Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Tiết 1: Lịch sử

 Ôn tập

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; lập được bảng thống kê 1 số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.

3. Thái độ: GD học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.

II. Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực thuyết trình, ghi nhớ. Phát huy tính tích cực của HS.

 III. Đồ dùng dạy học

 Các hình minh họa trong SGK

 Phiếu bài tập ( HĐ1)

 

doc 9 trang cuongth97 06/06/2022 4230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 5 (Buổi chiều) - Tuần 17 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 17	
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2020
Tiết 1: Lịch sử
 Ôn tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954; lập được bảng thống kê 1 số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
3. Thái độ: GD học sinh có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.
II. Hình thành và phát triển năng lực: Năng lực thuyết trình, ghi nhớ. Phát huy tính tích cực của HS.
 III. Đồ dùng dạy học	
 	Các hình minh họa trong SGK
 	Phiếu bài tập ( HĐ1)
IV. Các hoạt động dạy học.
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
GV nêu câu hỏi
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam?
- Kể tên 7 vị anh hùng tiêu biểu gương mẫu toàn quốc?
- Nhận xét KL
2. Tổ chức các hoạt động dạy học
2.1.Hoạt động khởi động
 Giới thiệu bài trực tiếp 
2.2. Hoạt động khám phá hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Ôn tập thời gian và sự kiện lịch sử tiêu biểu
- GV chia lớp 4 nhóm, giao phiếu HT thảo luận yêu cầu các nhóm thảo luận ghi kết 
quả vào phiếu.
HS chú ý trả lời, lớp nhận xét bổ sung
- Nhiệm vụ: Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn
- Điều kiện: Phát triển tinh thần yêu nước; đẩy mạnh thi đua; Chia ruộng đất cho nông dân.
- Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa và Hoàng Hanh.
- HS lắng nghe
- Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu – đại diện trình bày – nhận xét.
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu.
Cuối năm 1945 đến năm 1946
19-12-1946
20-12-1946
20-12-1946 đến tháng 2 năm 1947
Thu-đông 1947 
Thu-đông 1950 đến 18-9-1950
Sau chiến dịch Biên giới.
Tháng 2-1951
1-5-1952
Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”.
Trung ương Đảng và chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
Đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cả nước động loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
Chiến dịch Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”.
Chiến dịch Biên giới.
Trận Đông Khê, gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu.
Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến, sẵn sàng chiến đấu.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến.
Khai mạc Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
Hoạt động 2: Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Chia lớp làm 2 đội chơi
- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
- Yêu cầu 1 học sinh dẫn chương trình, 3 em khác làm ban giám khảo.
- Yêu cầu các đội lần lượt lên bốc thăm câu hỏi; trả lời đúng được một thẻ đỏ, đội nào được nhiều thẻ đỏ, đội đó thắng cuộc (có 12 câu hỏi như SGV)
2.3. Hoạt động vận dụng mở rộng 
GV nêu câu hỏi:
+ Chiến dịch Việt Bắc và Biên giới thu đông thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
- Nêu mốc lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu 1945->1946 mà em nhớ nhất ?
- Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị tiết 
sau.
- Mỗi đội là 1 tổ.
- HS chú ý cách chơi
- HS thực hiện chơi
- Do sức mạnh đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta .
- Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lâp 
