Đề kiểm tra Khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 4

Đề kiểm tra Khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 4

Câu 1: Chi tiết cho thấy vuông quốc nọ rất buồn là:

a. Mặt trời lên cao dần, chim hót líu lo, hoa trong vườn đua nở, ra đường gặp toàn những gương mặt hớn hở, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.

b. Mặt trời muốn dậy, chim muốm hót, hoa trong vườn chưa nở, ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ héo hon, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.

c. Mặt trời không muốn dậy, chim không muốm hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ héo hon, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.

d. Mặt trời tỏa sáng, chim hót vang, hoa trong vườn khoe sắc, ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ héo hon, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.

Câu 2: Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?

a. Mọi người không được phép cười

b. Mọi người không biết cười

c. Mọi người không thích cười

d. Mọi người không có nụ cười

Câu 3: Nhà vua làm gì để thay đổi tình hình đó.

a. Nhà vua bắt buôc mọi người phải cười

b. Cử một viên đại thần đi du học chuyên về môn cười

c. Nhà vua lệnh cho mọi người học cười

d. Nhà vua không cho mọi người cười

 

docx 7 trang loandominic179 7600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA KSCL CHK 
Phần đọc thầm: ( 7 điểm)
Giáo viên cho HS mở SGK Tiếng việt 4 đọc bài “Vương quốc vắng nụ cười”	và khoanh tròn vào ý đúng nhất:
Câu 1: Chi tiết cho thấy vuông quốc nọ rất buồn là:
Mặt trời lên cao dần, chim hót líu lo, hoa trong vườn đua nở, ra đường gặp toàn những gương mặt hớn hở, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
Mặt trời muốn dậy, chim muốm hót, hoa trong vườn chưa nở, ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ héo hon, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
Mặt trời không muốn dậy, chim không muốm hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ héo hon, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
Mặt trời tỏa sáng, chim hót vang, hoa trong vườn khoe sắc, ra đường gặp toàn những gương mặt rầu rĩ héo hon, ngay kinh đô cũng chỉ nghe thầy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.
Câu 2: Vì sao cuộc sống ở vương quốc ấy buồn chán như vậy?
Mọi người không được phép cười
Mọi người không biết cười
Mọi người không thích cười
Mọi người không có nụ cười
Câu 3: Nhà vua làm gì để thay đổi tình hình đó.
Nhà vua bắt buôc mọi người phải cười
Cử một viên đại thần đi du học chuyên về môn cười
Nhà vua lệnh cho mọi người học cười
Nhà vua không cho mọi người cười
Câu 4: Kết quả việc nhà vua làm ra sao?
Không thành công
Mọi người biết cười
Không khí vui vẽ
Cảnh vật nhộn nhịp
Câu 5: Trạng ngữ trong câu “Trước sân nhà em, ba em trồng một cây mai tứ quý” chỉ :
Nguyên nhân b. Mục đích c. Nơi chốn d. Thời gian
Câu 6: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” là kiểu câu gì?
Câu kể b.Câu khiến c. Câu hỏi d. Câu cảm
Câu 7: Tìm trạng ngữ trong câu “Trên cành cây, chim hót líu lo”..
Trên cành b. Trên cành cây c. Trên cành cây chim hót d. Chim hót líu lo.
