Chuyên đề Phương pháp dạy học giải Toán chuyển động Lớp 5

Chuyên đề Phương pháp dạy học giải Toán chuyển động Lớp 5

A.PHẦN LÝ THUYẾT

I. Mục tiêu dạy học toán 5.

1.Về số và phép tính:

 - Bs những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân.

 - Biết khái niệm ban đầu về STP, đọc, viết so sánh, sắp thứ tự các STP.

 - Biết cộng trừ nhân chia các STP (kq phép tính là STN hoặc STP có không quá 3 chữ số ở phần thập phân)

 - Biết vận dụng những KT và KN cơ bản về STP để tính giá trị của biểu thức có đến dấu phép tính; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; tính bằng cách thuận tiện; nhân (chia) nhẩm một STP với (cho) 10, 100, 1000,.(bằng chuyển dấu phẩy trong STP)

 

ppt 22 trang Bình Nhi 24/06/2023 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Phương pháp dạy học giải Toán chuyển động Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ :PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI TOÁN CHUYỂN ĐỘNG LỚP 5 
1 
Chuyen de Toan 5 
A.PHẦN LÝ THUYẾT 
I. Mục tiêu dạy học toán 5. 
1.Về số và phép tính: 
 - Bs những hiểu biết cần thiết về phân số thập phân, hỗn số để chuẩn bị học số thập phân. 
 - Biết khái niệm ban đầu về STP, đọc, viết so sánh, sắp thứ tự các STP. 
 - Biết cộng trừ nhân chia các STP (kq phép tính là STN hoặc STP có không quá 3 chữ số ở phần thập phân) 
 - Biết vận dụng những KT và KN cơ bản về STP để tính giá trị của biểu thức có đến dấu phép tính; tìm một thành phần chưa biết của phép tính; tính bằng cách thuận tiện; nhân (chia) nhẩm một STP với (cho) 10, 100, 1000,...(bằng chuyển dấu phẩy trong STP) 
2 
Chuyen de Toan 5 
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những KT&KN cơ về số và phép tính (với STN, phân số đơn giản, STP) 
2. Về đo lường: 
Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông dụng(chẳng hạn giữa km2 và m2, giữa ha và m2, giữa m3 và dm3 giữa dm3 và cm3 ) 
Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng STP. 
Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến 2 tên đơn vị đo; nhân (chia) các số đo thời gian có đến 2 tên đơn vị đo với (cho) STN ( khác 0). 
3 
Chuyen de Toan 5 
Ôn tập, củng cố, hệ thống hóa những KT&KN cơ về số và phép tính (với STN, phân số đơn giản, STP) 
2. Về đo lường: 
Biết tên gọi, kí hiệu, quan hệ giữa một số đơn vị đo diện tích, thể tích thông dụng(chẳng hạn giữa km2 và m2, giữa ha và m2, giữa m3 và dm3 giữa dm3 và cm3 ) 
Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích, thời gian dưới dạng STP. 
Biết cộng, trừ các số đo thời gian có đến 2 tên đơn vị đo; nhân (chia) các số đo thời gian có đến 2 tên đơn vị đo với (cho) STN ( khác 0). 
4 
Chuyen de Toan 5 
3.Về hình học: 
Nhận biết được hình thang, HHCN, HLP, hình trụ, hình cầu và một số dạng hình tam giác. 
Biết tính chu vi hình tròn, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn. 
Biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích HLP, HHCN. 
4. Về giải toán có lời văn 
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán có đến 4 bước tính, trong đó có: 
- Một số dạng toán về quan hệ tỉ lệ.(khi giải Các bài toán thuộc quan hệ “tỉ lệ thuận”, ”tỉ lệ nghịch” không dùng các tên gọi này; có thể giải bài toán bằng cách” rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số ”) 
5 
Chuyen de Toan 5 
5. Về một số yếu tố thống kê 
Biết đọc các số liệu trên biểu đồ hình quạt 
Bước đầu biết nhận xét về một số thông tin đơn giản thu thập từ biểu đồ 
6. Về phát triển ngôn ngữ , tư duy và góp phần hình thành nhân cách cho HS 
Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất,... Bằng ngôn ngữ (nói, viết dưới dạng công thức,...) ở dạng khái quát. 
Tiếp tục phát triển (ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa; bước đầu hình thành và phát triển tư duy phê phán và sáng tạo; phát triển trí tưởng tượng không gian,... 
Tiếp tục rèn luyện các đức tính: chăm chỉ, cẩn thận, tự tin, trung thực, có tinh thần trách nhiệm,... 
