Giáo án Lịch sử, Đạo đức, Khoa học Lớp 5 (CV 405) - Tuần 25 đến 29

Giáo án Lịch sử, Đạo đức, Khoa học Lớp 5 (CV 405) - Tuần 25 đến 29

LỊCH SỬ

ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Biết đư ờng Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,. của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:

 + Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).

 + Qua đường Trư ờng Sơn, miền Bắc đã chi viện sức ng ười, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Hiểu được đường Trường Sơn góp phần to lớp vào vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.

2. Năng lực:

- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn

3. Phẩm chất: Yêu nước: Tự hào về lịch sử dân tộc.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam; các hình minh họa trong SGK; phiếu học tập

- HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

 

doc 75 trang cuongth97 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử, Đạo đức, Khoa học Lớp 5 (CV 405) - Tuần 25 đến 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 24; 25; 25; 26; 27; 28; 29
TUẦN 25
LỊCH SỬ
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,... của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:
 + Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).
 + Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Hiểu được đường Trường Sơn góp phần to lớp vào vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
2. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
3. Phẩm chất: Yêu nước: Tự hào về lịch sử dân tộc.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam; các hình minh họa trong SGK; phiếu học tập
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:(5phút)
- Cho HS khởi động bằng câu hỏi:
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hình thành khái niệm:(28phút)
* Mục tiêu: Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,... của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn
- GV treo bản đồ Việt Nam 
- Cho Hs thảo luận theo nhiệm vụ:
Yêu cầu HS lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn 
+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với 2 miền Bắc- Nam của nước ta?
+ Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
+ Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn?
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn
- GV cho HS làm việc theo nhóm bàn
+ Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Xuân? 
+ Chia sẻ với các bạn về những bức ảnh, những câu chuyện, những bài thơ về những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn mà em sưu tầm được.
- GV cho HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, tuyên dương các nhóm tích cực sưu tầm và trình bày tốt.
Hoạt động 3: Tầm quan trọng của đường Trường Sơn
- GV yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ
+ Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
- Gv kết luận
- HS cả lớp theo dõi
- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả
+ HS lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn và trả lời câu hỏi:
+ Đường Trường Sơn là đường nối liền 2 miền Bắc – Nam.
+ Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam kháng chiến, ngày 19- 5 -1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
+ Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung
- HS làm việc theo nhóm
+ Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Xuân.
+ Cả nhóm tập hợp thông tin, dán hoặc viết vào một tờ giấy khổ to.
- 2 HS thi kể trước lớp
- HS trao đổi với nhau, sau đó 1 HS nêu ý kiến trước lớp
+ Đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
- HS nhận xét
3. Luyện tập:
* Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập.
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài.
- Cách tiến hành:
- GV phát phiếu bài tập.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả.
HS nhận phiếu bài tập
Thảo luận cặp đôi
Báo cáo kết quả
4.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Chia sẻ với mọi người những điều em biết về đường Trường Sơn huyền thoại.
- HS nghe và thực hiện
- Sưu tầm những tư liệu lịch sử về đường Trường Sơn và giới thiệu với các bạn.
- HS nghe và thực hiện
-----------------------------------------------------
 Địa lí
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
Tìm được vị trí châu Á, Châu Âu trên bản đồ.
2. Năng lực:
Năng lực chung: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
Năng lực đặc thù:- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
- Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới
- Các lược đồ, hình minh họa từ bài 17 đến bài 21.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": Kể tên một số sản phẩm của ngành cộng nghiệp Pháp?(Mỗi HS chỉ kể tên 1 sản phẩm)
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành khái niệm:(26phút)
* Mục tiêu: 
 - Tìm được vị trí châu Á, Châu Âu trên bản đồ.
 - Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Trò chơi “Đối đáp nhanh”
- GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, đứng thành 2 nhóm ở hai bên bảng, giữa bảng treo bản đồ tự nhiên thế giới
- GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức chơi:
