Giáo án Lớp 5 (CV 2345) - Tuần 31

Giáo án Lớp 5 (CV 2345) - Tuần 31

 Tập đọc

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời đư¬ợc các câu hỏi trong SGK).

-Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3.Phẩm chất: Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hư¬ớng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

 - HS: Đọc tr¬ước bài, SGK

 

doc 45 trang cuongth97 3460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 (CV 2345) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 20...
 Tập đọc
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
 I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3.Phẩm chất: Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 - HS: Đọc trước bài, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với nội dung đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời về câu hỏi các nội dung bài thơ.
- Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?
-Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ? 
- Gv nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
- Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam. / Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài. / Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài...
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Cho HS chia đoạn.
+ Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ?
- Cho nhóm trưởng điều khiển HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn trong nhóm
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn cảm đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng; đọc phân biệt lời các nhân vật: 
+ Lời anh Ba – ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.
+ Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.
 - 1 HS đọc.
- HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc bài nối tiếp lần 1.
- HS nêu cách phát âm, ngắt giọng..
- HS đọc bài nối tiếp lần 2.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HS theo dõi SGK
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành:
 - Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH và chia sẻ trước lớp
+ Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho Út là gì? 
+ Những chi tiết nào cho thấy Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? 
+ Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn 
+ Vì sao Út muốn được thoát ly?
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm 
- Rải truyền đơn.
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn.
- Giả bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì Út đã quen hoạt động, muốn làm nhiều việc cho Cách mạng.
- Nội dung: Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. 
* Cách tiến hành:
 - GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì "
+ GV đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung HS.
 - 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi, thống nhất về cách đọc. 
- HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
5. Hoạt động vận dụng: (2 phút)
- GV yêu cầu 3 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út).
- HS đọc
6. Hoạt động củng cố : (1 phút)
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Bầm ơi”.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
Toán
PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
- Học sinh làm được bài 1, bài 2, bài 3.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh ý thức làm bài cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con, vở...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung câu hỏi nhu sau:
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò choi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động ôn tập kiến thức cũ:(15 phút)
*Mục tiêu: HS nắm được các thành phần và tính chất của phép trừ
*Cách tiến hành:
 - Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ
+ Cho phép trừ : a - b = c ; a, b, c gọi là gì ?
+ Nêu cách tìm số bị trừ ? 
+ Nêu cách tìm số trừ ?
- GV đưa ra chú ý :
a - a = 0
a - 0 = a
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp:
a : Số bị trừ
b : Số trừ
c : Hiệu
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh làm được bài 1, bài 2, bài 3. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân 
- HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
- Tính rồi thử lại theo mẫu
- Cả lớp làm vở, 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
a. 8923 – 4157 = 4766
 Thử lại : 4766 + 4157 = 8923
 27069- 9537 = 17559
 Thử lại : 17559 + 9537 = 27069
b.
c. 7,284 – 5,596 = 1,688	
 Thử lại : 1,668 + 5,596 = 7,284
 0,863- 0,298 = 0,565
 Thử lại : 0,565 + 0,298 = 0,863
- Tìm x
- Cả lớp làm vào vở,2 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm 
a. x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,32
b. x – 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35
 x = 2,9
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ. 
Bài giải
Diện tích đất trồng hoa là :
540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng hoa và trồng lúa là :
540,8 + 155,3 = 696,1(ha)
 Đáp số : 696,1ha
4. Hoạt độngvận dụng:(2 phút)
- Cho HS giải bài toán theo tóm tắt sau:
4,3 ha
- DT trồng cây ăn quả: 2,7 ha
- DT hồ cá: 0,95 ha
- DT trại nuôi gà: ..?
- HS giải
 Bài giải
Diện tích hồ cá và diện tích trồng cây ăn quả là:
 2,7 + 0,95 = 3,65(ha)
Diện tích trại chăn nuôi gà là: 
 4,3- 3,65 = 0,65 (ha)
 Đáp số: 0,65 ha
5. Hoạt động củng cố: (1 phút)
- Về nhà tìm các bài tập tương tự để làm thêm.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------
