Giáo án Kể chuyện 5 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2014-2015

Giáo án Kể chuyện 5 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2014-2015

A- MỤC TIÊU :

-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, biết bênh vực người yếu. Hiểu các từ khó: cỏ xước, lương ăn, mai phục, ngắn chùn chùn, thui thủi. Phát hiện được những cử chỉ, lời nói cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài

-Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật ( Nhà Trò và Dế Mèn).

-Giáo dục HS lòng nhân ái,nghĩa hiệp, biết bênh vực, giúp đỡ người gặp khó khăn.

B- CHUẨN BỊ :

 Thầy : Tìm hiểu sơ lược tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”, bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc (Đoạn 3)

Trò: xem trước bài ở nhà

 

doc 18 trang quynhdt99 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện 5 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẤN 1
Thứ hai
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phân môn: TẬP ĐỌC
Tên bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Tuần: 01 Tiết: 01
Ngày dạy: 
A- MỤC TIÊU :
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, biết bênh vực người yếu. Hiểu các từ khó: cỏ xước, lương ăn, mai phục, ngắn chùn chùn, thui thủi. Phát hiện được những cử chỉ, lời nói cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài
-Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật ( Nhà Trò và Dế Mèn).
-Giáo dục HS lòng nhân ái,nghĩa hiệp, biết bênh vực, giúp đỡ người gặp khó khăn.
B- CHUẨN BỊ :
 Thầy : Tìm hiểu sơ lược tác giả Tô Hoài, tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”, bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc (Đoạn 3)
Trò: xem trước bài ở nhà
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Khởi động:
Cho học sinh hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết”
Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK Tiếng Việt Lớp 4 (T.1)-giới thiệu chủ điểm đầu tiên “ Thương người như thể thương thân”( Nói về lòng nhân ái , thương người, biết bênh vực, giúp đỡ người gặp khó khăn)
II/ Bài dạy : “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
Giới thiệu tác giả Tô Hoài và sơ lược về tác phẩm “ Dế Mèn phiêu lưu ký”
GV cho HS quan sát tranh và hỏi:
+ Bức tranh vẽ gì?
+ HS trả lời
+Dế Mèn đang làm gì?
+GV chốt lại: Bức tranh vẽ cảnh Dế Mèn và Chị Nhà Trò đang nói chuyện với nhau, để biết được nội dung cuộc trò chuyện này thì tiết tập đọc hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc: Học sinh đọc trôi chảy, phát âm đúng, hiểu nghĩa của từ khó.
Đ1: 2 dòng đầu
Đ2: 5 dòng tiếp theo
Đ3: 6 dòng tiếp theo
Đ4: còn lại
Lần 1: Cho HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn- Nhận xét sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.
Lần 2: Cho HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn -Hỏi nghĩa của từ, kết hợp chú giải và giải thích thêm: ngắn chùn chùn : ngắn đến mức quá đáng, trông khó coi; thui thủi: cô đơn, một mình lặng lẽ 
GV đọc toàn bài
Tìm hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung, trả lời được các câu hỏi có trong bài.
Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
Nhà Trò bị bọn nhện đe doạ như thế nào?
Những cử chỉ và lời nói nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Trong câu chuyện có nhiều hình ảnh nhân hoá, em thích hình ảnh nào nhất?
Theo em, qua câu chuyện này, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?- GV kết hợp ghi bảng nd chính.
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện đọc lại, đọc diễn cảm:
Cho 4 HS đọc lại 4 đoạn - Nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm
Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3: giọng kể ;nhấn giọng ở các từ: mất đi, thui thủi, chẳng đủ, bắt em, vặt chân vặt cánh, ăn thịt em.
Cho HS đọc phân vai toàn bài
Củng cố: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh
Tổ chức thi đọc diễn cảm
Nhận xét tuyên dương
Cần quan tâm giúp đỡ, bênh vực người gặp khó khăn, hoạn nạn.
III/ Tổng kết, đánh giá:
Luyện đọc diễn cảm bài văn
Xem trước bài “Mẹ ốm”
Nhận xét tiết học.
Cả lớp vỗ tay và hát
Cá nhân theo dõi qua mục lục SGK và lắng nghe.
Cả lớp lắng nghe
Cá nhân
Cá nhân + SGK/tr 4
Cá nhân thực hiện, cả lớp đọc thầm và nhận xét
Cả lớp lắng nghe
Cá nhân đọc thầm và thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi
HSKT trả lời 
Lắng nghe và thực hiện
3 HS thực hiện
Đại diện của 3 dãy bàn
Lắng nghe
Thứ tư
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Phân môn: TẬP ĐỌC
Tên bài: Mẹ ốm 
Tuần: 01 Tiết: 05
Ngày dạy: 
A- MỤC TIÊU :
-Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với người mẹ bị ốm.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc ít nhất một khổ thơ trong bài)
 -Đọc đúng các tiếng dễ lẫn: khép lỏng, nóng ran, cơi trầu. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, giọng nhẹ nhàng. Bước đầu đọc diễn cảm 1,2 khổ thơ.
-Giáo dục HS lòng yêu thương, hiếu thảo.
B- CHUẨN BỊ :
 Thầy : bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc (Đoạn4,5)
 Trò :xem trước bài ở nhà
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Khởi động:
Cho học sinh hát bài “Cả nhà thương nhau”
Kiểm tra: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”:
Gọi học sinh đọc đoạn, hỏi câu hỏi có liên quan đến đoạn vừa đọc.
Em hãy nêu nd chính của bài.
Tìm câu ca dao, tục ngữ nói về lòng nhân ái, biết giúp đỡ người khác.
Nhận xét
II/ Bài dạy : “ Mẹ ốm”
Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
Luyện đọc: Học sinh đọc trôi chảy, phát âm đúng, hiểu nghĩa của từ khó.
Lần 1:Cho HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn - Nhận xét sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi.
 “ Lá trầu / khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay ”
Lần 2: Cho HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn - Hỏi nghĩa của từ, kết hợp chú giải và giải thích thêm: khô giữa cơi trầu, Truyện Kiều, lặn trong đời mẹ, y sĩ.
Lần 3: Cho HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn- Nhận xét tổng quát.
GV đọc toàn bài
Tìm hiểu nội dung bài: Hiểu nội dung, trả lời được các câu hỏi có trong bài.
“ Lá trầu khô ..sớm trưa”- Em hiểu những câu thơ trên nói lên điều gì?
Những câu thơ nào nói lên sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ?
Những chi tiết nào trong bài bộc lộ tình cảm yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ?
Hoạt động 2:Hướng dẫn luyện đọc lại, đọc diễn cảm:
Cho HS đọc lại các đoạn - Nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm.
Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc diễn cảm khổ 4,5 giọng vui vẻ vì mẹ đã khỏi bệnh.
Cho học sinh luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp.
Yêu cầu học sinh nhẩm HTL bài thơ.
Củng cố: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh
Thi đọc thuộc lòng bài thơ
Bài thơ viết theo thể thơ nào?
Bài thơ nói lên điều gì? - Kết hợp ghi bảng nd chính.
III/ Tổng kết, đánh giá:
Luyện đọc diễn cảm và HTL bài thơ
Thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo với ông bà , cha mẹ
Xem trước bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tt)”
Nhận xét tiết học.
Cả lớp vỗ tay và hát
Cá nhân + SGK/tr4
Cá nhân + SGK/tr 9
Cá nhân thực hiện, cả lớp đọc thầm và nhận xét
Lắng nghe
Đọc thầm và thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi
Đọc thầm 2 khổ thơ đầu
Đọc thầm đoạn 3
Đọc thầm toàn bài
Lắng nghe và thực hiện
Nhóm đôi cùng bàn
Cá nhân
Cá nhân xung phong thực hiện
Lắng nghe
Thứ ba
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phân môn: CHÍNH TẢ
Tên bài: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( nghe-viết)
Tuần: 01 Tiết: 02
Ngày dạy:
A- MỤC TIÊU :
-Hiểu nội dung và một số từ khó để viết đúng, viết đẹp đoạn “ Từ đầu . vẫn khóc”; không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài.
-Làm đúng các bài tập 2a,b: phân biệt tiếng có vần an/ang dễ lẫn, tìm đúng tên vật chứa tiếng có âm đầu l/n hoặc có vần an/ang.
-Giáo dục tính cẩn thận
-HSKT viết được 3 câu của bài
B- CHUẨN BỊ :
Thầy : bảng phụ viết sẵn đoạn viết chính tả
 Giải câu đố có trong bài
 Trò : xem trước bài ở nhà, bảng con, 
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Khởi động:
Cho học sinh nắm được yêu cầu chung của 1 bài chính tả
Hướng dẫn HS sử dụng SGK ( bài tập có dấu ( )), cách sử dụng tập Chính tả và VBT .
II/ Bài dạy : “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”
Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn viết:
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết CT trong SGK.
Trao đổi về đoạn trích:
Đoạn trích cho em biết điều gì?
Trong đoạn trích đề cập đến những nhân vật nào? Cách viết tên của các nhân vật đó?
Hướng dẫn viết từ khó, dễ sai:
Theo em, trong đoạn viết có những từ nào dễ viết sai?
Giáo viên bổ sung thêm các từ: cỏ xước, tỉ tê, chỗ chấm, điểm vàng, khoẻ 
Yêu cầu HS phân tích cấu tạo tiếng, phân biệt âm đầu, vần của các tiếng vừa nêu.
Yêu cầu học sinh đọc lại toàn bộ các từ khó viết.
Cho 1 HS đọc lại đoạn viết 
Hoạt động 2:Cho HS viết bài vào vở:
Nhắc nhở cách trình bày bài viết, tư thế ngồi khi viết.
GV đọc bài cho HS viết.
Treo bảng phụ - hướng dẫn soát lỗi chính tả
Chấm bài, hệ thống lỗi
Hoạt động 3:Luyện tập - thực hành :
Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài (2) : an hay ang
 Bài (3): Giải câu đố: a/ la bàn
 b/ hoa ban
Củng cố: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh
Thi đua viết đúng , đẹp:“ Chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội”
Nhận xét, tuyên dương
III/ Tổng kết, đánh giá:
Nhận xét
Sửa sai các từ viết sai trong bài, HTL 2 câu đố trên.
Bài sau : “Mười năm cõng bạn đi học”.
Cả lớp lắng nghe
Cá nhân theo dõi SGK
Cá nhân trả lời câu hỏi
Cá nhân nêu ra từ dễ viết sai
Cá nhân viết bảng con
Lắng nghe
Cá nhân + vở
Lắng nghe và thực hiện vào VBT
Đại diện 3 dãy bàn
Lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tên bài: Cấu tạo của tiếng
Tuần: 01 Tiết: 03
Ngày dạy:
A- MỤC TIÊU :
-Học sinh biết được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần và thanh – Nội dung ghi nhớ.
-Điền được các bộ phận của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT 1 vào bảng mẫu ( mục III).
-Yêu tiếng Việt, ham thích học phân môn LTVC.
-HSKT biết được tiếng gồm có 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh
B- CHUẨN BỊ :
Thầy : bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng.
 Trò : xem trước bài ở nhà
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Khởi động:
Giới thiệu sơ lược về chương trình của phân môn LTVC ở L4, số tiết trong một tuần.
Nêu yêu cầu khi học tiết LTVC
II/ Bài dạy : “ Cấu tạo của tiếng”
Hoạt động 1:Nhận xét: HS rút ra kết luận cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận : âm đầu, vần, thanh.
Đếm số tiếng trong câu tục ngữ: Dòng đầu: 6 tiếng
 Dòng sau: 8 tiếng
Đánh vần tiếng “ bầu”: bờ - âu- bâu- huyền- bầu
Giáo viên ghi bảng bằng 3 màu phấn:
 b (1) – âu (2) – huyền (3)
Dựa vào cách đánh vần và cách ghi bảng như trên, em hãy cho biết tiếng “ bầu”do những bộ phận nào tạo thành?
Phân tích cấu tạo các tiếng còn lại.
Vậy, tiếng do những bộ phận nào tạo thành?
Tiếng nào có đủ các bộ phận như tiếng “ bầu”?
Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng “ bầu”? ( tiếng “ơi” chỉ có vần và thanh, không có âm đầu)
Vậy, trong 3 bộ phận cấu tạo của tiếng, bộ phận nào bắt buộc phải có?
=>Trong mỗi tiếng, bộ phận vần và thanh bắt buộc phải có mặt,bộ phận âm đầu không bắt buộc phải có. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết, các thanh khác được đánh dấu phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.
Hoạt động 2:Ghi nhớ:
Cho học sinh đọc nd ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 3:Luyện tập - thực hành 
Bài 1 :Xác định cấu tạo của tiếng
Nêu yêu cầu của bài tập
Y/c làm mẫu ( phân tích 1 tiếng)
Thưc hiện bài tập - Sửa chữa
Bài 2 : Dựa vào cấu tạo của tiếng để giải câu đố ( HS khá , giỏi)
Nêu yêu cầu
Y/c HS suy nghĩ, giải câu đố
Củng cố: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh
Trò chơi “ chuyền thăm”, trả lời câu hỏi có trong thăm:
Tiếng gồm có mấy bộ phận? Kể ra?
Bộ phận nào là bắt buộc phải có trong một tiếng?
 Dấu thanh được đánh dấu ở vị trí nào trong 1 tiếng ?
Nhận xét
III/ Tổng kết, đánh giá:
HTL câu đố trên.
Luyện tập phân tích các tiếng trong câu bất kì.
Bài sau : “Luyện tập về cấu tạo của tiếng”
Nhận xét
Cả lớp lắng nghe
Cá nhân theo dõi SGK và thực hiện
Dòng đầu: cá nhân đếm
Dòng sau: cả lớp vừa đếm vừa nhịp tay lên bàn.
Lần 1 : Cá nhân đánh vần
Lần 2 : Cả lớp đánh vần
Thảo luận nhóm đôi
Cá nhân trình bày, nhận xét, bổ sung
Lắng nghe và nhắc lại
Đại diện 3 dãy bàn
2 HS đọc ghi nhớ
Cá nhân + VBT
Cá nhân trình bày và nhận xét
Cá nhân + VBT
Cả lớp hát và chuyền thăm, cá nhân trả lời câu hỏi khi nhận được thăm.
Lắng nghe
Thứ năm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tên bài: Luyện tập về cấu tạo của tiếng 
Tuần: 01 Tiết: 07
Ngày dạy
A- MỤC TIÊU :
-Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học theo bảng mẫu ở BT1. 
-Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.
-Yêu thích hoc Tiếng Việt
-HSKT phân tích được 2,3 tiếng vào bảng phân tích
B- CHUẨN BỊ :
Thầy : Giải câu đố có trong bài, bảng phụ.
 Trò : xem trước bài ở nhà
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Khởi động:
Kiểm tra: “ Cấu tạo của tiếng”
Tiếng được cấu tạo bằng những bộ phận nào?
Phân tích cấu tạo của tiếng có trong câu tục ngữ : “ Lá lành đùm lá rách”
Nhận xét
II/ Bài dạy : “ Luyện tập về cấu tạo của tiếng”
Hoạt động 1:Bài 1 : Ôn tập về cấu tạo của tiếng
Nêu yêu cầu của bài tập
Thi đua thực hiện bài tập nhanh, đúng
Bài 2 : Tìm những tiếng bắt vần nhau
Nêu yêu cầu của bài tập
Em hãy xác định hai tiếng có phần vần giống nhau trong hai câu trên?(“ ngoài” và “ hoài” - giống nhau vần “oai”)
Bài 3 : HS hiểu và xác định tiếng bắt vần hoàn toàn và không hoàn toàn.