+ Đội 1 ra một câu hỏi về một trong các nội dung vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các con sông lớn ở châu Á, hoặc châu Âu.
+ Đội 2 nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ tự nhiên thế giới để trả lời đội 1. nếu đúng được bảo toàn số bạn chơi, nếu sai bạn trả lời sai bị loại khỏi trò chơi và ngược lại.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc
 Hoạt động 2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu.
- GV cho HS làm việc cá nhân
- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm.
- GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng lớp.
- GV nhận xét và kết luận bài làm đúng.
 - HS lập thành 2 đội tham gia trò chơi, các bạn ở dưới làm cổ động viên.
- HS tham gia trò chơi
- Một số câu hỏi ví dụ:
1. Bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu Á.
2. Bạn hãy chỉ và nêu giới hạn châu Á các phía đông, tây, nam, bắc.
3. Bạn hãy chỉ và nêu các khu vực của châu Á.
4. Chỉ khu vực Đông Nam Á trên bản đồ 
- HS làm bài cá nhân sau đó làm bài trên bảng lớp rồi chia sẻ kết quả.
- HS nhận xét và bổ sung ý kiến
Châu Á
Châu Âu
Diện tích
b. Rộn 44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục
a. Rộng 10 triệu km2
Khí hậu
c. Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới.
d. Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hòa
Địa hình
e. Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích, có đỉnh núi Ê- vơ- rét cao nhất thế giới.
g. Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích, kéo dài từ tây sang đôn
.
Chủng tộc
i. Chủ yếu là người da vàng.
h. Chủ yếu là người da trắng.
Hoạt động kinh tế
k. Làm nông nghiệp là chính.
i. Hoạt động cô
g nghiệp phát triển
3. Luyện tập: 4 phút)
* Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập.
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài.
- Cách tiến hành:
- GV phát phiếu bài tập.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả.
HS nhận phiếu bài tập
Thảo luận cặp đôi
Báo cáo kết quả
4.Hoạt động vận dụng:(2 phút)
- Chia sẻ với mọi người những điều em biết về châu Á, châu Âu.
- HS nghe
- Vẽ một bức tranh về một cảnh đẹp ở châu Á hoặc châu Âu theo cảm nhận của em.
- HS nghe và thực hiện ở nhà
 -----------------------------------------------------------
	 Đạo đức	
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2)
 ( Mức độ liên hệ )
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết Tổ quốc em là Việt Nam: Tổ quốc em thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rốn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
Điều chỉnh: Không yêu cầu HS làm Bài tập 4 (trang 36). 
2. Năng lực:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Năng lực điều chỉnh hành vi: Năng lực phát triển bản thân Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội
3. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm: Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
* GDBVMT (Liên hệ) : GD HS tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: SGK đạo đức 5, VBT, Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát bài "Quê hương tươi đẹp"
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát 
- HS ghi vở
2. Luyện tập:(28phút)
* Mục tiêu: 
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam: Tổ quốc em thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rốn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
* Cách tiến hành:
 HĐ1: Hướng dẫn làm BT1/ SGK.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: Hướng dẫn đóng vai. (BT3)
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch- giới thiệu với khách du lịch về 1 trong những chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, con người VN...
- GV nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt.
HĐ3: Hướng dẫn triển lãm nhỏ.(BT4)
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh theo nhóm.
- GV nhận xét tranh vẽ của HS.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhón trình bày về 1 mốc thời gian hoặc 1 địa danh.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đóng vai
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Đại diện từng nhóm lên đóng vai. 
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm trưng bày tranh vẽ.
- Cả lớp xem tranh và trao đổi về nội tranh.
3.Vận dụng:(3 phút)
- Trình bày những hiểu biết của em về đất nước, con người VN.
- HS hát, đọc thơ về chủ đề: Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
-Tìm hiểu các mốc thời gian và địa danh liên quan đến những sự kiện của đất nước ta.
- Ví dụ:
+ Ngày 2-9-1945 là ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử khai sinh tra nước VN DCCH, từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta 
+ Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng ĐBP
+ Ngày 30-4-1975 là ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng..
------------------------------------------------------------- 
Khoa học
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
2. Năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm: HS ham học, ham tìm hiểu khoa học, biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
- GV: Hình trang 94, 95, 97 SGK 
- HS : Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin một số vật bằng kim loại
