Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013

THÁNG 10: CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM

I, Mục tiêu:

HĐ1: Trò chơi “Trái bóng yêu thương”- Thông qua trò chơi HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.

HĐ2: Tiểu phẩm “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”: HS hiểu: Giúp đỡ, bảo vệ ngời yếu hơn mình là việc làm cần thiết.

- Giáo dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.

HĐ3: Thông qua việc “Kết bạn cùng tiến”, giáo dục học sinh biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp, ở trường.

HĐ4: HS hiểu : Tham gia các hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết đẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- HS có ý thức và có hành động thiết thực tham gia các hoạt động nhân đạo theo khả năng của mình.

II. Tài liệu, phương tiện

- Một quả bóng cao su nhỏ hoặc báo cũ vo tròn làm bóng.

- Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương và cả nước.

- Những món quà của cá nhân( tập thể) HS trong buổi lễ trao quà quyên góp.

-Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trên báo chí, đài truyền hình, trên mạng Internet

 

doc 28 trang cuongth97 6654
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 5 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 4 ngày tháng 9 năm2012
THÁNG 9: CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
I. Mục tiêu 
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng.
- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng.
- HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp .
- Giáo dục học sinh lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự truyền thống của lớp.
- HS nêu ý nghĩa của Tết Trung thu.
- HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trong đêm Trung thu.
- Tạo niềm vui và không khí hào hứng, rộn rãcho HS trong ngày hội.
- Giúp HS có thêm những thông tin bổ ích về Luật An toàn giao thông và phòng tránh các tai nạn thương tích xảy ra với trẻ em thông qua các hoạt động tuyên truyền văn hóa, văn nghệ.
- Biết cách xử lí, sơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn thương tích.
- Giáo dục các em ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông và cách phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp.
- HS biết yêu trường, yêu lớp.
II.Chuẩn bị:
 HĐ1: Ban tổ chức buổi lễ chuẩn bị
 HĐ2:Một cuốn sổ bìa cứngkhổ 19x 26.5cm;
 Ảnh chụp chung học sinh cả lớp, ảnh chụp chung học sinh từng tổ, ảnh chụp cá nhân từng học sinh;
 Thông tin về các cá nhân học sinh , các tổ và lớp;
 Bút màu, keo dán.
 Các loại quả để bày cỗ;
 Các nguyên liệu để làm chó bằng bưởi
 các bức ảnh minh họa mâm cỗ Trung thu.
 HĐ3: Tài liệu về luật giao thông đường bộ; tranh ảnh, mô hình giao thông; một số biển báo thường gặp; 
 Âm thanh, loa đài, đĩa hình, đĩa nhạc để tuyên truyền.
III.Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Tiến hành Lễ khai giảng
- Ban tổ chức và Tổng phụ trách lên kế hoạc và tổ chức buổi lễ khai giảng cho toàn trườngtiến hành 
Hoạt động2: Tiến hành làm sổ truyền thống của lớp 
Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ, về các cá nhân học sinh trong lớp.
- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại.
- Tổng hợp, biên tập lại các thông tin.
- Trình bày, trang trí lại sổ truyền thống.
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS làm chó bằng bưởi
- Biểu điểm chấm thi:
+ Loại A : Đúng thời gian, đẹp, phong phú về loại quả, trình bày sáng tạo;
+ Loại B : Đúng thời gian, đẹp, chưa phong phú về loại quả, trình bày sáng tạo;
+ Loại C : Đúng thời gian, trình bày chưa đẹp.
Hoạt động 4: AN TOÀN GIAO THÔNG
- GV đọc mẩu chuyện: Thỏ con đi học
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời theo ý đúng
Câu 1: Chọn ý trả lời đúng. 
a) Mẹ dặn Thỏ con đi học cẩn thận, đi bên lề đường bên phải. 
b) Mẹ dặn Thỏ con đi học bên lề đường bên trái.
Câu 2: Chọn ý trả lời đúng
 Được Chó con rủ chơi bóng trên đường:
Thỏ con thích thú chơi ngay
Thỏ con từ chối không chơi vì nghe lời mẹ dặn 
Thỏ con lưỡng lự vừa muốn chơi vừa muốn không chơi
Câu 3: Chọn ý trả lời đúng
 Chơi bóng dưới lề đường và lòng đường :
a) Nguy hiểm 
 b) Không nguy hiểm
c) Cả 2 ý trên đều đúng.
Câu 4: Em tiếp tục tham gia giao thông khi có tín hiệu:
 a) Đèn xanh 
 b) Đèn vàng
 c) Đèn đỏ
Câu 5: Lúc tan trường người nhà chưa đến đón em. Em sẽ:
a) Tự ý chạy vào nhà bạn chơi 
b) Tự xin xe người lạ mặt để về nhà.
c) Đứng nép tại cổng trường hoặc ngồi chờ ở ghế đá trong sân trường.
