Giáo án Lịch sử 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014

Giáo án Lịch sử 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ :

 GV giới thiệu sơ lược về nội dung môn học và yêu cầu chuẩn bị cho gờ học.

3. Bài mới :

- Giới thiệu: Treo bản đồ chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông, 3 tỉnh miền Tây Nam Kì và giới thiệu nơi Pháp chính thức nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng để xâm lược Việt Nam (sáng ngày 1-9-1858). Tại đây chúng gặp sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Năm sau, chúng chuyển hướng đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định

- Ghi bảng tựa bài.

* Hoạt động 1

- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi sau:

 + Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ ?

 + Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ?

 + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?

- Yêu cầu trình bày kết quả

- Nhận xét, chốt ý: Băn khoăn giữa lệnh vua và lòng dân, lại được nghĩa quân và nhân dân suy tôn là "Bình Tây Đại nguyên soái", Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.

* Hoạt động 2

- Nêu lần lượt từng câu hỏi:

 + Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp ?

 + Nhân dân đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông?

- Yêu cầu thảo luận và trình bày ý kiến.

- Nhận xét, tuyên dương ý kiến hay.

4. Củng cố :

- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.

- Với lòng yêu nước thương dân, Trương Định đã ở lại cùng nhân dân quyết tâm chống giặc Pháp. Một tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc ta.

5. Dặn dò :

- Nhận xét tiết học.

- Xem lại bài học.

- Chuẩn bị bài Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.

 

