Giáo án Lịch sử + Địa lí Lớp 5 - Tuần 33 - Năm học 2020-2021
Lịch sử
ÔN TẬP : LỊCH SỬ N¬ƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đó đứng lên chống Pháp.
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miến Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đất nước được thống nhất.
2. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù:
- Biết được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay.
- Hợp tác, làm việc nhóm để liệt kê và hiểu rõ về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
b. Năng lực chung:
- Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
3. Phẩm chất:
- Truyền thống yêu nước, anh dũng của dân tộc ta .
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- GV: Bản đồ hành chính VN ; tranh, ảnh, t¬ư liệu
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
NS:8/5/2021 ND:T3/11/5/2021 TUẦN 33 Lịch sử ÔN TẬP : LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay: + Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đó đứng lên chống Pháp. + Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. + Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. + Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miến Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng đất nước được thống nhất. 2. Năng lực: a. Năng lực đặc thù: - Biết được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay. - Hợp tác, làm việc nhóm để liệt kê và hiểu rõ về các sự kiện, nhân vật lịch sử. b. Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác - Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 3. Phẩm chất: - Truyền thống yêu nước, anh dũng của dân tộc ta . II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: Bản đồ hành chính VN ; tranh, ảnh, tư liệu - HS: SGK, vở 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay. * Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp - Yêu cầu HS nêu các giai đoạn lịch sử đã học - GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng * Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập 1 thời kì - Trình bày kết quả - GV bổ sung - HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học : + Từ năm 1858 ® 1945 + Từ năm 1945 ® 1954 + Từ năm 1954 ® 1975 + Từ năm 1975 ® nay + Nội dung chính của thời kì + Các niên đại quan trọng + Các sự kiện lịch sử chính + Các nhân vật tiêu biểu - HS làm việc theo nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nêu ý kiến, thảo luận Giai đoạn lịch sử Thời gian xảy ra Sự kiện lịch sử - Hơn 80 năm chống TD Pháp xâm lược và đô hộ. 1858 – 1945. 1859- 1864 5/7/1885 - Khởi nghĩa Bình Tây đại nguyên soái- Trương Định. - Cuộc phản công ở Kinh Thành Huế. .. Bảo vẹ chính quyền non trẻ trường kì kháng chiến chống TD Pháp (1945 - 1954) - 1945 - 1946 19/12/1946 - Diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. - Toàn quốc kháng chiến chống TD Pháp xâm lược. Xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1975) - Sau 1954 30/4/1975 - Nước nhà bị chia cắt. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước. Xây dựng chủ nghĩa XH trong cả nước 1975 đến nay. 25/ 4/1976 6/11/1979 - Tổng tuyển cử quốc hội nước Việt Nam thống nhất. - Khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Nêu những thành tựu mà nước ta đã đạt được từ 1975 đến nay ? - HS nêu: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm những thành quả mà nước ta đã đạt được từ năm 1975 đến nay. - HS nghe và thực hiện ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Địa lí ÔN TẬP CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết chỉ các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới. -Không yêu cầu hệ thống đặc điểm, chỉ nêu một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế của các châu lục 2. Năng lực: a. Năng lực đặc thù: -Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế ( một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. b. Năng lực chung: - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, - Nhận thức địa lý, tìm hiểu địa lý,vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học 3. Phẩm chất: - Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: Bản đồ Thế giới; Quả địa cầu - HS: SGK, vở 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS hát bài hát "Trái đất này là của chúng mình" - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới. - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. * Cách tiến hành: * Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp - Gọi một số HS lên bảng chỉ : + Các châu lục, các đại dương + Nước Việt Nam Trên bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ "Đối đáp nhanh’’ để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày * Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm - GV cho HS thảo luận nhóm bàn - GV kẻ sẵn bảng thống kê lên bảng - Trình bày kết quả - GV nhận xét, đánh giá - HS lên chỉ : + Các châu lục, các đại dương + Nước Việt Nam - HS chơi trò chơi - Các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm lên điền đúng các kiến thức vào bảng - HS nghe 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Cho HS giới thiệu về một đại danh nổi tiếng mà em biết. - HS giới thiệu 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Dặn HS về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về các nước trên thế giới. - HS nghe và thực hiện -------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_dia_li_lop_5_tuan_33_nam_hoc_2020_2021.docx