Bài kiểm tra chất lượng Cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)

Bài kiểm tra chất lượng Cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)

Câu 1 : (0,25 điểm) Đoạn văn trên thuộc kiểu bài văn miêu tả :

 A. Tả cảnh. B. Tả đồ vật. C. Tả cây cối. D. Tả người

Câu 2: (0,25 điểm) Chi tiết nào miêu tả con đường làng?

 A. Đường mềm như dải lụa, uốn quanh một gốc đa.

 B. Từ đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ.

 C. Con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc.

Câu 3 : (0,5 điểm) Chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy sự gắn bó của dân quê với đường làng?

 A. Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông.

 B. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.

 C. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ.

Câu 4: (0,5 điểm) Trong đoạn 2, tác giả muốn nói tới điều gì?

A. Con đường làng có từ lâu lắm rồi.

B. Con đường làng chứa nhiều kỉ niệm với người dân.

C. Con đường làng có từ lâu lắm rồi. Để có được con đường như bây giờ, người dân phải mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt.

 

docx 10 trang loandominic179 5372
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra chất lượng Cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Đại Đồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
CUỐI KÌ I – NĂM HỌC : 2019- 2020
LỚP 5
TT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Đọc hiểu văn bản
Số
câu
2
2
1
1
4
2
Câu số
1,2
3,4
5
6
Số điểm
0,5
1
0,5
 0,5
1,5
1
2
Kiến thức tiếng
Việt
Số câu
3
1
3
1
Câu số
7,8 
 9
10
Số điểm
1,5
1
1,5
1
Tổng
Số 
câu
2
5
2
1
7
3
Số điểm
0,5
2,5
2
1
3
2
Trường Tiểu học Đại Đồng 
Lớp: 5 ......
Họ và tên: ...................
BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I 
NĂM HỌC: 2019 -2020
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5
(Thời gian: 40 phút)
PHẦN GHI ĐIỂM CHUNG, KÍ CỦA GIÁO VIÊN
Điểm
Giáo viên coi kí, ghi rõ họ tên
 ..........................................
 .........................................
 .........................................
Giáo viên chấm kí, ghi rõ họ tên
 ..........................................
 .........................................
 ..........................................
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: ( 5 điểm)
	- Giáo viên cho học sinh bốc thăm bài để đọc và trả lời câu hỏi.
2. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm)
Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập:
CON ĐƯỜNG LÀNG
	Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông. Tới đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ. Mùi trái cây đang độ chín. Mùi lúa đã lên đòng, mơn mởn, hun hút sữa non theo gió lan tỏa ngát dịu. Hương hoa đồng nội, hòa với khí trời trong xanh tĩnh lặng càng làm cho con người cảm thấy dễ chịu, khỏe khoắn sau một ngày làm việc ngoài đồng mệt nhọc. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.
	Con đường làng có từ lâu lắm. Xưa kia, các cụ kể rằng, để có được con đường liên thông với nhau, cha ông ta đã cật lực đào đất đắp đường, mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt. Rồi trải qua bao năm tháng dãi dầu, trải qua bao thăng trầm của cộc sống, con đường làng vẫn lặng im chịu đựng như là nhân chứng cho mọi biến cố lịch sử đã đi qua. Bao lớp người đã ra đi và biết bao người đã giã biệt cuộc sống để bảo vệ quê hương, đất nước và bảo vệ chính ngôi làng yêu quý- nơi chôn rau cắt rốn của mình khi có nạn ngoại xâm.
 Theo Trường Xuân 
	Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất cho các câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 7 :
Câu 1 : (0,25 điểm) Đoạn văn trên thuộc kiểu bài văn miêu tả :
	A. Tả cảnh. B. Tả đồ vật. C. Tả cây cối. D. Tả người
Câu 2: (0,25 điểm) Chi tiết nào miêu tả con đường làng?
	A. Đường mềm như dải lụa, uốn quanh một gốc đa.
	B. Từ đầu thôn, nó tỏa đi các nơi bởi các lối mòn, hương lộ dọc ngang chi chít như bàn cờ, chạy băng băng qua cánh đồng trống trải, thoáng mát. Đường làng được bao phủ bởi hàng cây bạch đàn xanh cao, đẹp đẽ.
	C. Con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc.
Câu 3 : (0,5 điểm) Chi tiết nào trong đoạn 1 cho thấy sự gắn bó của dân quê với đường làng?
	A. Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông.
	B. Phía tây, mặt trời dần khuất sau núi, chỉ còn lại vài tia nắng nhè nhẹ buông lơi.
	C. Chú bé cưỡi trâu đi về, cô hàng gánh nước tưới rau bên đường, bác nông dân vác cày đi về trong hoàng hôn đượm màu tím đỏ.
Câu 4: (0,5 điểm) Trong đoạn 2, tác giả muốn nói tới điều gì?
Con đường làng có từ lâu lắm rồi.
Con đường làng chứa nhiều kỉ niệm với người dân.
Con đường làng có từ lâu lắm rồi. Để có được con đường như bây giờ, người dân phải mồ hôi nhuộm đẫm máu hồng, đối mặt với đất trời khắc nghiệt.
Câu 5: (0,5 điểm) Em hãy nêu nội dung của bài văn trên?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 6: (0,5 điểm) Để bảo vệ và gìn giữ con đường làng quê em, em cần làm gì?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 7: (0,5 điểm) Tác giả quan sát con đường làng bằng những giác quan nào?
	A. Thị giác, thính giác.
	B. Thị giác, khứu giác.
	C. Khứu giác, thính giác.
Câu 8: ( 0,5 điểm) Viết 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với từ khỏe khoắn .
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Câu 9: (0,5 điểm) Trong câu: Con đường rộng 4 mét, chạy thẳng tắp, nối liền quốc lộ với các xóm ven sông.
	- Từ chạy mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ?
.................................................................................................................................
Câu 10: ( 1 điểm) - Đặt 1 câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................
----------------------------------Hết -----------------------------------
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
Năm học: 2019- 2020
Môn : Tiếng Việt - Lớp 5
PHẦN KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm)
I. CHÍNH TẢ (2 điểm)
	Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết đoạn văn sau trong thời gian 20 phút.
Những bông hoa tím
Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. 
Những người già trong làng kể lại rằng :"Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.”
II- TẬP LÀM VĂN (8 điểm)
	Học sinh chọn làm một trong hai đề sau:
 Đề 1 : Tả một người thân của em.
 Đề 2 : Tả lại một thầy giáo hoặc cô giáo đã dạy em trong những năm học trước mà em nhớ nhất.
---------------------------------Hết--------------------------------
 Trường TH Đại Đồng ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I
 Môn: Tiếng Việt
 Lớp 5 – Năm học 2019 - 2020
PHẦN I. ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI (5 điểm)
Học sinh chọn một trong các đề sau:
ĐỀ 1. Bài: “Chuyện một khu vườn nhỏ” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102
 Đoạn: “Bé Thu rất khoái không phải là vườn!
 Câu hỏi. Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
ĐỀ 2. Bài: “Mùa thảo quả” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 113
 Đoạn: “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục lấn chiếm không gian”.
 Câu hỏi. Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
ĐỀ 3. Bài: “Mùa thảo quả” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 113
 Đoạn: “Sự sống cứ tiếp tục nhấp nháy vui mắt”.
 Câu hỏi: Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp?
ĐỀ 4. Bài: “Người gác rừng tí hon” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102
 Đoạn: “Ba em làm nghề gác rừng ra bìa rừng chưa?”
 Câu hỏi. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
ĐỀ 5. Bài: “Trồng rừng ngập mặn” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 128
 Đoạn: “Nhờ phục hồi vững chắc đê điều.”
 Câu hỏi. Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
ĐỀ 6 Bài: “ Chuỗi ngọc lam” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 134
 Đoạn: “Chiều hôm ấy cướp mất người anh yêu quý”
 Câu hỏi. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ? Vào dịp nào?
ĐỀ 7 : Bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 144
 Đoạn: “Căn nhà sàn chém nhát dao”
 Câu hỏi:Người dân Chư Lênh đó đón tiếp cô giáo thân tình và trang trọng như thế nào ?
ĐỀ 8 Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 153
 Đoạn: “Từ đầu cho thêm gạo, củi”
 Câu hỏi. Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
ĐỀ 9: Bài: “Hạt gạo làng ta” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 139
 Đoạn: “Từ đầu thơm hào giao thông”
 Câu hỏi.Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
ĐỀ 10.Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 153
 Đoạn: “Một lần khác đổi phương”
 Câu hỏi. Em có nhận xét gì về Hải Thượng Lãn Ông?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN TIẾNG VIỆT
1- Đọc thành tiếng: ( 5 điểm)
– Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 2 điểm
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 2 điểm
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
ĐỀ 1. Bài: “Chuyện một khu vườn nhỏ” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102
 Đoạn: “Bé Thu rất khoái không phải là vườn!
 Câu hỏi. Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
