Giáo án Đạo đức 5 - Bài 5: Gia đình của em (Tiết 2) - Năm học 2020-2021

Giáo án Đạo đức 5 - Bài 5: Gia đình của em (Tiết 2) - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Phẩm chất

- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong gia đình.

2. Năng lực

- Đồng tình với thái độ hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình, không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương trong gia đình.

- Học sinh biết vận dụng những việc làm cụ thể, thể hiện tình yêu thương của người thân trong gia đình trong đời sống hàng ngày.

 II. CHUẨN BỊ

GV: SGK, vở bài tập đạo đức 1, âm nhạc (bài hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh)

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

 

docx 3 trang quynhdt99 03/06/2022 4990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 5 - Bài 5: Gia đình của em (Tiết 2) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020
Bài 5: Gia đình của em ( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Phẩm chất 
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong gia đình. 
2. Năng lực 
- Đồng tình với thái độ hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình, không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương trong gia đình.
- Học sinh biết vận dụng những việc làm cụ thể, thể hiện tình yêu thương của người thân trong gia đình trong đời sống hàng ngày. 
 II. CHUẨN BỊ
GV: SGK, vở bài tập đạo đức 1, âm nhạc (bài hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh) 
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Luyện tập ( 15 phút )
Hoạt động 1: Chia sẻ với bạn về gia đình em 
- Cho 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về gia đình của mình, có thể kể (tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích...) 
- Mời một số học sinh kể về gia đình mình trước lớp
- GV đặt câu hỏi cho học sinh: Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình? 
Kết luận: Các em hãy luôn thể hiện tình yêu thương gia đình mình bằng những lời nói, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
Hoạt động 2: Em hãy chọn những việc nên làm.
- GV hướng dẫn học sinh quan sát 8 tranh trong SGK (hoặc dùng các 
phương tiện dạy học chiếu hình) ở mục Luyện tập, nội dung “Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào trong tranh? Vì sao?
Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để đưa ra lựa chọn và giải thích vì sao chọn hoặc không chọn
- Học sinh có thể dùng thẻ màu đỏ thể hiện sự đồng tình và thẻ màu vàng thể hiện sự không đồng tình và trả lời vì sao có sự lựa chọn như vậy
- GV nhận xét các ý kiến của học sinh và kết luận
Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình. Không đồng tình với những thái độ, hành vi lười biếng thiếu quan tâm, không giúp đỡ người thân.
2. Vận dụng ( 20 phút )
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu nội dung ở tranh 1 và tranh 2 mục Vận dụng và thảo luận nhóm đôi để đưa ra lời khuyên cho bạn trong mỗi tình huống.
+ Tình huống tranh 1: Bạn ơi, bạn giúp bố quét nhà đi/ Bạn ơi, bố đã đi làm về mệt. bạn giúp bố đi. 
+ Tình huống tranh 2: Bạn ơi, thế là tham ăn đấy/ Bạn ơi, không nên thế mình nên chia đều cho hai chị em.
- GV cho mời các nhóm đưa ra lời khuyên
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
- Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc của em khi được bố mẹ tổ chức sinh nhật
- GV hỏi học sinh: Khi tới ngày sinh nhật của mình, các em thường được người thân làm gì? Em cảm thấy như thế nào khi nhận được sự quan tâm, yêu thương đó?
- GV gợi ý, động viên học sinh chia sẻ cảm xúc của mình trước lớp 
- GV lắng nghe, khích lệ và đưa ra kết luận 
Kết luận: Khi được người thân yêu thương, quan tâm, chăm sóc em cần thể hiện cảm xúc của mình và bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân yêu đó.
- GV đọc thông điệp cho học sinh nghe 
- Làm bài tập vở bài tập đạo đức
- Nhận xét tiết học 
- Học sinh thảo luận
- Học sinh trình bày 
 - Học sinh trả lời: Vâng lời người lớn; chăm học, chăm làm; quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình, .
- Học sinh khác lắng nghe, bổ sung những việc làm khác mà bạn chưa kể
- Học sinh quan sát tranh 
- HS thực hiện
 Đồng tình:
+ Việc làm ở tranh 2: Bạn nhỏ làm thiệp chúc mừng bà, mẹ nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
+ Việc làm ở tranh 3: Bạn nhỏ trò chuyện vui vẻ với bố mẹ. / Bạn nhỏ hỏi chuyện về một ngày làm việc của bố mẹ/ Bạn khoe thành tích học tập của bạn với bố mẹ
+ Việc làm ở tranh 4: Bạn đi bên cạnh đỡ tay và dìu ông đi
+ Việc làm ở tranh 6: Bạn gái bóp vai cho bà đỡ mỏi, bé trai ngồi vào lòng ông và nghe ông kể chuyện
+ Việc làm ở tranh 7: Mẹ đi làm về, bạn chạy ra đón, xách bớt đồ giúp mẹ.
+ Việc làm ở tranh 8: Bạn quét dọn nhà cửa sạch sẽ
Không đồng tình:
+ Việc làm ở tranh 1:Mẹ đang lau dọn nhà cửa, bạn không phụ giúp mẹ mà bỏ đi chơi
+ Việc làm ở tranh 5: Bạn không chăm sóc em mà còn trêu chọc để em khóc
 - Học sinh lắng nghe 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm trình bày
- Học sinh suy nghĩ 
- Học sinh trình bày 
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- Học sinh lắng nghe thông điệp
- Học sinh làm bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_5_bai_5_gia_dinh_cua_em_tiet_2_nam_hoc_2020.docx