doc 57 trang quynhdt99 5790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ
(1858-1945)
-------------
Tuần 1
Bài 1
“ Bình Tây Đại nguyên soái” 
Trương Định
*****
Ngày dạy : 23/08/2013
I. Mục tiêu :
	Giúp HS:
	- Biết thời kì thực dân Pháp xâm lược nước ta, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu được các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
	- Biết các đường phố, trường học,... ở địa phương mang tên Trương Định.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình trong SGK.
	- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
	- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
 GV giới thiệu sơ lược về nội dung môn học và yêu cầu chuẩn bị cho gờ học.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Treo bản đồ chỉ địa danh Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông, 3 tỉnh miền Tây Nam Kì và giới thiệu nơi Pháp chính thức nổ phát súng đầu tiên tấn công Đà Nẵng để xâm lược Việt Nam (sáng ngày 1-9-1858). Tại đây chúng gặp sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. Năm sau, chúng chuyển hướng đánh vào Gia Định. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp xâm lược, đáng chú ý là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ ?
 + Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì ?
 + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
- Yêu cầu trình bày kết quả
- Nhận xét, chốt ý: Băn khoăn giữa lệnh vua và lòng dân, lại được nghĩa quân và nhân dân suy tôn là "Bình Tây Đại nguyên soái", Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
* Hoạt động 2
- Nêu lần lượt từng câu hỏi:
 + Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân chống Pháp ?
 + Nhân dân đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông?
- Yêu cầu thảo luận và trình bày ý kiến.
- Nhận xét, tuyên dương ý kiến hay.
4. Củng cố :
- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.
- Với lòng yêu nước thương dân, Trương Định đã ở lại cùng nhân dân quyết tâm chống giặc Pháp. Một tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc ta.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
- Hát vui.
- Lắng nghe.
- Quan sát bản đồ.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động dựa vào SGK.
+ Không tuân lệnh vua thì mang tội phản nghịch, nhân dân và nghĩa quân muốn tiếp tục kháng chiến.
+ Suy tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái".
+ Không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống Pháp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ và trả lời.
- Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
Tuần 2
Bài 2
Nguyễn Trường Tộ 
mong muốn canh tân đất nước
***** 
Ngày dạy : 30/08/2013
I. Mục tiêu :
	Giúp HS nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh.
	* HS khá, giỏi: Biết được những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được nghe theo và thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình trong SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu câu HS trả lời câu hỏi:
 + Nêu những băn khoăn suy nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua.
 + Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân đối với Trương Định.
 + Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp , một số nhà nho yêu nước mà tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước để đủ sức tự lập, tự cường. 
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì ?
 + Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không ? Vì sao ?
 + Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
- Yêu cầu trình bày kết quả
- Nhận xét, chốt ý: Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những thay đổi ở các nước trên thế giới nên không tin đó là sự thật nên không nghe theo.
* Hoạt động 2
- Yêu cầu suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng ?
- Nhận xét, kết luận: Trước hoạ xâm lăng, bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp còn có những người đề nghị canh tân đất nước với mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ.
4. Củng cố :
- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.
- Mặc dù không trực tiếp cầm vũ khí chống giặc nhưng với lòng yêu nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn làm cho dân giàu, nước mạnh nên đã đề nghị canh tân đất nước để tránh hoạ xâm lăng.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động dựa vào SGK.
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước; thuê chuyên gia nước ngồi giúp ta phát triển kinh tế; mở trường dạy cách đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc, 
+ HS khá, giỏi trình bày.
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
Tuần 3
Bài 3
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
*****
Ngàyday5 : 06/09/2013
I. Mục tiêu :
	Giúp HS:
	- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức.
	- Biết một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần vương.: Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng.
	- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội TNTP,... ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
II Đồ dùng dạy học :. 
	- Hình trong SGK.
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu câu HS trả lời câu hỏi:
 + Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
 + Những đề nghị đó có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên tồn bộ nước ta, các quan lại trong triều chia thành 2 phái: phái chủ hòa và phái chủ chiến. Phái chủ chiến với chủ trương cùng nhân dân tiếp tục kháng chiến chống Pháp do Tôn Thất Thuyết làm đại diện. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy những việc làm của phái chủ chiến.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn.
 + Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp ?
 + Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.
 + Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Yêu cầu trình bày kết quả
- Nhận xét, treo bản đồ và chốt ý: Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đồn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị, lấy danh nghĩa vua thảo chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp.
* Hoạt động 2
