoa /có tính cách rất mạnh mẽ.
- HS đọc yêu cầu BT1.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- 2 nhóm làm bài trên phiếu, dưới lớp làm vào vở.
- Cả lớp nhận xét.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc lại. 
- 1 HS đọc y/c của BT.
- 2 HS nối tiếp nhau phát biểu.
- 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở.
- Nhận xét đúng /sai.
- 1 HS đọc y/c của BT.
- 2 HS đọc. 
- HS trao đổi theo cặp để tìm các đại từ xưng hô trong đoạn văn, 2 cặp làm bảng nhóm.
- Nhận xét đúng/sai : Các đại từ xưng hô: chị; em; tôi; chúng tôi. 
- 1HS đọc y/c của BT.
- HS tự làm bài vào vở, 2 em làm bảng tương tác dạng phiếu học tập. 
- Cả lớp nhận xét.
3. Hoạt động vận dụng (5p)
* Mục tiêu: Luyện tập sử dụng các danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.
 * Cách tiến hành: HS viết 1 câu văn và chỉ ra các danh từ, đại từ,
 - Nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò (2p)
- Nêu kiến thức vừa học?
- Nhận xét tiết học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************** 
Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân . Rèn kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân .
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Vận dụng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân để giải toán có lời văn
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Phần mềm AICbook
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi:"Nối nhanh, nối đúng"
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn, các bạn còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi.
 25 : 50
0,75
125 : 40 
0,25
 75 : 100
0,5
 30 : 120
3,125
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Gọi 1 học sinh nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên và thương tìm được là số thập phân.
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS nêu
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (30 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn .
* Phương pháp:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
* Cách tiến hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét HS
* Kết luận: 
- Biểu thức chỉ chứa phép nhân và phép chia ta tính lần lượt từ trái sang phải.
- Biểu thức có chứa phép nhân, phép chia, phép cộng và phép trừ thì ta tính phép nhân, phép chia trước, tính phép cộng và phép trừ sau.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách làm
- HS làm bài cá nhân
- GV giải thích vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia(do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83)
* Kết luận: Biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia thì tính từ trái sang phải.
Bài 3: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán, tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét , chốt kết quả đúng.
* Kết luận: Cách làm
Bài 4: Cặp đôi
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV cho HS thảo luận cặp đôi tóm tắt bài toán, giải bài toán
- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
- GV nhận xét 
* Kết luận: Cách làm
- Tính
- 4 H

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx