Giáo án Kĩ năng sống Lớp 5 - Tiết 1+2+3: Kĩ năng giải quyết xung đột
Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- HS nêu được 1 số ví dụ về xung đột trong hoạt động học tập, vui chơi.
- Cách giải quyết xung đột trong các hoạt động đó.
- Biết được các dấu hiệu của xung đột và ý nghĩa của kĩ năng giải quyết xung đột.
- Hiểu được một số yêu cầu, các bước khi giải quyết xung đột.
- Vận dụng một số yêu cầu, các bước trên để giải quyết xung đột trong học tập và cuộc sống.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được các dấu hiệu của xung đột và ý nghĩa của kĩ năng giải quyết xung đột.
- Hiểu được một số yêu cầu, các bước khi giải quyết xung đột.
- Vận dụng một số yêu cầu, các bước trên để giải quyết xung đột trong học tập và cuộc sống.
2. Kĩ năng: Rèn một số kỹ năng hợp tác, lắng nghe, giao tiếp, thực hành.
3. Năng lực, phẩm chất: Tạo cơ hội cho HS hình thành các năng lực, phẩm chất: Tự học, tự giải quyết vấn đề; tự phục vụ, tự quản; chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương.
II. Chuẩn bị
Một số tờ giấy A4 để học thực hành, phiếu học tập
BUỔI CHIỀU Tiết 1+2+3 Kĩ năng sống: KĨ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - HS nêu được 1 số ví dụ về xung đột trong hoạt động học tập, vui chơi. - Cách giải quyết xung đột trong các hoạt động đó. - Biết được các dấu hiệu của xung đột và ý nghĩa của kĩ năng giải quyết xung đột. - Hiểu được một số yêu cầu, các bước khi giải quyết xung đột. - Vận dụng một số yêu cầu, các bước trên để giải quyết xung đột trong học tập và cuộc sống. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được các dấu hiệu của xung đột và ý nghĩa của kĩ năng giải quyết xung đột. - Hiểu được một số yêu cầu, các bước khi giải quyết xung đột. - Vận dụng một số yêu cầu, các bước trên để giải quyết xung đột trong học tập và cuộc sống. 2. Kĩ năng: Rèn một số kỹ năng hợp tác, lắng nghe, giao tiếp, thực hành. 3. Năng lực, phẩm chất: Tạo cơ hội cho HS hình thành các năng lực, phẩm chất: Tự học, tự giải quyết vấn đề; tự phục vụ, tự quản; chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương. II. Chuẩn bị Một số tờ giấy A4 để học thực hành, phiếu học tập Hoạt động học tập của HS Hỗ trợ của GV * Khởi động: - HS hát Bài hát: (Dựa theo nền nhạc cả nhà thương nhau) Cho đi em là ta đã nhận, nhận đi em vì ta đã cho Nhận và cho cùng đi bên nhau Nhận thật tốt cho nhau tuyệt vời 1. Bước 1: Trải nghiệm - HS thực hành theo Y/C của GV 2. Bước 2: Thông báo - Khi nịt đứt cả hai đều bị đau. Tại 2 đầu day nịt bật lại cả hai phía nên cả hai đều bị đau. - Sợi dây chun tượng trưng cho (Mối quan hệ) - Nếu 2 người kéo dây nịt căng quá sẽ bị đứt - Mối quan hệ giữa hai người đang xung đột. 3. Bước 3: Thảo luận - Khi mối quan hệ quá căng thì sẽ bị tan vỡ, cả hai người đều bị tổn thương. Không ai muốn bị tổn thương. Vì sợ bị đau. - HS nối dây nịt. - Khi nối dây nịt không được như cũ nữa. Nếu đứt sẽ bị đứt ở chỗ cũ. => Khi xung đột 1 trong 2 người nên Nhún nhường, chấp nhận, buông tha để hóa giải. 4. Bước 4: Tổng quan 5. Bước 5: tiến tiếp: Tiết 2, 3 - Khởi động: Yoga cười: + hô hô – ha ha ha (Thực hành vỗ tay – chim cánh cụt – cười) + (Xuất sắc) 2 – ha ha ha + (Tuyệt vời)2 – ha ha ha 1. Bước 1: Trải nghiệm - HS điền từ theo thứ tự sau: - Cả giận mất khôn. - Một điều nhịn là chín điều lành - Tránh voi chẳng xấu mặt nào - Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 2. Bước 2: Thông báo - HS nêu. 3. Bước 3: Thảo luận - HS nêu 4. Bước 4: Tổng quan - HS nêu: Giải quyết xung đột. - Khi có xung đột chúng ta hãy tìm cách giải quyết ôn hòa để hóa giải xung đột. 5. Bước 5: Tiến tiếp: Cách giải quyết : 1. Chủ động nhận lỗi 2. Bình tĩnh giải thích cho nhau nghe, không cãi nhau lớn tiếng. 