Cho HS nêu yêu cầu của bài tập
GV cùng cả lớp nhận xét, rút ra kết luận :
 Cặp tiếng bắt vần nhau : choắt - thoắt, xinh - nghênh
Cặp tiếng có vần bắt nhau hoàn toàn : choắt- thoắt ( vần oăt)
Cặp tiếng có vần bắt nhau không hoàn toàn : xinh – nghênh ( vần inh – ênh)
Bài 4 : HS nêu K.luận thế nào là hai tiếng bắt vần nhau . (HS Khá, giỏi)
Cho HS đọc y/c bài tập
Thế nào là hai tiếng bắt vần nhau?
Bài 5: Giải câu đố dựa vào cấu tạo của tiếng (HS Khá, giỏi)
Cho HS nêu y/c bài tập
GV gợi ý: Đây là câu đố chữ ghi tiếng; Bớt đầu =bớt âm đầu; bỏ đuôi = bỏ âm cuối.
Cho HS thi giải nhanh câu đố - nhận xét
Củng cố: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh
Tiếng gồm có mấy bộ phận? Kể ra? Cho ví dụ?
Bộ phận nào là bắt buộc phải có trong một tiếng?
Nhận xét
III/ Tổng kết, đánh giá:
HTL câu đố trên.
Luyện tập phân tích các tiếng trong câu bất kì.
Bài sau : “Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết”: tra từ điển để biết nghĩa của từ trong BT2.
Nhận xét.
Cá nhân trả lời, nhận xét
2 HS thực hiện trên bảng phụ
Cá nhân + VBT
Nhóm đôi thực hiện
Cá nhân trình bày - Nhận xét
Cá nhân trình bày, cả lớp nhận xét
Cá nhân trả lời
Cá nhân xung phong
Lắng nghe
Thứ sáu
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phân môn: TẬP LÀM VĂN 
Tên bài: Nhân vật trong truyện
Tuần: 01 Tiết: 08
Ngày dạy:
A- MỤC TIÊU :
-Học sinh bước đầu hiểu thế nào là nhân vật ( ND ghi nhớ).
-Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em ( BT1, mục III). Bước đầu kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật. ( BT2, mục III )
-Giáo duc HS biết chia sẻ với người khác thông qua những câu chuyện kể.
-HSKT tìm được các nhân vật trong câu chuyện
B- CHUẨN BỊ :
Thầy : bảng giấy để thảo luận nhóm.
Trò : xem trước bài ở nhà.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Khởi động:
Kiểm tra : “Thế nào là kể chuyện?”
Em hãy kể 1 số câu chuyện mà em biết.
Bài văn KC khác với bài văn không phải là KC ở những điểm nào?
Nhận xét
II/ Bài dạy : “Nhân vật trong truyện”
Hoạt động 1:Phần nhận xét:
Bài tập 1 : Cho HS biết nhân vật trong truyện có thể là người, con vật, cây cối 
Cho HS nêu Y/c bài tập
Em hãy kể tên những truyện mà em vừa học( Sự tích Hồ Ba Bể, Dế Mèn . )
Thảo luận thực hiện câu hỏi ở SGK
Nhân vật trong truyện có thể là người, con vật, cây cối, được nhân hoá.
Bài tập 2 : HS hiểu tính cách của nhân vật được thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ.
Cho 1 HS đọc y/c của bài tập
Thảo luận nhóm, tìm hiểu:
Tính cách của nhân vật Dế Mèn.
Tính cách của nhân vật mẹ con bà nông dân.
Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?
Vậy, tính cách nhân vật thể hiện qua các yếu tố nào?
Hoạt động 2:Ghi nhớ:
Cho học sinh đọc nd ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 3:Luyện tập - thực hành :
Bài 1 : HS biết nhận ra nhân vật thông qua hành động .
Cho HS nêu yêu cầu của bài tập
Cho cả lớp đọc thầm, quan sát tranh minh hoạ
Trả lời câu hỏi ở SGK
Nhận xét. 
Bài 2 : Xây dựng nhân vật trong bài KC đơn giản.
Cho HS nêu yêu cầu
Giáo viên hướng dẫn HS trao đổi , tranh luận.
Cho HS thi kể trước lớp - Nhận xét tuyên dương.
Củng cố: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh.
Tổ chức cho học sinh đặt câu hỏi để đố nhau, nội dung xoay quanh bài học.
Nhận xét
III/ Tổng kết, đánh giá:
Xem lại ghi nhớ của bài
Bài sau : “Kể lại hành động của nhân vật”
Bình chọn HS tiêu biểu trong tiết học- Tuyên dương.
Nhận xét.
Cá nhân trả lời
Cá nhân + SGK
1HS đọc, lớp lắng nghe
Cá nhân trả lời
Nhóm 6 em thảo luận và cử đại diện trình bày.
Nhóm 2 em thảo luận và trình bày
Cá nhân trả lời, nhận xét và lặp lại.
Cá nhân + VBT + SGK
Cá nhân thực hiện
Đại diện 3 dãy làm nòng cốt-Cả lớp đều tham gia.
Lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Phân môn: TẬP LÀM VĂN 
Tên bài: Thế nào là kể chuyện ?
Tuần: 01 Tiết: 06
Ngày dạy
A- MỤC TIÊU :
-Học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện ( ND ghi nhớ).
-Học sinh bước đầu biết kể lại một câu chuyện ngắn có đầu, có cuối, liên quan đến 1,2 nhân vật và nói lên được một điều có ý nghĩa.
-Giáo duc HS biết chia sẻ với người khác thông qua những câu chuyện kể.
-HSKT tìm được các nhân vật trong câu chuyện
B- CHUẨN BỊ :
Thầy : Xem lại một số câu chuyện ở chương trình TV L2,3 để minh hoạ.
Trò : xem trước bài ở nhà, đọc trước bài văn “ Hồ Ba Bể” SGK/tr11.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Khởi động:
Giới thiệu sơ lược về chương trình của phân môn TLV ở L4, số tiết trong một tuần.
Nêu yêu cầu khi học tiết TLV
II/ Bài dạy : “ Thế nào là kể chuyện”
Hoạt động 1:Phần nhận xét:
Bài tập 1 : Cho HS biết trong câu chuyện phải có nhân vật, sự việc và kết quả, ý nghĩa.
Cho HS nêu Y/c bài tập
Y/c HS kể lại câu chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể”
Cho HS thảo luận 3 câu hỏi (a,b,c) và ghi vào bảng giấy.
Cho 1 HS nhắc lại KQ của bài tập 1 : nhân vật, các sự việc và kết quả, ý nghĩa của chuyện “ Sự tích hồ Ba Bể”.
Bài tập 2 : Đối chiếu với đoạn văn tả cảnh hồ Ba Bể để thấy rõ sự khác nhau.
Cho 1 HS đọc bài văn” Hồ Ba Bể “
Y/c HS đọc thầm và trả lời câu hỏi gợi ý:
Bài văn có nhân vật không?
Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không?
=> Bài văn “ Hồ Ba Bể” không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể( dùng trong ngành du lịch hay trong các sách giới thiệu danh lam thắng cảnh).
Bài tập3 : HS rút ra KL thế nào là văn kể chuyện.
Qua các bài tập trên, em hãy cho biết thế nào là kể chuyện?
