Bài kiểm tra Giữa học kì I môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Na

Bài kiểm tra Giữa học kì I môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Na

Bài 1: Các phân số sau đây, phân số nào là phân số thập phân : ( 0,5 đ) M 1

A. B. C. D.

Bài 2: 1ha = .m2 ( 0,5 đ) M 1

A. 10 . B.100 C. 1000 D. 10 000

Bài 3 : Hãy viết số thập phân “ Hai mươi sáu đơn vị chín phần trăm”. : (0,5 đ) M 1

 Bài 4 : Phân số thập phân 215100 được viết dưới dạng số thập phân là : ( 0,5 đ) M 1

A. 0,215 B. 2,15 C. 21,5 D. 215,0

Bài 5 : Chữ số 5 trong số thập phân 2,345 có gí trị là bao nhiêu ? . ( 0,5đ ) M 1

 A. 51000 B. 510 C. 5100 D. 5

 

doc 8 trang loandominic179 4300
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra Giữa học kì I môn Toán và Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Na", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người ra đề KT : Vũ Thị Na
ĐỀ KIỂM TRA LỚP 5 GIỮA HK I ( NĂM HỌC 2019 - 2020 )
MÔN TOÁN
 I. MỤC TIÊU :
- Học sinh biết viết các số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Biết được cấu tạo của hỗn số, số thập phân. Biết đọc, viết số thập phân.
- Biết so sánh số thập phân.
- Biết phân biệt các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích
- Biết giải bài toán liên quan đến yếu tố hình học, liên quan đến dạng tìm phân số của một số và dạng toán tỉ lệ.
- Biết vận dụng khái niệm về phân số thập phân để giải bài toán nâng cao
II. ĐỀ KIỂM TRA
 Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng và làm các bài tập sau :
Bài 1: Các phân số sau đây, phân số nào là phân số thập phân : ( 0,5 đ) M 1
A. B. C. D. 
Bài 2: 1ha = .m2 ( 0,5 đ)	M 1
A. 10 . B.100 C. 1000 D. 10 000
Bài 3 : Hãy viết số thập phân “ Hai mươi sáu đơn vị chín phần trăm”. : (0,5 đ) M 1
 Bài 4 : Phân số thập phân được viết dưới dạng số thập phân là : ( 0,5 đ) M 1
A. 0,215 B. 2,15 C. 21,5 D. 215,0
Bài 5 : Chữ số 5 trong số thập phân 2,345 có gí trị là bao nhiêu ? . ( 0,5đ ) M 1
 A. B. C. D. 5 
Bài 6 : Tìm các giá trị của x sao cho : 89,2x5 < 89,225 ( 0,5 đ) M 1
 x =.................................. 
Bài 7: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. ( 1đ) M 2
a) 3km 245m = ..km b) 12 tấn 6 kg = tấn
Bài 8 : So sánh các số thập phân sau đây : ( 1đ) MỨC 2
 84,3 ..75,123 45,5 45,500
 6,843 ..6,85 90,662 90,66
Bài 9 : Tìm x ( 1đ) M 2
 a) x - = b) x : = 14
 ..
 ..
 ..
 ..
Bài 10 : Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 200m, chiều rộng bằng 
của chiều dài. Trên thửa ruộng đó cứ 100m2 người ta thu hoạch được 45 kg thóc.
 ( 3đ) Mức 3
a) Tính diện tích thửa ruộng đó .
b) Trên thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ?
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
 ..
Bài 11 : Tính bằng cách thuận tiện nhất ( 1đ) Mức 4 
 a) Tìm 2 giá trị của x sao cho : 
0,65 < x < 0,66
 ..
 ..
 b) 2 m2 - 1 m2 = ................dm2
 ..
 ..
 ..
CÁCH ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu 0,5 điểm 
Bài 1 : B 
Bài 2 : D 
Bài 3 : 26,09 
Bài 4 : B
Bài 5 : A
Bài 6 : x = 0,1
Bài 7 : 1đ - Mỗi câu đúng được 0,5 đ
a) 3km 245m = 3,245 km b) 12 tấn 6 kg = 12,006 tấn
Bài 8 : 1điểm – Mỗi câu đúng được 0,25 đ
 84,3 > 75,123 45,5 = 45,500
 6,843 90,66
Bài 9 : Tìm x ( đúng mỗi câu a,b được 0,5 đ)
 a) x - = b) x : = 14
 x = + x = 14 x 
 x = x = 2
Bài 10 : ( 3 đ ) 
Bài giải
 a) Chiều rộng của thửa ruộng là : 0,25 đ	
 200 x = 120 ( m) 0,5 đ
	Diện tích thửa ruộng đó là :	 0,25 đ
 200 x 120 = 24 000 ( m2) 0, 5 đ 
	b) 24000 mét vuông gấp 100 mét vuông số lần là : 0,25đ
	 24000 : 100 = 240 ( lần ) 0,25 đ
 Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số tạ thóc là : 0,25 đ
 240 x 45 = 10 800 ( kg) 0,5 đ
 Đổi : 10 800 kg = 108 tạ 0,25 đ
 Đáp số : a) 24 000 m2
 b) 108 tạ
* Ghi chú : Ở câu b, học sinh có thể làm gộp, Gv tính điểm như sau : 
 Trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được số tạ thóc là : 0,25 đ
 ( 24 000 : 100 ) x 45 = 10 800 ( kg) 1 đ
Bài 11 : ( 1đ) Mức 4 
 a) ( 0,5đ) Tìm 2 giá trị của x sao cho : 
0,65 < x < 0,66
