Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)

Tập đọc

MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:

+Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả .

- Năng lực văn học: Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - HS (M3,4) nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động

2. Năng lực chung và phẩm chất:

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đep của thiên nhiên,thêm yêu quý và có ý thức BVMT

*GDBVMT: Có ý thức bảo vệ rừng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.

2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.

 

docx 54 trang cuongth97 08/06/2022 3310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2020-2021 (Bản mới 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2020
Tập đọc
MÙA THẢO QUẢ
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
+Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả .
- Năng lực văn học: Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 - HS (M3,4) nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động 
2. Năng lực chung và phẩm chất:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Biết yêu vẻ đep của thiên nhiên,thêm yêu quý và có ý thức BVMT 
*GDBVMT: Có ý thức bảo vệ rừng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
1. Giáo viên: Bảng tương tác, phần mềm AIC Book, Tranh minh hoạ bài đọc.
2. Học sinh:Sách giáo khoa; phiếu KWLH.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
 - Cho Ban văn nghệ tổ chức chơi trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS ghi vở
2. Hoạt động luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài.
*Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp, thực hành, KT đặt câu hỏi.
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Cho Ban học tập điều khiển đọc nối tiếp
- HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng thể hiện cảm hứng ca ngợi vẻ đẹp của rùng thảo quả. 
- 1 HS đọc to cả bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu....nếp áo, nếp khăn
+ Đoạn 2: Tiếp theo....không gian
+ Đoạn 3: Còn lại
- HS đọc nối tiếp theo đoạn
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó 
+ Từ khó: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, chín nục...
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc câu khó.
+ Câu: Gió thơm./ Cây cỏ thơm./Đất trời thơm.
- HS đọc cho nhau nghe theo cặp
- 1 HS đọc bài
- HS nghe
3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- HS (M3,4) nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, cả lớp, KT KWLH, KT động não
* Cách tiến hành: 
* Chia sẻ trước lớp nội dung cột K, W
* Thảo luận và chia sẻ các câu hỏi các bạn nêu trong phiếu.
- GV chốt những kiến thức HS vừa chia sẻ.
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
- Cách dùng từ đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
- Nội dung ý 1 ?
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?
- Nội dung ý 2 ?
- Hoa thảo quả nảy ở đâu?
- Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
- Đọc bài văn ta cảm nhận được điều gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH, chia sẻ trước lớp
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
+ Các từ thơm, hương được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt
- Ý 1: Thảo quả báo hiệu vào mùa
+ Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian
- Ý 2: Sự phát triển rất nhanh của thảo quả
+ Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây
+ Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng . Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy
+ Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp , hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.
4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả .
* Phương pháp: Luyện đọc nhóm đôi, cả lớp
* Cách tiến hành: 
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài 
- GV nêu đoạn cần luyện đọc: Thảo quả trên rừng Đản Khao...nếp áo, nếp khăn.
- HS đọc trong nhóm
- HS thi đọc
- GV nhận xét.
 - 1 HS đọc to
- HS nêu cách đọc toàn bài
- HS nêu cách đọc đoạn văn
- HS nghe
- HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc
5. Hoạt động vận dụng: (2phút)
? Cây thảo quả có tác dụng gì ?
- Ngoài cây thảo quả, em hãy nêu tên một vài loại cây thuốc Nam mà em biết?
- Hãy yêu quý, chăm sóc các loại cây mà các em vừa kể vì nó là những cây thuốc Nam rất có ích cho con người. Ngoài ra các em cần phải biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây xanh xung quanh mình để môi trường ngày càng trong sạch.
- HS trả lời
- Lá tía tô, cây nhọ nồi, củ sả, hương nhu,...
- HS nghe và thực hiện
6. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
+ Bài văn ca ngợi điều gì ?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài học sau
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000...
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù:
*Năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000 
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 
- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. 
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Phần mềm AICbook
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động khởi động (5p)
- Cả lớp hát 1 bài
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động khám phá (10p)
* Mục tiêu: Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000 
* Phương pháp: Vấn đáp, động não.