6 
Chuyen de Toan 5 
II.Nội dung chương trình Toán 5. 
* Nội dung Toán 5 gồm 4 mạch nội dung: Số học; Đại lượng và đo đại lượng; Yếu tố hình học; Giải toán có lời văn. 
- Ngoài ra còn có nội dung một số yếu tố thống kê, yếu tố đai số, sử dụng máy tính bỏ túi được tích hợp trong mạch số học. 
* Nội dung Toán 5 được trình bày trong SGK Toán 5 thành 5 chương. Mỗi chương tập trung vào một chủ đề nội dung và có thể có các nội dung khác được sắp xếp xen kẽ với nội dung của chương. 
7 
Chuyen de Toan 5 
Cụ thể là: 
Chương 1:Ôn tập và bổ sung về phân số. Giải Toán liên quan đến tỉ lệ. Bảng đơn vị đo diện tích (31 tiết) 
Chương 2: STP. Các phép tính với STP (53 tiết) 
Chương 3: Hình học (37 tiết) 
Chương 4: Số đo thời gian. Toán chuyển động đều (17 tiết) 
Chương 5: Ôn tập (37 tiết): Đây là các bài tổng ôn tập, hệ thống hóa các KT&KN cơ bản, trọng tâm của chương trình môn Toán ở cấp Tiểu học. 
8 
Chuyen de Toan 5 
Nội dung dạy học giải Toán chuyển động 
- Trong Toán 5 có 3 bài toán cơ bản về chuyển động đều của một vật chuyển động (của một động tử) đó là: 
Bài toán 1: Biết quãng đường (s) và thời gian (t). Tìm vận tốc (v). 
Bài toán 2: Biết vận tốc (v), thời gian (t).Tìm quãng đường (s) 
Bài toán 3: Biết vận tốc (v) và quãng đường (s).Tìm thời gian (t). 
v = s : t 
s = v x t 
t = s : v 
9 
Chuyen de Toan 5 
Ngoài ra trong Toán 5 còn giới thiệu 2 bài toán về chuyển động đều của hai vật chuyển động(hay của hai động tử). Đó là: 
 Hai động tử chuyển động ngược chiều. 
 “ thời gian đi để hai động tử chuyển động ngược chiều khởi hành cùng một lúc và gặp nhau bằng quãng đường (khoảng cách giữa 2 động tử) chia cho tổng vận tốc của 2 động tử đó” 
t = s : ( v 1 + v 2 ) 
10 
Chuyen de Toan 5 
Hai động tử chuyển động cùng chiều. 
 “ thời gian đi để hai động tử chuyển động cùng chiều khởi hành cùng một lúc và gặp nhau bằng quãng đường (khoảng cách giữa 2 động tử) chia cho hiệu vận tốc của 2 động tử đó” 
( v1 > v2 ) 
t = s : ( v 1 - v 2 ) 
11 
Chuyen de Toan 5 
III. Thực trạng và những lưu ý khi dạy học giải bài toán chuyển động đều. 
*Khi giải toán chuyển động đều, HS còn lúng túng về ghi kq phép tính liên quan đến các đơn vị đo của vận tốc, thời gian, quãng đường. Do đó cần lưu ý: 
 Trước hết cần làm rõ sự “ tương ứng” giữa các đơn vị đo vận tốc, thời gian, quãng đường, chẳng hạn: 
 s 
 t 
 v 
 km 
 giờ 
 km/giờ 
 m 
 phút 
 m/phút 
 m 
 giây 
m/giây 
 km 
giây 
km/giây 
12 
Chuyen de Toan 5 
Các đề toán về chuyển động đều khi giải thường có kq là các đơn vị đo thông dụng, như với vận tốc là: km/giờ; m/phút; với quãng đường là: km, m; với thời gian là giờ, phút, hoặc giờ và phút. 
Trường hợp khi tính thời gian, kq số đo thời gian có thể là STN, STP, hoặc hỗn số, không nhất thiết phải đổi ra giờ và phút, phút và giây. 
VD1: Biết quãng đường s = 60km, vận tốc v = 40km/giờ. Thời gian t tính là: 
	60 : 40 = 3 (giờ) (hoặc 1,5 giờ hoặc 1 giờ 30 phút) 2 
13 
Chuyen de Toan 5 
VD2: Biết s = 60km, v = 54km/giờ. Thời gian t được tính là: 60 : 54 = 10 (giờ) hay 1 1 (giờ) 
 9 9 
 (không nhất thiết phải tính thời gian ra STP như 
 t = 1,111... ( giờ ) hoặc đổi ra giờ, phút, giây như 
 t = 1 giờ 6 phút 40 giây) 
- Khi giải Toán chuyển động đều mà đề bài không nêu rõ kq phải tính theo đơn vị đo nào thì việc lựa chọn đơn vị đo của kq bài toán phải thích hợp (đúng) với các đơn vị đo đã cho trong giả thiết của đề bài. Các đơn vị đo vận tốc thường gặp là: km/giờ; m/phút; m/giây. Đôi khi là km/giây (chẳng hạn vận tốc của tên lửa là 8,2 km/giây) hoặc cm/phút (chẳng hạn vận tốc của con ốc sên là 12 cm/phút 
14 
Chuyen de Toan 5 
- Khi tính quãng đường, thời gian của chuyển động đều cần chuyển đổi các số đo thích hợp. Chẳng hạn: 
VD1:Tính quãng đường, biết vận tốc là 12km/giờ và thời gian là 2 giờ 30 phút thì phải đổi thời gian ra giờ: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ. Ta có: 