III. TRÒ CHƠI (tiếp sức) 
AI NHANH – AI ĐÚNG?
 (Thời gian 3 phút)
*Nội dung: Có 9 biển báo hiệu giao thông với 3 nội dung: Biển báo cấm; Biển hiệu lệnh; Biển chỉ dẫn. Đại diện mỗi đội 1 em lên bắt thăm 1 nội dung. Sau khi bắt thăm, 3 người trong đội chơi tiếp nối nhau lên chọn biển báo phù hợp và dán vào nội dung biển báo của đội mình. 
* Luật chơi: Mỗi ngưởi chỉ được quyền lên chọn biển báo và dán 1 lần. Sau khi quay về bạn tiếp theo mới được tiếp tục tham gia chơi và cứ thế chơi cho đến hết. Nếu đội nào nhanh và đúng là thắng cuộc.
(Lưu ý: Nếu 1 trong 3 đội bỏ cuộc thì các đội còn lại vẫn tiếp tục chơi đến hết thời gian) 
* Cách tiến hành:
- Gv chọn ngẫu nhiên 9 em bất kỳ (HS lớp 3,4,5, mỗi khối 3 em thành 3 đội)
- GV nêu luật chơi trò chơi
- Tổ chức chơi.
- Cho HS toàn trường nhận xét. 
- GV tổng hợp ý kiến và kết luận trò chơi. (có tuyên dương)
IV. TỔNG KẾT - ĐÁNH GIÁ
Căn cứ vào thời gian và số lượng biển báo (đúng-sai) để đánh giá .
*Nhận xét - dặn dò
- HS thực tập luyện và tham gia lễ khai giảng theo sự điều khiển của Ban tổ chức.
Sau khi kết thúc buổi lễ khai giảng, cả lớp tập trung về phòng học của lớp mình để sinh hoạt tập thể.
Trang 1: Dán bức ảnh chụp chung của cả lớp, có hàng chú thích ở dưới.
Các trang tiếp theo sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau:
Giới thiệu chung về lớp
+Tổng số HS? Số HS nam ? Số HS nữ ?
+ Giới thiệu về cô giáo chủ nhiệm lớp
+ Giới thiệu về Ban cán sự lớp
+ Giới thiệu về tổ chức lớp .
- Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp về các mặt 
- Giới thiệu về từng cá nhân 
- Suy nghĩ cảm tưởng của cá nhân HS về mái trường, về lớp học, về thầy cô giáo, về các bạn .... trước khi ra trường. ( phần này cuối năm mới ghi).
HS làm chó bằng bưởi theo 3 tổ
- Sau khi làm và bày mâm cỗ trung thu xong các đội thi về vị trí tiến hành bày và trang trí mâm quả
- HS lắng nghe
Câu 1: Ý đúng 
a) Mẹ dặn Thỏ con đi học cẩn thận, đi bên lề đường bên phải
Câu 2: Ý đúng
(b) Thỏ con từ chối không chơi vì nghe lời mẹ dặn
Câu 3: Ý đúng
a) Nguy hiểm 
Câu 4: Ý đúng
(a) Đèn xanh 
Câu 5: Ý đúng
(c) Đứng nép tại cổng trường hoặc ngồi chờ ở ghế đá trong sân trường. 
- HS theo dõi
* HS thực hiện theo hướng dẫn GV: 
- HS nhận xét.
HS đáp lại: “Là không tai nạn”
 Thứ 4 ngày tháng 10 năm2012
THÁNG 10: CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
I, Mục tiêu:
HĐ1: Trò chơi “Trái bóng yêu thương”- Thông qua trò chơi HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.
HĐ2: Tiểu phẩm “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”: HS hiểu: Giúp đỡ, bảo vệ ngời yếu hơn mình là việc làm cần thiết.
- Giáo dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.
HĐ3: Thông qua việc “Kết bạn cùng tiến”, giáo dục học sinh biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè trong học tập và các hoạt động khác ở lớp, ở trường.
HĐ4: HS hiểu : Tham gia các hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết đẻ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
HS có ý thức và có hành động thiết thực tham gia các hoạt động nhân đạo theo khả năng của mình.
II. Tài liệu, phương tiện
- Một quả bóng cao su nhỏ hoặc báo cũ vo tròn làm bóng.
- Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương và cả nước.
- Những món quà của cá nhân( tập thể) HS trong buổi lễ trao quà quyên góp.
-Sưu tầm những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” trong trường, trên báo chí, đài truyền hình, trên mạng Internet 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu mục đích yêu cầu buổi sinh hoạt 
2. Các bước tiến hành:
-Hoạt động 1:Tổ chức trò chơi “trái bóng yêu thương”
HD cách chơi và luật chơi:
- Tiến hành chơi trò chơi:
+ GV cho HS chơi thử
+ GV cho HS Chơi thật
+ Thảo luận sau trò chơi:
GV cho HS thảo luận theo các câu hỏi:
+ Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời yêu thương/ khen tặng của bạn bè.