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
+ Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000:
- GV nêu ví dụ: Hãy thực hiện phép tính 27,867 x 10
- GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS.
? Vậy ta có : 27,867 x 10 = ?
? Nêu rõ các thừa số, tích của phép nhân 27,867 x 10 = 278,670 ? 
? Suy nghĩ để tìm cách viết 27,867 thành 278,670 ?
? Dựa vào nhận xét trên em hãy cho biết làm thế nào để có ngay được tích của 27,867 x 10 mà không thực hiện phép tính ?
? Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào?
- GV nêu ví dụ: Hãy đặt tính và thực hiện phép tính 53,286 x 100.
- GV nhận xét phần đặt tính và kết quả tính của HS.
? Vậy 53,286 x 100 = ?
? Suy nghĩ để tìm cách viết 53,286 thành 5328,6 ?
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100 như nhân với 10.
a. Ví dụ 1:
- 1 HS làm bảng,lớp làm nháp.
 27,867
x 10
 278,670
27,867 x 10 = 278,670
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta được 278,67
b. Ví dụ 2:
- 1 HS làm bảng, lớp làm nháp.
 53,286
x 
 100
5328,600
- 53,286 x 100 = 5328,6
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta được 5328,6 .
*Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000:
? Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm thế nào ?
? Số 10 có mấy chữ số 0 ? 
? Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm thế nào ?
? Số 100 có mấy chữ số 0 ? 
? Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10, 100 em hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000?
? Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ?
+ Muốn nhân một số thập phân với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số.
- Số 10 có một chữ số 0.
- Muốn nhân một số thập phân với 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải hai chữ số.
- Số 100 có hai chữ số 0.
- Muốn nhân một số thập phân với 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải ba chữ số.
- Hs nêu quy tắc
- HS học thuộc quy tắc ngay tại lớp.
3. Hoạt động luyện tập (20p)
* Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
* Phương pháp: Thực hành, luyện tập
* Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Nhận xét
? Giải thích?
*Gv: Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 
- GV gọi HS đọc đề . 
? Bài yêu cầu gì?
- GV viết lên bảng để làm mẫu một phần: 12,6m = ...cm.
? 1m bằng bao nhiêu cm ?
? Vậy muốn đổi 12,6m thành cm, em làm thế nào ?
? Giải thích lại cách làm?
- Đổi chéo vở kiểm tra
*Gv: Cách đổi đơn vị đo độ dài dưới dạng số thập phân. Vận dụng cách nhân với 10, 100, 1000 . để làm bài.
Bài 1: Nhân nhẩm
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài
- Nối tiếp báo cáo kết quả
a) 1,4x10=14
 2,1x100=210
7,2x1000=7200
b) 9,63x10=96,3
25,08x100=2508
5,32x1000=5320
c) 5,328x10=53,28
4,061x100=406,1
0,894x1000=894
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng – ti- mét
10,4dm = 104cm
12,6 m = 1260 cm
0,856m = 85,6cm
5,75dm = 57,5cm
- HS làm tiếp các phần còn lại của bài.1 Hs làm bảng.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
? Bài cho biết gì? Hỏi gì?
- Chữa bài:
? Nhận xét?
? Giải thích cách làm?
*Gv: Cách làm
Bài 3:
- HS đọc đề .
- Hs làm bài.
Bài giải
10 l dầu hoả cân nặng là :
10 x 0,8 = 8 (kg)
Can dầu hoả cân nặng là :
8 + 1,3 = 9,3 (kg)
 Đáp số : 9,3 kg
- HS đọc lại bài
4. Hoạt động vận dụng (2p)
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
* Cách tiến hành: Yêu cầu HS về chia sẻ cùng người thân cách nhân nhẩm số thập phân với 10, 100, 1000. 
5. Củng cố, dặn dò(3p)
? Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
IV. Rút kinh nghiệm: 
 *************************************************
Khoa học
SẮT, GANG, THÉP
I. MỤC TIÊU:
1. Năng lực đặc thù: 
* Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh: Hiểu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và 1 số tính chất của chúng.