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Thể dục
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2020
Tiết 1: Địa lí
 Ôn tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản:đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng , sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Giáo dục HS tình cảm yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Bản đồ hành chính Việt Nam.
III . Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Hoạt động khởi động và giới thiệu bài
Kiểm tra bài cũ
- Thương mại gồm những hoạt động nào? Diễn ra ở đâu?
- Gv nhận xét cho HS.
 Gv giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn tập về các yếu tố tự nhiên.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành bài tập sau (VBT): 
- Điền các đặc điểm chính về một số yếu tố tự nhiên của Việt Nam vào bảng sau:
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Khí hậu
Sông ngòi
Đất
Rừng
+ GV chốt lại các đặc điểm chính.
Hoạt động 2: Thực hành chỉ bản đồ.
- Treo Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Cho HS thực hành chỉ trên bản đồ vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn...
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh ? Ai đúng?”
- Gv chọn 2 đội chơi, mỗi dội cử mỗi lần 2 học sinh.
- Gv lần lượt nêu từng câu hỏi về một tỉnh, hai đội dành quyền trả lời bằng cách vỗ tay.
- Đội nào trả lời đúng và nhanh thì đội đó thắng cuộc.
Câu hỏi:
1/. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình nằm trên sông này?
2 /. Tỉnh này có khai thác nhiều than nhất nước ta?
3/. Thành phố này ở miền Nam là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta?
Hoạt đông nối tiếp : 
- Sau bài học, em thấy đất nước ta như thế nào?
 Giáo dục HS tình cảm yêu quê hương đất nước.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: chuẩn bị kiểm tra.
1 HS trả lời – Lớp nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4- 5 HS cùng thảo luận, xem lại các lượt từ bài 8-15 để hoàn thành BT.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả - lớp nhận xét bổ sung.
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
3/4 diện tích là đồi núi; 1/4 diện tích là đồng bằng.
Khí hậu
Nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao; gió mưa thay đổi theo mùa. MB và MN có sự khác biệt: MB có mùa đông lạnh, mưa phùn.
MN có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nhiệt độ nóng quanh năm.
Sông ngòi
Dày đặc nhưng ít sông lớn, lượng nước thay đổi theo mùa, nhiều phù sa.
Đất
Có hai loại đất chính:
- Đất Phe – ra – lít: có màu đỏ; đỏ vàng tập trung ở miền núi.
- Đất phù sa: màu mỡ, tập trung ở vùng đồng bằng.
Rừng
Chủ yếu có hai loại: Rừng rậm nhiệt đới( vùng đồi núi). Rùng ngập mặn( vùng ven biển).
+ Nối tiếp nhắc lại các đặc điểm chính về một số yếu tố tự nhiên của Việt Nam nêu trong bảng.
- HS nêu tên và thực hành chỉ trên bản đồ vị trí: 
+ Một số dãy núi: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn.
+ Đồng bằng: Bắc Bộ ; Nam Bộ ; duyên hải miền Trung.
+ Sông lớn: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình, Sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai...
 2 đội chơi (đội nam; đội nữ), mỗi dội cử mỗi lần 2 học sinh.
- Lần lượt nghe từng câu hỏi về một tỉnh, hai đội dành quyền trả lời bằng cách vỗ tay.
- Trả lời đúng và nhanh thì thắng cuộc.
Đáp án:
1/. Sông Đà
2/.Tỉnh Quảng Ninh
3/. Thành phố Hồ Chí Minh.
- Học sinh nối tiếp trả lời. 
Tiết 2: Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Cñng cè vÒ thùc hiÖn phÐp tÝnh chia các số thập phân, tính giá trị của biểu thức.
- Giuùp HS cuûng coá veà tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoaït ñoäng daïy
Hoaït ñoäng hoïc
HDHS trong VBT T/ 5 taäp 1
Baøi 1: Đặt tính rồi tính 