Hoạt động 2:Ghi nhớ:
Cho học sinh đọc nd ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 3:Luyện tập - thực hành :
Bài 1 : HS biết xây dựng 1 bài KC đơn giản
Cho HS nêu yêu cầu của bài tập
GV nhắc : nhân vật là người phụ nữ có con nhỏ, cần sự giúp đỡ của em, việc tuy nhỏ nhưng rất thiết thực. Chú ý cách xưng hô cho thích hợp khi kể ( em hoặc tôi)
Cho HS tập kể trong nhóm
Cho HS thi kể trước lớp
Nhận xét + Tuyên dương.
Bài 2 : HS xác định nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
Cho HS nêu yêu cầu
Nhận xét
Củng cố: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh.
Thế nào là Kể chuyện?
Nêu tên 1 câu chuyện mà em biết?
Nhận xét
III/ Tổng kết, đánh giá:
Xem lại ghi nhớ của bài
Bài sau : “Nhân vật trong truyện”
Bình chọn HS tiêu biểu trong tiết học- Tuyên dương.
Nhận xét.
Cả lớp lắng nghe
Cá nhân + SGK
1HS kể, lớp lắng nghe
Nhóm 5 thảo luận, cử đại diện trình bày
Cá nhân + SGK/tr11
Cá nhân trả lời, nhận xét và lặp lại.
Lắng nghe
Cá nhân + VBT + SGK
Nhóm 2 em
Lắng nghe và bình chọn
Cá nhân thực hiện
Cá nhân thực hiện
Lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tên bài: Môn Lịch sử và Địa lý (phần chung)
Phân môn: LỊCH SỬ
Tuần: 01 Tiết: 01
Ngày dạy: 
A- MỤC TIÊU :
Học sinh biết :
Môn Lịch sử và Địa lí ở Lớp 4 giúp HS hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
Môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục tinh yêu thiên nhiên, con nguời và đất nước Việt Nam
Giáo dục HS yêu thích môn học, tự hào về lịch sử nước nhà.
B- CHUẨN BỊ :
Thầy : Bản đồ Việt Nam, hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.
Trò : xem trước bài ở nhà.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Khởi động:
Hát “ Nổi trống lên các bạn ơi”
Giới thiệu sơ lược về chương trình của môn Lịch sử và Địa lí ở L4, số tiết trong một tuần.
Nêu yêu cầu khi học tiết Lịch sử, cách sử dụng SGK.
 II/ Bài dạy : “ Môn Lịch sử và Địa lí”
Vị trí và hình dáng của đất nước ta:
Giáo viên treo bản đồ và giới thiệu vị trí và hình dạng của nước ta:
Nước ta bao gồm phần đất liền, vùng trời và vùng biển.
Phần đất liền của nước ta có hình chữ S .
GV giới thiệu 4 hướng Đông - Tây- Nam- Bắc trên bản đồ.
Em hãy quan sát và cho biết các phía Bắc,Nam , Đông, Tây của nước ta giáp với những nước nào, biển nào?
Em hãy xác định vị trí của tỉnh Tiền Giang trên bản đồ Việt Nam?
=> Nước Việt Nam ta thuộc vùng Đông Nam Á, phần đất liền có hình chữ S, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cam- pu- chia.
b- 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam:
Cho mỗi nhóm nhận một tranh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc ở một vùng.
Yêu cầu nhóm mô tả bức tranh đó và cử đại diện trình bày.
=> Thiên nhiên và con người ở nước ta có những đặc điểm riêng biệt, cho dù ở nơi nào, dân tộc nào, đã sống trên dãi đất này đều chung Tổ quốc Việt Nam, chung một lịch sử, chung một truyền thống.
c- Nhiệm vụ của môn học – yêu cầu đối với học sinh:
Để có Tổ quốc tươi đẹp như ngày hôm nay, nhân dân ta đã làm gì?
Để học tốt môn Lịch sử và Địa lý, em cần phải làm gì?