- Kể tên được 1 số dụng cụ máy móc, đồ dùng được làm từ gang, thép.
* Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: - Biết cách bảo quản đồ dùng gang, thép.
2. Năng lực chung và phẩm chất
* Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
* Phẩm chất: - Có ý thức bào quản và giữ gìn đồ dùng trong gia đình
II. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: 
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 48 , 49 SGK, 1 cái kéo bằng sắt. Sưu tầm tranh, ảnh một số đồ dùng làm từ sắt, gang, thép.	
- HS: SGK, sưu tầm tranh ảnh 1 số đồ dùng được làm từ sắt, gang, thép.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1. Khởi động: Trò chơi Hái hoa dân chủ
	+ Nêu công dụng của tre, mây, song ?
 + Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình?
+ Kể tên đồ dung làm bằng tre?
+ Kể tên đồ dùng làm từ mây, song?
2. Hoạt động khám phá: 
*Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng .
*PP: Bàn tay nặn bột
*Cách tiến hành:
HĐ 1: Thực hành xử lí thông tin (Bàn tay nặn bột) 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
 a. Tình huống xuất phát:
Cho HS quan sát cái kéo, hỏi:
+ Đây là cái gì? Nó được làm bằng gì?
- GV nêu: Đây là cái kéo, nó được làm từ sắt, từ hợp kim của sắt. Sắt và hợp kim của sắt có nguồn gốc từ đâu? Chúng có tính chất và ứng dụng như thế nào trong thực tiễn? 
- GV nêu câu hỏi: Sắt, gang, thép có nguồn gốc từ đâu? Sắt, gang, thép có tính chất gì?
 b. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết của mình về nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của sắt, gang, thép vào vở thí nghiệm ( thời gian 2 phút).
+ GV theo dõi phát hiện các biểu tượng ban đầu khác biệt.
- Cho HS trình bày biểu tượng ban đầu về nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của sắt, gang, thép:
+ Theo em, sắt, gang, thép có nguồn gốc từ đâu?
+ Sắt, gang, thép có tính chất gì?
+ Em nào có ý kiến khác bạn?
- GV ghi nhanh lên bảng một số ý kiến tiêu biểu. (Phần này giữ lại để so sánh với kết luận sau này).
 c. Đề xuất câu hỏi :
 - GV yêu cầu HS so sánh :
 + Em thấy các ý kiến trên có điểm nào giống và khác nhau?
 - GV phân nhóm các biểu tượng ban đầu. 
 - GV hỏi HS:
 + Từ những ý kiến khác nhau về nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của sắt, gang, thép như trên, hãy nêu điều thắc mắc của em?
 - GV tập hợp các câu hỏi:
 + Tất cả những thắc mắc của các em là đều muốn biết : Sắt, gang, thép có nguồn gốc từ đâu? Sắt, gang, thép có tính chất gì?
 d. Đề xuất thí nghiệm tìm tòi-nghiên cứu:
 - GV yêu cầu HS đề xuất thí nghiệm:
 + Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, theo em chúng ta tiến hành cách thí nghiệm - nghiên cứu nào?
 - GV chọn phương án: Nghiên cứu tài liệu trong SGK.
 - GV yêu cầu HS viết dự đoán của mình vào vở thí nghiệm. (Đã kẻ sẵn):
Câu hỏi
Dự đoán
Thí nghiệm
Kết luận
 - GV nhắc lại yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
 - Cho HS tiến hành thí nghiệm - nghiên cứu theo nhóm 4: Đọc thông tin trong SGK, thảo luận và ghi kết quả vào vở thí nghiệm.
 e. Kết luận, kiến thức mới:
 - Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi thí nghiệm-nghiên cứu.
 - GV nhận xét.
 - GV kết luận.
 - GV cho HS so sánh kết luận với ý kiến ban đầu để khắc sâu kiến thức:
 + Hướng dẫn HS so sánh kết luận với các ý kiến ban đầu trên bảng lớp.