Lịch sử
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (T1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh thấy được sự giàu đẹp của quê hương mình, thấy được truyền thống của cha ông mình.
- HS nêu được một số di tích lịch sử của địa phương cũng như các đặc sản trên quê hương mình.
2. Năng lực:
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
3. Phẩm chất: Giáo dục tình yêu quê hương làng xóm.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Tranh ảnh, truyện kể về địa phương.
- HS: Vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu tên các xã trong huyện của mình (Mỗi em chỉ nêu 1 tên xã hoặc thị trấn trong huyện mình)
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động Khám phá:(28phút)
* Mục tiêu: Học sinh thấy được sự giàu đẹp của quê hương mình, thấy được truyền thống của cha ông mình.
* Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu về lịch sử địa phương của cộng đồng Lạc Việt đã từ kinh đô văn Lang thâm nhập xuống vùng này, họ khai phá ngàn lau và rừng rậm để tạo lập đồng bằng Bắc Bộ trong đó có địa phương ta.
2.HĐ thực hành
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Nêu những di tích lịch sử có ở địa phương?
- Giáo viên giới thiệu cho HS biết về các di tích lịch sử này 
- Hãy kể tên và mô tả những lễ hội có ở địa phương mình?
- Em hãy kể tên những đặc sản có ở địa phương mình?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- HS nghe
- HS thảo luận, báo cáo trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Chùa Cỏ Tiền Phong .
- Đền Ủng .
+ Lễ hội đền Xá, lễ hội đền Ủng.
- Nhãn lồng, tương bần, 
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Em sẽ làm gì để bảo vệ và giữ gìn các khu di tích lịch sử của địa phương em ?
- HS nêu
4. Hoạt động củng cố:(1 phút)
- Yêu cầu HS về tìm hiểu những đóng góp của nhân địa phương mình về con người và lương thực, thực phẩm cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta.
- Số lượng thương binh, liệt sĩ và gia đình chính sách trong xã.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày tháng 4 năm 20...
Chính tả
 TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM (Nghe - viết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nghe- viết đúng bài chính tả.
 - Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương ( BT2, BT3a).
 - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
2. Năng lực: 
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Thái độ: Cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Bảng nhóm để HS làm bài tập 2 
 - HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS chia thành 2 nhóm chơi trò chơi "Viết nhanh, viết đúng" tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Huân chương Lao động, Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân.
- Gv nhận xét trò chơi
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi
- HS nghe
- HS nhắc lại
- HS ghi vở
2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành:
 - Gọi HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam.
- Đoạn văn kể về điều gì?
- GV nhắc HS chú ý tập viết những từ em dễ viết sai
- Cả lớp lắng nghe.
- Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền, áo dài tân thời của phụ nữ Việt Nam.
- HS đọc thầm, tập viết các từ ngữ dễ viết sai: 30, XX, 
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: Nghe- viết đúng bài chính tả.
*Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời đọc của GV.
- HS soát lỗi chính tả.
4. HĐ chấm và nhận xét bài (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
5. HĐ làm bài tập: (8 phút)
* Mục tiêu:Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương ( BT2, BT3a).
* Cách tiến hành:
 Bài tập 2: HĐ nhóm 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp.
- GV nhận xét, chữa bài
- Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các huy chương, giải thưởng, danh hiệu?
Bài tập 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 
- HS trình bày, HS khác nhận xét.
- GV xác nhận kết quả đúng.
- HS nêu 
- Các nhóm thảo luận và làm bài, chia sẻ kết quả
* Lời giải:
a. Giải thưởng trong các kì thi văn hoá, văn nghệ, thể thao
- Giải nhất: Huy chương Vàng
- Giải nhì : Huy chương Bạc
- Giải ba :Huy chương Đồng
b. Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng:
- Danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân
- Danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ Ưu tú
c. Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm:
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất: Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng,
- Cầu thủ, thủ môn xuất sắc: Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.
- HS nêu lại quy tắc viết hoa tên các huy chương, giải thưởng, danh hiệu
- HS nêu yêu cầu
- HS làm việc theo nhóm đôi
* Lời giải:
a. Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
b. Huy chương Đồng Toán quốc tế, Huy chương Vàng.
6. Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Cho HS ghi tên các giải thưởng theo đúng quy tắc viết hoa:
+ quả cầu vàng
+ bông sen bạc
+ cháu ngoan bác Hồ
- HS viết:
+ Quả cầu Vàng
+ Bông sen Bạc
+ cháu ngoan Bác Hồ
7. Hoạt động củng cố:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Chuẩn bị tiết sau 
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm chương.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm vững cách cộng, trừ phân số và số thập phân.
 - Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.
 - HS làm bài 1, bài 2.
2. Năng lực: 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. PC: Cẩn thận tỉ mỉ, tính toán nhanh, chính xác.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, bảng phụ 
 - HS : SGK, bảng con...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:
+ Nêu cách cộng phân số cùng mẫu số?
+ Nêu cách trừ phân số cùng mẫu số?
+ Nêu cách cộng phân số khác mẫu số?
 + Nêu cách trừ phân số khác mẫu số?
- Gv nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
-Yêu cầu HS làm bài
- Rèn kĩ năng sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để cộng trừ phân sô và số thập phân
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ:
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- Tính:
- Cả lớp làm vở, 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
a) 
b) 578,69 + 181,78 = 860,47
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS tự giải, 4 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
c) 69,78 + 35,97 + 30,22 
= ( 69,78 + 30,22) + 35,97 
= 100 + 35,97 = 135,97
d) 83,46 – 30,98 – 72,47
= 83,45 – ( 30,98 + 72,47)
= 83,45 – 73,45 = 10
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả với giáo viên
Bài giải
Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng là:
 + = (số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là:
 - = (số tiền lương)
 = = 15%
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:
4000000 : 100 x 15 = 600000 (đồng)
Đáp số: a) 15% số tiền lương;
 b) 600000 đồng.
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Cho HS tính bằng cách thuận tiện nhất:
17,64 - ( 5 - 4,36) =
- HS làm bài
17,64 - ( 5 - 4,36) = 17,64 - 5 + 4,36
 = 17,64 + 4,36 - 5
 = 22 - 5
 = 17
4. Hoạt động củng cố:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS ôn lại giải toán về tỉ số phần trăm.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 --------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2) 
2. Năng lực: 
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Tôn trọng phụ nữ
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, bảng phụ viết sẵn lời giải cho BT1 a, b, c, bảng nhóm 
 - HS : SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nội dung là nêu tác dụng của dấu phẩy và ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
 - Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT 2) 
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc các yêu cầu a,b của BT
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân lần lượt chia sẻ câu trả lời các câu hỏi a, b. 
- GV nhận xét, bổ sung chốt lại lời giải đúng.
- 1 HS đọc lại lời giải đúng
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. 
Bài 2: HĐ cá nhân
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Cả lớp sửa bài theo đúng lời giải.
Bài tập chờ;
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV cho một HS đọc yêu cầu của BT3.
- GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của BT:
+ Đặt câu có sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ nêu ở BT2.
+ HS cần hiểu là không chỉ đặt 1 câu văn mà có khi phải đặt vài câu rồi mới dẫn ra được câu tục ngữ..
- GV cho HS suy nghĩ đặt câu
- GV nhận xét, kết luận những HS nào đặt được câu văn có sử dụng câu tục ngữ đúng với hoàn cảnh và hay nhất.
- Cả lớp theo dõi đọc thầm lại.
- HS làm bài, chia sẻ
* Lời giải:
a. + Anh hùng: có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường.
+ Bất khuất: Không chịu khuất phục trước kẻ thù.
+ Trung hậu: có những biểu hiện tốt đẹp và chân thành trong quan hệ với mọi người.
+ Đảm đang: gánh vác mọi việc, thường là việc nhà một cách giỏi giang.
b. Những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của người phụ nữ VN: cần cù, nhân hậu, độ lượng, khoan dung, dịu dàng, nhường nhịn, 
- Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?
- HS làm việc cá nhân, chia sẻ trước lớp
* Lời giải: 
a) Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Mẹ bao giờ cũng dành những gì tốt nhất cho con->Lòng thương con đức hi sinh của người mẹ.
b. Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: Khi gia cảnh gặp khó khăn phải trông cậy người vợ hiền. Đất nước có loạn phải nhờ cậy vị tướng giỏi ->Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
c. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: Khi đất nước có giặc, phụ nữ cũng sẵn sàng tham gia giết giặc->Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
- HS đọc
- HS nghe, tự đặt câu,báo cáo GV
+ Mẹ em là người phụ nữ yêu thương chồng con, luôn nhường nhịn, hi sinh, như tục ngữ xưa có câu: Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. (1 câu) 
+ Nói đến nữ anh hùng Út Tịch, mọi người nhớ ngay đến câu tục ngữ: Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (1 câu) 
+ Vừa qua nhà em gặp nhiều chuyện không may. Nhờ mẹ đảm đang, giỏi giang, một mình chèo chống, mọi chuyện cuối cùng cũng tốt đẹp. Bố em bảo, đúng là: Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (3 câu)
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
 - Tìm các từ chỉ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam ?
- HS nêu: ân cần, dịu dàng, nhân hậu, đảm đang,...
4. Hoạt động củng cố:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS hiểu đúng và ghi nhớ những từ ngữ, tục ngữ vừa được cung cấp qua tiết học.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------
 Địa lí