+ Em cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương, lời khen đối với bạn
+ Qua trò chơi này em rút ra điều gì?
* GDHS: Hãy luôn sử dụng lời yêu thương để nói vớibạn bè hàng ngày cũng như đón nhận, trân trọng món quà quý giá đó của tình bạn.
Trình diễn tiểu phẩm.
 Hoạt động 2: Tiểu phẩm Dế mèn bênh vực kẻ yếu
+ Trình diễn tiểu phẩm
+ Thảo luận sau khi xem tiểu phẩm
H:Vì sao chị Nhà Trò lại run rẩy sợ hãi?
H: Nghe chuyện, anh Dế Mèn có thái độ gì?
H: Vì sao có lúc Dế Mèn hơi do dự?
H: Hành động của Dế Mèn ntn trước bọn nhện độc hung hãn?
H: Em có suy nghĩ gì trước việc làm của Dế Mèn?
Hoạt động 3: Kết bạn cùng tiến
 + Ra mắt đôi bạn cùng tiến
- Cho HS kể những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến”
- Biểu diễn văn nghệ
Hoạt động 3: Tham gia các hoạt động nhân đạo
+ Lần lượt từng cá nhân, đại diện từng nhóm, từng tổ lên trao quà ủng hộ cho các bạn nghèo trong lớp, trong trường.
+ Một HS phát biểu cảm tưởng
+ GV giới thiệu về một số hoạt động nhân đạo của trường, của địa phương và cả nước.
* GDKNS cho HS:- Biết trân trọng tình cảm bạn bè.
 -Biết quan tâm và bảo vệ bạn bè; biết chia sẻ với các bạn trong học tập cũng như trong các hoạt động khác.
 - Có ý thức và hành động thiết thực tham gia các hoạt động nhân đạo theo khả năng của mình.
* Tổng kết, nhận xét buổi sinh hoạt.
- Dặn HS chuẩn bị cho buổi sinh hoạt tháng 11với chủ đề: Biết ơn thầy cô .
- HS nghe và nhắc lại mục đích yêu cầu của trò chơi.
- HS lắng nghe
- HS chơi thử theo sự HD của GV.
- Cả lớp đứng thành vòng tròn, quản trò đứng giữa vòng tròn. Bắt đầu chơi, người thứ nhất nói lời yêu thơng hoặc một lời khen với một bạn nào đó và ném bóng cho bạn đó. HS vừa nhận được bóng lại tiếp tục nói lời yêu thương... và ném bóng cho một bạn khác,...
HS thảo luận, trả lời các câu hỏi của giáo viên.
- 3 đội lần lượt trình diễn tiểu phẩm đã tập trước ở nhà.
Vì bị bọn nhện bắt nạt, không cho đến trường....
- Tức giận,cương quyết đòi gặp bọn nhện để hỏi chuyện.
- vì bọn nhện độc quá đông lại hung hãn.
- Dế Mèn oai phong, nhanh như cắt, tung cặp giò với những lưỡi cưa sắc nhọn đá rách hết lưới nhện. ... khóa cổ tên nhện chúa.
- HS tự nêu suy nghĩ của mình trước lớp.
Cả lớp bình chọn diễn viên xuất sắc nhất.
- Các đôi bạn cùng tiến lần lượt lên tự giới thiệu trước lớp và nói hướng phấn đấu, giúp đỡ nhau của mình.
- HS kể những câu chuyện về “Đôi bạn cùng tiến” đã sưu tầm được
- HS tham gia văn nghệ cá nhân
- Các bạn trong lớp quyên góp sách vở, quần áo, tiền,... tặng Những HS có hoàn cảnh khó khăn của lớp.
 Thứ 4 ngày tháng 11 năm2012
THÁNG 11: CHỦ ĐỀ: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I.Mục tiêu: 
HĐ1: Viết thư, gửi thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ
- Phát triển ở HS tình cảm thiêng liêng thầy và trò
- HS biết kính trọng, lễ phép, biết ơn và yêu quý các thầy giáo, cô giáo
- HS yêu trường, yêu lớp, thích đi học
- Phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định
HĐ2:Giao lưu tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam
Giúp HS hiểu và biết lịch sử, nguồn gốc và ý nghĩa to lớn của ngày Nhà giáo VN.
GDHS thêm kính yêu và biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
Tạo không khí thi đua học tập và rèn luyện sôi nổi trong mỗi HS.
Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể, kĩ năng hợp tác cho HS.
HĐ3: Hát về thầy cô giáo em
GD lòng kính yêu và biết ơn công lao của các thầy cô giáo
Tạo không khí học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS.
Rèn kĩ năng tổ chức hoạt động cho HS.
HĐ4: Ngày hội môi trường
HĐ nhằm: - Nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho HS.
Góp phần thay đổi nhận thức cho HS về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Thực hiện giữ gìn và bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường và nơi công cộng
Rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác, tổ chức hoạt động.
II. Tài liệu và phương tiện
HĐ1: - Sưu tầm những bức thư hay gửi thầy cô giáo cũ, ca dao tục ngữ về người thầy; câu chuyện về tình thầy trò; các bài hát ca ngợi người thầy, nói về mái trường, lớp học
HĐ2: Các sách báo tài lệu, tranh ảnh về ngày Nhà giáo VN; phần thưởng cho các đội thi.; các bản thông báo về các thể lệ, nội dung thi.
HĐ3: Tổ chức ở trường (BTC cuộc thi chuẩn bị nội dung)
HĐ4: - Tranh ảnh, clip về sự ô nhiễm MT; các bài hát, trò chơi về MT.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Viết thư, gửi thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ
Cả lớp hát bài “Bụi phấn”
H: Bài hát nói về điều gì?
Liên hệ bản thân:
H: Các em đã bao giờ có cử chỉ, hành động hoặc lời nói thể hiện tình cảm yêu quý thầy giáo, cô giáo chưa? Lúc đó thái độ của các thầy giáo, cô giáo ntn?
H: Các em đã bao giờ được đón nhận tình cảm cao quý (cử chỉ, lời nói yêu thương, hoặc sự giúp đỡ chân thành) của các thầy, cô giáo chưa? Tâm trạng của em lúc đó ra sao? Điều đó có ảnh hưởng đối với em ntn?
- GV đọc cho HS nghe một vài bức thư gửi thầy cô giáo cũ.
- HS viết thư hoặc làm bưu thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ.
- GV khen ngợi HS đã biết thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối với thầy cô giáo cũ và nhấn mạnh các thầy cô cũ sẽ rất vui và tự hào khi nhận được những bức thư/ thiếp chúc mừng này của các em.
- Tổ chức cho lớp đọc thơ, cac dao tục ngữ về tình cảm thầy trò.
HĐ2:Giao lưu tìm hiểu về ngày Nhà giáo VN (Giao lưu trong khối 5)
Các lớp thành lập đội thi
Tổ trưởng CM tổ 4+5 chuẩn bị ND thi
HĐ3: Hát về thầy cô giáo em
(Liên đội tổ chức)
HĐ4: Ngày hội môi trường
GV tổ chức cho HS 
Tổng kết buổi SH: - GV nhận xét, tuyên dương tổ, cá nhân có nhiều đóng góp trong buổi sinh hoạt.
Dặn dò Vn chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh, tư liệu chuẩn bị tháng sau sinh hoạt về chủ điểm chú bộ đội của em.
Lòng kính yêu, biết ơn công lao người thầy của HS.
HS liên hệ cá nhân
- HS lắng nghe.
- HS viết thư, làm bưu thiếp xong chia sẻ nội dung bức thư, bưu thiếp của mình trước lớp.
-HS tham gia cá nhân
HS tìm hiểu các thông tin có liên quan đến ngày quốc tế hiến chương các NG
Các thông tin có liên quan tới ngày nhà giáo VN
HS thi làm túi giấy phế liệu khuyến khích mọi người thay thế túi nilon.
Thi viết, vẽ, làm các sản phẩm cổ động bảo bảo vệ môi trường.
Thi vẽ tranh “Thông điệp xanh”
Thi làm đồ chơi, đồ dùng học tập từ đồ vật qua sử.
Trò chơi vận động (thi xếp vỏ hộp nhanh, phân loại rác tái chế, )
Tổ chức các trò chơi thiếu nhi bảo vệ môi trường.
Trao đổi sách cũ và đồ dùng hoạc tập.
 Thứ 4 ngày tháng 12 năm2012
THÁNG 12: CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
(Giao lưu toàn trường)
I.Mục tiêu: 
HĐ1: Giao lưu tìm hiểu về ngày Thành lập quân đội nhân dân VN và ngày quốc phòng toàn dân 22-12.
Giúp HS biết được được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân VN và Quốc phòng toàn dân 22-12.
Giáo dục các em lòng biết ơn đối với sự hi sinh lớn lao của các anh hùng. Liệt sĩ và tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
HĐ2: Giao lưu với các cựu chiến binh địa phương.
Giúp HS hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ và những truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân VN.
Giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước tự hào về những truyền thống vẻ vang, anh hùng của quân đội nhân dân VN
HĐ3: Em làm công tác Trần Quốc Toản
- Giúp HS hiểu được hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của “phong trào Trần Quốc Toản”
- Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện đạo đức, tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể mang tính XH do chi đội và liên đội nhà trường tổ chức và phát động.
- Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành Đội viên, đoàn viên, công dân tốt cho xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện
HĐ1: - Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi,... có liên quanđến chủ đề cuộc giao lưu gồm: các sự kiện lịch sử, nhân vật anh hùng dân tộc, các anh hùng CM theo hình thức giải ô chữ...
Câu hỏi Gợi ý:
Quân đội nhân daanVN được thành lập ngày, tháng, năm nào?
Khi mới thành lập QĐNDVN có tên là gì
Người chỉ huy cao nhất của Đội VN tuyên truyền giải phóng quân khi mới thành lập là ai?
Đội TTGPQ được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc tỉnh nào?
Tính tới ngày 22/12/2010, quân đội VN tròn bao nhiêu tuổi?
Từ khi ra đời đến nay, QĐNDVN đổi tên mấy lần?
Tên của một người anh hùng QĐ, người con gái Tây Nguyên là gì?
HĐ2: HS chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận liên quan đến chủ đề hoặc đưa ra trước một số câu hỏi định hướng trước khi nghe nói chuyện để các em tự tìm hiểu, thu thập tài liệu, tranh ảnh về các sự kiện lịch sử diễn ra tại địa phương.
HĐ3: Các hình ảnh, tư liệu về các hoạt động của thiếu nhi trong cả nước qua việc thực hiện phong trào Trần Quốc Toản từ khi ra đời (tháng 2/1948) đến nay; 
- Hình ảnh các hoạt động và những kết quả đạt được của chi đội và liên đội nhà trường, của cá nhân HS trong thực hiện phong trào Trần Quốc Toản.
III.Các bước tiến hành các hoạt động :
 Thứ 4 ngày tháng 1 năm2013
THÁNG 1: CHỦ ĐỀ: NGÀY TẾT QUÊ EM
 TIẾT 1: TIỂU PHẨM “ TÁO QUÂN CHẦU TRỜI”
 i. môc tiªu: Qua tiết học, giúp HS:
- Hiểu được ý nghĩa của ngày Ông Công, Ông Táo chầu trời
- Biết sắm vai một số nhân vật trong tiểu phẩm “ Táo quân chầu trời” mang ý nghĩa giáo dục con người.
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Kịch bản Táo quân chầu trời.
- Đạo cụ: Mũ cánh chuồn cho nhân vật: Táo Quân, Thái Bạch Kim Tinh và Ngọc Hoàng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA GIAÙO VIEÂN
HOAÏT ÑOÄNG CUÛA HOÏC SINH
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
GV nhận xét sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
1.Giôùi thieäu bµi: GV nªu yªu cÇu tiÕt häc, ghi môc bµi
2. Nôi dung hoạt động
Hoaït ñoäng 1: Chuẩn bị
GV nêu yêu cầu các tổ chọn nhân vật, trao đổi nhóm
- Mỗi tổ trình diễn một lần
- Tiểu phẩm có nội dung gần gũi với các em
- Cử 3 bạn làm giám khảo( 1 bạn trưởng ban, 1 bạn thư kí)
- Tổ nào diễn xuất hay nhất, ND hấp dẫn nhất sẽ được thưởng mỗi em 5 hoa điểm Mười.
Hoạt động 2: Học sinh luyện tập
- GV cung cấp kịch bản hoặc HS tự sáng tác.
Hoạt động3: Tiến hành cuộc thi
Yêu cầu ban tổ chức niêm yết biểu điểm chấm thi:
. Hình thức đạo cụ đẹp, trên mũ thể hiện rõ tên Táo quân.( 1 điểm)
. Lời nói rõ ràng, hóm hỉnh, phù hợp với nhân vật ( 2 điểm)
. Diễn xuất sáng tạo, kết hợp được điệu bộ khi thi trình tấu
. Nội dung trình tấu ngắn gọn, rõ ràng, có ý nghĩa
- Tiến hành cuộc thi:
Yêu cầu HS thực hiện theo thứ tự bằng cách bốc thăm.
- Cả lớp bình chọn cá nhân trình diễn xuất sắc nhất.
GV đánh giá kết quả.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá và trao giải thưởng
Yêu cầu thư kí công bố kết quả và trao giải thưởng, cá nhân xuất sắc nhất lên phát biểu cảm tưởng.
Tuyên bố kết thúc cuộc thi
- HS đưa các đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trên bàn
HS lắng nghe
Thảo luận theo nhóm tổ
Cả lớp lắng nghe yêu cầu của GV
HS chọ ban giám khảo: 
- Trưởng ban: Lớp trưởng
- Thư kí lớp phó phụ trách học tập
- Ban viên: Phụ trách văn thể
Các tổ nhận kịch bản hoặc tự sáng tác và chọn nhân vật.
Trưởng ban giám khảo công bố biểu điểm
-Cả lớp nghe biểu điểm
Các tổ bốc thăm và trình diễn
Cả lớp theo dõi, nhậ xét, đánh giá, bầu chọn tổ trình diễn xuất sắc nhất
HS lắng nghe và nhận phần thưởng
1 HS lên phát biểu cảm tưởng
Cả lớp hát tập thể một bài
TÁO QUÂN
- Ngọc Hoàng: Này khanh. Sao đến thời khắc này mà vẫn chưa thấy Táo Giáo dục hồi triều dâng tấu?
- Thái Bạch Kim Tinh: Bẩm Thượng đế. Hạ giới bây giờ công việc quá nhiều, học trò cũng còn vài ngày nữa mới được nghỉ tết, chắc Táo Giáo dục cũng sắp về tới nơi. Đây rồi. Mới nhắc đã xuất hiện.
- Táo Giáo dục: Bẩm thượng đế. Thần xin dâng tấu.
- Ngọc Hoàng: Thôi!Khanh làm táo giáo dục chắc cũng vất vả nhiều. Trẫm cho phép khanh có gì cứ nói.
-Táo Giáo dục: Bẩm thượng đế. Hạ giới bây giờ khác xưa, trẻ con muốn nên người, muốn trở thành người có ích cho bản thân, cho gia đình và xã hội thì phải phấn đấu, học tập rất nhiều. Khối lượng kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng và phát triển rất nhanh, nên chỉ có những em ý thức được chuyện học hành mới mong có ngày báo đáp công cha, nghĩa mẹ. Vui là trong năm vừa qua đã xuất hiện nhiều học trò vượt khó, chăm chỉ học tập, đạt nhiều thành tích. Hạ giới còn nhiều nơi rất nghèo, vùng sâu, vùng xa, nước dâng. Mưa bão nhưng các em vẫn cắp sách đến trường và có được những thành công trong học tập mà ngay cả người lớn cũng phải thán phục.
- Ngọc Hoàng: Có chuyện đó thật sao? Vậy mà Trẫm nghe trẻ con bây giờ lười học bài, chỉ thích chơi game, không biết giao du kết bạn, lại còn đánh nhau trong trường.
-Táo Giáo dục: Bẩm Thượng đế! Chuyện đó cũng có. Hạ giới có câu “ Con sâu làm rầu nồi canh”. Nhưng hạ giới cũng đang rất quan tâm dạy các em kĩ năng sống. Như ngoài giờ trên lớp các em được vui chơi ngoại khóa, tìm hiểu lịch sử, đất nước con người, kết giao bạn tốt, tìm hiểu luật giao thông, Có vậy các em mới hoàn thiện nhân cách, để trở thành người có ích cho xã hội.
- Ngọc Hoàng: Mừng lắm! Mừng lắm! Nghe khanh nói, trẫm cũng tin hạ giới sẽ có một ngày mai tươi đẹp. Thái Bạch Kim Tinh, khanh hãy mở tiệc mừng 
TIẾT 2,3: NGÀY HỘI KHÉO TAY HAY LÀM
 LÀM HOA TRANG TRÍ TỪ PHẾ LIỆU
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hình thành ý thức tiết kiệm, tận dụng và tái sử dụng những đồ vật dư thừa để làm đồ dùng có ích.
2. Kỹ năng: Hình thành kĩ năng làm hoa trang trí từ phế liệu.
3. Thái độ: HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh.
B. Chuẩn bị:
I. Đồ dùng dạy - học:
1. Học sinh: Ống hút, vỏ hộp đựng thạch rau câu, lọ hoa, cát hoặc xốp cắm hoa.
2. Giáo viên:- Ống hút, vỏ hộp đựng thạch rau câu, lọ hoa, cát hoặc xốp cắm hoa.
 - Xốp mỏng nhiều màu. 
II. Phương pháp dạy- học: Kết hợp linh hoạt với các PP khác.
C.Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
* HĐ 1: (2') Khởi động
HS hát bài “ Những bông hoa những bài ca”.
* HĐ 2: (12') Hướng dẫn cách thực hiện.
5 bước:
B1: Tạo hình dáng bông hoa.
Vỏ nhựa hộp thạch cắt bỏ vành miệng hộp, chia và cắt thành 3 cánh hoa(không cắt dời).
B2: Cắt và trang trí bông hoa.
Dùng xốp màu cắt thành nhiều hình tròn làm nhụy hoa
Cắt nhiều hình cánh hoa, nhiều lá.
Tạo màu cho cánh hoa.
B3: Tạo nhụy và cánh hoa.
Dán cánh hoa giấy lên trên cánh hoa bằng vỏ nhựa, dán nhụy hoa vào giữa.
B4: Thêm các bộ phận khác của cành hoa.
Có thể chọn ống hút dùng keo dán cánh hoa lên đầu mỗi ống hút, dán lá và hoa dọc ống hút.
B5: Cắm hoa.
Dùng xốp hoặc cát mịn đổ vào lọ rồi cắm hoa. 
* HĐ 3: (15') Thực hành. 
GV quan sát hướng dẫn HS thực hành.
* HĐ 4: (5') Nhận xét, đánh giá kết quả, khen ngợi.
- GV cùng HS đánh giá sản phẩm.
* Liên hệ thực tế
- Thải quá nhiều rác khó phân hủy ra môi trường thì điều gì sẽ xảy ra?
- Tận dụng những phế liệu đó làm đồ dùng có ích có ý nghĩa gì?