 + Cho HS so sánh kết luận với biểu tượng ban đầu của mình.(Dự đoán ban đầu của em là gì? Kết luận của chúng ta là gì? ..)
 - Kết luận:
 + Trong tự nhiên, sắt có trong thiên thạch và trong các quặng sắt. Gang, thép đều là hợp kim của sắt và cacbon .
 + Sắt màu trắng xám, cứng, giòn 
 + Gang cứng, không thể uốn hay kéo thành sợi.Thép có ít cacbon hơn và thêm một số chất khác nên bền và dẻo hơn gang.
- Khi khai thác sắt trong tự nhiên phải chú ý bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm gây hại môi trường.
 - HS theo dõi.
- HS viết biểu tượng ban đầu của mình vào vở.
- 2 HS phát biểu.
 - 2 HS phát biểu.
 - Một số HS phát biểu.
- HS trả lời.
- HS nêu thắc mắc.
+ HS trả lời.
- HS viết dự đoán vào VTN.
 - HS làm việc theo nhóm.
 - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
 - HS so sánh và phát biểu.
Hoạt động 2: 
*Mục tiêu: Giúp HS :
- Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
- Nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng gang, thép .
*Phương pháp: Quan sát và thảo luận:
*Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
- Giảng: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. Hàng rào sắt, đường sắt,. . . thực chất được làm bằng thép.
- Yêu cầu HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang hoặc thép được sử dụng để làm gì.
- Cho HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- Bổ sung cho hoàn chỉnh .
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số dụng cụ máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép khác mà bạn biết.
+ Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn. 
 - HS nghe.
- HS quan sát các hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói công dụng của gang hoặc thép.
 - HS trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .
 - HS kể tên một số dụng cụ máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép khác.
 - HS nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà mình.
 - HS nghe.
*Kết luận: 
+ Các hợp kim của sắt được dùng làm các đồ dùng như nồi, chảo (gang ); dao, kéo, cày, cuốc và nhiều loại máy móc, cầu, ( thép ).
+ Đồ dùng bằng gang giòn, dễ vỡ .
+ Một số đồ dùng bằng thép dễ bị gỉ, vì vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo . 
3.Hoạt động luyện tập:
*Mục tiêu: Củng cố nhận biết về gang, thép .
*Phương pháp: Quan sát và thảo luận:
*Cách tiến hành:
- GV tổ chức làm BT trên AICBook
1. Khoanh vào chữ cái đầu câu đúng:
A. Do sắt cứng nên khi sử dụng các vật làm từ sắt cần cẩn thận tránh bị gây chấn thương.
B. Tránh để các vật sắc nhọn như dao, kéo gần mép bàn.
C. Tránh đế các mẩu sắt rơi ở nền nhà, sân.
D. Người ta có thể bôi dầu vào một số vật làm từ sắt để tránh gỉ.
E. Chân song sắt, đường sắt được làm từ gang.
4. Hoạt động vận dụng: Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng sắt, gang thép trong gia đình em?
5. Củng cố, dặn dò : 
- Nêu đặc điểm và ứng dụng của sắt, gang, thép.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau: Đồng và hợp kim của đồng.
IV. Rút kinh nghiệm:
 *********************************************
Chính tả
Nghe - viết: MÙA THẢO QUẢ 
I. MỤC TIÊU:
* Năng lực ngôn ngữ: 
- Nghe và viết lại đúng chính tả bài: Mùa thảo quả (Từ Sự sống đến từ dưới đáy rừng)
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Rèn kĩ năng phân biệt s/x.
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. 
* Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, có ý thức đối với thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH:
- Giáo viên: Trình chiếu nội dung BT2, BT3
- Học sinh: Vở viết, VBT TV	
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" tìm các từ láy âm đầu n 
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay chúng ta cùng nghe - viết một đoạn trong bài: Mùa thảo quả
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS mở SGK, ghi vở
2. Hoạt động khám phá: Viết chính tả (7 phút)
* Mục tiêu:
- Nắm được nội dung bài viết để nghe và viết đúng từ khó.
