Đề kiểm tra định kì lần 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Xuân Mĩ (Có đáp án)

Đề kiểm tra định kì lần 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Xuân Mĩ (Có đáp án)

Câu 1 (1 điểm). Hỗn số được thể hiện phần được tô màu trong hình bên là:

 A/1 B/ C/ 1 D/

Câu 2(1 điểm)Trong số thập phân 86,324 chữ số 3 thuộc hàng nào?

A/ Hàng phần mười B/ Hàng phần trăm

C/ Hàng phần nghìn D/ Hàng phần chục nghìn

Câu 3(1 điểm). Phần nguyên của số 90,567 là:

 A/ 0 B/ 90 C/ 56 D/ 567

Câu 4 (1 điểm). Giá trị của chữ số 9 trong số 42,098 là:

A/ 9 B/ 90 C/ D/

Câu 5 (1 điểm). Số 0,007 viết thành phân số thập phân là:

 A/ B/ C/ D/

Câu 6 (1 điểm). Số 3,75 viết dưới dạng hỗn số là:

A/ 37 B/ 3 C/ 3 D/ 37

Câu 7(1 điểm). Đúng ghi Đ, sai ghi S:

7 > 7 5,3m2 = 530 dm2 2,8 tạ = 208 kg 2m5dm = 2,5 m

 