- Thu dọn các sản phẩm.
- Nhận xét giờ học. 
- Yêu cầu về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hoạt động của trò
- HS hát
- HS quan sát, làm theo
- HS thực hành( theo nhóm bàn)
- HS trưng bày sản phẩm.
- Ô nhiễm môi trường sống 
- Góp phần giữ sạch môi trường, tuyên truyền mọi người ý thức bảo vệ môi trường 
 Tiết 4 TẾT TRỒNG CÂY
I. MỤC TIÊU: Sau tiết học, giúp HS:
- Hiểu ý nghĩa to lớn của việc trồng cây: đem lại lợi ích kinh tế cho mỗi gia đình, cho đất nước; góp phần quan trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
- Biết trồng, bảo vệ và chăm sóc cây là hưởng ứng lời kêu gọi ” Tết trồng cây” của Hồ Chủ Tịch
II. QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo lớp
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Hình ảnh Bác Hồ với ” Tết trồng cây”
- Sản phẩm cây hoa, rau
- Hạt giống rau
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động1: Chuẩn bị
Yêu cầu HS:
- Nghe lịch sử Tết trồng cây
- Mỗi HS chăm sóc 1 cây để trưng bày
- Sưu tấm tranh, ảnh Bác Hồ với Tết trồng cây
- Chọn người dẫn chương trình
Hoạt động2: Ngày hội trồng cây
- Chọn địa điểm: 
+ Tiến hành trưng bày sản phẩm trong lớp
+ Trưng bày theo tổ
+ Cử đại diện thuyết trình
Hoạt động3: Nhận xét, đánh giá
- Công bố kết quả
- GV đánh giá kết quả và nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
HS lắng nghe và thực hiện:
- Nghe lịch sử Tết trồng cây
- Mỗi HS chăm sóc 1 cây để trưng bày
- Sưu tấm tranh, ảnh Bác Hồ với Tết trồng cây
- Chọn lớp trưởng chương trình
HS lắng nghe
- Trưng bày sản phẩm trong lớp
- Chấm sản phẩm
HS lắng nghe
1 HS nhắc lại ND tiết học
Chuẩn bị tiết sau
 Thứ 4 ngày tháng 2 năm2013
THÁNG 2: CHỦ ĐỀ :EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
 HOẠT ĐỘNG 1: GIAO LƯU TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG
1.1. Mục tiêu hoạt động
- Giúp HS nhận thức được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng 3-2 và các truyền thống vẻ vang của Đảng.
- Biết ơn và tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc từ khi có sự lãnh đạo của Đảng.
1.2 . Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
1.3. Tài liệu và phương tiện
- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi liên quan đến chủ đề cuộc thi ;
- Chuông báo giờ của Ban giám khảo ;
- Micro, loa, âmli, bảng ghi đáp án, khăn lau, bút dạ, (dành cho học sinh), máy tính, phông, máy chiếu (nếu có điều kiện).
1.4. Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV- Giới thiệu chủ đề và nội dung giao lưu tìm hiểu về Đảng.
- Thể lệ:
+ Thí sinh ngồi đúng vị trí quy định, không được nhắc nhở hoặc gợi ý cho nhau.
+ Sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, thí sinh phải ghi câu trả lời của mình vào bảng trong vòng 30 giây. Các thí sinh viết câu trả lời xong thì úp bảng xuống, khi hết thời gian thì giơ bảng lên.
+ Thí sinh giữ nguyên bảng cho ban cố vấn kiểm tra, khi nào có tín hiệu thì mới được xóa bảng.
+ Nếu sau 30 giây, thí sinh không có đáp án coi như bị loại. Thí sinh nào trả lời sai cũng bị loại khỏi vòng đó (thí sinh tự giác rời khỏi sàn thi đấu theo hướng dẫn của Ban tổ chức và chờ cứu trợ).
+ Cứu trợ chỉ được thực hiện khi trên sàn thi đấu còn lại 7 - 10 thí sinh trở xuống.
+ GV chủ nhiệm cứu trợ và lựa chọn thí sinh vào thi tiếp.
- Số lượng câu hỏi dành cho những người chơi chính khoảng 15 câu. Hết câu hỏi thứ 5, thứ 10 thì cuộc thi dừng để khán giả thi (hoặc xen kẽ văn nghệ)
- Mỗi lớp cử ra 3 - 5 HS (tùy theo sĩ số HS trong toàn khối) tham gia cuộc giao lưu.
- Soạn câu hỏi, câu đố, trò chơi và các đáp án. Lưu ý lựa chọn các câu hỏi dành cho khán giả.
- Cử ban giám khảo (là thầy co có uy tín trong trường), thang điểm, thời gian cho mỗi câu hỏi, mỗi phần giao lưu.
- Mời các thầy cô làm cố vấn cho từng chủ đề, mảng kiến thức để giúp HS giải đáp những câu hỏi khó.
- Cử, chọn người dẫn chương trình 9 có thể là GV - Tổng phụ trách Đội hoặc đại diện Ban chấp hành liên đội có năng lực).
- Phân công trang trí ( sân khấu, bàn ghế đại biểu, hoa, nước ), phụ trách tặng phẩm phần thưởng.
- Phân công các tiết mục văn nghệ cho khai mạc và đan xen giữa các nội dung, phần giao lưu.
- Dự kiến đại biểu mời tham dự cuộc giao lưu.
* Đối với HS:Tích cực, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
Bước 2. Tổ chức cuộc thi
- ổn định tổ chức( có thể hát một bài liên quan đến chủ đề)
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua nội dung chương trình, các phần giao lưu.
- Giới thệu ban giám khảo.
- Phổ biến thể lệ cuộc giao lưu.
- Người dẫn chương trình lần lượt đọc các câu hỏi, câu đố Sau 30 giây, các thí sinh giơ đáp án trả lời. Những thí sinh trả lời sai hoặc không có câu trả lời tự giác rời khỏi sàn thi đấu theo hướng dẫn của ban tổ chức và chờ cứu trợ.
- Đối với những câu trả lời khó, người dẫn chương trình sẽ mời thầy (cô) cố vấn cho lĩnh vực đó giải đáp.
- Trong quá trình cuộc thi, người dẫn chương trình giới thiệu các tiết mục văn nghệ xen kẽ. Ban giám khảo, ban cố vấn và người dẫn chương trình cần phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ làm cho cuộc giao lưu sôi nổi, hấp dẫn, động viên được nhiều HS tham gia.
Bước 3: Tổng kết - Đánh giá - Trao giải thưởng
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc giao lưu, thái độ của các đội.
- Trong thời gian ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ tổ chức một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước.
- Công bố kết quả và tiến hành trao giải thưởng ngay tại sân khấu.
Ngoài phần thưởng cá nhân, BGK cần có thêm giải thưởng dành cho tập thể có nhiều thí sinh tham gia nhất; tập thể có nhiều thí sinh lọt vào vòng 3, vòng 3.
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN 
 HOẠT ĐỘNG 2: GIAO LƯU VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN
2.1. Mục tiêu hoạt động
- HS biết sưu tầm các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm, điệu múa xoay quanh chủ đề “Mừng Đảng - mừng xuân”.
- Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống vẻ vang của Đảng.
2.2. Quy mô hoạt động.
Tổ chức theo quy mô lớp hoặc toàn trường.
2.3. Tài liệu và phương tiện 
- Các bài hát, bài thơ, truyện kể, tiểu phẩm, điệu múa ca ngợi Đảng, ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước, của mùa xuân ;
- Một số tranh ảnh, đĩa hình, đĩa nhạc làm nền khi kể chuyện, diễn kịch, múa ;
- Cờ hoặc chuông để báo hiệu “xin thi” cho các đội.
2.4. Các bước tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị
* Đối với GV:- GV cần phổ biến rõ yêu cầu của cuộc thi để HS nắm được
- Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một dội chơi gồm từ 5 - 7 người , các đội chơi sẽ thi đấu với nhau, số HS còn lại sẽ đóng vai la cổ động viên
- Cử người dẫn chương trình cho buổi giao lưu
- Soạn các câu hỏi, đố, trò chơi thuộc chủ đề về Đảng và mùa xuân; các đáp án .
* Đối với HS:
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, về chủ đề “Mừng Đảng -MừngXuân”.
- Tích cực, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công.
Bước 2: Tiến hành cuộc thi
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Trưởng ban tổ chức phát biểu khai mạc cuộc thi, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi giao lưu.
- Các đội thi tự giới thiệu về đội mình : tên đội, đội trưởng, thành viên 
- Giới thiệu thành phần ban giám khảo.
- Thông báo chương trình của cuộc giao lưu.
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu hỏi hoặc yêu cầu. Đội nào có tín hiệu trả lời trước sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời sai thì đội thứ 2 sẽ dành được quyền trả lời. Trong trường hợp cả 2 đội không có phương án trả lời hoặc câu trả lời không đúng thì quyền trả lời sẽ được dành cho cổ động viên.
- Ban giám khảo sẽ cho điểm theo thang điểm 10, bằng thẻ.
- Sau khi mỗi tiết mục biểu diễn xong, người dẫn chương trình sẽ hỏi ý kiến ban giám khảo.Ban giám khảo giơ thẻ, người dẫn chương trình đọc to số diểm của thí sinh. Thư ký sẽ tổng hợp số điểm cho từng thí sinh.
Bước 3: Tổng kết - Đánh giá - Trao giải thưởng
- Ban giám khảo đánh giá, nhân xét kết quả giao lưu, thái độ của các đội
- Tổng kết số điểm và công bố các giải thưởng dành cho cá nhân và tập thể
- Người dẫn CT mời các cá nhân đại diện cho 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_5_chuong_trinh_ca_nam_na.doc