- Học sinh nghe – viết đúng bài: Mùa thảo quả(Từ Sự sống đến từ dưới đáy rừng).
- Giúp học sinh phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện ra lỗi giúp bạn.
* Phương pháp: Thực hành, kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.
*Cách tiến hành:
- Gọi 2 học sinh đọc bài chính tả.
- Em hãy nêu nội dung đoạn văn?
- Em hãy tìm những từ khó viết?
- Luyện viết từ khó.
* HS viết chính tả
- HS viết bài
- HS soát lỗi.
- Giáo viên nhận xét 7 – 10 bài..
- Nhận xét bài của HS.
- Học sinh lắng nghe.
- Đoạn văn tả quá trình thảo quả nảy hoa kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt.
- Học sinh nêu: sự sống, nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, rực lên, chứa lửa, chứa nắng, đỏ chon chót.- 3 học sinh viết bảng, lớp viết.
- HS nghe - viết.
- HS soát lỗi chính tả.
3. HĐ luyện tập : (18 phút)
* Mục tiêu: Phân biệt phụ âm đầu s/x.
* Phương pháp: - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi.
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, trình bày một phút.
* Cách tiến hành:
Bài 3: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm theo nhóm 4 để hoàn thành bài.
- Nghĩa ở các tiếng ở mỗi dòng có điểm gì giống nhau?
- GV nhận xét, chốt kết quả
*Kết luận: Phân biệt phụ âm đầu s/x.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ kết quả
sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán
Đều chỉ tên các con vật
sá, si, sung, sen, sim, sâm, sán, sấu, sậy, sồi
Đều chỉ tên các loài cây
Nếu thay âm đầu s bằng âm đầu x, trong số các tiếng trên, những tiếng nào có nghĩa?
Các tiếng
Viết lại những tiếng có nghĩa nếu thay s bằng x
sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán
M : xóc (đòn xóc, xóc đồng xu)
xói: xói mòn; xẻ : xẻ gỗ
xáo: xáo trộn, xít: ngồi xít vào nhau
xam: xam xám, xán: xán lạn
sá, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi
M: xả (xả thân), xi: xi đánh giầy
xung: nổi xung, xung kích
xen: xen kẽ; xâm: xâm hại, xâm phạm
xắn: xắn tay; xấu: xấu xí
b) Điền các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau:
1
an - at: man mát, ngan ngát, chan chát, sàn sạt.
ang - ac: nhang nhác, bàng bạc, càng cạc, khang khác.
2
ôn - ôt: sồn sột, tôn tốt, mồn một, dôn dốt.
ông - ôc: lông lốc, xồng xộc tông tốc, công cốc.
3
un - ut: vùn vụt, ngùn ngụt, vun vút, chun chút.
ung - uc: sùng sục, nhung nhúc, trùng trục, khùng khục.
4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc chính tả s/x.
- HS nêu
5. Củng cố, dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai. Xem trước bài chính tả sau.
IV. Rút kinh nghiệm:
****************************************************
Thực hành Toán
ÔN TẬP NHÂN SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tư duy toán học và lập luận toán học: Vận dụng được qui tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Vận dụng phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên vào giải bài tập toán,
2. Năng lực chung và phẩm chất: 
- Thể hiện được sự tự tin khi trả lời câu hỏi, khi trình bày, thảo luận các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản. 
- Tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập, yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Phiếu HT; Bảng tương tác.
2. Học sinh: Sách toán; Vở
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: (2’): 
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện nhân số tự nhiên với số tự nhiên.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu tên bài.
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Củng cố về nhân số thập phân 
* Phương pháp: Nhóm, cá nhân, luyện tập - thực hành.
*Cách tiến trình:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mức độ 1:
Bài 1. Tính nhẩm:
- Gọi HS nêu y/c của BT.
- Y/c HS làm bài theo nhóm đôi nêu cách nhân nhẩm số thập phân với 10, 100, 1000,... cho nhau nghe.