Câu 8: Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ các câu sau đây : 
Bộ vẩy của tê tê màu đen nhạt, giống vẩy cá gáy nhưng cứng và dày hơn nhiều. Miệng tê tê nhỏ, không có răng. Lưỡi của nó dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm 3 nhánh. Thức ăn của nó là sâu bọ, chủ yếu là kiến. 
Câu 9: Gạch dưới trạng ngữ và cho biết trạng ngữ chỉ ý gì cho các câu dưới đây : 
Sáng nay, trời rét căm căm.
 Nhờ bạn Mai, em học tiến bộ.
 	Để thực hiện nếp sống văn minh đô thị, chúng em không xả rác, không khạc nhổ bừa bãi.
Câu 10: Xếp các từ sau đây vào nhóm từ thích hợp : 
Lạc quan, lạc điệu, lạc thú, lạc đường, lạc hậu, lạc đề
a) Nhóm từ lạc có nghĩa là “ vui mừng”
b) Nhóm từ lạc có nghĩa là “ rớt lại, sai”
Dựa vào dàn bài và làm bài văn
Tả một con vật em chợt gặp trên đường
Dàn ý chi tiết tả con vật em gặp trên đường
a. Mở bài:
Giới thiệu về con vật em sẽ tả.
– Con vật của nhà em hay em quan sát được ở một nơi nào đó? (Em nhìn thấy khi đi chơi công viên).– Em quan sát được khi nào? (quan sát vào các thời điểm trong ngày).
b. Thân bài:
• Tả bao quát:
– Hình dáng: nhỏ như quả xoài.
– Lông: bộ lông trắng có vẻ mềm mại, mịn màng 
• Tả chi tiết:
– Đầu: nhỏ xinh như quả vải.
– Mắt: nhỏ, đen láy. tròn xoe như hạt cườm. Đôi mắt ấy trông thật đẹp và hiền lành.
– Mỏ màu nâu hồng, nhỏ, xinh xinh. Nó đang rỉa lông, lâu lâu lại dụi mỏ vào cánh.
- Dưới cổ của nó có một dải lông màu xám nhạt giống một chiếc vòng trang sức điểm xuyết trên bộ váy màu trắng tinh khôi vậy.
– Đôi cánh xếp gọn hai bên mình nhưng chỉ cẩn có động tĩnh là đôi cánh ấy sẵn sàng mở bung ra và bay vút lên trời. 
– Đuôi dài xòe ra như cái quạt nhỏ trông rất đẹp.
– Chân ngắn, mập, màu nâu vàng.
• Tả hoạt động:
– Khi đi, đẩu chú lúc lắc theo nhịp chân bước, đuôi vểnh bên nọ, vểnh bên kia trông thật ngộ nghĩnh.
Dường như đã kiếm được thức ăn cho no bụng, cô nàng đi chậm lại rồi giang rộng đôi cánh, "vút" một cái bay lên trời. Đôi cánh trắng xòe rộng, chao liệng rất điệu nghệ như một người nghệ sĩ mua đang biểu diễn vậy. Nó lượn đi lượng lại trên cây bàng hai vòng rồi biến mất, chỉ còn nghe thấy âm thanh "gù...gù...gù" của nó trên bầu trời xanh cao rộng.
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ của em khi quan sát và tả chú vật? (yêu thích loài chim tượng trưng cho hoà bình, thường xuyên đến thăm và mua thức ăn cho chúng).
ĐỀ KIỂM TRA KSCL CHK II NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN VIẾT) LỚP 4
(Thời gian 60 phút)
B/. Kiểm tra viết : (10 điểm)
I/ Chính tả nghe viết: ( 2 điểm) 15 phút
Giáo viên đọc cho học sinh viết 1 đoạn từ “Ngày xưa đến mái nhà” trong bài “Vương quốc vắng nụ cười” tiếng việt tập 2 trang 132
 II/ Tập làm văn: (8 điểm) từ 30-35 phút
1. Mở bài: – Từ trước đến nay nhà em ít nuôi con vật nào trong nhà nhưng hôm nay lại xuất hiện con chó lai này đó là món quà bà ngoại đã cho em nhân lúc em về quê ăn giỗ.
Hay: – Mỗi khi đi học về mọi mệt mỏi, nóng nực trong người được tan biến đi đó là nhờ con chó Mực – người bạn thân thiết nhất của em.
2. Thân bài:
a) Tả khái quát rồi đến tả chi tiết từng bộ phận của con chó.
