Giáo án Kể chuyện 5 - Tuần 7: Kể chuyện cây cỏ nước nam - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

Giáo án Kể chuyện 5 - Tuần 7: Kể chuyện cây cỏ nước nam - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy

1. Rèn kĩ năng nói:

- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa trong SGK. Học sinh kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là một lời khuyên con người hãy yêu quý thiên nhiên, chăm chút từng ngọn cỏ, lá cây. Chúng thật quý và hữu ích nếu chúng ta biết nhìn ra giá trị của nó.

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Chăm chú nghe giáo viên kể chuyện, nhớ chuyện.

- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên bằng những hành động cụ thể như không xả rác bừa bãi, bứt, phá hoại cây trồng; biết chăm sóc cây trồng.

 

docx 3 trang quynhdt99 03/06/2022 2610
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện 5 - Tuần 7: Kể chuyện cây cỏ nước nam - Năm học 2017-2018 - Phùng Thị Diễm Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Thứ sáu, ngày 06 tháng 10 năm 2017
KỂ CHUYỆN
CÂY CỎ NƯỚC NAM
Mục tiêu: 
Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa trong SGK. Học sinh kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên. 
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện là một lời khuyên con người hãy yêu quý thiên nhiên, chăm chút từng ngọn cỏ, lá cây. Chúng thật quý và hữu ích nếu chúng ta biết nhìn ra giá trị của nó. 
Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú nghe giáo viên kể chuyện, nhớ chuyện.
Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn.
Thái độ:
Có ý thức bảo vệ thiên nhiên bằng những hành động cụ thể như không xả rác bừa bãi, bứt, phá hoại cây trồng; biết chăm sóc cây trồng... 
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bộ tranh phóng to trong SGK, kế hoạch bài dạy.
2. Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn bài cũ
*Mục tiêu: HS nhớ bài kể chuyện đã học.
*Cách tiến hành: 
- 2 học sinh kể lại câu chuyện mà em đã được chứng kiến, hoặc đã tham gia.
- Những HS còn lại nghe, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay, chúng ta sẽ nghe kể câu chuyện về danh y Tuệ Tĩnh. Ông tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sống dưới triều Trần. Là một vị tu hành, đồng thời là thầy thuốc nổi tiếng. Từ những cây cỏ bình thường, ông đã tìm ra hàng trăm vị thuốc để trị bệnh cứu người.
2. Hoạt động 2: GV kể chuyện
*Mục tiêu: giúp HS nắm được nội dung truyện.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên kể chuyện lần 1, kể chậm rãi, từ tốn.
- Giáo viên kể chuyện lần 2 kết hợp tranh minh họa và giải nghĩa từ:
+ Trưởng tràng: người đứng đầu nhóm học trò cùng học một thầy thời xưa.
+ Dược sơn: núi thuốc.
3. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
*Mục tiêu: HS kể được nội dung truyện và hiểu ý nghĩa câu chuyện.
*Cách tiến hành:
- GV cho học sinh kể từng đoạn (cá nhân). 
- HS kể chuyện theo nhóm bàn (3 phút).
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
- HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
- HS và GV nhận xét, tuyên dương.
- Nội dung chính từng tranh:
+ Tranh 1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nhước Nam.
+ Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên.
+ Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
+ Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.
+ Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khỏe mạnh.
+ Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.
- Câu chuyện giúp các em hiểu điều gì? (Khuyên con người yêu quý thiên nhiên. Hiểu được giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây).
- Em hãy nêu tên vài loại cây thuốc nam và công dụng của chúng?
Ví dụ:
+ Cây xấu hổ: chữa bệnh khí hư bạch đới, nấm da, dị ứng 
+ Lá lốt: điều trị đau xương, thấp khớp, trị đổ mồ hôi tay, chân, thoát vị đĩa đệm...
+ Gừng: điều trị cảm lạnh và cảm cúm hiệu quả, giúp ngừa ung thư 
4. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà tập kể lại chuyện 
- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ke_chuyen_5_tuan_7_ke_chuyen_cay_co_nuoc_nam_nam_hoc.docx