- Y/c HS làm bài vào vở, lần lượt từng nhóm HS nêu kết quả tính.
- Nhóm khác nhận xét và chữa bài.
- GV nhận xét HS.
Bài 2. Đặt tính rồi tính:
- Gọi HS nêu y/c của bài.
- Y/c HS nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Y/c HS tự làm bài vào vở, đồng thời 4 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét và chữa bài.
Mức độ 2:
Bài 3.
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Y/c HS tự làm bài vào vở, đồng thời 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Chấm một số bài của HS.
- Dán bảng nhóm lên bảng cả lớp nhận xét và chữa bài.
- GV nhận xét và khen.
Mức độ 3:
Bài 4. 
- Gọi HS đọc y/c của bài.
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi để tìm x.
- HS tự làm bài.
- Nêu kq và nhận xét.
- N/xét, tuyên dương HS làm bài tốt.
Mức độ 4:
Bài 5 :
Bạn Khoa đến cửa hàng bán sách cũ và mua được một quyển sách Toán rất hay gồm 200 trang. Về đến nhà đem sách ra xem. Khoa mới phát hiện ra từ trang 100 đến trang 125 đã bị xé. Hỏi cuốn sách này còn lại bao nhiêu trang?
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Làm bài theo y/c.
- Nối tiếp nhau nêu kết quả tính.
25,3 ×10= 253 56,7 × 10=567
123,4×100=12340; 234,1× 100=23410
45,231 ×1000 =45231
76,145 × 1000= 76145
 1 HS nêu y/c.
- 2-3 HS.
- Làm bài theo y/c.
 12,6 75,1 25,71 42,25
× 80 × 300 × 40 × 400
 1008 22530 1028,4 16900
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
+ Trong hái giờ đầu mỗi giờ đi được 11,2 km, trong 4 giờ tiếp mỗi giờ đi được 10,52 km.
+ Hỏi người đó đi tất cả bao nhiêu km?
- HS làm bài theo y/c.
Bài giải
2 giờ đầu người đi xe đạp đi được là:
11,2 × 2 = 22,4 (km)
Trong 4 giờ tiêp theo đi được là:
10,52 × 4 = 42,08(km)
Cả 2 lần người đó đi được là:
22,4 + 42,08 = 64,48 (km)
 Đáp số: 64,48 km
- 2 HS nêu y/c của bài. Tìm x là số tự nhiên với giá trị nhỏ nhất:
2,6 x X > 7
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận với nhau để làm bài.
x = 3 vì: 2,6 x 3 > 7
hs có năng lực tư duy tốt thực hiện.
Bài giải:
Số trang bị xé là:
(125 – 100) : 1 + 1 = 26 (trang)
Số trang còn lại là:
200 - 26 = 174 (trang)
 Đáp số : 174 trang
3. Hoạt động vận dụng: 1 gói bánh nặng 2,5 kg, 3 gói như vậy nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
4. Củng cố, dặn dò: Nêu kiến thức vừa ôn?
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị bài học sau. 
IV. Rút kinh nghiệm:
 **************************************************
Địa lí
CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU	 
1. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp: Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,...
+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,...
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
*HS(M3,4):
+ Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có
+ Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương ( nếu có).
+ Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
- Năng lực tư duy: Rèn kĩ năng sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp. 
*GDBVMT: Nêu được cách xử lí chất thải công nghiệp để bảo vệ môi trường
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp đặc biệt: than, dầu mỏ, điện, 
2. Năng lực chung và PC:
- Năng lực chung: tư chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sán g tạo, hiểu biết cơ bản về Địa lí, tìm tòi và khám phá Địa lí, vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
- PC: Thích tìm tòi khám phá địa lý, yêu thích môn học .
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.	Bảng TT.
- HS: SGK, phiếu học KWLH
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát 
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Kể nhanh các sản phẩm của ngành Lâm nghiệp và thủy sản.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS chơi
- Hs nghe
- Hs ghi đầu bài vào vở, mở SGK
- Chia sẻ nội dung phiếu học KWLH
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
*Mục tiêu: 
 - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 - Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 - Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
*Cách tiến hành: 
 * Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng
- GV tổ chức cho HS cả lớp báo cáo kết quả sưu tầm về các tranh ảnh chụp hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc sản phẩm của ngành công nghiệp.
- GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều ngành sản xuất, nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp.
*Hoạt động 2: Trò chơi "đối đáp vòng tròn?"
- GV chia lớp thành 4 nhóm, chọn mỗi nhóm 1 HS làm giám khảo.
- GV nêu cách chơi: Lần lượt mội đội đưa câu hỏi cho đội bạn trả lời, theo vòng tròn, đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3, đội 3 đố đội 4, đội 4 đố đội 1. Chơi như vậy 3 vòng. Các câu hỏi phải hỏi về các ngành sản xuất công nghiệp, hoặc các sản phẩm của ngành này. Mỗi câu hỏi đúng tính 10 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu đặt câu hỏi sai bị trừ 2 điểm, nếu trả lời sai bị trừ 2 điểm.
Khi kết thúc cuộc thi, đội nào có nhiều điểm nhất là đội thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- HS trong lớp tiếp nối nhau báo cáo kết quả. Cách báo cáo như sau:
+ Giơ hình cho các bạn xem.
+ Nêu tên hình (tên sảm phẩm).
+ Nói tên các sản phẩm của ngành đó (hoặc nói tên ngành tạo ra sản phẩm đó).
+ Nói xem sản phẩm của ngành đó có được xuất khẩu ra nước ngoài không.
- HS chia nhóm chơi.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
Ví dụ về một số câu hỏi, câu trả lời:
1. Ngành khai thác khoáng sản nước ta khai thác được loại khoáng sản nào nhiều nhất (than).
2. Kể một số sản phẩm của ngành luyện kim (gang, thép,...)
3. Cá hộp, thịt hộp,... là sản phẩm của ngành nào? (Chế biến thuỷ, hải sản).
* Hoạt động 3: Một số nghề thủ công ở nước ta
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm trưng bày kết quả sưu tầm về các trang ảnh chụp hoạt động sản xuất thủ công hoặc sản phẩm của nghề thủ công.
- GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều nghề sản xuất thủ công, nhiều sản phẩm của các nghề thủ công.
- Địa phương ta có nghề thủ công nào?
- GV chiếu hình ảnh về nghề thủ công của nước ta và của địa phương.
- HS làm việc theo nhóm, nêu những gì mình biết về các nghề thủ công, các sản phẩm thủ công vào phiếu của nhóm mình.
- HS cả lớp theo dõi GV nhận xét.
* Hoạt động 4: Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta
- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?
+ Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?
- Gv chốt vai trò của ngành thủ công
HĐ cả lớp;
- Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến:
+ Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hoà, chiếu Nga Sơn,...
+ Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao độg.
+ Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian...
3. Hoạt động vận dụng:(3 phút)
- Địa phương em có ngành nghề thủ công nào ?
- Để phát triển ngành thủ công cần chú ý những vấn đề gì để bảo vệ MT
- HS nêu
4. Hoạt động củng cố dặn dò: 
( 2 phút)
- Em sẽ làm gì để gìn giữ những nghề thủ công truyền thống đó ?
IV. Rút kinh nghiệm:
***********************************************
Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2020
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực đặc thù: 
* Năng lực tư duy và lập luận toán học:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000 
- Nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm.
* Năng lực giải quyết vấn đề toán học: - Giải bài toán có 3 bước tính.
2. Năng lực chung và Phẩm chất: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú học tập. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
- Bảng tương tác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động: (5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng:
TS
14,7
29,2
1,3
1,6
TS
10
10
100
100
Tích
2920
34
290
16
+ Luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 6 em. Lần lượt từng em trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng. Mỗi một phép tính đúng được thưởng 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc.
+ Cho học sinh tham gia chơi.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập
- Tham gia chơi
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết :
	- Nhân nhẩ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2020_2021_ban_moi_2_cot.docx