Bài kiểm tra định kì Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Câu 1: (0,5 điểm) Mưa Cà Mau có gì khác thường ?
A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.
B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh.
C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.
Câu 2: (0,5 điểm) Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì ?
A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường.
B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra định kì Giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I Môn Tiếng Việt: Lớp 5 Năm học: 2020 - 2021 KIỂM TRA ĐỌC 1. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Giáo viên cho HS bốc thăm (dưới đây) rồi đọc thành tiếng một đoạn (khoảng 120 chữ / phút) và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn đọc. Thư gửi các học sinh Trang 04 Đọc đoạn: Từ đầu.........đến Vậy các em nghĩ sao? Hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác? Thư gửi các học sinh Trang 04 Đọc đoạn: Trong năm học tới đây..........đến hết bài Hỏi: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? Quang cảnh làng mạc ngày mùa Trang 10 Đọc đoạn: Màu lúa chín .đỏ chói. H: Kể tên sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó. Quang cảnh làng mạc ngày mùa Trang 10 Đọc đoạn: “Qua khe giậu đến hết bài” H: Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động? Nghìn năm văn hiến Trang 15 Đọc đoạn: “ Từ đầu ..như sau” H: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? Những con sếu bằng giấy Trang 36 Đọc “ Từ đầu....644 con” H: Xa – xa – cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào Những con sếu bằng giấy Trang 36 Đọc “ Từ đầu....644 con” H: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? Một chuyên gia máy xúc Trang 45 Đọc “ Từ đầu....thân mật” H: Dáng vẻ của A- lếch – xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý? Sự sụp đổ của chế độ a – pác - thai Trang 54 Đọc “ Từ đầu....dân chủ nào” H: Dưới chế độ a – pac – thai, người da đen bị đối xử như thế nào? Tác phẩm của Si- le và tên phát xít Trang 58 Đọc “ Từ đầu....điềm đạm trả lời” H: Nhà văn Đức Si – le được ông cụ ngưới Pháp đánh giá như thế nào? Những người bạn tốt Trang 64 Đọc “ Từ đầu....đất liền” H: Vì sao nghệ sĩ A – ri – ôn phải nhảy xuống biển? Kì diệu rừng xanh trang 75 Đọc đoạn “ Nắng trưa......vàng rợi” H: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? Đất Cà Mau trang 89 Đọc đoạn “ Cà Mau đất xốp.....cây đước” H: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? Cái gì quý nhất Trang 85 Đọc đoạn “ Từ đầu......vàng bạc” H: Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? * Đánh giá cho điểm: + Đọc đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, đúng từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2. Đọc - hiểu: 7 điểm TRƯỜNG TIỂU HỌC ................................ Họ và tên HS: ............................................. Lớp: 5/4 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GHKI Môn: Tiếng Việt (phần đọc hiểu) Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài : 40 phút Điểm Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm ................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Chữ kí GV Đọc thầm bài văn và làm bài tập : 7 điểm ĐẤT CÀ MAU Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn”hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. Theo Mai Văn Tạo Câu 1: (0,5 điểm) Mưa Cà Mau có gì khác thường ? A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông. B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh. C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa. Câu 2: (0,5 điểm) Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì ? A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường. B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa. Câu 3: (1 điểm) Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ? (Viết câu trả lời của em) Câu 4: (1 điểm) Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau ? A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ. B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người. C. Cả A và B. Câu 5: (1 điểm) Em hãy nêu nội dung của mỗi đoạn trong bài văn trên. Câu 6: (0,5 điểm) Gạch dưới cặp từ trái nghĩa có trong câu thơ sau: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ”. (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 7: (0,5 điểm) Thành ngữ nào nói về Thiên nhiên ? A. Bốn biển một nhà B. Lên thác xuống ghềnh C. Chia ngọt sẻ bùi Câu 8: (0,5 điểm) Tìm 1 từ trái nghĩa, 1 từ đồng nghĩa với từ “hòa bình”. Câu 9: (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 danh từ, 1 động từ có trong câu văn sau: “Trong mưa thường nổi cơn dông.” Danh từ: ..; Động từ: Câu 10: (1 điểm) Đặt 1 câu với từ “nóng” mang nghĩa gốc; 1 câu với từ “nóng” mang nghĩa chuyển:. TRƯỜNG TIỂU HỌC.................................. Họ và tên HS: ............................................. Lớp: 5..... KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GHKI Môn Tiếng Việt: Phần viết chính tả Năm học: 2020 - 2021 Thời gian viết: 15 phút Điểm Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm ................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Chữ kí GV I. Chính tả (2 điểm): 15 phút Nghe - viết bài: “Một chuyên gia máy xúc” (SGK TV5 tập 1 trang 45) Viết tựa bài, đoạn từ “Qua khung cửa kính .. giản dị, thân mật” và tên tác giả. TRƯỜNG TIỂU HỌC ................................ Họ và tên HS: ............................................. Lớp: 5..... KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GHKI Môn Tiếng Việt: Phần viết TLV Năm học: 2019 - 2020 Thời gian viết bài: 35 phút Điểm Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm ................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. Chữ kí GV Đề bài: Tả cảnh ngôi trường thân yêu mà em đang theo học. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM A. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Cách đánh giá cho điểm như hướng dẫn ở đề kiểm tra. 2. Đọc hiểu: 7 điểm Câu 1 a 0,5 điểm Câu 2 b 0,5 điểm Câu 3 Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước. 1 điểm Câu 4 c 1 điểm Câu 5 Mưa ở Cà Mau; Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau; Người Cà Mau kiên cường. 1 điểm Câu 6 To, nhỏ 0,5 điểm Câu 7 b 0,5 điểm Câu 8 Đồng nghĩa: bình yên (yên bình, thanh bình, thái bình) Trái nghĩa: chiến tranh (xung đột) 0,5 điểm Câu 9 DT: mưa (cơn, dông). ĐT: nổi 0,5 điểm Câu 10 Nghĩa gốc: Cốc nước này còn nóng quá. Nghĩa chuyển: Ba em là người nóng tính. 1 điểm B. Phần viết: 1. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả theo yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian 15 phút. * Đánh giá, cho điểm: - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm 2. Tập làm văn: (8 điểm) Mở bài: Giới thiệu được ngôi trường gắn bó với em: 1 điểm Thân bài: a. Nội dung: Tả bao quát, tả từng phần của ngôi trường (cổng, sân, các lớp học, các phòng khác, hoạt động trên sân trường, ...) hay tả sự thay đổi của ngôi trường theo thời gian có đầy đủ các phần: 1,5 điểm b. Kĩ năng: Trình bày đúng bố cục, sắp xếp theo trình tự nhất định phù hợp: 1,5đ. c. Cảm xúc: Bài văn thể hiện được những tình cảm và ấn tượng về ngôi trường: 1đ Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về ngôi trường đã gắn bó với em: 1 điểm Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả: 0,5 điểm Dùng từ, đặt câu phù hợp: 0,5 điểm Bài văn có sáng tạo: 1 điểm
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc