Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Sử dụng tiền hợp lý

Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Sử dụng tiền hợp lý

I- Mục tiêu:

+ Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.

+ Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí.

+ Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí.

+ Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí.

+ Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí.

 

doc 4 trang Thu Yến 03/04/2024 650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 5 - Bài: Sử dụng tiền hợp lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC 
SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÝ
(2 tiết)
I- Mục tiêu:
+ Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.
+ Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí.
+ Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí.
+ Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí.
+ Góp ý với bạn bè để sử dụng tiền hợp lí.
II. Phương tiện dạy - học: 
 1.GV :
-Bài hát “Con heo đất”
-Một số tình huống liên quan đến cách sử dụng tiền hợp lí. 
-Mẫu kế hoạch chi tiêu tiền hàng ngày.
-Thẻ bông hoa ghi mệnh giá tiền, một số dụng cụ học tập và đồ dùng trong cuộc sống như: gương, giỏ xách, chén, 
2. HS:
-Bài hát “Con heo đất”
- Báo cáo chi tiêu tiền hàng ngày của gia đình.
 III. Tiến trình dạy – học: 
Tiết 1
Khởi động: GV cho HS nghe và hát theo bài hát “Con heo đất”
GV hỏi: 
 - Bạn nhỏ trong bài hát này đã làm gì với chú heo đất ?
 - Theo em việc làm của em nhỏ này làm như vậy với mục đích gì 
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
Khám phá
 Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Mục tiêu: 
+ Nêu được biểu hiện của việc sử dụng tiền hợp lí.
+ Biết vì sao phải sử dụng tiền hợp lí.
 Cách tiến hành:
 - GV nêu tình huống: Vào mỗi buổi sáng khi đi học mẹ thường cho em 10000 đồng để uống nước . Vậy em đã sử dụng số tiền này như thế nào ?
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 các nội dung sau:
Giáo viên mời đại diện các nhóm trình bày .
- Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Dựa vào các ý kiến của học sinh trình bày .
- GV hỏi thêm: Vì sao phải sử dụng tiền hợp lí ? Sử dụng tiền hợp lí mang lại lợi ích gì?
GV chốt lại lí do cần phải sử dụng tiền hợp lí.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng tiền hợp lí. 
Mục tiêu: Nêu được cách sử dụng tiền hợp lí.
 Cách tiến hành:
GV cho HS bày tỏ ý kiến bằng thẻ màu (tán thành hoặc không tán thành) về các ý kiến sau:
Sử dụng tiền hợp lí là:
Không dám mua bất cứ một đồ vật nào.
Thấy đồ đẹp thích là mua, mặc dù nhà mình đã có.
Chỉ mua những thứ phù hợp với gia đình và bản thân.
Cứ mua thoải mái vì tiền bố mẹ cho.
 Em mua bằng tiền em đã tiết kiệm trong heo đất .
- Sau mỗi ý, GV yêu cầu HS giải thích vì sao.
- GV hỏi HS: Thế nào là sử dụng tiền hợp lí?
- HS trả lời - GV chốt lại.
 Luyện tập 
Hoạt động 3: Lập dự án ( Hoạt động theo nhóm 4)
Mục tiêu: Thực hiện được việc sử dụng tiền hợp lí.
 Cách tiến hành: 
 - Sán nay mẹ có việc bận, không đi chợ được nên giao cho em số tiền là 150.000đ để mua thức ăn nấu một bữa ăn cho gia đình. Em hãy lập dự toán các món ăn cần mua và số tiền mua mỗi loại thực phẩm.
 - Học sinh thảo luận theo phiếu bài tập
STT
Tên món ăn
Thực phẩm cần mua
Số tiền
1



2



3



 



Tổng



- HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung.
4.Vận dụng: 
Các nhóm thực hiện kế hoạch tìm hiểu chi tiêu tiền hàng ngày của gia đình.
Viết báo cáo kết quả tìm hiểu.
Tiết 2
HĐ 4: Báo cáo kết quả chi tiêu tiền hàng ngày của gia đình
HĐ 5: Chia sẻ các cách sử dụng tiền hợp lí của bản thân, GĐ
Giáo viên
I. Bài mới 
1.Khởi động: GV nêu MĐ - YC của môn học.
2. Thực hành: - Sử dụng tiền hợp lý
+/ Nêu cách sử dụng tiền hợp lí ?
 Cho hs thảo luận nhóm
Gọi HS báo cáo – nhận xét
GV chốt. Cần phải sử dụng tiền hợp lí và tiết kiệm. Đồng thời, kêu gọi người thân cùng sống tiết kiệm.Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả vừa ích nước, vừa lợi nhà.
+/Theo em, sử dụng tiền hợp lý, nên làm gì và không nên làm gì? 
Gọi HS nêu – nhận xét
+/ Xử lí tình huống sau: Mai đang dùng hộp bút màu rất tốt, nay lại được bạn tặng thêm một hộp giống hệt hộp cũ nhân dịp sinh nhật.. Em hãy giúp bạn Mai chọn cách giải quyết phù hợp trong tình huống đó:
Gọi hs nêu cách giải quyết phù hợp 
3. Vận dụng : Em đã biết sử dụng tiền hợp lý chưa? Em dự định sẽ tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi, tiền heo đất của em như thế nào? Hãy trao đổi về dự định của em với các bạn trong nhóm.
	3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài: Sử dụng tiền hợp lý là sử dụng ntn?
 Nhận xét tiết học.
- Xem lại bà
- Chuẩn bị bài sau: .

Học sinh
. 
HS thảo luận nhóm – Nhóm trưởng báo cáo:
+/ Chi tiêu những khoản thực sự cần thiết.
+/Khi mua đồ chọn nơi có giá bán hợp lý và mua với số lượng vừa đủ dùng.
+/ Chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình và số tiền mình hiện có.
- Lập kế hoạch sử dụng tiền hợp lí 
- HS TL
- Nên: Tiêu xài tiền hợp lí. Ăn uống phù hợp không phung phí. Khóa nước cẩn thận khi sử dụng xong. Tắt điện và thiết bị điện khi ra ngoài..
-Không nên : Mua đồ phung phí không sử dụng đến. Để thừa nhiều thức ăn. Xả nước chảy phung phí. Thường xuyên mua đồ ăn vặt...
-Trong tình huống đó, em sẽ khuyên Mai có thể mang hộp bút cũ còn dùng được tặng bạn có hoàn cảnh khó hơn, còn Mai dùng hộp mới. Hoặc cũng có thể Mai cất hộp mới để dành, dùng nốt hộp màu cũ lúc nào hết thì dùng hộp bút mới.
- Em đã biết sử dụng tiền hợp lý. Em dành một phần tiền ăn sáng và chi tiêu mẹ cho để bỏ vào lợn tiết kiệm, không mua những thứ không cần thiết ..
Em dự định tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi bằng cách sử dụng lại bộ sgk giáo khoa cũ, bộ đồ dùng học tập cũ...
Không mua nhiều đồ chơi, không ăn hàng quán la cà ngoài đường...
- HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_5_bai_su_dung_tien_hop_ly.doc