Đề thi Học kì I môn Tiếng Việt

Đề thi Học kì I môn Tiếng Việt

Câu 1: Vào mùa nước ngập, nước dâng lên:

 A. Cuồn cuộn chảy đầy bờ.

 B. Tràn ngập qua bờ sông.

 C. Hiền hoà, không dữ dội.

 D. Nước đổ xuống một chiều.

 /0.5đ Câu 2: Nước mỗi lúc trong dần lên, vì:

 A. Sông Cửu Long đã no đầy, tràn qua bờ.

 B. Đồng ruộng, vườn tược giữ lại hạt phù sa.

 C. Nước trong ao hồ hoà lẫn với nước sông.

 D. Chảy qua sàn nhà, qua các con đường đá.

 /0.5đ Câu 3: Người dân vùng sông nước lấy đất đắp nền hoặc làm nhà sàn để:

 A. Tránh thú dữ nguy hiểm.

 B. Giữ lại nhiều phù sa.

 C. Thuận tiện buôn bán.

 D. Nước không tràn vào nhà.

 

doc 3 trang loandominic179 6240
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Học kì I môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MÙA NƯỚC NGẬP
 	Mùa này, người làng tôi gọi là mùa nước ngập, không gọi là nước lũ, vì nước dâng lên một cách hiền hoà chớ không dữ dội, ào ạt như những nơi khác. 
Nước ở đây mỗi ngày mỗi dâng lên, dòng nước đổ một chiều, cuồn cuộn đầy bờ. Dòng sông Cửu Long đã no đầy, lại tràn qua bờ, chảy qua các sàn nhà, tràn qua cả mặt con đường đá. Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long. Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ chặt lại hạt phù sa ở quanh mình, nên nước mỗi lúc lại trong dần, trong đến lạ. 
Nước về, tôm cá cũng về theo, ngồi trên nhà, có khi ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi theo nước, vào tận đồng sâu. Không phải ai cũng làm nổi nhà sàn. Có những ngôi nhà quá nghèo không đủ gỗ, phải đào mương, đào ao để lấy đất đắp nền, đặc biệt nền phải cao, thật cao. Nhưng đôi khi cũng có nhà không đủ đất để đắp nổi một cái nền quá mặt nước. 
Nước lên, nước tràn qua nền nhà. Lúc nước còn thấp, người ta lấy gạch đặt lên, bước lên đó khỏi bị dơ, khỏi bị ướt chân. Chỉ sau một đêm, sáng dậy, nước lại ngập lên khỏi những viên gạch ấy rồi. Ngồi trên giường, thấy cả những chú cá lòng tong, chị cá he vàng đang nhởn nhơ bơi lội, mà cứ thắc mắc nước ở đâu lại tràn về nhanh đến vậy. 
 Theo Những tấm lòng cao cả
ĐỌC THẦM: (30 phút)
TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Em hãy đọc thầm bài “Mùa nước ngập” và làm các bài tập sau: 
(Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3)
 /0.5đ 	Câu 1: Vào mùa nước ngập, nước dâng lên:
 	 A. Cuồn cuộn chảy đầy bờ.
 B. Tràn ngập qua bờ sông.
 C. Hiền hoà, không dữ dội. 
 D. Nước đổ xuống một chiều. 
 /0.5đ 	 Câu 2: Nước mỗi lúc trong dần lên, vì:
 	 A. Sông Cửu Long đã no đầy, tràn qua bờ.
 B. Đồng ruộng, vườn tược giữ lại hạt phù sa.
 C. Nước trong ao hồ hoà lẫn với nước sông.
 D. Chảy qua sàn nhà, qua các con đường đá.
 /0.5đ 	 Câu 3: Người dân vùng sông nước lấy đất đắp nền hoặc làm nhà sàn để:
 	 A. Tránh thú dữ nguy hiểm.
 B. Giữ lại nhiều phù sa.
 C. Thuận tiện buôn bán.
 D. Nước không tràn vào nhà.
 /0.5đ Câu 4: Tại địa phương nơi em sinh sống, nước ngập gây cản trở giao thông. Là một học sinh em sẽ làm việc gì để giảm bớt việc trên:
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
BÀI TẬP:
 (Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong câu 5,6)
 /0.5đ Câu 5: Dòng nào dưới đây có tiếng “hữu” có nghĩa là “bạn bè”:
	a. bạn hữu, chiến hữu, thân hữu.	
	b. hữu ích, hữu tình, chiến hữu.
	c. hữu nghị, hữu dụng, bằng hữu. 	
	d. bạn hữu, chiến hữu, hữu ích.
 /0.5đ Câu 6: Bộ phận in đậm trong câu là chủ ngữ: 
 “Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ giữ chặt lại hạt phù sa ở quanh mình.” 
Đúng
Sai 
 /0.5đ Câu 7: Tìm trong bài và viết lại câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa:
	...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................
 /0.5đ Câu 8: Em hãy xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa được in đậm có trong các câu sau: 
- Em chạy đôn chạy đáo tìm con gấu bông. 
 	 ...................................................................................................................................................................................................................
- Người dân đang lên núi chạy lũ.	 
 .................................................................................................................................................................................................................. /1.0đ Câu 9: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : “chiếu”
 	 ...................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet.doc