Bài giảng Luyện từ câu Lớp 4 - Tuần 27, Tiết 1 - Nguyễn Văn Thế

Bài giảng Luyện từ câu Lớp 4 - Tuần 27, Tiết 1 - Nguyễn Văn Thế

1. Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì?

Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:

 - Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

 Câu: "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!" được dùng để nhờ mẹ mời sứ giả vào.

2. Cuối câu in nghiêng đó có dấu gì?

 Cuối câu có dấu chấm than

 

pptx 14 trang Thu Yến 10/04/2024 410
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luyện từ câu Lớp 4 - Tuần 27, Tiết 1 - Nguyễn Văn Thế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HOÀ VANG 
TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀ KHƯƠNG 
------------------------- 
LUYỆN TỪ CÂU - LỚP 4 
TIẾT 1 – TUẦN 27 
 Người soạn : Nguyễn Văn Thế 
Bài làm 
Khởi động 
- Em tìm từ cùng nghĩa với từ dũng cảm 
Từ cùng nghĩa: quả cảm, can đảm, gan lì, anh hùng, bạo gan, gan góc,... 
- Em tìm từ trái nghĩa với từ dũng cảm 
Từ trái nghĩa: nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, hèn hạ, hèn mạt, ... 
Bài làm 
Khởi động 
	Em đọc 1-2 thành ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm 
Thành ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm là: 
	- Vào sinh ra tử 
	- Gan vàng dạ sắt 
I . Nhận xét 
1. Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì? 
Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng: 
	 - Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! 
	 Câu : "Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!" được dùng để nhờ mẹ mời sứ giả vào . 
2. Cuối câu in nghiêng đó có dấu gì ? 
	 Cuối câu có dấu chấm than 
Đọc bài 
Luyện từ-câu : Câu khiến 
Tóm ý: Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con. Là lời của Thánh Gióng nói với mẹ. Thánh Gióng nói để nhờ mẹ mời sứ giả vào. Những câu như vậy gọi là câu khiến . 
	 - Theo em câu khiến là gì ? 
	Câu khiến là câu dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả người khác làm một việc nào đó. Cuối câu khiến có dấu chấm than . 
Trả lời 
Luyện từ-câu : Câu khiến 
3. Em hãy nói với bạn một câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy. 
+ Nam ơi, cho mình mượn cuốn vở tập Toán của bạn để mình chép lại mấy đề bài tập nhé ! 
+ Cho mình mượn quyển vở của cậu với. 
+ Làm ơn cho tớ mượn của bạn một lát. 
+ Nam ơi, cho tớ mượn quyển vở của cậu với ! 
+ Nam này, hãy cho tớ mượn quyển vở của cậu nhé ! 
Trả lời 
Luyện từ-câu : Câu khiến 
	 Qua ví dụ, em cho biết dấu hiệu nào để nhận ra câu khiến ? 
	 Dấu hiệu nhận biết câu khiến là cuối câu thường có dấu chấm than hoặc dấu chấm. 
Trả lời 
Luyện từ-câu : Câu khiến 
GHI NHỚ 
Luyện từ-câu : Câu khiến 
Luyện từ-câu : Câu khiến 
Đọc bài 
Luyện từ-câu : Câu khiến 
Đọc bài 
	Các câu khiến trong đoạn trích: 
 a, - Hãy gọi người hàng hành vào cho ta ! 
 b, Lần sau, khi nhảy muá phải chú ý nhé ! Đừng có nhảy lên boong tàu ! 
 c,- Nhà vua hoàn gươm lại cho long vương ! 
 d,- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta . 
Bài làm 
Luyện từ-câu : Câu khiến 
2. Tìm 3 câu khiến trong SGK Tiếng Việt hoặc Toán của em 
+ Hãy viết một đoạn văn nói về ích lợi của một loài cây mà em biết 
+ Vào ngay ! (bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy) 
+ Dẫn nó vào ! 
+ Hãy nói cho ta biết vì sao cháu cười được ! (bài Vương quốc vắng nụ cười) 
+ Nói đi ta trọng thưởng (bài Vương quốc vắng nụ cười ) 
Bài làm 
Luyện từ-câu : Câu khiến 
3 . Hãy đặt một câu khiến để nói với bạn, với anh chị hoặc với cô giáo (thầy giáo ) 
+ Với bạn: 
.Cho mình mượn bút của bạn một tí ! 
.Bạn đi nhanh lên ! 
+ Với anh: 
.Anh cho em mượn quả bóng của anh một lát nhé ! 
.Anh sửa cho em cái bút với ! 
+ Với cô: 
.Em xin phép cô cho em vào lớp ạ ! 
.Thưa cô, cô giảng cho em bài toán này nhé 
Bài làm 
Hoạt động nối tiếp 
- Nhận xét tiết học 
- Về học bài, làm hoàn thành bài 
- Chuẩn bị bài mới: Cách đặt câu khiến. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_luyen_tu_cau_lop_4_tuan_27_tiet_1_nguyen_van_the.pptx