– Con Mực nhập khẩu vào nhà em khi nó còn là một cậu bé nhỏ xíu, vậy mà giờ nó đã cao lớn rồi.
– Toàn thân nó được bao bọc bởi lớp áo màu đen hung.
– Nó nặng khoảng mười lăm ký lô gam.
– Cái đầu nó to như trái bưởi với hai cái tai lúc nào cũng cúp xuống, hai cái tai chỉ dựng đứng lên khi nó đang hóng nghe ai nói chuyện mà thôi.
– Đôi mắt to màu nâu sẫm.
– Chiếc mũi lúc nào cũng ươn ướt, hít hít như muốn tìm kiếm vật gì vậy.
– Mõm chú to và dài, mỗi khi chú ngáp lộ rõ mấy cái răng nhọn hoắt, cái lưỡi màu hồng hay lè ra ngoài.
b) Tả hoạt động của con chó.
– Mực rất khôn ngoan, mỗi khi em vui bảo nó nằm xuống, hay bắt tay là nó làm liền.
– Chú là loài vật rất thính, khách lạ hay quen vào nhà chú đều phân biệt được hết. Khách lạ thì chú sủa những tràn dài như báo hiệu cho chủ biết, còn khách quen thì chú ngỏ ngoảy đuôi vui mừng như là hiếu khách lắm vậy.
– Mực thường ngủ ngoài hiên nhà để trông coi nhà và đàn gà của mẹ. Không một tiếng động nhở nào mà chú không phát hiện được cả. Dù ai trong gia đình em đi đâu thật xa, thật lâu không về nhưng khi về đến cổng là con Mực đã nhảy ào ra mừng rỡ.
3. Kết bài : Người ta nói “ Chó là loài vật trung thành với chủ nhất” quả không sai chút nào. Em yêu con Mực như một người bạn thân của mình, nhất là những lúc ở nhà một mình Mực đúng là niềm vui của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA KSCL CHK II NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC TIẾNG) (3 ĐIỂM)
 LỚP 4
Giáo viên cho điểm trên cơ sở đánh giá trình độ đọc thành tiếng theo những yêu cầu cơ bản về kĩ năng đọc ở học sinh lớp 4 theo 4 mức độ :
Điểm 3: Học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm tốt, đảm bảo thời gian đọc.
Điểm 2:Học sinh đọc đảm bảo thời gian đọc, nhưng chưa nhấn giọng tốt.
Điểm 1: Học sinh đọc chưa đảm bảo thời gian đọc, chưa diễn cảm.
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA KSCL GHK II NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN ĐỌC THẦM) (7 ĐIỂM)
 LỚP 4
Học sinh chon đúng 1 ý đạt 1 điểm.
Câu 1 : ý C
Câu 2 : ý B
Câu 3 : ý B
Câu 4 : ý A
Câu 5 : ý C
Câu 6: ý D
Câu 7:ý B
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA KSCL CHK II NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN CHÍNH TẢ) (2 ĐIỂM)
 LỚP 4
Bài viết chính tả (nghe đọc) : 2 điểm (không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp). Cứ mắc 4 lỗi chính tả thông thường trừ 1 điểm (mắc 2 lỗi trừ 0,5 điểm). Trừ không quá 2 điểm. Bài viết không rõ ràng, sạch sẽ.. trừ 1 điểm toàn bài.
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA KSCL CHK II NĂM HỌC 2016– 2017
MÔN TIẾNG VIỆT (PHẦN TẬP LÀM VĂN) (8 ĐIỂM)
 LỚP 4
Mở bài : 1 điểm
Yêu cầu học sinh giới thiệu được con vật sẽ tả.
Thân bài : 6 điểm. Yêu cầu học sinh tả được :
Tả bao quát ,Tả từng bộ phận theo trình tự hợp lí.
Tả được hoạt động thường xuyên của con vật hài hòa.
Kết luận : 1 điểm. Yêu cầu học sinh :
Nêu cảm xúc và suy nghĩ của mình về con vật tả.
Giáo viên có thể cho điểm tùy theo mức độ bài làm của học sinh (Có thể cho điểm từ 0,5 – 1 – 1,5 .... đếm 5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_mon_tieng_viet_lop_4.docx