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS chuẩn bị
- HS nghe
- Hs ghi vở 
2. Hoạt động hình thành khái niệm:(28phút)
* Mục tiêu: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản. 
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 3: Vật dẫn điện,vật cách điện 
- Yêu cầu HS đọc mục hướng dẫn thực hành trang 96, SGK
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu thí nghiệm cho từng nhóm.
- GV yêu cầu HS làm việc trong nhóm,
- GV hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn
- Trình bày kết quả
- HS đọc hướng dẫn thực hành trang 96, SGK
- Các nhóm thảo luận theo sự chỉ dẫn của GV.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Vật liệu
Kết quả
Kết luận
Đèn sáng
Đèn không sáng
Nhựa
x
Không cho dòng điện chạy qua
Nhôm
x
Cho dòng điện chạy qua
Đồng
x
Cho dòng điện chạy qua
Sắt
x
Cho dòng điện chạy qua
Cao su
x
Không cho dòng điện chạy qua
Sứ
x
Không cho dòng điện chạy qua
Thủy tinh
x
Không cho dòng điện chạy qua
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+ Những vật liệu nào là vật cách điện?
+ Ở phích cắm và dây điện, bộ phận nào dẫn điện, bộ phận nào cách điện?
Hoạt động 4: Vai trò của cái ngắt điện, thực hành làm cái ngắt điện đơn giản
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa SGK trang 97.
+ Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì?
+ Nó ở vị trí nào trong mạch điện?
+ Nó có thể chuyển động như thế nào?
+ Dự đoán tác động của nó đến mạch điện?
- GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời.
- GV cho HS làm một cái ngắt điện đơn giản
- GV kiểm tra sản phẩm của HS, sau đó yêu cầu đóng mở, ngắt điện.
+ Gọi là vật dẫn điện.
+ Đồng, nhôm, sắt.
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện.
+ Nhựa, cao su, sứ, thủy tinh, bìa, 
+ Ở phích cắm điện: nhựa bọc, núm cầm là bộ phận cách điện, dây dẫn là bộ phận dẫn điện.
+ Ở dây điện: vỏ dây điện là bộ phận cách điện, lõi dây điện là bộ phận dẫn điện.
- HS quan sát hình minh họa hoặc cái ngắt điện thật
+ Được làm bằng vật dẫn điện.
+ Nằm trên đường dẫn điện.
+ Sự chuyển động của nó có thể làm cho mạch điện kín hoặc hở.
+ Khi mở cái ngắt điện, mạch hở và không cho dòng điện chạy qua. Khi đóng cái ngắt điện mạch kín và dòng điện chạy qua được.
- HS thực hành làm cái ngắt điện.
3. Luyện tập:
* Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập.
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm trong vở bài tập.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả.
HS mở vở bài ập
Thảo luận cặp đôi
Báo cáo kết quả
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Chia sẻ với mọi người về cách lắp mạch điện đơn giản.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Timg hiểu thêm về vai trò các thiết bị điện như: công tơ, cầu chì, phích điện. công tắc, Aptomat,...
- HS nghe và thực hiện
---------------------------------------------------------------
Khoa học
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết tiệm điện.
 Biết cách sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất: trách nhiệm: Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện 
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
- GV: Thông tin, Tranh ảnh 1số đồ vật, phiếu học tập 
- HS : SGK
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
 - Cho HS chơi trò chơi Bắn tên trả lời câu hỏi:
+ Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? 
+ Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
 + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? 
+ Kể tên một sốvật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- GV nhận xét
- GV giới thiệu bài - Ghi bảng
- Hs chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành khái niệm:(25phút)
* Mục tiêu: Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết tiệm điện. 
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1 : Các biện pháp phòng tránh bị điện giật. 
- GV chia lớp thành 4 nhóm – giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nội dung tranh vẽ
+ Làm như vậy có tác hại gì?
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét
+ Tìm các biện pháp để phòng tránh điện: Cho HS liên hệ thực tế 
+ Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 98, SGK
* Hoạt động 2: Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện vai trò của cầu chì và công tơ
- Cho HS thảo luận theo câu hỏi:
+ Điều gì có thể xảy ra nếu dùng nguồn điện 12v cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V
+ Cầu chì có tác dụng gì?
+ Hãy nêu vai trò của công tơ điện.
Hoạt động 3 : Các biện pháp tiết kiệm điện 
- Cho HS thảo luận theo câu hỏi:
 + Tại sao phải tiết kiệm điện ? 
+ Chúng ta phải làm gỡ để tránh lãng phí điện ? 
+ Liên hệ việc tiết kiệm điện ở gia đình em ?
 - GV giúp HS liên hệ và hướng dẫn
 cách tiết kiệm điện.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết 
- HS nhận nhiệm vụ 
- Thảo luận nhóm về các tình huống dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng bị điện giật 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
+Hình 1 : Hai bạn nhỏ đang thả diều nơi có đường dây điện đang chạy qua. Một bạn đang cố kéo khi chiếc diều bị mắc vào đường dây điện. Việc làm như vậy rất nguy hiểm. Vì có thể làm đứt dây điện, dây điện có thể vướng vào người làm chết người.
