Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021

Tiết 1: Lịch sử

Cuộc phản công ở kinh thành Huế

I. Mục tiêu: Giúp HS

 1. Kiến thức:

 - Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:

 + Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hữu và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết).

 + Đêm mông 4 rạng sáng mồng 5 -7 - 1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.

 + Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quản Trị.

 + Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.

 - Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương: Phạm Bành - Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).

- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong,. ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.

- Học sinh HT tốt: Phân biệt điểm khác nhau giữa những phái chủ chiến và phái chủ hữu: phái chủ hữu chủ trương thương thuyết với Pháp; Phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thảo luận, thuyết trình.

 3. Thái độ: Biết trân trọng tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta

4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:

 - Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu khám phá nhân vật lịch sử, thể hiện sự biết ơn và lòng tự hào đối với nhân vật lịch sử (Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi)

 - Năng lực tìm hiểu về nguyên nhân diễn biến ý nghĩa của uộc phản công kinh thành Huế.

 

docx 12 trang cuongth97 4770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 3 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2020
	Tiết 1: Lịch sử
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
I. Mục tiêu: Giúp HS
 	1. Kiến thức: 
	- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức:
 	+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hữu và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết).
 	+ Đêm mông 4 rạng sáng mồng 5 -7 - 1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
 	+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quản Trị.
 	+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
	- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương: Phạm Bành - Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng (Hương Khê).
- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong,.. ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
- Học sinh HT tốt: Phân biệt điểm khác nhau giữa những phái chủ chiến và phái chủ hữu: phái chủ hữu chủ trương thương thuyết với Pháp; Phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thảo luận, thuyết trình.
	3. Thái độ: Biết trân trọng tự hào về truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc ta
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
 	- Hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu khám phá nhân vật lịch sử, thể hiện sự biết ơn và lòng tự hào đối với nhân vật lịch sử (Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi)
 	- Năng lực tìm hiểu về nguyên nhân diễn biến ý nghĩa của uộc phản công kinh thành Huế.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885(SGK)
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
	III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ
+ Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ
- Gv nhận xét.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1.Hoạt động khởi động 
GV giới thiệu: Trong phần lịch sử lớp 4 các em đã biết đến kinh thành Huế uy nghi, tráng lệ 
2.2.Hoạt động khám phá hình thành kiến thức.
HĐ 1: Người đại diện phái chủ chiến
- HĐ cá nhân
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào?
+ Nhân dân ta phản ứng thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp?
- GV nêu từng câu hỏi trên và gọi HS trả lời trước lớp.
- GVKL: sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước công nhận quyền đô hộ của TDP, nhân dân ta vẫn kiên quyết chiến đấu 
HĐ 2:Nguyên nhân, diễn biến và nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế
- HĐ nhóm: Yêu cầu thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế?
+ Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét kết quả thảo luận.
HĐ 3: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương
HĐ cá nhân : 
+ Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào với phong trào chống Pháp của nhân dân ta?
- GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn trong những thông tin, hình ảnh mình sưu tầm, tìm hiểu được về ông vua yêu nước Hàm Nghi và về chiếu Cần Vương.
GV giới thiệu thêm về vua Hàm Nghi. Nhà vua tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch ( 1872 – 1943) 
+ Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương.