 s = 12 x 2,5 = 30 (km) 
VD2: tính quãng đường, biết vận tốc là 12km/giờ và thời gian là 2 giờ 20 phút 
- Nếu đổi 2 giờ 20 phút = 2,333... giờ (số đo theo giờ là STP vô hạn 2,333...) thì s =12 x 2,333... = 27,996... (km) 
- Nếu đổi 2 giờ 20 phút = 2 1 giờ hay 7 giờ ( số đo thời 
 3 3 
 gian là phân số) thì s = 12 x 7 = 28 (km) (rõ ràng trường hợp 
 3 
này, đổi số đo thời gian dưới dạng phân số với đơn vị đo là giờ thìthích hợp hơn) 
15 
Chuyen de Toan 5 
Những điểm chú ý khi dạy học về “ vận tốc” 
a/ Hình thành biểu tượng về “vận tốc” 
Trong quá trình hình thành biểu tượng về “ vận tốc” sử dụng hai thuật ngữ: “vận tốc trung bình” và “vận tốc” 
Thông qua tình huống thực tế giúp Hs nhận biết về “vận tốc trung bình” : “một ô tô đi quãng đường dài 170km hết 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?”(những tình huống thực tế này, Hs đã được làm quen ngay từ ở các lớp dưới) 
Kq bài toán cho biết, TB mỗi giờ ô tô đi được 42,5km hay vận tốc TB của ô tô là 42,5km. Như thế “ vận tốc TB” cho biết: 1 vật chuyển động luôn đi được một quãng đường như nhau trong cùng một đơn vị thời gian hay vận tốc TB là một số không thay đổi (khi tính theo cùng một đơn vị thời gian) 
16 
Chuyen de Toan 5 
Giới thiệu cho Hs khái niệm “ vận tốc” như là vận tốc trung bình cụ thể: “ vận tốc trung bình, hay nói văn tắt của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5 km/giờ” 
b/ cách tính vận tốc, công thức tính vận tốc. 
Dựa trên biểu tượng về “vận tốc” giúp Hs nhận biết cách tính vận tốc: “Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian”. 
Sau đó nêu công thức tính vận tốc: v = s : t 
Qua việc tính vận tốc, Hs được củng cố thêm hiểu biết “vận tốc” của một chuyển động đều chính là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. 
17 
Chuyen de Toan 5 
c/ Đơn vị đo vận tốc và quan hệ giữa các đơn vị đo vận tốc. 
Các đơn vị đo vận tốc là: km/giờ; m/phút; m/giây. 
Gv cần giúp Hs biết đọc, viết đúng các số đo vận tốc. 
VD : vận tốc của ô tô là 42,5 km/giờ, tránh viết sai 42,5km giờ (Gv chú ý cho Hs tuy đọc là ki-lô-mét giờ nhưng viết tắt là km/giờ) 
Ngoài ra, Gv cũng nên chú ý tới một dạng bài tập liên quan đến chuyển đổi đơn vị đo vận tốc, chẳng hạn: 
Viết cácsố đo sau đây dưới dạng số đo có đơn vị đo là m/giây: 480 m/phút; 90 m/phút 
18 
Chuyen de Toan 5 
- Viết cácsố đo sau đây dưới dạng số đo có đơn vị đo là m/phút: 48 km/giờ; 7,2 km/giờ. 
Viết cácsố đo sau đây dưới dạng số đo có đơn vị đo là km/giờ: 70 m/phút; 5 m/giây. 
* BT2 (SGK- 144): một xe máy đi qua chiếc cầu dài 1250m hết 2 phút. Tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/giờ 
* BT3 (SGK-144): Một xe ngựa đi quãng đường 15,75km hết 1 giờ 45 phút. Tính vận tốc của xe ngựa với đơn vị đo là m/phút. 
d/ Liên quan đến vận tốc là việc giải các bài toán về “chuyển động đều” như: tính vận tốc; tính thời gian; tính quãng đường; BT chuyển động cùng chiều, chuyển động ngược chiều. 
19 
Chuyen de Toan 5 
VD: - Một người đi xe đạp với vận tốc 12 km/giờ trong 
2 giờ 30 phút. Tính quãng đường người đó đã đi được. 
 - Một ca nô đi với vận tốc 36 km/giờ trên quãng đường sông dài 42 km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó. 
e/ Liên quan đến vận tốc, ngoài việc chú ý giới thiệu các BT có nội dung liên hệ với thực tế đời sống, còn có một số BT đã kết hợp cung cấp một số tư liệu, hiểu biết về tự nhiên – xã hội. VD: Cá heo có thể bơi với vận tốc 72 km/giờ; Báo gấm có thể chạy với vận tốc 120km/giờ... 
20 
Chuyen de Toan 5 
IV. Quy trình dạy Toán 5 
* Dạy bài mới 
A. KTBC 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hình thành kiến thức mới 
3. Luyện tập 
4. Củng cố – dặn dò. 
21 
Chuyen de Toan 5 
* Dạy bài luyện tập 
A. KTBC 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập 
3. Củng cố dặn dò 
22 
Chuyen de Toan 5 

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_phuong_phap_day_hoc_giai_toan_chuyen_dong_lop_5.ppt