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần vương.
 + Em có biết trường học, đường phố nào mang tên các nhân vật lịch sử của phong trào Cần Vương?
- Nhận xét, tuyên dương HS nêu đúng.
4. Củng cố :
- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.
- Việc làm của phái chủ chiến đã cho ta thấy: dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động dựa vào SGK.
+ Phái chủ hòa chủ trương hòa với Pháp; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp.
+ Cho lập căn cứ kháng chiến chống Pháp.
+ Tường thuật lại diễn biến theo thời gian, hành động của Pháp, tinh thần quyết tâm chống Pháp của phái chủ chiến.
+ Thể hiện lòng yêu nước của một bộ phận quan lại trong triều đình nhà Nguyễn, khích lệ nhân dân chống Pháp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
Tuần 4
Bài 4
Xã hội Việt Nam
cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
*****
Ngày dạy : 13/09/2013
I. Mục tiêu :
	Giúp HS biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XIX.
	* HS khá, giỏi biết:
	- Nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế-xã hội nước ta.
	- Mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp mới, giai cấp mới trong xã hội.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình trong SGK. 
 - Phiếu học tập.
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu câu HS trả lời câu hỏi:
 + Em hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.
 + Chiếu Cần vương có tác dụng gì ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đặt ách thống trị ra sức tăng cường vơ vét tài nguyên của đất nước ta, làm tác động đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta lúc bấy giờ.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành kinh tế nào là chủ yếu 
 + Sau khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành kinh tế nào mới được ra đời ở nước ta ?
 + Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế ?
 + Trước đây, xã hội Việt Nam chủ yếu có những giai cấp nào ?
 + Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới nào ?
 + Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam ra sao ?
- Yêu cầu trình bày kết quả
- Nhận xét, treo bản đồ, cho xem tranh, chốt ý.
* Hoạt động 2
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Nêu những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
 + Nêu những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. 
 + Đời sống của công nhân, nông dân Việt Nam trong thời kì này như thế nào ?
- Nhận xét, tuyên dương HS nêu đúng.
4. Củng cố :
- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.
- Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, sự chuyển biến về kinh tế đã làm thay đổi xã hội Việt Nam. Đời sống người dân lúc bầy giờ rất cơ cực, lầm than.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng .
+ Chủ yếu là nông nghiệp và buôn bán nhỏ.
+ Khai thác khống sản, giao thông vận tải, buôn bán lớn.
+ Thực dân Pháp và một bộ phận theo chúng.
+ Địa chủ phong kiến và nông dân.
+ Viên chức, trí thức, chủ xưởng, nhà buôn, công nhân, 
+ Khốn khổ, cơ cực, làm không có ăn, 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lần lượt trả lời từng câu hỏi.
+ Thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác khống sản làm xuất hiện các ngành kinh tế mới.
+ Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành, xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp mới.
+ Cực khổ mà vẫn không đủ ăn, đủ mặc.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
Tuần 5
Bài 5
Phan Bội Châu 
và phong trào Đông du
*****
Ngày dạy : 20/09/2013
I. Mục tiêu :
	Giúp HS:
- Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. 
- Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và hoạt động của Phan Bội Châu.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình trong SGK.
	- Bản đồ thế giới.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu câu HS trả lời câu hỏi:
 + Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam đã xuất hiện những ngành kinh tế nào ?
 + Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân cả nước đều đứng lên kháng ciến chống Pháp, nhưng các phong trào đấu tranh đều thất bại. Đến đầu thế kỉ XX, xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hai ông đã đi theo khuynh hướng cứu nước mới, khuynh hướng đó sẽ được các em biết đến qua bài học hôm nay.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Giới thiệu sơ lược về Phan Bội Châu.
 + Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích gì ?
 + Kể lại những nét chính về phong trào Đông Du.
 + Nêu ý nghĩa của phong trào Đông Du.
- Yêu cầu trình bày kết quả
- Nhận xét, treo bản đồ và chốt lại ý đúng.
- GV giới thiệu thêm một số điểm tiêu biểu về Phan Bội Châu.
* Hoạt động 2
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Tại sao Phan Bội Châu lại dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giăïc Pháp ?
 + Phong trào Đông du kết thúc như thế nào ?
 + Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách mạng ở nước ta ?
 - Nhận xét, tuyên dương HS nêu đúng.
4. Củng cố :
- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.
- Cho xem ảnh của Phan Bội Châu và giới thiệu: Phan Bội Châu là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
+ Mục đích là cứu nước.
+ Đưa những người yêu nước sang đào tạo ở nước Nhật tiên tiến để có kiến thức khoa học, kĩ thuật sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước.
+ Khơi dâïy lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận theo cặp và trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
Tuần 6
Bài 6
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước
*****
Ngày dạy : 27/09/2013
I. Mục tiêu :
	Giúp HS biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng, với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.
	* HS khá, giỏi biết vì sao Nguyễn Tất Thành tìm con đường mới để cứu nước.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình trong SGK.
	- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu càu HS trả lời câu hỏi:
 + Em hãy thuật lại phong trào Đông Du.