=> Môn học Lịch sử và Địa lý giúp chúng ta biết được đặc điểm về đặc điểm tự nhiên, về truyền thống dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Do đó, để học tốt môn học này chúng ta nên tập trung quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tài liệu, mạnh dạn nêu thắc mắc, trình bày bằng diễn đạt của mình 
Cho học sinh đoc ghi nhớ trong SGK.
Củng cố: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh.
Cho học sinh thi đua kể tên các dân tộc của nước ta.
Nhận xét- tuyên dương.
III/ Tổng kết, đánh giá:
Xem lại bài
Tiết sau :” Bản đồ”
Nhận xét.
Cả lớp vỗ tay và hát tậo thể
Cả lớp lắng nghe
Cả lớp quan sát và lắng nghe
Cá nhân trả lời - nhận xét bổ sung
Nhóm 4 em thảo thuận
Cá nhân trả lời câu hỏi
Cả lớp lắng nghe
Chia 3 đội( theo 3 dãy bàn)
Lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Phân môn: KỂ CHUYỆN
Tên bài: Sự tích hồ Ba Bể
 Tuần: 01 Tiết: 04
Ngày dạy:19/8/2014
A- MỤC TIÊU :
-Học sinh hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Qua đó, ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái .
-Học sinh nghe – kể lại được từng đọan câu chuyện theo tranh minh họa, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể ( do GV kể)
-Tự hào về quê hương đất nước, GD lòng nhân ái, GD môi trường.
-HSKT biết được các nhân vật trong câu chuyện
B- CHUẨN BỊ :
Thầy : Tranh minh hoạ câu chuyện, tranh hồ Ba Bể, đọc bài thơ “ Trên hồ Ba Bể” của tác giả Hoàng Trung Thông.
Trò : sưu tầm tranh ảnh về hồ Ba Bể, quan sát tranh ảnh SGK/tr.8.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I/ Khởi động:
Giới thiệu sơ lược về chương trình của phân môn Kể chuyện ở L4, số tiết trong một tuần.
Nêu yêu cầu khi học tiết Kể chuyện.
II/ Bài dạy : “ Sự tích hồ Ba Bể”
Yêu cầu HS quan sát tranh H1,2,3,4 SGK/tr8 và đọc thầm yêu cầu của bài KC.
GV kể lần 1: vừa kể vừa giải thích từ khó.
GV kể lần 2: vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ.
Dựa vào tranh minh hoạ, GV đặt câu hỏi:
Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
Mọi người đối xử với bà ra sao ?
Ai đã cho bà ăn và nghỉ?
Chuyện gì đã xảy ra trong đêm?
Khi chia tay, bà cụ dặn mẹ con bà goá điều gì?
Mẹ con bà goá đã làm gì?
Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào?
Tổ chức cho HS tập kể chuyện:
Kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.
Kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm.
Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
Luyện tập - thực hành :
Y/c HS thành lập đường dây câu chuyện:
Bà cụ xuất hiện à Gặp mẹ con bà goá à Đêm lễ hội à Hồ Ba Bể hình thành.
Câu chuyện cho em biết điều gì?
Theo em, ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nhắc nhở chung ta điều gì? ( GD môi trường)
à Con người cần phải có lòng nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Những người đó sẽ được đề đáp xứng đáng, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. 
Củng cố: Kiểm tra mức độ tiếp thu bài học của học sinh.
Nêu ý nghĩa câu chuyện
Nhận xét
III/ Tổng kết, đánh giá: 
Luyện kể chuyện, kể lại câu chuyện cho người khác nghe.
Bài sau : “Nàng tiên ốc”
Bình chọn HS tiêu biểu trong tiết học- Tuyên dương.
Nhận xét.
Cả lớp lắng nghe
Cá nhân + SGK
HS lắng nghe
Lắng nghe
Cá nhân quan sát SGK va trả lời câu hỏi.
Nhóm 4 em
Cá nhân
Cá nhân
Cá nhân
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ke_chuyen_5_tiet_1_den_4_nam_hoc_2014_2015.doc