- HS nêu y/c
- HS tù lµm bµi, ch÷a bµi
Baøi 2: Tính
HS tù ®äc ®Ò råi gi¶i, ch÷a bµi.
- Hs nêu cách thực hiện biểu thức có chứa dấu ngoặc
Baøi 3: HSHTT
- HS tù ®äc ®Ò råi gi¶i, ch÷a bµi.
- Củng cố về tính tỉ số phần trăm
* Đối tượng HSTB, yếu làm bài 1,2
2. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, CB bài
- HS nêu y/c
- HS tù lµm bµi, ch÷a bµi
 285,6 17 117,8,1 12,6 
 115 16,8 4 4 1 9,35
 136 630
 0 0
- HS tù ®äc ®Ò råi gi¶i, ch÷a bµi.
a)	(75,6 – 21,7) : 4 + 22,82 x 2 
= 53,9 : 4 + 45,64 
= 13,475 + 45,64 
= 59,115
b)	21,56 : (75,6 – 65,8) – 0,354 : 2 
= 21,56 : 9,8 – 0,354 : 2
= 2,2 – 0,177 
= 2,023
Baøi giaûi
a)So vôùi naêm 1995 thì naêm 2000 soá thoùc cuûa GÑ baùc Hoaø taêng theâm laø:
8,5 – 8 = 0,5 (taán)
Tæ soá phaàn traêm soá thoùc taêng theâm laø:
0,5 : 8 = 0,0625 
0,0625 = 6,25%
b) So vôùi naêm 2000 thì naêm 2005 soá thoùc cuûa GÑ baùc Hoaø taêng theâm laø:
8,5 x 6,25 : 100 = 0,53125 (taán)
Naêm 2005 GÑ baùc Hoaø thu hoaïch ñöôïc:
8,5 + 0,53125 = 9,03125 (taán)
 Ñaùp soá : a) 6,25%
 b) 9,03125 taán
- Lắng nghe, thực hiện
Tiết 3: Tin học
Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2020
Tiết 1 : Chính tả
Tuần 17
Nghe – viết : Người mẹ củ 51 đứa con
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Nghe - viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Người mẹ của 51 đứa con
 - Làm đúng bài tập 2.	
 II. Đồ dùng dạy học
	 - Mô hình cấu tạo vần viết sẵn trên phụ.
 III. Các hoạt động dạy học: 
	Hoạt động dạy	
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng đặt câu có từ ngữ chữa rẻ / giẻ .
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
GV nêu: Tiết chính tả hôm nay các em cùng nghe - viết bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con và làm bài tập chính tả.
2.2 Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn 
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Đoạn văn nói về ai ?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó 
- Yêu cầu HS luyện viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- Đọc từng câu
d) Soát lỗi, chấm bài
- Hướng dẫn học sinh sửa bài.
- Đọc lại cả bài.
- Giáo viên chấm chữa bài.
2.3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 1( vbt)
a, HD HS chép vần của mỗi tiếng vào mô hìng cấu tạo vần.
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng. 
 b/. HD HS tìm tiếng bắt đầu vần với nhau.
+ Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau?
+ Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên ?
- GV nêu : Trong thơ lục bát, tiếng thứ sáu của dòng 6 tiếng bắt vần với tiếng thứ sáu của dòng 8 tiếng.
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhớ mô hình cấu tạo vần và chuẩn bị bài sau.
- HS đặt câu, nêu câu đã đặt.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú - bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải, nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành.
- HS tìm và nêu từ khó. Ví dụ
Lý Sơn, Quảng Ngãi, thức khuya, nuôi dưỡng,...
- HS luyện đọc và luyện viết các từ nêu trên. 
- HS cả lớp nghe- viết chính tả.
- Học sinh theo dõi soát bài.
- Học sinh đổi vở để sửa bài.
1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét
- Theo dõi bài chữa của GV và chữa bài của mình nếu sai.
+ Những tiếng bắt vần với nhau là những tiếng có phần vần giống nhau.
+ Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: Tiếng Anh
Tiết 3: Âm nhạc
 Thứ năm ngày 1 tháng 1 năm 2021 
Tiết 1: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Em làm công tác Trần Quốc Toản
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS hiểu được hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của “phong tro Trần Quốc Toản”
 - Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể mang tính xá hội do chi đội và liên đội nhà trường tổ chức phát động.
 - Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viên,công dân tốt cho xã hội.
II. Tài liệu, phương tiện:
 	- Các hình ảnh, tư liệu về các hoạt động của thiếu nhi trong cả nước qua việc thực hiện phong trào Trần Quốc Toản từ khi ra đời (Tháng 2-1948) đến nay.
 	- Hình ảnh hoạt động và những kết quả đạt được của chi đội và liên đội nhà trường, của cá nhân HS trong thực hiện phong trào Trần Quốc Toản
 	- Âm thanh, loa đài...
III. Tiến trình:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ lớp hát bài hát tập thể
2. Tổ chức thực hiện:
- Tuyên bố lý do, phát động phong trào “Trần Quốc Toản”
- Chăm sóc công trình măng non: tổ chức tưới cây xanh,trồng và làm cỏ bồn hoa.
- Tổ chức quyên góp mua áo tặng bà:.
3. Tổng kết, đánh giá hoạt động:
- Nhận xét, tuyên dương những HS tích cực tham gia hoạt động.
- Nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt phong trào bằng những việc làm cụ thể.
- Hát tập thể một tiết mục văn nghệ.
- HS lắng nghe hướng dẫn để về sưu tầm thực hiện.
- HS tham gia tích cực hoạt động chăm sóc công trình măng non theo nhóm.
- HS quyên góp, tổng kết quỹ ủng hộ 
- HS biểu diễn một số tiết mục văn nghệ 
- HS tuyên dương những bạn tích cực.
- Chú ý tiếp thu, rút kinh nghiệm
IV. Nhận xét:
- Nhận xét cách làm việc của các em
- Tìm hiểu cách làm hoa trưng bày ngày tết. 
 	- Chuẩn bị tranh ảnh hoa mai, đào
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố kiến thức cho học sinh về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa.
- Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.
- Yêu thích môn học.
* Phân hóa: Học sinh hoàn thành lựa chọn làm 2 trong 3 bài tập; học sinh học sinh HTT thực hiện hết các yêu cầu.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giao việc
- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh hoàn thành tự chọn đề bài.
b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện
Bài 1. Dựa vào các tính từ dưới đây, tìm thêm những thành ngữ so sánh: xanh, vàng, trắng, xấu, đẹp, cứng, lành, nặng, nhẹ, vắng, đông, nát.
Mẫu: Chậm: Chậm như rùa.
Bài 2. Chỉ ra từ không giống các từ khác trong nhóm (gợi ý: từ đồng nghĩa):
a) xanh ngắt, xanh thẳm, xanh xao, xanh biếc.
b) tổ quốc, tổ tiên, đất nước, non sông.
c) đỏ au, đỏ bừng, đỏ ửng,.
d) hoà bình, hoà tan, hoà thuận, hoà hợp.
đ) róc rách, thì thầm, lách tách, rì rào.
e) giáo viên, học sinh, sinh viên, bạn bè.
g) thành tích, thành thực, thành thật, trung thực.
Bài 3. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ có trong các kết hợp dưới đây:
a) Ngọt: cam ngọt, nói ngọt, đàn ngọt, rét ngọt.
b) Cứng: lí lẽ cứng, cứng như thép, tê cứng, lực học cứng.
c) Ăn: ăn đòn, ăn nắng, ăn ảnh, ăn cơm.
d) Chạy: chạy ăn, ôtô chạy, chạy nhanh, đồng hồ chạy.
e) Đi: tôi đi bộ, đi ôtô, đi học, đi công tác.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- HS đọc yêu cầu và làm bài
- Một số HS trình bày kết quả
Xanh như tàu lá. Vàng như nghệ. Trắng như trứng gà bóc. Xấu như ma lem. Đẹp như tiên. Cứng như thép. Lành như bụt. Nặng như đá đeo. Nhẹ như bấc. Vắng như chùa Bà Đanh. Nát như tương Bần. Đông như kiến cỏ.
- HS đọc yêu cầu và làm bài
- Một số HS trình bày kết quả
+ xanh xao.
+ tổ tiên.
+ đỏ đắn.
+ hoà tan
+ thì thầm
+ bạn bè
+ thành tích
- HS đọc yêu cầu và làm bài
- Một số HS trình bày kết quả
a) Nghĩa gốc: cam ngọt; còn lại là nghĩa chuyển.
b) Nghĩa gốc: cứng như thép; còn lại là nghĩa chuyển.
c) Nghĩa gốc: ăn cơm; còn lại là nghĩa chuyển.
d) Nghĩa gốc: chạy nhanh; còn lại là nghĩa chuyển.
e) Nghĩa gốc: tôi đi bộ; còn lại là nghĩa chuyển.
- Học sinh phát biểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_5_buoi_chieu_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.doc