 + Vì sao phong trào Đông Du thất bại ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các phong trào chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng đều thất bại vì chưa có con đường cứu nước đúng đắn. Đầu thế kỉ XX, Bác Hòa kính yêu của chúng ta đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Tìm hiểu về gia đình, quê hương của Nguyễn Tất Thành.
 + Mục đích đi ra nước ngồi của Nguyễn Tất Thành là gì ?
 + Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngồi để tìm đường cứu nước được biểu hiện ra sao ?
- Yêu cầu trình bày kết quả
- Nhận xét, treo bản đồ và chốt lại ý đúng.
* Hoạt động 2
- Treo bản đồ, xác định vị trí của thành phố Hòa Chí Minh, kết hợp với ảnh Bến cảng Nhà Rồng để trình bày sự kiện ngày 5-6-1911, Nguyễn tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Thông qua bài học, em hiểu Bác Hòa là người như thế nào ?
 + Nếu không có bác Hòa ra đi tìm đường cứu nước thì nước ta sẽ như thế nào ?
- Nhận xét, tuyên dương HS nêu đúng.
- GV giới thiệu thêm: Bến Nhà Rồng được công nhận là Di tích lịch sử.
4. Củng cố :
- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.
- Với lòng yêu nước, thương dân, bác Hòa đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh cả đời mình để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
+ Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hòang Thị Loan, một phụ nữ đảm đang, chăm lo cho chòang con hết mực.
 + Yêu nước, thương dân, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp.
 + Với hai bàn tay trắng, xưng tên là Văn Ba, Nguyễn Tất Thành đến xin việc trên một chiếc tàu buôn Pháp sắp trở về châu Aâu và sẵn sàng làm bất cứ việc gì.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát bản đồ, ảnh và chú ý nghe trình bày.
- Suy nghĩ và trình bày ý kiến.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
Tuần 7
Bài 7
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 
*****
Ngày dạy : 04/10/2013
I. Mục tiêu :
	Giúp HS biết:
- Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930.
- Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình trong SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu câu HS trả lời câu hỏi:
 + Hãy nêu những khó khăn của Nguyễn Tất Thành khi dự định ra nước ngồi.
 + Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Sau khi tìm ra con đường cứu nước theo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước, thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam, đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
 + Đảng ta được thành lập trong Hoàn cảnh nào?
 + Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng ?
- Yêu cầu trình bày kết quả
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
* Hoạt động 2
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Vì sao cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản ?
 + Hội nghị thành lập Đảng diễn ra ở đâu ? Vào thời gian nào? Ai là người chủ trì Hội nghị?
 + Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?
 + Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng: Cách mạng Việt Nam có một tổ chức tiên phong lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi theo con đường đúng đắn.
4. Củng cố :
- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.
- Là người có hiểu biết sâu sắc về lí luận và thực tiễn cách mạng, có uy tín trong phong trào cách mạng quốc tế; được những người yêu nước Việt Nam ngưỡng mộ, Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Dựa vào thông tin trong SGK, suy nghĩ và trả lời.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tham khảo SGK, nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
 + Để tăng thêm sức mạnh của cách mạng.
 + Ngày 3-2-1930, ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
+ Sự thống nhất các tổ chức cộng sản đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đúng hướng.
+ Đảng ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
Tuần 8
Bài 8
Xô viết Nghệ - Tĩnh
*****
Ngày dạy : 11/10/2013
I. Mục tiêu :
	Giúp HS:
	- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An.
	- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình trong SGK.
	- Bản đồ Việt Nam.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu câu HS trả lời câu hỏi:
 + Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra ở đâu ? Do ai chủ trì ?
 + Trình bày kết quả của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Treo bản đồ và giới thiệu: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo phong trào cách mạng mạnh mẽ, nổ ra trong cả nước, đó là phong trào cách mạng trong những năm 1930 - 1931. Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An.
 + Tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930-1931 như thế nào?
- Yêu cầu trình bày kết quả
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
* Hoạt động 2
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Nêu những chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ - Tĩnh giành được chính quyền cách mạng.
 + Nêu yÙ nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
4. Củng cố :
- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.
- Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đàn áp, triệt hạ làng xóm. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống. 
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Cách mạng mùa thu.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
 + Không hề xảy ra trộm cướp; những tập tục mê tín dị đoan bãi bỏ, đả phá nạn cờ bạc, rượu chè, 
+ Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động; cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
Tuần 9
Bài 9
Cách mạng mùa thu 
*****
Ngày dạy : 21/10/2010
I. Mục tiêu :
	Giúp HS biết:
- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
- Biết CMT8 nổ ra vào thời gian nào, kết quả của CMT8.
* Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội. Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về CMT8 ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình trong SGK.
	- Tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu câu HS trả lời câu hỏi:
 + Thuật lại cuộc biểu tình ở Nghệ An ngày 12-9-1930.
 + Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ - Tĩnh diễn ra điều gì mới ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Cuối năm 1940, quân Nhật kéo vào xâm lược nước ta. Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, giành quyến đô hộ nước ta. Giữa tháng 8-1945, Nhật đầu hàng đồng minh, chớp lấy thời cơ ngàn năm có một, Đảng và Bác Hòa ra lệnh tồn dân khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám đã giành được thắng lợi quyết định ở những thành phố lớn như Huế, Sài Gòn, nhất là ở Hà Nội.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Việc vùng lên giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào ? Kết quả ra sao ?
 + Trình bày ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng và giới thiệu nét cơ bản về cuộc khởi nhĩa ở Huế (23-8), Sài Gòn (25-8) và ở địa phương Sóc Trăng (25-8)
* Hoạt động 2
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Khí thế của Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì ?
 + Cuộc vùng lên của nhân dân đã đạt được kết quả gì ? Kết quả đó mang lại tương lai gì cho nước nhà ? 
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
4. Củng cố :
- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.
- Hòa cùng khí thế của cả nước, quân dân Sóc Trăng chúng ta với khí thế mãnh liệt đã khởi nghĩa cướp chính quyền ở quê hương. Cuộc Cánh mạng tháng Tám thành công đã vẽ nên trang lịch sử sáng ngời của dân tộc.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Bác Hòa đọc Tuyên ngôn Độc lập.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng .
 + Không khí hào hùng, khí thế mãnh liệt của đồn quân khỏi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã làm cho bọn phản cách mạng hoảng sợ phải đầu hàng. Ta đã giành được chính quyền, cách mạng thắng lợi tại hà Nội.
 + Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội là ngòi pháo cho các cuộc khởi nghĩa của cả nước.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
 + Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của quân và dân ta.
 + Giành độc lập, tự do cho nước nhà, đưa nhân dân thốt khỏi kiếp nô lệ.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
Tuần 10
Bài 10
Bác Hòa đọc Tuyên ngôn Độc lập
*****
Ngày dạy : 28/10/2010
I. Mục tiêu :
	Giúp HS:
- Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hòa Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập.
- Ghi nhớ đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Hình trong SGK.
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu câu HS trả lời câu hỏi: Tại sao ngày 19-8 được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước cần phải có chính quyền để điều hành đất nước. Thế là một chính phủ lâm thời được ra mắt ngay sau khi Bác Hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Yêu cầu thuật lại diễn biến của buổi lễ.
+ Trình bày nội dung chính của đoạn trích Tuyên ngôn Độc lập.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
* Hoạt động 2
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Sự kiện ngày 2-9-1945 có tác động như thế nào đối với lịch sử nước ta ?
 + Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hòa trong lễ tuyên bố độc lập.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
4. Củng cố :
- Yêu cầu đọc nội dung chính của bài.
- Sau 80 nô lệ, bản Tuyên ngôn độc lập như chiếc chìa khố mở gông xiềng cho dân tộc ta. Đất nước ta giờ đây đã độc lập, dân tộc ta đã được tự do, có được điều đó là nhờ vào sự hi sinh cao cả của Bác Hòa- người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn và những người đã ngã xuống để bảo vệ quê hương đất nước.
5. Dặn dò :
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Tham khảo SGK, nhóm hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng .
 + Đọc đoạn "Ngày 2-9-1945 bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập" và thuật lại diễn biến.
 + Khẳng định quyền độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận và trả lời câu hỏi:
 + Khẳng định quyền độc lập dân tộc, khai sinh chế độ mới.
 + Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, góp ý.
- Tiếp nối nhau đọc.
Tuần 11
Bài 11
Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống
thực dân Pháp xâm lược và đô hộ 
(1858 - 1945)
*****
Ngày dạy : 04/11/2010
I. Mục tiêu :
	Giúp HS nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến 1945.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
- Bản thống kê các sự kiện đã học.
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu câu HS trả lời câu hỏi: 
 + Hãy tả lại không khí tưng bừng của buổi lễ tuyên bố độc lập.
 + Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hòa thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định điều gì ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới :
- Giới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp các em nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện đó qua bài Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858-1945)
- Ghi bảng tựa bài.
* Hoạt động 1
- Chia lớp thành 2 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu thảo luận các câu hỏi trong phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Trả lời các câu hỏi sau:
 + Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã tập trung thực hiện những nhiệm vụ gì ?
 + Hãy nêu một số nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858-1945.
 + Hãy kể lại một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử trong giai đoạn này mà em nhớ nhất.
 + Nêu sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thời gian.
1585 1930 1945
- Treo bản đồ hành chính, yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, treo bảng thống kê và chốt lại ý đúng. 
* Hoạt động 2
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Nêu ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 + Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
4. Củng cố :
- Sau hơn 80 chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, tinh thần đấu tranh kiên cường và dũng cảm của quân dân ta đã chiến thắng thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặc mới cho đất nước: Một đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh; một dân tộc Việt Nam độc lậ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_5_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2013_2014.doc