3. Nên hít thở sâu, ra chỗ thông thoáng, thư giãn. 4. Trước hết, em và bạn cùng tìm hiểu nguyên nhân, giải thích cho nhau hiểu. Nếu vẫn không giải quyết được thì nhờ thầy cô giáo hoặc bạn thân giúp đỡ. - Nếu là người nhận bức thư trong câu chuyện trên, em sẽ xin lỗi bạn, mong bạn tha thứ để bạn hiểu và tha thứ. Có thể sử dụng sơ đồ sau để giải quyết mâu thuẫn SUY NGHĨ XÁC ĐỊNH PHÂN TÍCH GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN THUẪN ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN GIẢI QUYÊT - GV cho lớp hát * GV Y/C 2 HS cùng Kéo nịt - Khi nịt đứt có ai bị đau không? Tại sao lại đau? - Sợi dây chun tượng trưng cho điều gì? - Nếu 2 người kéo dây nịt căng quá sẽ ra sao? - Mối quan hệ với ai? - Khi mối quan hệ quá căng thì sẽ bị tan vỡ, Ai là người bị tổn thương? Có ai muốn bị tổn thương không? Vì sao? - Y/C HS nối dây nịt. - Khi nối dây nịt có được như cũ nữa không? Nếu đứt sẽ bị ở chỗ nào? => Khi xung đột 1 trong 2 người nên làm gì để hóa giải? (Nhún nhường, chấp nhận, buông tha) - Khi 2 bạn cãi nhau người thứ 3 làm thế nào để giải quyết xung đột? - Quy trình giải quyết xung đột: 5 bước + Tách 2 bên ra + Ngồi xuống + Uống nước (Để bình tĩnh lại) + Lắng nghe (Ghi nhận, không phán xét) + Hỏi, tìm giải pháp - Thực hành hoặc đóng vai. Hãy điền những từ gợi ý dưới đây và chố trống: voi, chín, đá nhau, mất khôn. - Cả giận................................................ - Một điều nhịn là...................điều lành - Tránh ....................chẳng xấu mặt nào - Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài..................... - Em hiểu những câu thành ngữ trên muốn khuyên ta điều gì? Xung đột là vấn đề khó tránh khỏi và nảy sinh trong mọi mối quan hệ cũng như bên trong con người của chúng ta. - Tại sao lại có những cuộc xung đột? Bạn lo sợ mất đi điều gì? Liệu rằng sự giận dữ /thất vọng của bạn là đúng đắn và phù hợp hay bạn đã quá phóng đại sự việc? - Điều mong muốn của bạn là gì? => Bạn rút ra bài học gì? - Hãy đưa ra cách giải quyết để tránh xảy ra mâu thuẫn hoặc giải quyết mâu thuẫn một cách hợp lý trong các tình huống sau: 1. Khi em phạm lỗi. 2. Khi em bất đồng quan điểm với người khác. 3. Khi em quá bực mình, nóng nảy. 4. Khi giữa em và bạn mâu thuẫn ngày càng lớn. => Khi có mâu thuẫn, hãy tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách giải quyết ôn hòa, đó là cách tốt nhất để giải quyết xung đột. Chia sẻ - Phản hồi Bức tâm thư Bạn à, vậy là cũng đã ba tuần rồi, hai ngày rưỡi và 4 giờ trôi qua, mình không nói chuyện với nhau rồi bạn nhỉ. Cây bút chì yêu quý- kỉ vật của một người bạn cũ tặng mình, mình luôn cất giữ nó rất cẩn thận và không dám dùng nữa. Vậy mà trong giờ ra chơi, khi mình không có trong lớp, bạn đã lấy cái bút chì đó mà không hỏi ý kiến mình. Mình buồn lắm vì nghĩ rằng bạn không tôn trọng mình. Nếu là mình, bạn có buồn không? - Nếu là người nhận bức thư trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì để bạn hiểu và tha thứ? Xử lý tình huống Trong giờ ra chơi, Hà đến gặp cô giáo và thưa: “Thưa cô, bạn Minh bảo các bạn là đừng chơi với em nữa ạ”. Cô ân cần bảo: “Cô hiểu rồi, cô sẽ gặp bạn Minh. Nhưng trước hết, em hãy gặp bạn ấy và hỏi rõ lí do xem nhé!”. Hà vẻ mặt không vui, giọng lí nhí: “Vâng ạ!” Nếu là Hà, em sẽ làm gì? GVKL: - Cùng nhau hóa giải xung đột. - Biết khi nào nên nhượng bộ. - Nhờ đến sự giúp đỡ của bên thứ ba hay người ngoài cuộc. Nếu bạn thấy bạn không còn cách nào khác và đang khiến tình hình ngày càng tệ thêm, cân nhắc nhờ người khác giúp hóa giải mối bất hòa. Bạn có thể nhờ đến một chuyên gia tư vấn hoặc một người bạn thân là bạn chung của hai người để giải quyết mối bất hòa. Người ngoài cuộc sẽ có góc nhìn tốt hơn về tình huống trong khi những người trong cuộc lại có nhiều cảm xúc ngăn họ không thể suy nghĩ mọi chuyện rõ ràng. * Điều chỉnh, bổ sung tiết dạy: ................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................ ________________________________________________________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ki_nang_song_lop_5_tiet_123_ki_nang_giai_quyet_xung.docx