VỊ TRÍ, ĐỊA HÌNH VÀ ĐẤT TRỒNG TỈNH HƯNG YÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Qua bài này, HS cần:
 - Nắm được đặc điểm vị trí và ý nghĩa của nó đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
 - Địa hình tỉnh ta hoàn toàn là đồng bằng, khá bằng phẳng. Đất phù sa do sông Hồng bồi đắp rất màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
 -Chỉ được vị trí, giới hạn của Hưng Yên trên bản đồ.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
3. Phẩm chất: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Bản đồ tỉnh Hưng Yên; phiếu học tập; một số tranh ảnh địa hình Hưng Yên
 - HS : Tư liệu về Hưng Yên
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy - dựa theo bảng tổng kết ở BT1, tiết ôn tập về dấu phẩy.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá:(28phút)
* Mục tiêu: Qua bài này, HS cần:
 - Nắm được đặc điểm vị trí và ý nghĩa của nó đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
 - Địa hình tỉnh ta hoàn toàn là đồng bằng, khá bằng phẳng. Đất phù sa do sông Hồng bồi đắp rất màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
 - Chỉ được vị trí, giới hạn của Hưng Yên trên bản đồ.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Vị trí, giới hạn
- GV cho HS quan sát bản đồ tỉnh Hưng Yên, thảo luận nhóm theo câu hỏi:
- Hưng Yên nằm ở khu vực nào?
- Hưng Yên giáp những tỉnh và thành phố nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ huyện Ân Thi .
- Địa phương mình giáp với những xã, huyện nào?
3.HĐ thực hành
Hoạt động 2: Địa hình
- Cho cả lớp thảo luận câu hỏi
+ Địa hình tỉnh ta thuộc loại địa hình nào?
+ Đất trồng của tỉnh ta thuộc loại đất gì? 
+ Đất trồng tỉnh ta có đặc điểm gì?
+ Nêu ý nghĩa của đặc điểm đó đối với hoạt động sản xuất?
- Ở huyện Ân Thi của em làm nghề gì là chính?
+ Khu công nghiệp Ân Thi có những công ty nào đang phát triển?
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+ Em hãy chỉ và đọc tên các tỉnh và thành phố tiếp giáp với tỉnh ta? Huyện của em nằm ở vị trí nào trên bản đồ?
+ Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
- HS quan sát, thảo luận nhóm rồi báo cáo
+ Hưng Yên nằm giữa đồng bằng sông Hồng thuận lợi cho việc giao lưu trong và ngoài tỉnh.
+ Hưng Yên giáp tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình.
- Giáp xã: Vân Du ,Quảng Lãng ; phía Nam giáp huyện Kim Động ; phía Tây giáp Khoái Châu
- HS thảo luận và trình bày kết quả
+ Hoàn toàn là đồng bằng, khá bằng phẳng.
+ Đất phù sa.
+ Đặc điểm: Phì nhiêu, màu mỡ.
+ Thuận lợi cho việc đi lại và phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Làm nghề nông nghiệp là chính bên cạnh còn phát triển một số nghề thủ công như ngói, gạch; khâu nón(Mão Cầu), trạm bạc (Phù Ủng ) 
- Công ty may Pho- mát, Trường Phúc, Phú Sĩ...
+ HS lên bảng và chỉ trên bản đồ.
+ Đất trồng tỉnh ta thuộc loại đất phù sa rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
3.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Địa phương em trồng các loại cây nào ?
- HS nêu: lúa, ngô, rau, khoai, nhãn, vải và một số cây ăn quả khác
4.Hoạt động củng cố:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Chuẩn bị tiết sau
- HS nghe
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 17 tháng 4 năm 20....
 Kể chuyện
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Trân trọng những việc làm tốt của bạn bè.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Bảng phụ viết đề bài của tiết kể chuyện, các gợi ý 3,4.
 - HS : Các câu chuyện đã chuẩn bị
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động Khởi động (3’)
 - Cho HS thi kể lại câu chuyện em đã nghe về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đọc về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
+ HS khác nhận xét.
- HS ghi vở
2.HĐ khám phá-Hoạt động tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: (8’)
* Mục tiêu: Tìm được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề
- GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- Kể về một việc làm tốt của bạn em.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc
- HS nêu
- HS nối tiếp nhau nói nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)
* Mục tiêu:
 - Kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
 - Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
(Giúp đỡ HS M1,2 kể được câu chuyện)
* Cách tiến hành:
- HS kể theo nhóm
- Thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm tốt của nhân vật trong truyện, về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Theo câu hỏi gợi ý
* Câu hỏi gợi ý
+ Bạn có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó?
+ Việc làm của bạn ấy có gì đáng khâm phục? 
+ Tính cách của bạn ấy có gì đáng yêu?
+ Nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi đó?
- Đại diện nhóm kể.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về việc làm tốt của bạn.
- HS cả lớp theo dõi, bình chọn
3. Hoạt động vận dụng (2’)
- Qua bài học, em biết được điều gì ?
- Qua bài học em thấy có rất nhiều bạn nhỏ làm được nhiều việc tốt/Các bạn nhỏ thật tốt bụng...
4. Hoạt động củng cố:(1 phút)
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Chuẩn bị tiết sau
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------
Toán
PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
-HS làm bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4.
4. Năng lực: 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá to

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_cv_2345_tuan_31.doc