Học sinh tìm được 2 giá trị của x nằm trong các số sau : 0,651 ; 0,652 ; 0,653 ; 0,654 ; 0,655 ; 0,656 ; 0,657 ; 0,658 ; 0,659.
 b) 2 m2 - 1 m2 = ................dm2
 2 m2 - 1 m2 = m2 - m2 = m2 = 120 dm2
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC
I. MỤC TIÊU :
1. Phần đọc thành tiếng :
- Nhằm kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh : tốc độ, giọng đọc, sự biểu cảm
2. Phần hiểu văn bản và kiến thức tiếng Việt :
- Hiêủ nội dung văn bản , hiểu nghĩa của từ ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa , từ đồng âm, từ nhiều nghĩa)
- Xác định được danh từ , động từ, tính từ, đại từ trong câu.
- Biết xác định được cách liên kết các câu trong đoạn văn
- Viết được những câu văn theo yêu cầu cho trước trong đó có sử dụng đại từ.
II. ĐỀ KIỂM TRA
 A. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG : 3 điểm
- Học sinh bốc thăm đọc một đoạn ở một bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9
(Do giáo viên đã chuẩn bị trước ) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
- Giáo viên kết hợp kiểm tra đối với từng học sinh qua các tiết ôn tập ở giữ học kì II ( tuần 28)
PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT : 7 điểm
Cái gì quý nhất
 Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất .
 Hùng nói : “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không ?”
 Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên : “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì ? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo !”
 Nam vội tiếp ngay : “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc !”
 Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.
 Nghe xong, thầy mỉm cười, rồi nói :
 - Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua đi thì không lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.
 TRỊNH MẠNH
Đọc bài văn trên, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau
Câu 1 : Bài văn trên có mấy nhân vật ? ( 0,5 đ) Mức 1
Một nhân vật ( Đó là...................)
Hai nhân vật ( Đó là .................................)
Ba nhân vật ( Đó là.......................................................)
Bốn nhân vật ( Đó là .........................................................................)
Câu 2 : Bài văn này thuộc dạng văn nào ? ( 0,5 đ) Mức 1
Kể chuyện
Tả cảnh
Tả người
Thuyết trình, tranh luận
Câu 3 : Theo ý kiến bạn Nam, vàng quý nhất là vì sao ? ( 0,5 đ) Mức 1
Vàng dùng để làm đồ trang sức.
Vàng được dùng để làm của.
Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Có vàng là sẽ có tất cả mọi thứ
Câu 4 : Bài văn thuộc chủ điểm nào ? ( 0,5 đ) Mức 2
Con người với thiên nhiên
Cánh chim hòa bình
Việt Nam - Tổ quốc em
Vì hạnh phúc con người
Câu 5: Đáp án nào sau đây là lời giải nghĩa đúng nhất cho từ “tranh luận” ? ( 0,5 đ) Mức 2
A. Bàn cãi để tìm ra lẽ phải
B. Tranh cãi để xem ai nói đúng
C. Nói chuyện với nhau về một chủ đề nào đó
D. Bàn cãi để giành phần thắng về mình
Câu 6 : Đâu là cách xử lí của thầy giáo khi ba bạn đến nhờ thầy phân giải ? ( 0,5 đ) Mức 3
Thầy không chấp nhận ý kiến của các bạn là đúng sau đó thầy giải thích cho các bạn hiểu người lao động mới là quý nhất ở trên đời.
Thầy cho rằng các bạn đều nói sai sau đó thầy mới giải thích cho các bạn hiểu
 người lao động mới là quý nhất ở trên đời.
Thầy mỉm cười khen các bạn đều nói rất đúng và thầy không cần phải giải thích gì thêm.
D. Thầy mỉm cười , phân tích từng ý đúng của các bạn rồi mới giải thích cho các bạn hiểu người lao động mới là quý nhất ở trên đời.
Câu 7 : Theo em, mỗi bạn trong bài đưa ra lí lẽ khi tranh luận để nhằm mục đích gì ? ( 0,5 đ) Mức 3
 ..
 ..
Câu 8 : Theo em khi tranh luận chúng ta cần có thái độ như thế nào với nhau ? . ( 0,5 đ) Mức 4
Câu 9 : Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa ? ( 0,5 đ) Mức 1
Tranh luận, tranh nhau, tranh giành
Tranh luận , bàn bạc, bàn luận
Tranh luận, tranh cướp, bức tranh
Tranh luận, bàn luận, bức tranh
Câu 10 : Hai từ in đậm sau đây là hai từ gì ? ( 0,5 đ) Mức 2
 tranh luận, bức tranh
Hai từ đồng nghĩa