Trả lời: Cây quỳnh : Lá dày, giữ được nước
 Cây ti gôn : thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
 Cây hoa giấy: bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng.
 Cây đa Ấn Độ : bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to.
ĐỀ 2. Bài: “Mùa thảo quả” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 113
 Đoạn: “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục lấn chiếm không gian”.
 Câu hỏi. Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
Trả lời: Qua một năm đã lớn cao tới bụng người, Một năm sau nữa đâm thêm hai nhánh mới, lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.
ĐỀ 3. Bài: “Mùa thảo quả” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 113
 Đoạn: “Sự sống cứ tiếp tục nhấp nháy vui mắt”.
 Câu hỏi: Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp?
Trả lời: Rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa, chứa nắng. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng ngày qua ngày lại thắp lên nhiều ngọn mới nhấp nháy vui mắt.
ĐỀ 4. Bài: “Người gác rừng tí hon” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102
 Đoạn: “Ba em làm nghề gác rừng ra bìa rừng chưa?”
 Câu hỏi. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
Trả lời: Những dấu chân người lớn hằn trên đất.
 Hàng chục cây gỗ bị chặt. Bọn trộm đang bàn vận chuyển gỗ.
ĐỀ 5. Bài: “Trồng rừng ngập mặn” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 128
 Đoạn: “Nhờ phục hồi vững chắc đê điều.”
 Câu hỏi. Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi?
Trả lời: Bảo vệ vững chắc đê biển, lượng hải sản tăng làm tăng thu nhập cho người dân. Các loài chim nước trở nên phong phú.
ĐỀ 6 Bài: “ Chuỗi ngọc lam” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 134
 Đoạn: “Chiều hôm ấy cướp mất người anh yêu quý”
 Câu hỏi. Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai ? Vào dịp nào?
Trả lời: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị gái nhân Lễ Nô- en.
ĐỀ 7 : Bài: “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 144
 Đoạn: “Căn nhà sàn chém nhát dao”
 Câu hỏi:Người dân Chư Lênh đó đón tiếp cô giáo thân tình và trang trọng như thế nào ?
Trả lời: Người đến đông chật ních, họ mặc quần áo như đi hội. Trải đường đi cho cô giáo bằng tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đón cô giữa nhà sàn, trao cho cô con dao để cô chém một nhát vào cột thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn.
ĐỀ 8 Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 153
 Đoạn: “Từ đầu cho thêm gạo, củi”
 Câu hỏi. Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
Trả lời: Ông nghe tin con người thuyền chài bị bệnh bèn đến thăm và chữa bệnh cho cậu bé không ngại khổ, ngại bẩn. Khi chữa khỏi không lấy tiền mà cho thêm gạo, củi.
ĐỀ 9: Bài: “Hạt gạo làng ta” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 139
 Đoạn: “Từ đầu thơm hào giao thông”
 Câu hỏi.Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
Trả lời: Giọt mồ hôi sa 
 ...........................
 Mẹ em xuống cấy.
ĐỀ 10.Bài: “Thầy thuốc như mẹ hiền” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 153
 Đoạn: “Một lần khác đổi phương”
 Câu hỏi. Em có nhận xét gì về Hải Thượng Lãn Ông?
Trả lời: Ông là người có tài, có tấm lòng nhân hậu, không màng danh lợi.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN TIẾNG VIỆT
2- Phần đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 7
A
B
C
C
B
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 5 : (0,5 điểm ) Bài miêu tả con đường làng và sự gắn bó của người dân với con đường làng.
Câu 6 : (0,5 điểm ) HS nêu được 2 ý sau:
Ý 1: Nêu được việc mình phải làm để bảo vệ, giữ gìn như: không phá đường, làm hỏng rãnh thoát nước...
Ý 2: Những việc để vệ sinh đường làng thêm sạch, đẹp......
 Câu 8: (0,5 điểm ) Tìm đúng mỗi từ được 0.25 điểm
Câu 9 : (0,5 điểm ) nghĩa chuyển 
Câu 10: (1 điểm ) Đặt câu đúng yêu cầu đề .
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN TIẾNG VIỆT
B- Phần kiểm tra viết: 10 điểm.
Chính tả : 2 điểm
	– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểủ chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
2- Tập làm văn : 8 điểm
Mở bài (1 điểm)
Thân bài (4 điểm)
- Nội dung (1,5 điểm)
- Kĩ năng (1,5 điểm)
- Cảm xúc (1 điểm)
 3. Kết bài (1 điểm)
 4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm)
 5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm)
 7. Sáng tạo (1 điểm)
---------------------------------Hết--------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_chat_luong_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_n.docx