Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 33: Tác động của con người đến môi trường rừng - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy
I. Mục tiêu: giúp HS:
- Nêu được những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá.
- Nêu được tác hại của việc phá rừng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Hình vẽ trong SGK trang 134, 135.
- Tư liệu, thông tin về con số rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi bài.
- Tư liệu, thông tin về con số rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 5 - Tuần 33: Tác động của con người đến môi trường rừng - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33 Thứ ba, ngày 01 tháng 5 năm 2018 KHOA HỌC TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG Mục tiêu: giúp HS: - Nêu được những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá. - Nêu được tác hại của việc phá rừng. II. Chuẩn bị Giáo viên: Hình vẽ trong SGK trang 134, 135. Tư liệu, thông tin về con số rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng. Học sinh: SGK, vở ghi bài. Tư liệu, thông tin về con số rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng. III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ * Mục tiêu: HS ôn kiến thức bài trước * Cách tiến hành: - GV gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những thứ môi trường cung cấp cho con người và nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người? - HS, GV nhận xét. B. Bài mới 1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận * Mục tiêu: HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến rừng bị tàn phá. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 (3 phút), quan sát các hình trang 134/ SGK và thực hiện các yêu cầu: + Trình bày nội dung từng tranh? + Em hãy cho biết con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì? + Còn nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá? - Các nhóm quan sát các tranh SGK trang 134, thảo luận nội dung, ý nghĩa từng tranh kết hợp trả lời các câu hỏi. - Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung 1 tranh. - Các nhóm khác bổ sung: + Hình 1: Con người phá rừng lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp. + Hình 2: Phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác. + Hình 3: Phá rừng để lấy chất đốt. + Hình 4: Rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng. - GV kết luận: Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy; chặt cây lấy gỗ, đóng đồ dùng gia đình; phá rừng để lấy đất làm nhà, làm đường, 2. Hoạt động 2: Thảo luận và liên hệ thực tế * Mục tiêu: HS nêu được tác hại của việc phá rừng. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (3 phút) về: + Hậu quả của việc phá rừng? + Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai, )? - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện một số nhóm trình bày. - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Hậu quả của việc phá rừng: + Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán thường xuyên. + Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. + Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, có thể bị tuyệt chủng. 3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò * Mục tiêu: HS vẽ tranh, khắc sâu kiến thức đã học. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS vẽ và trưng bày các tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của nó. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: “Tác động của con người đến môi trường đất”. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_5_tuan_33_tac_dong_cua_con_nguoi_den_mo.docx