Hai từ đồng âm
Hai từ nhiều nghĩa
Hai từ trái nghĩa
Câu 11: Cho đoạn văn sau đây : ( 1đ ) Mức 3
 Hùng nói : “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không ?”
Em hãy tìm :
a) Hai đại từ : .................
b) Hai động từ:............................................................
Câu 12 : Em hãy đặt hai câu văn để phân biệt nghĩa của từ trao.( 1đ) Mức 4
	a) Trao có nghĩa là nói chuyện, bàn bạc về một vấn đề nào đó. 
	.........................................................................................................................................................................................................................................................................
 b) Trao có nghĩa là đưa một vật gì đó cho người khác.
	........................................................................................................................................................................................................................................................................
CÁCH ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM
A. Phần đọc thành tiếng : 3 điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc đô đạt yêu cầu ( Khoảng 115 tiếng/ phút) , giọng đọc có biểu cảm : 1điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các các cụm từ rõ nghĩa ; đọc đúng tiếng, từ ( không đọc sai quá 5 tiếng ): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
B. Phần đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt : 7 điễm
Câu 1 : ( 0,5 đ) đáp án D
Câu 2: ( 0,5 đ) đáp án D
Câu 3 : ( 0,5 đ) đáp án C
Câu 4: ( 0,5 đ) đáp án A
Câu 5 : ( 0,5 đ) đáp án A
Câu 6 : ( 0,5 đ) Đáp án D
Câu 7: ( 0,5 đ) Mỗi bạn đưa ra lí lẽ khi tranh luận là để bảo vệ ý kiến của mình
Câu 8 : ( 0,5 đ) Khi tranh luận chúng ta cần có thái độ lịch sự, tôn trọng người khác 
Câu 9 : ( 0,5 đ) đáp án B
Câu 10 : ( 0,5 đ) đáp án B
Câu 11 : ( 1 đ) đúng mỗi từ được 0,25 đ
a) Hai đại từ : tớ, cậu
b) Hai động từ: ăn, sống
Câu 12 : ( 1đ) Học sinh có thể viết 
- Chúng tôi trao đổi với nhau về cách giải bài toán khó.
- Cô giáo trao phần thưởng cho những học sinh giỏi.
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT VIẾT
I. MỤC TIÊU :
- Nhằm kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh. ( tốc độ viết, nét chữ, cỡ chữ, trình bày, viết đúng chính tả)
- Kiểm tra kĩ năng viết bài văn tả cảnh của HS ( việc dùng từ, diễn đạt câu, trình bày bài văn )
II. ĐỀ KIỂM TRA :
A. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm
 Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn văn trong bài :
Dòng kinh quê hương
 Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
 Theo NGUYỄN THI
B. Tập làm văn :
Đề bài : Em hãy tả ngôi trường thân yêu mà em đang học.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CHI TIẾT
 A. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu ( Khoảng 95 chữ/ 15 phút) ; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm
- Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi ) : 1 điểm
 B. Tập làm văn : 8 điểm
1. Mở bài : Giới thiệu được ngôi trường ( trực tiếp hoặc gián tiếp ) : 1 điểm
2. Thân bài : 
a. Nội dung : Tả lại được toàn cảnh ngôi trường với cách miêu tả từng phần của cảnh và theo thứ tự từ xa đến gần, từ bao quát đến chi tiết): 1,5 điểm
b. Kĩ năng : Có kĩ năng diễn đạt, biết viết câu văn có hình ảnh miêu tả,( như so sánh, nhân hóa ) các câu có sự liên kết chặt chẽ với nhau: 1,5 điểm
c. Cảm xúc : Nêu được cảm xúc trong khi tả ( cảm xúc khi bước đến trường, cảm xúc với bạn bè, thầy cô, cảm xúc khi được chơi đùa ở sân trường, ) : 1 điểm
3. Kết bài : Nêu được cảm nghĩ của bản thân đối với ngôi trường ( mở rộng hoặc không mở rộng : 1 điểm
4. Chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng chính tả : 0,5 điểm
5. Biết dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp, mạch lạc, rõ ý : 0,5 đ 
6. Có sáng tạo trong cách tả ( cách dùng từ, so sánh, chọn lọc chi tiết, ) : 1 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_toan_va_tieng_viet_lop_5_nam.doc