Giáo án Lịch sử Lớp 5 - Bài 27: Lễ kí hiệp định Pa-ri - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết ngày 27- 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
+ ý nghĩa Hiệp định Pa - ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
- HS năng khiếu: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa - ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.
2. Kĩ năng: Thuật lại được diễn biến kí kết hiệp định Pa-ri.
3. Thái độ: GD tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
4. Năng lực:
- Năng lực chung:Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực đặc thù: Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đồ dùng
- GV: Ảnh tư liệu, hình minh hoạ SGK.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
TUẦN 27 NS:28/3/2021 ND:T3/30/3/2021 Lịch sử Bài 27: LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết ngày 27- 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. + Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam. + ý nghĩa Hiệp định Pa - ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. - HS năng khiếu: Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa - ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972. 2. Kĩ năng: Thuật lại được diễn biến kí kết hiệp định Pa-ri. 3. Thái độ: GD tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. 4. Năng lực: - Năng lực chung:Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. - Năng lực đặc thù: Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đồ dùng - GV: Ảnh tư liệu, hình minh hoạ SGK. - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng" : Tại sao Mĩ ném bom nhằm huỷ diệt Hà Nội?(Mỗi HS chỉ nêu một nguyên nhân) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Biết ngày 27- 1 - 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa - ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Vì sao Mĩ phải kí hiệp định Pa- ri? Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa- ri - Nêu nguyên nhân dẫn đến sự kéo dài của hội nghị Pa-ri? - Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí hiệp định Pa- ri? - Lễ kí hiệp định Pa-ri được diễn ra vào thời gian nào, ở đâu? - Trước kí hiệp định Pa- ri, ta đã có hiệp định nào, ở đâu, bao giờ? Hoạt động 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định Pa- ri - Hãy thuật lại diễn biến kí kết hiệp định Pa-ri - Phân biệt cờ đỏ sao vàng với cờ nửa đỏ, nửa xanh giữa có ngôi sao vàng? Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Pa-ri về Việt Nam - Nêu ý nghĩa lịch sử của hiệp dịnh Pa-ri về Việt Nam. - HS thảo luận nhóm, báo cáo trước lớp - Sau những đòn bất ngờ, choáng váng trong tết Mậu thân 1968, Mĩ buộc phải thương lượng với hai đoàn đại biểu của ta. Nhưng với dã tâm tiếp tục xâm chiếm nước ta, Mĩ tìm cách trì hoãn, không chịu kí hiệp định. Cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh Việt Nam kéo dài nhiều năm. - Chỉ sau những thất bại nặng nề ở hai miền Bắc, Nam trong năm 1972, Mĩ mới buộc phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình. - Được diễn ra tại thủ đô Pa- ri, thủ đô nước Pháp vào ngày 27-1-1973. - Trước kí hiệp định Pa- ri ta đã có hiệp định Giơ - ne-vơ (Thuỵ Sĩ) Vào ngày 21-7-1974 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận - Đại diện HS trong nhóm thuật lại trước lớp - Cờ đỏ sao vàng : cờ Tổ quốc - Cờ nửa đỏ, nửa xanh: cờ của Mặt trận dân tộc dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước. + Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Miền Nam. + Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam. 3. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - GV chốt lại ND bài - Nhận xét giờ học,giao bài về nhà. - HS nghe - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Tìm hiểu thêm nội dung của hiệp định Pa-ri về Việt Nam. - HS nghe và thực hiện Thứ tư ngày 17 tháng 3 năm 2021
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_5_bai_27_le_ki_hiep_dinh_pa_ri_nam_hoc_2.docx