docx 10 trang loandominic179 4350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì lần 1 môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Xuân Mĩ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HÀM THUẬN BẮC ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1- NĂM HỌC : 2018-2019 
TRƯỜNG TH XUÂN MỸMôn: Toán- Lớp 5 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 7 ĐIỂM)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 6)
Câu 1 (1 điểm). Hỗn số được thể hiện phần được tô màu trong hình bên là:	
 A/1	 B/	 C/ 1	D/
Câu 2(1 điểm)Trong số thập phân 86,324 chữ số 3 thuộc hàng nào?	
A/ Hàng phần mười	B/ Hàng phần trăm	
C/ Hàng phần nghìn	D/ Hàng phần chục nghìn
Câu 3(1 điểm). Phần nguyên của số 90,567 là: 	
	 A/ 0	B/ 90	C/ 56	D/ 567
Câu 4 (1 điểm). Giá trị của chữ số 9 trong số 42,098 là:	
A/ 9	B/ 90	C/	D/
Câu 5 (1 điểm). Số 0,007 viết thành phân số thập phân là:
 A/ 	B/	C/ 	 D/
Câu 6 (1 điểm). Số 3,75 viết dưới dạng hỗn số là:
A/ 37 B/ 3 C/ 3 D/ 37 
Câu 7(1 điểm). Đúng ghi Đ, sai ghi S: 
7 > 7 5,3m2 = 530 dm2 2,8 tạ = 208 kg 2m5dm = 2,5 m
II/ Phần tự luận:	
Câu 8(1 điểm). Tính
1 : 1 = 
Câu 9(1 điểm). Xếp các số thập phân 8,09; 8,9; 8,89; 8,8 theo thứ tự từ bé đến lớn:
Câu 10 (1 điểm). Người ta lát sàn một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 9m, chiều rộng 6m bằng những viên gạch hình vuông có cạnh 30cm. Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để lát kín sàn căn phòng đó?	
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ 
MÔN TOÁN – LỚP 5
NĂM HỌC 2018 - 2019
 I/ TRẮC NGHIỆM 
Câu
1 M1
2 M1
3 M1
4 M2
5 M2
6 M3
7 M4
Đáp án
C
A
B
D
C
C
Đ Đ S Đ
II/ TỰ LUẬN:
M2Câu 8: Đổi được hổn số thành phân số ghi 0,25 điểm; Giữa nguyên phân số thứ nhất nhân đảo ngược phân số thứ hai được 0,5 điểm; Kết quả 0,25 điểm.
M3Câu 9: 8,09; 8,8; 8,89; 8,9
 M3Câu 10 (1 điểm).
Bài giải
Diện tích của căn phòng là:
9 6 = 54 (m2) 
Đổi: 54m2 = 540000cm2
Diện tích của 1 viên gạch là:
30 30 = 900 (cm2)
Cần sốviên gạch để lát kín sàn căn phòng đó là: 
540000 : 900 = 600 (viên)
Đáp số: 600 viên gạch
	Cứ một lời giải và phép tính đúng ghi 0,25 điểm
 Đổi và đáp số đúng ghi 0,25 điểm
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT
 NĂM HỌC: 2018 - 2019
A/ Phần đọc:
I/ Đọc thành tiếng:
Gv cho học sinh thăm một trong sáu đoạn sau và trả lời câu hỏi tương ứng:
Đoạn 1/5: Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
( Câu hỏi: HS có trách nhiệm như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước?
Trong công cuộc kiến thiết đất nước, học sinh phải cố gắng, chuyên cần học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy đưa bạn để lớn lên sẽ xây dựng đất nước, với dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.)
Đoạn/ 10: Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ , chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy.Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới.
Câu hỏi: Hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong đoạn và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
( VD như học sinh chọn màu vàng hoe tạo cho em cảm giác tươi tắn và không gian sáng lên)
Đoạn/37: Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ vao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: “ Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hào bình”.
Câu hỏi: Nếu đứng trước tượng đài em sẽ nói gì với Xa-xa-cô?
( HS nói được kêu gọi hòa bình phản ánh chiến tranh phi nghĩa)
Đoạn/45: A-lếch-xây nhìn tôi bằng đôi mắt sâu và xanh, mỉm cười, hỏi:
 - Đồng chí lái máy xúc bao nhiêu năm rồi?
 - Tính đến nay là năm thứ mười một - Tôi đáp.
 Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói:
 - Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thủy ạ!
 Cuộc tiếp xúc thân mật ấy đã mở đầu cho tình bạn thắm thiết giữa tôi và A-lếch-xây.
( Câu hỏi:Em có nhận xét gì Qua cuộc trò chuyện thân mật giữa anh Thủy và A-lếch-xây?)
( HS nói được không phân biệt, tạo tình đoàn kết hữu nghị)
Đoạn/64: Nhưng những tên cướp đã nhầm. Khi tiếng đàn, tiếng hát của A- ri – ôn vang lên, có một đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ tài ba. Bầy cá heo đã cứu A - ri - ôn. Chúng đưa ông trở về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp. A - ri - ôn tâu với vua toàn bộ sự việc nhưng nhà vua không tin, sai giam ông lại.
( Câu hỏi: Tại sao nhà vua không tin lời của A-ri-ôn?)
( HS nói được vua tìm hiểu xem có đúng hay không; vua suy nghĩ tại sao đoàn thủy thủ không về cùng với A-ri-ôn)
Đoạn/75: Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên. Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì. Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
( Câu hỏi: Những câu nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?)
( như đi vào thành phố tí hon, mình như người không lồ dưới chân là cung điện đền dài miếu mạo )
PHÒNG GD&ĐT HÀM THUẬN BẮC ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1- NĂM HỌC : 2018-2019 
TRƯỜNG TH XUÂN MỸMôn: Tiếng việt- Lớp 5 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
II/ Đọc thầm:
Học sinh đọc thầm bài:
Quà tặng của chim non
Chú chim bay thong thả, chấp chới lúc cao lúc thấp không một chút sợ hãi, như muốn rủ tôi cùng đi; vừa mỉm cười thích thú, tôi vừa chạy theo. Cánh chim cứ xập xòe phía trước, ngay sát gần tôi, lúc ẩn lúc hiện, cứ như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch. Vui chân, mải theo bóng chim, không ngờ tôi vào rừng lúc nào không rõ.
Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn phủ đầy lá đỏ. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sòi. Tôi ngắt một chiếc lá sòi đỏ thắm thả xuống dòng nước. Chiếc lá vừa chạm mặt nước, lập tức một chú nhái bén tí xíu như đã phục sẵn từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tôi vừa cất giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại âm thanh lảnh lót vang lên. Không gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại Đâu đó vẳng lại tiếng hót thơ dại của chú chim non của tôi, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.
(Theo Trần Hoài Dương)
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: (Mức 1 – 0,5 đ) Chú chim non dẫn cậu bé đi đâu?
A/Về nhà. B/ Vào rừng. C/Ra vườn. D/ Ra công viên
Câu 2: (Mức 1 – 0,5đ) Đoạn văn thứ 2 miêu tả những cảnh vật gì?
A/Cây sòi cao lớn có lá đỏ, chú nhái bén ngồi bên một lạch nước nhỏ.
B/Cây sòi, làn gió, chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước.
C/ Cây sòi bên cạnh dòng suối có chú nhái bén đang lái thuyền.
D/ Chú nhái nhảy lên lá sòi cậu bé thả xuống lạch nước.
Câu 3: (Mức 2 – 0,5đ) Những từ ngữ nào trong bài miêu tả âm thanh của tiếng chim hót?
A/ Líu ríu, ngân nga, vang vọng, hót đủ thứ giọng.
B/ Kêu líu ríu, hót, ngân nga, vang vọng.
C/ Líu ríu, lảnh lót, ngân nga, thơ dại.
D/ Vang vọng, hót đủ thứ giọng.Líu ríu
Câu 4: (Mức 2 – 0,5 đ) Món quà chính mà chú chim non tặng chú bé là món quà gì?
A/ Một cuộc đi chơi đầy lí thú.
B/ Một chuyến vào rừng đầy bổ ích.
C/ Bản nhạc rừng đầy tiếng chim ngân nga.
D/ Tiếng chim 
Câu 5: (Mức 3 – 1đ) Giả sử em là cậu bé khi vào rừng cảm nhận được vẻ đẹp của rừng, em muốn nói với mọi người điều gi về việc bảo bệ rừng?
Câu 6:(Mức 3 – 1đ) Nội dung bài muốn nói lên điều gì?
Câu 7: (Mức 1 – 0,5đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh nhân hóa nào?
A/ Chim bay thong thả, lúc ẩn lúc hiện, rủ tôi đi cùng.
B/Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi, rủ tôi đi cùng.
C/ Chim bay thong thả, không một chút sợ hãi.
D/ Cây sòi, chim bay thong thả
Câu 8: (Mức 2 – 0,5đ) Đoạn văn thứ nhất của bài “Quà tặng của chim non” có những hình ảnh so sánh nào?
A/Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi.
B/ Chú chim bay thong thả, chấp chới như muốn rủ tôi cùng đi, cánh chim lúc ẩn lúc hiện như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.
C/Cánh chim xập xòe như một cậu bé dẫn đường tinh nghịch.
D/ Chú chim bay thong thả, xòe cánh.
Câu 9: (Mức 3 – 1đ) Đặt hai câu có từ chạy để phân biệt nghĩa gốc với nghĩa chuyển
Câu 10: (Mức 4 – 1đ) Tìm bốn từ đồng nghĩa với từ “kêu” (theo câu “Chúng kêu líu ríu đủ thứ giọng.”)?
PHÒNG GD&ĐT HÀM THUẬN BẮC ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 1- NĂM HỌC : 2018-2019 
TRƯỜNG TH XUÂN MỸMôn: Tiếng việt- Lớp 5 
Điểm
Nhận xét của giáo viên
II/ KIỂM TRA VIẾT
1/ Chính tả: (3 điểm – Thời gian: 15 phút) 
2/ Tập làm văn: (7 điểm) – Thời gian: 35 phút
Đề:Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua
II/ KIỂM TRA VIẾT
Chính tả: (3 điểm – Thời gian: 15 phút) nghe – viết:
Cây xoài
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
	Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả
2. Tập làm văn: (7 điểm) – Thời gian: 35 phút
Đề: Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT
NĂM HỌC: 2018 – 2019
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm.
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Đọc hiểu: (7điểm)
Câu 1: B (0,5 Điểm) Câu 2: B (0,5 Điểm)
Câu 3: B (0,5 Điểm) Câu 4: B (0,5 Điểm)
Câu 5: Cần bảo vệ rừng như: không chặt phá cây, đốt cây, săn bắn thú rừng (1 điểm)
Câu 6: Nhờ chim non mà cậu bé được thưởng thức được cảnh đẹp của rừng. ( 1 điểm) 
Câu 7: B (0,5Điểm ) Câu 8: B (0,5 Điểm )
Câu 9:GV căn cứ vào câu mà ghi điểm. ( Đúng 1 câu ghi 0,5 điểm)
Câu 10: Gọi, la, hét, hót, gào. (1 Điểm)
B. BÀI KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (3 điểm- thời gian 15 phút)
GV đọc cho học sinh cả lớp viết vào giấy kiểm tra bài: 	Cây xoài
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, trình bày đúng đoạn văn: 3 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần,thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ 0,25 điểm.
II- Tập làm văn (7điểm) (35 phút)
- Bài viết đủ kết cấu 3 phần: phần mở bài, thân bài, kết bài
- Có sự sáng tạo, có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá.
- Thể hiện được tính cảm vào trong bài
- Bài viết không bị sai lỗi chính tả.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng.
- Chữ viết trình bày sạch đẹp, câu văn rõ ràng, mạch lạc

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ki_lan_1_mon_toan_va_tieng_viet_lop_5_nam_h.docx