2.3. Hoạt động củng cố luyện tập
- Y/c HS cả lớp thảo luận và trình bày nội dung bài học.
- Cho HS đọc bài học SGK
2.4. Hoạt động vận dụng mở rộng
+ Các em nghĩ sao về hành động và việc làm của Tôn Thất Thuyết?
+ Tại sao vua Hàm Nghi sống ở vùng căn cứ kháng chiến Quảng Trị được nhân dân đối xử tốt?
- GV liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học dặn dò HS Chuẩn bị tranh bài sau:“Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”.
- Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
- Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế.
- Xây dựng quân đội hùng mạnh.
- Mở trường dạy sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng 
- Hs chú ý lắng nghe
- HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành hai phái:
µ Phái chủ hòa chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp.
µ Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ ở vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa. Ông còn lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập sẵn sàng đánh Pháp.
+ Nhân dân ta không chịu khuất phục thực dân Pháp.
- HS lần lượt trả lời, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- HS thảo luận nhóm đôi và ghi các câu trả lời vào phiếu.
+ Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để chống Pháp. Giặc Pháp lập mưu bắt ông nhưng không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động.
+ Đêm mông 5/7/1885, cuộc phản công ở kinh thành Huế bắt đầu bằng tiếng nổ rầm trời của súng“thần công” quân ta do Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công thẳng vào đồn Mang Cá và Tòa Khâm sứ Pháp. Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân ta chiến đấu oanh liệt, dũng cảm nhưng vũ khí lạc hậu, lực lượng ít. 
Từ đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS chú ý SGK để trả lời câu hỏi.
+ Sau khi cuộc phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.Tại đây, ông đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua.
- HS lần lượt nêu.
- HS lắng nghe.
+ Phạm Bành, Đinh Công Tráng (Ba Đinh, Thanh Hóa)
+ Phan Đình Phùng (Hương Khê - Hà Tĩnh).
+ Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy - Hưng Yên).
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu nội dung bài học.
 - HS nhắc lại ND bài học. 
- HS tự nêu, lớp chú ý nhận xét bổ sung.
- HS thực hiện
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Thể dục
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Địa lí
 Khí hậu
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền bắc có mùa động lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với 2 mùa mưa, khô rừ rệt.
- Nhận biệt ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lục, hạn hán , ...
- Chỉ ranh giới khớ hậu Bắc – Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản
Học sinh HTT: 
+ Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
+ Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ – giới thiệu bài mới:
- GV gọi HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS.
- Giới thiệu bài:
+ GV nêu: Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khí hậu của Việt Nam và những ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất.
- HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Trình bày đặc điểm chính của địa hình nước
+ Một số HS trả lời nhanh trước lớp theo kinh nghiệm của bản thân.
- HS lắng nghe
Hoạt động 1
	Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa
- GV chia HS thành các nhóm đôi, và nêu yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu.
- GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV yêu cầu 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- GV tổ chức cho HS dựa vào phiếu học tập thi trình bày đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.
- GV nhận xét phần trình bày của các HS.
- HS thảo luận nhóm đôi
 2 nhóm HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
Đáp án:
1. a) Nhiệt đới; 
 b) Nóng
 c) Gần biển;
 d) Có gió mùa hoạt động.
 e) Có ma nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa.
2. (1) nối với (b)
 (2) nối với (a) và (c)
Hoạt động 2
Khí hậu các miền có sự khác nhau
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, cùng đọc SGK, xem Lựợc đồ khí hậu VIệt Nam để thực hiện các nhiệm cụ sau:
+ Chỉ trên lựợc đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta.
+ Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xét về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Miền Bắc có những hựớng gió nào hoạt động? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc?
+ Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? ảnh hựởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Nam?
+ Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm.
- GV gọi một số HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận theo yêu cầu: Nước ta có mấy miền khí hậu, nêu đặc điểm chủ yếu của từng miền khí hậu?
- GV theo dõi, sửa chữa chỉnh câu trả lời của HS.
+ Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không?
- HS nhận nhiệm vụ và cựng nhau thực hiện.
+ Chỉ vị trí và nêu: Dãy núi Bạch Mã là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nựớc ta.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 của Hà Nội thấp hơn nhiều so với của Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau.
+ Vào khoảng tháng 1, ở miền Bắc có gió mùa đông bắc tạo ra khí hậu miền đông, trời lạnh, ít mưa.
+ Vào khoảng tháng 7, ở miền Bắc có gió mùa đông nam tạo ra khí hậu mựa hạ, trời nóng và nhiều mưa.
+ Ở miền Nam vào khoảng tháng 1 có gió đông nam, tháng 7 có gió tây nam, khí hậu nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô.
+ Dùng que chỉ, chỉ theo đường bao quanh của từng miền khí hậu.
 3 HS lần lượt lên bảng, vừa chỉ trên lược đồ, vừa nêu đặc điểm của từng miền khí hậu.
+ Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu sẽ không thay đổi theo miền.
Hoạt động 3
Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi trả lời các câu hỏi sau:
+ Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta?
+ Tại sao nói nớc ta có thể trồng 
được nhiều loại cây khác nhau?
+ Vào mùa mưa, khí hậu nước ta 
thường xảy ra hiện tượng? Có hại gì với đời sống và sản xuất của nhân dân?
+ Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
- GV gọi HS nhận xột, bổ sung
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà thực hành: trình bày khí hậu Việt Nam trên lược đồ, chuẩn bị bài sau.
- HS nghe câu hỏi của GV.
+ Khí hậu nóng, ma nhiều giúp cây cối dễ phát triển.
+ Vì mỗi loại cây có yêu cầu về khí hậu khác nhau nên sự thay đổi của khí hậu theo mùa và theo vùng giúp nhân dân ta có thể trồng được nhiều loại cây.
+ Vào mùa mưa, lượng nước nhiều gây ra bão, lũ lụt; gây thiệt hại về người và của cho nhân dân.
+ Mùa khô kéo dài làm hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất.
- HS lắng nghe
Tiết 2: Luyện toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Biết chuyển:
- Phân số thành phân số thập phân.
- Hỗn số thành phân số.
- Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Luyện tập
Bài 1: Chuyển các phân số thành phân số thập phân
- Yêu cầu HS đọc đề, làm bài và chữa bài.
- Nêu cách chuyển thành phân số thập phân?
- Gọi 4 HS lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của bạn
- Chữa bài
Bài 2: Đổi hỗn số thành phân số
 - Häc sinh ®äc đề, làm bài, chữa bài.
- Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Nhận xét, chữa bài
Bài 3: Củng cố về đổi đơn vị đo về phân số
- Đọc đề, nêu yêu cầu
- Gọi HS lên bảng làm
- HS khác nhận xét, chữa bài
- GV nhận xét, kết luận
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Về ôn và chuẩn bị bài
- HS thực hiện.	
- T×m mét sè ®Ó nh©n víi mÉu (hoÆc chia) ®Ó cã 10, 100, 1000,..sau ®ã nh©n (chia) c¶ tö vµ mÉu víi sè ®ã ®Ó ph©n sè thËp ph©n b»ng víi ph©n sè ®· cho.
4 häc sinh lªn b¶ng lµm bµi, 
- Nhận xét, chữa bài
2 häc sinh lªn b¶ng lµm bµi, 
- HS nêu.
- Nhận xét, chữa bài
- Đọc đề, suy nghĩ làm bài
	- HS thực hiện
Tiết 3: Tin học
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Chính tả 
 Nhớ viết: Thư gửi các học sinh
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết đúng CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dũng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
- Học sinh HTT nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II. Đồ dùng dạy học: 	
- Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo của phần vần.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
+ Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào?
- Nhận xét
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi bảng
2.2 Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng nội dung đoạn văn.
+ Câu nói ‘‘Non sông Việt Nam có trở lên tươi đẹp hay không...ở công học tập của các em’’của Bác thể hiện điều gì?
b) Hướng dẫn HS viết từ khó:
- 80 năm giời, nô lệ, kiến thiết, cường quốc.
c) Viết chính tả
- Gv yêu cầu Hs tự viết bài.
d) Soát lỗi, chấm bài.
- Gv thu và chấm bài của 5 Hs, yêu
cầu Hs dưới lớp đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra.
- Nhận xét bài viết của Hs.
2.3 Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
Hỏi: Dựa vào mô hình cấu tạo vần của bài tập 2 em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở đâu? 