+ Hình 2: Một bạn nhỏ đang sờ tay vào ổ điện và người lớn kịp thời ngăn lại. Việc làm của bạn nhỏ rất nguy hiểm đến tính mạng, vì có thể điện truyền qua lỗ cắm trên phích điện, truyền sang người gây chết người.
+ Không sờ vào dây điện
+ Không thả diều, chơi dưới đường dây điện.
+ Không chạm tay vào chỗ hở của dây điện hoặc các bộ phận của kim loại nghi là có điện
+ Để ổ điện xa tầm tay trẻ em.
+ Không để trẻ em sử dụng các đồ điện
+ Tránh xa chỗ có dây điện bị đứt.
+ Báo cho người lớn biết khi có sự cố về điện.
+ Không dùng tay kéo người bị điện giật ra khỏi nguồn điện.
- HS thực hành theo nhóm : đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 99 SGK
- HS thảo luận rồi báo cáo:
- Nếu dùng nguồn điện 12v cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V sẽ làm hỏng vật dụng đó.
- Cầu chì có tác dụng là nếu dòng điện quá mạnh, đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt, tránh được sự cố về điện.
+ Công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng. Căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả
- HS thảo luận nhóm TLCH, chia sẻ:
+ Vì điện là tài nguyên Quốc gia. Năng lượng điện không phải là vô tận. Nếu chúng ta không tiết kiệm điện thì sẽ không thể có đủ điện cho những nơi vùng sâu, vùng xa. 
+ Không bật loa quá to, chỉ bật điện khi thật cần thiết, khi ra khỏi phòng phải tắt điện.
 - HS liên hệ 
- HS đọc mục “ Bạn cần biết ” SGK 
3. Luyện tập:5 phút
* Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập.
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm trong vở bài tập.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả.
HS mở vở bài ập
Thảo luận cặp đôi
Báo cáo kết quả
4.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Mỗi tháng gia đình em thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút)
- Về nhà tìm hiểu các thiết bị sử dụng điện của gia đình em và kiểm tra xem việc sử dụng những đồ dùng đó đã hợp lí chưa ? Em có thể làm gì để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở nhà.
- HS nghe và thực hiện
---------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
 LẮP XE BEN ( T1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết dùng để lắp xe ben.
 - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.
 - Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
 - Với học sinh khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi tực hành.
II .CHUẨN BỊ 
1.Đồ dùng 
- GV: Bộ lắp ghép bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5
- HS: SGK, vở, bộ lắp ghép bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP : quan sát, đàm thoại, thảo luận.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Nêu các bước lắp ghép xe cần cẩu?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hình thành khái niệm:(28phút)
* Mục tiêu: 
 - Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết dùng để lắp xe ben.
 - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.
 - Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
* Cách tiến hành:
+ Hoạt động 1: Chi tiết và dụng cụ
- GV gọi học sinh đọc mục 1.
- Yêu cầu học sinh kiểm tra các chi tiết trong bộ lắp ghép của mình.
+ Hoạt động 2: Quy trình lắp ghép
- GV cho học sinh quan sát
- GV hướng dẫn cách lắp ghép
 - 1 học sinh đọc bài
- Học sinh báo cáo kết quả kiểm tra
- HS quan sát
- HS nêu các bước lắp ghép
+ Lắp từng bộ phận:
- Lắp khung càng xe và các giá đỡ.
- Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ.
- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
- Lắp trục bánh xe trước và ca bin.
+ Lắp ráp xe ben.
Luyện tập : 5 phút
+ Hoạt động 3:Thực hành lắp ghép
* Mục tiêu: 
- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu.
 - Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa thảo luận theo nhóm và tiến hành lắp ghép theo nhóm bàn
- GV quan sát giúp đỡ một số nhóm còn lúng túng.
- Học sinh làm việc theo nhóm bàn
4.Vận dụng:(2 phút)
- GV gọi học sinh liên hệ thực tế tác dụng của xe ben
- HS nêu
- Tìm hiểu thêm tác dụng của các loại xe ben trong thực tế.
- HS nghe và thực hiện
------------------------------------------------------------------------
Sinh hoạt 
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 24
I. MỤC TIÊU: 	
 Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .
- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 25.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động 
 - HS hát tập thể 1 bài.	
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp 
 - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
 - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
 - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
 - GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.
*. Ưu điểm:
 *Nhược điểm: 
 Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 25
 - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ
 - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt 
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm
 ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
 -----------------------------------------------------------------------
TUẦN 25
Địa lí
CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
 + Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
 + Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
 +Khí hậu nóng và khô.
 + Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
 - Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
 - Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa- ha-ra trên bản đồ( lược đồ).
 - HS năng khiếu:
 + Giả thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: Vì nằm trong 
 vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
 +Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
2. Năng lực:
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
3. Phẩm chất: GD HS ý thức ham tìm hiểu địa lí.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
 - GV: Lược đồ, bản đồ; quả địa cầu
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:(5phút)
 - Cho HS chơi trò chơi"Hộp quà bí mật" nội dung câu hỏi về các nét chính của châu Á và châu Âu.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Khám phá:(25phút)
* Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu châu Phi.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi.
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân , trả lòi câu hỏi, rồi chia sẻ trước lớp:
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất?
+ Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
- Yêu cầu xem SGK trang 103 
+ Tìm số đo diện tích của châu Phi.
+ So sánh diện tích của châu phi với các châu lục khác?
- GVKL:
Hoạt động 2: Địa hình châu Phi
- HS thảo luận theo cặp 
- Yêu cầu quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, thảo luận theo câu hỏi: 
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ?
+ Kể tên và nêu vị trí của bồn địa ở châu Phi?
+ Kể tên và nêu các cao nguyên của châu phi ?
+ Kể tên và chỉ vị trí các con sông lớn của châu Phi ?
+ Kể tên các hồ lớn ở châu Phi?
- GV tổng kết
Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng HS theo dõi, nhận xét.
+ Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật rất nghèo nàn?
+ Vì sao các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
 + Vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới?
- GV tiểu kết
- HS quan sát 
- HS đọc SGK 
- Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam 
- Châu Phi giáp với các châu lục và đại dương sau: 
Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải ; Phía đông bắc, đông và đông nam giáp với Ấn Độ Dương.
Phía tây và tây nam giáp Đại Tây Dương 
- Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi 
- HS đọc SGK
- Diện tích châu Phi là 30 triệu km2 
- Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ, diện tích nước này gấp 3 lần diện tích châu Âu.
- HS thảo luận
- HS quan sát , chia sẻ kết quả
- Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi là cao nguyên khổng lồ trên các bồn địa lớn.
- Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, Nin Thượng, Côn Gô, Ca-la-ha-ri.
- Các cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi..
- Các con sông lớn : Sông Nin, Ni-giê, Côn- gô, Dăm- be-di
- Hồ Sát, hồ Vic-to-ri-a
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hoang mạc có khí hậu nóng nhất thế giới; sông ngòi không có nước; cây cối, động thực vật không phát triển được.
- Xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển , làm thức ăn cho động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ phát triển.
HSNK: Vì nằm trong 
 vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
3. Luyện tập:5 phút
* Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập.
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài.
- Cách tiến hành:
- GV phát phiếu bài tập.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả.
HS nhận phiếu bài tập
Thảo luận cặp đôi
Báo cáo kết quả
4.Vận dụng:(2 phút)
- Khi học về châu Phi, điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi. Hãy sưu tầm thông tin về vấn đề em quan tâm.
- HS nghe và thực hiện
- Vẽ một bức tranh treo trí tưởng tượng của em về thiên nhiên châu Phi.
- HS nghe và thực hiện
------------------------------------------------------------------
Đạo đức
SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÍ
Điều chỉnh theo cv 405:
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.
- Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí.
- Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí.
- Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí
2. Năng lực: 
Năng lực chung
Năng lực đặc thù
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
Năng lực điều chỉnh hành vi: Năng lực phát triển bản thân Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:
3. Thái độ: Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
II. CHUẨN BỊ :
1. GV chuẩn bị:
- Bài hát “Con heo đất”.
- Video nhạc bài “Hãy chi tiêu một cách khôn ngoan nhé bạn tôi!”
- Phiếu bài tập (HĐ 3)
- Mẫu kế hoạch chi tiêu cá nhân (HĐ 5, 6)
- Mô hình giá tiền của các đồ dùng hằng ngày (vd: Gạo, rau, thịt, cá, )
2. HS chuẩn bị:
- Thẻ chữ cái đúng- sai.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:(5phút)
I. KHỞI ĐỘNG:
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_dao_duc_khoa_hoc_lop_5_tuan_25_den_29.doc