Kết luận: Dấu thanh luôn được đặt ở âm chính: dấu nặng đặt bên dưới âm chính, các dấu khác đặt ở phía trên âm chính. 
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Qua bài học hôm nay em được củng cố thêm điều gì về cách viết dấu thanh?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà
+ Phần vần gồm: âm đệm, âm chính, âm cuối.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài trước lớp.
- Câu nói của Bác thể hiện niềm tin của Người đối với các cháu thiếu nhi- những chủ nhân tương lai của đất nước.
2 HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết bảng con.
- Hs viết bài vào vở.
- Hs dưới lớp đổi vở chéo cho nhau,
kiểm tra và báo cáo kết quả trước lớp.
1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài.
1HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
Tiếng
Vần
Âm. đệm
Âm chính
Âm cuối
em
e
m
yêu
yê
u
màu
a
u
tím
i
m
hoa
o
a
cà
a
hoa
o
a
sim
i
m
1 HS đọc đề bài trước lớp.
+ Khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở âm chính.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS nêu.
- HS thực hiện
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Âm nhạc
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2020
Tiết 3: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Xây dựng số truyền thống lớp em
I. Mục tiêu:
 - HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp.
 - Giáo dục HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp.
II. Tài liệu và phương tiện:
 - Một cuốn sổ bìa cứng khổ 19 x 26 cm
 - Ảnh chụp chung cả lớp. Ảnh chụp từng cá nhân.
 - Thông tin cá nhân, các nhóm, lớp.
 - Bút, hồ dán
III. Tiến trình:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị thông tin của lớp: các thành tích về học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ các năm học, báo tường 
- Yêu cầu mỗi HS một bảng tự thuật
- GV vẽ sơ đồ chỗ ngồi HS và ghi biệt danh HS.
2. Tiến hành làm sổ truyền thống:
- Ban biên tập thu thập thông tin, tranh ảnh
- Sắp xếp tranh ảnh thông tin theo từng loại.
- Tổng hợp, biên tập lại các thông tin.
- Trình bày trang trí sổ truyền thống
- GV và HS cùng nhau hoànthiện sổ truyền thống từ đầu năm đến khi ra trường.
- Theo dõi giúp đỡ các em làm sổ
- HS thống nhất nội dung làm sổ.
- HS làm bảng tự thuật:
- Họ tên, biệt danh, ngày sinh, quê quán, sở thích, năng khiếu môn học yêu thích, thành tích các mặt.
- Ban bin tập thống nhất trang trí:
+Trang bìa: tên trường, lớp, Sổ truyền thống.
+ Ảnh chụp cả lớp, giới thiệu chung tập thể lớp.
+ Sơ đồ lớp, ghi tên biệt danh
+ Ảnh GVCN, tự thuật
+Mỗi trang mỗi ảnh chụp và tự thuật của từng HS.
- Sau đó mỗi HS tự ghi cảm nghĩ của mình về mái trường, về lớp, về thầy cô, bạn bè
IV. Nhận xét:
 	- Nhắc HS giữ sổ tryền thống.
 	- Nhận xét cách làm việc của các em.
Tiết 3: Tập làm văn
Luyện tập làm văn tả cảnh 
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cho học sinh về xác định dàn ý bài văn tả cảnh.
- Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành văn tả cảnh.
- Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập cho các nhóm, phiếu bài tập cho các nhóm.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
Bài 1. Hãy viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) tả cảnh có sử dụng các biện pháp tu từ đã học, có câu mở đầu là: “Mùa hè sang ...”
Bài 2. Đọc bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” và nêu trình tự tả cảnh của bài văn (Tả từng bộ phận của cảnh hay tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian ?)
Bài 3. Lập dàn ý một bài văn tả cảnh cánh đồng ruộng lúa quê em.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
- Hát.
- Lắng nghe.
- HS làm bài.
Mùa hè sang, cành trên cành dưới chi chít lá. Tán bàng xoè ra như một chiếc ô khổng lồ, nhiếu tầng nhiều bậc chiếm lĩnh không gian. Dưới cái ô khổng lồ màu ngọc bích ấy, không biết bao nhiêu người khách qua đường đã dừng lại nghỉ chân. Hiền lành và trầm tư, ngày qua ngày, cây bàng vẫn bền bỉ dang rộng vòng tay giúp ích cho đời. (Sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá)
- HS thực hiện.
Bài văn tả theo từng bộ phận của cảnh.
- HS làm bài.
Làng xóm còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng, đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyên rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Những tia nắng đầu tiên hắt trên các vòm cây. Nắng vàng lan nhanh. Bà con xã viên đã đổ ra đồng, cấy mùa, gặt chiêm. Mặt trời nhô dần lên cao. ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Trên các con đường nhỏ, từng đoàn xe chở lúa về sân phơi.
- Học sinh phát biểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_3_nam_hoc_2020_2021.docx